11 Dấu Hiệu Stress Phổ Biến Và Dễ Nhận Biết - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Nổi mụn trứng cá
- Đau đầu
- Gặp các cơn đau mãn tính
- Thường xuyên đau ốm
- Mất ngủ và sụt giảm năng lượng
- Giảm ham muốn tình dục
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa
- Thay đổi cảm giác ngon miệng và thèm ăn
- Trầm cảm
- Tăng nhịp tim
- Đổ mồ hôi
Hầu hết mọi người đều từng đối mặt với tình trạng căng thẳng ở mức độ nhiều hoặc ít. Trong thực tế, các dấu hiệu stress cũng không hề khó nhận biết. Chúng biểu hiện rõ rệt ở cả trạng thái tinh thần và thể chất. Dưới đây sẽ là 11 biểu hiện của stress phổ biến nhất.
Nổi mụn trứng cá
Khi phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, một số người có xu hướng chạm vào mặt nhiều hơn. Hành động này khiến cho vi khuẩn lây lan trên da. Từ đó, mụn trứng cá có cơ hội phát triển. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc nổi mụn trở thành dấu hiệu bị stress ở con người.
Có không ít nghiên cứu đã chứng minh được tính xác thực của biểu hiện này. Một cuộc khảo sát được tiến hành trên 22 người về mức độ nổi mụn trước và sau một kỳ thi. Kết quả cho thấy, sự căng thẳng trước kỳ thi đã làm cho mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn. Trong một nghiên cứu khác được tiến hành trên 94 thanh thiếu niên cũng cho thấy kết quả tương tự. Mức độ căng thẳng càng cao thì tình trạng mụn trứng cá cũng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở các bé trai.
Đau đầu
Đau đầu là dấu hiệu stress, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được điều này. Stress có thể góp phần gây ra cơn đau ở vùng đầu hoặc vùng cổ. Không chỉ là nguyên nhân của cơn đau, chúng còn liên hệ với tần suất của cơn đau đó.
Khi tiến hành nghiên cứu trên 267 người bị đau đầu mãn tính, kết quả khá bất ngờ. Chúng cho thấy rằng các yếu tố căng thẳng dẫn đến chứng đau đầu mãn tính của khoảng 45% trường hợp. Khi đi vào nghiên cứu sâu hơn, họ nhận thấy rằng cường độ căng thẳng còn liên quan đến sự gia tăng của số ngày đau đầu trong tháng. Nếu bị đau đầu kéo dài mà không tìm thấy nguyên nhân thể chất, bạn có thể nghĩ đến việc đó là một trong những biểu hiện của stress.
Thêm vào đó, một nghiên cứu khác trên 150 người đang chấp hành nghĩa vụ quân sự cũng cho thấy kết quả tương tự. Có tới 67% trong số này nhận ra rằng các cơn đau đầu là do stress. Có thể thấy, stress là nguyên nhân của đau đầu. Ngược lại, đau đầu là biểu hiện của stress.
Gặp các cơn đau mãn tính
Bên cạnh đau đầu, các cơn đau mãn tính khác cũng là dấu hiệu của stress. Kết quả nghiên cứu trên 37 người mắc bệnh hồng cầu hình liềm đã chứng minh điều này. Họ nhận thấy rằng, các cơn đau gia tăng khi mức độ căng thẳng trong ngày cao hơn.
Ngoài ra, mức độ gia tăng của hormone cortisol – loại hormone căng thẳng- liên quan đến cơn đau mãn tính. Trong cuộc khảo sát và so sánh giữa 16 người bị đau lưng mãn tính với nhóm người đối chứng đã cho thấy, người bị đau mãn tính có lượng cortisol cao hơn. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, người bị đau mãn tính có lượng cortisol trong tóc cao hơn. Đây là một dấu hiệu của bệnh stress kéo dài.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, các nghiên cứu chỉ chứng minh sự liên quan giữa các cơn đau và stress. Chúng không chỉ ra rõ ràng rằng căng thẳng góp phần gây ra cơn đau mãn tính hay ngược lại. Chúng ta cũng chưa xét đến các yếu tố liên quan khác có thể dẫn đến cơn đau mãn tính như: chấn thương, tổn thương thần kinh….
Thường xuyên đau ốm
Stress có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh nhiễm trùng. Do đó, nếu nhận thấy bản thân thường xuyên phải đối mặt với các bệnh như cúm, cảm…, bạn có thể đang bị stress. Một nghiên cứu trên 61 người lớn tuổi đã được tiêm vắc xin cúm đã được tiến hành. Kết quả cho thấy người bị căng thẳng thường xuyên có phản ứng miễn dịch suy yếu với vắc xin.
Một nghiên cứu khác trên 235 người, được phân theo nhóm căng thẳng cao hoặc thấp cũng cho ra kết quả tương tự. Trong 6 tháng, những người ở trong nhóm stress cao bị nhiễm trùng đường hô hấp nhiều hơn 70%. Họ cũng có tới 61% số ngày mắc các triệu chứng so với nhóm còn lại. Do đó, có thể xem thường xuyên ốm vặt là một dấu hiệu stress nếu như chúng ta không tìm ra nguyên nhân thể chất nào khác.
Mất ngủ và sụt giảm năng lượng
Mệt mỏi kéo dài, mất ngủ và giảm năng lượng cũng là một trong những triệu chứng của bệnh stress. Một nghiên cứu được thực hiện với 2483 người đã cho thấy, stress liên quan chặt chẽ với sự mệt mỏi. Chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Đồng thời, chúng cũng gây mất ngủ và dẫn đến cơ thể sụt giảm nguồn năng lượng.
