11 đại Dịch Làm Thay đổi Thế Giới Và Cách Loài Người Vượt Qua Chúng ...
Có thể bạn quan tâm
11 đại dịch làm thay đổi thế giới và cách loài người vượt qua chúng, phần 1
Cúm Hong Kong, hay H3N2 (1968 - 1970)
Hình ảnh virus cúm H3N2 dưới kính hiển vi - Ảnh: AP
50 năm sau khi đại dịch cúm Tây Ban Nha xuất hiện, một loại virus cúm khác được gọi tên là H3N2 lan rộng khắp thế giới. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng loại virus này đã tiến hóa từ chủng cúm AH2N2 gây ra đại dịch năm 1957 tại châu Á, thông qua sự thay đổi kháng nguyên.
Đến cuối tháng 12-1968, virus đã lan rộng khắp Mỹ, Vương quốc Anh và các quốc gia ở Tây Âu. Úc, Nhật Bản và nhiều quốc gia ở châu Phi, Đông Âu và Trung và Nam Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Ước tính số người tử vong toàn cầu vào khoảng 1 triệu người, khoảng 100.000 trong số đó là ở Mỹ.
Mặc dù không gây tử vong lớn như dịch cúm năm 1918, H3N2 lại đặc biệt dễ lây lan, với 500.000 người bị nhiễm trong vòng 2 tuần kể từ trường hợp được báo cáo đầu tiên tại Hong Kong.
Trước khi được tiêm văcxin phòng ngừa, chính phủ các quốc gia rút kinh nghiệm từ dịch cúm Tây Ban Nha, cùng đồng thời thực hiện một loạt biện pháp cách ly, phong tỏa và vệ sinh môi trường sống của người dân.
Đại dịch nhanh chóng được đẩy lùi vào năm 1970 và đã giúp cộng đồng y tế toàn cầu hiểu được vai trò quan trọng của việc tiêm phòng trong việc ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai.
HIV/AIDS (1981 - nay)
Hình ảnh ghi tại chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV/AIDS ở Kolkata, Ấn Độ - Ảnh: REUTERS
Các trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới được ghi nhận vào năm 1981, gây nên nỗi khiếp đảm trong cộng đồng dân cư toàn thế giới. Cho đến nay, 40 năm trôi qua nhưng căn bệnh lây truyền qua đường tình dục này đã lây nhiễm cho 75 triệu người, khoảng 32 triệu người đã chết và vẫn tiếp tục lây nhiễm, chưa có cách ngăn chặn triệt để.
Mặc dù chưa có phương pháp chữa bệnh AIDS, nhưng các loại thuốc điều trị bằng thuốc kháng virus có thể kiểm soát HIV và làm chậm tiến trình của nó một cách đáng kể, giúp người bệnh sống lâu hơn.
Bên cạnh đó, trình độ dân trí, ý thức phòng ngừa bệnh tật cũng nâng cao là một phần lý do đáng kể giảm ca lây nhiễm căn bệnh này.
Dịch SARS (2002 - 2003)
Người dân đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể khỏi virus SARS tại Trung Quốc vào năm 2003 - Ảnh: GREG BAKER/AP
SARS hay hội chứng hô hấp cấp tính nặng, là một căn bệnh gây ra bởi một trong 7 loại coronavirus có thể lây nhiễm sang người là: 229E (alpha coronavirus), NL63 (alpha coronavirus), OC43 (beta coronavirus), HKU1 (beta coronavirus), MERS-CoV (beta coronavirus), SARS-CoV (beta coronavirus), SARS-CoV-2 (COVID-19).
Ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở Quảng Đông (Trung Quốc) vào năm 2003 và trở thành đại dịch toàn cầu khi nhanh chóng lan rộng ra tổng cộng 26 quốc gia. Dịch SARS lây nhiễm hơn 8.000 người và giết chết 774 người trên toàn thế giới.
Đại dịch kết thúc nhanh chóng, tỉ lệ tử vong thấp một phần nhờ hiệu quả của việc phản ứng nhanh, hành động quyết liệt của chính phủ các nước, bao gồm kiểm dịch các khu vực bị ảnh hưởng và cách ly các cá nhân bị nhiễm bệnh.
Sự bùng phát của dịch SARS cũng làm tăng nhận thức về việc ngăn chặn sự lây truyền bệnh do virus, đặc biệt là ở Hong Kong. Người dân có ý thức phòng bệnh hơn, các bề mặt nơi công cộng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ hơn và "sạch sẽ" trở thành yếu tố nhất định phải có trong mọi môi trường sống của người dân Hong Kong ngày nay.
Cúm H1N1 (2009 - 2010)
Bản đồ sự lây lan của cúm H1N1 năm 2009 - Ảnh: PLOS
Tháng 3-2009, một dạng mới của virus cúm xuất hiện tại Mexico. Trong vòng vài tháng, dịch cúm đã lây nhiễm cho hàng trăm triệu người, với số ca tử vong toàn cầu từ 151.700-575.400.
Ngày 11-6-2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố đại dịch cúm toàn cầu.
Dịch cúm này kết thúc trong cùng năm 2009 nhờ các biện pháp y tế chữa trị hiện đại và một phần không nhỏ nhờ các biện pháp phòng ngừa được người dân thực hiện. Đó là cách ly người bệnh; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm; ăn uống đủ dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch.
Dịch Ebola (2014 - 2016)
Dịch Ebola gây nên nỗi sợ hãi cho người dân châu Phi - Ảnh: JEROME/AP
Virus Ebola được đặt tên theo một dòng sông gần với nơi bùng phát đầu tiên. Mặc dù dịch Ebola không lây nhiễm trên quy mô toàn cầu nhưng lại được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm.
Nó bắt đầu ở một ngôi làng nhỏ ở Guinea vào năm 2014 và lan sang một số nước láng giềng ở Tây Phi trong vài tháng. Bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể như tinh dịch, sữa mẹ, mồ hôi, nước mắt hoặc chất bài tiết, chất thải của người mắc bệnh Ebola.
Tháng 8-2014, WHO chính thức ban bố dịch Ebola là "trường hợp khẩn cấp y tế công cộng cần được quốc tế quan tâm".
Bằng hàng loạt biện pháp cách ly, phòng ngừa, nâng cao ý thức phòng dịch trong cộng đồng và hoạt động cứu trợ y tế từ các tổ chức khác nhau, đến năm 2016, dịch bệnh được đẩy lùi. Tuy nhiên, Ebola cũng đã giết chết 11.325 trong số 28.600 người nhiễm bệnh, hầu hết các trường hợp là ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Giống như "đại dịch bị lãng quên", Ebola gây ảnh hưởng nặng tại các quốc gia có điều kiện kinh tế và y tế lạc hậu. Người dân không đủ kiến thức và cách thức để tránh dịch.
COVID-19 (2019 - hiện tại)
Các thành viên quân đội Hàn Quốc khử trùng đường phố Seoul khi COVID-19 lây lan mạnh ở nước này - Ảnh: WOOHH CHO/GETTY
Tháng 1-2020, chính quyền Trung Quốc công bố ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Tính đến ngày 20-3, toàn thế giới đã có hơn 245.000 ca nhiễm, với hơn 10.000 ca tử vong.
Cho đến nay, toàn thế giới vẫn đang căng mình tìm cách ngăn chặn dịch bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau: phong tỏa đất nước, tạm dừng khai thác hàng không, cấm hoạt động tại các địa điểm công cộng.
Dịch bệnh COVID-19 cũng cho thấy một lỗ hổng lớn về các biện pháp chuẩn bị phòng chống đại dịch ở mọi quốc gia. Giống như H1N1 hay SARS, COVID-19 đã chứng minh rằng đại dịch do virus có thể lây lan nhanh như thế nào trong thế kỷ 21, cho thấy rằng con người cần phải chuẩn bị thêm những biện pháp để ứng phó nhanh hơn trong tương lai.
Mặc dù diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp nhưng hầu hết người dân và chính phủ các nước đều có niềm tin dịch bệnh sẽ được đẩy lùi. Dân trí cao, ý thức phòng bệnh và tình đoàn kết của người dân trước đại dịch càng khiến niềm tin này thêm lớn.
11 đại dịch làm thay đổi thế giới và cách loài người vượt qua chúngTTO - Loài người từng không ít lần 'chao đảo' vì đại dịch nhưng bằng thiên tính của loài mạnh nhất, con người luôn vượt qua và ngày càng trở nên mạnh hơn.
Từ khóa » Cúm A H1n1 2009
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Cúm A (H1N1)
-
Đại Dịch Cúm 2009 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Dịch Cúm 2009 Tại Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Dịch Cúm H2009N1 1 (cúm Lợn) - Bệnh Truyền Nhiễm
-
Cúm H1N1 Bùng Lên Mạnh Mẽ
-
Những điều Chưa Biết Về Dịch Cúm A H1N1 - VietNamNet
-
Cúm A H1N1: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Kết Thúc Thắng Lợi Chiến Dịch Ngăn Chặn đại Dịch Cúm A (H1N1)
-
Hiểu đúng Về Dịch Bệnh H1N1 - Vinmec
-
WHO Chính Thức Công Bố: Cúm A(H1N1) Là đại Dịch Toàn Cầu
-
Virut Cúm A/H1N1/2009 Và Câu Chuyện Kháng Thuốc
-
Thông Báo Ngày 22/9/2009 Của BYT Về Dịch Cúm A(H1N1)
-
Sự Khác Nhau Giữa Bệnh Cúm H1N1/09 (bệnh Cúm Lợn) Và Bệnh ...