Một nghiên cứu khác có 2.316 người tham gia cũng cho thấy việc trải qua các sự kiện căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Có thể nói, việc khó ngủ hay mất ngủ là một dấu hiệu stress.
Giảm ham muốn tình dục
Các triệu chứng của stress còn biểu hiện ở việc thay đổi ham muốn tình dục khi gặp căng thẳng. Khi đánh giá mức độ căng thẳng của 30 phụ nữ và đo mức độ kích thích của họ khi xem phim khiêu dâm đã cho thấy sự liên quan này. Theo đó, người có mức độ căng thẳng cao ít bị kích thích hơn so với người có mức stress thấp.
Một nghiên cứu khác ở mức độ lớn hơn với 103 phụ nữ cũng cho thấy tương tự. Stress mức độ cao ảnh hưởng đến mức độ hoạt động tình dục. Độ hài lòng trong hoạt động này cũng xuống thấp hơn ở những người tham gia nghiên cứu.
Rộng hơn nữa, báo cáo về cuộc khảo sát trên 339 người cũng đã cho thấy sự liên quan giữa stress và ham muốn. Nó chỉ ra rằng, stress ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục, sự kích thích và mức hài lòng. Tuy nhiên, sụt giảm ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu stress nhưng nó cũng có thể liên quan đến các yếu tố tâm lý và thể chất khác.
Gặp các vấn đề về tiêu hóa
Các hormone tiết ra trong quá trình căng thẳng có thể tác động đến quá trình tiêu hóa. Do đó, một số vấn đề như táo bón, tiêu chảy cũng có thể là biểu hiện của stress bệnh lý. Một kết quả nghiên cứu với 2.699 trẻ em đã được tiến hành. Nó chỉ ra rằng, căng thẳng có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ táo bón.
Ngoài ra, stress còn có thể ảnh hưởng đặc biệt đến một số người bị các bệnh lý tiêu hóa khác. Trong đó, hội chứng ruột kích thích hoặc viêm ruột là dễ nhận thấy nhất. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ gia tăng cũng là một trong những biểu hiện stress. Thêm vào đó, việc phân tích của 18 nghiên cứu về vai trò của căng thẳng với bệnh viêm ruột cũng cho thấy kết quả tương tự. 72% các nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên quan giữa các triệu chứng đường tiêu hóa và stress.
Thay đổi cảm giác ngon miệng và thèm ăn
Thay đổi hay mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn là một trong những triệu chứng bệnh stress thường gặp.
81% sinh viên đại học đã báo cáo rằng họ có dấu hiệu này khi căng thẳng. Trong đó, 62% tăng cảm giác thèm ăn, số còn lại là giảm. Một nghiên cứu khác trên 129 người đã cho thấy căng thẳng khiến họ có hành vi ăn dù không đói.
Dấu hiệu stress liên quan đến hành vi ăn uống này cũng dẫn đến những thay đổi về cân nặng. Một nghiên cứu với 1.355 người tham gia đã cho thấy điều này. Stress cũng liên quan mật thiết với việc tăng cân ở người trưởng thành bị thừa cân.
Trầm cảm
Một trong những dấu hiệu bạn bị stress nghiêm trọng là chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Kết quả nghiên cứu trên 816 phụ nữ bị trầm cảm nặng cho thấy rằng: khởi đầu của bệnh trầm cảm liên quan đến những căng thẳng cấp tính và mãn tính.
Điều này cũng tương tự ở độ tuổi thanh thiếu niên. Qua khảo sát với 240 người trong độ tuổi này, các nhà khoa học đã nhận thấy mức độ căng thẳng có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm.Bên cạnh đó, các vấn đề gây căng thẳng còn liên quan đến các giai đoạn trầm cảm khác nhau.
>> Có thể bạn quan tâm: Sâm ngọc linh vị thuốc có khả năng chống trầm cảm, tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Tăng nhịp tim
Một nghiên cứu với 133 thanh thiếu niên đã cho thấy việc trải qua căng thẳng làm gia tăng nhịp tim. Do đó, việc tăng nhịp tim cũng có thể là triệu chứng stress. Một thử nghiệm với 87 sinh viên tham gia cũng góp phần củng cố quan điểm này. Các sinh viên được cho tiếp xúc với các công việc căng thẳng. Sau đó, họ được phát hiện rằng điều đó làm tăng nhịp tim và huyết áp. Đồng thời, việc chơi nhạc khi thực hiện nhiệm vụ đã giúp ngăn chặn sự gia tăng này.
Thêm vào đó, một nghiên cứu khác tiến hành đo nhịp tim khi cơ thể phản ứng với các sự kiện căng thẳng và không căng thẳng cũng cho thấy mối liên hệ. Trong điều kiện gây stress, nhịp tim con người cao hơn đáng kể so với điều kiện bình thường.
Đổ mồ hôi
Một dấu hiệu stress dễ nhận thấy khác là tình trạng đổ nhiều mồ hôi. Các sự kiện gây stress đã dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi và mùi ở các thanh thiếu niên. Đây là kết quả của một cuộc nghiên cứu với 40 người tham gia.
Ở những mắc chứng tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay cũng cho ra kết quả tương đồng. Các nhà khoa học đã nhận thấy họ tiết mồ hôi nhiều hơn khi gặp phải các tình huống gây căng thẳng.
Những dấu hiệu stress trên đây là tương đối dễ nhận biết. Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu này thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Có khá nhiều cách để chúng ta có thể đối phó cũng như giảm stress một cách đơn giản. Hãy bắt đầu bằng việc hít thở sâu, tập một bài thể dục hoặc viết nhật ký xem sao nhé.
Từ khóa » Người Bị Stress Nặng
-
7+ Dấu Hiệu Bạn Đang Bị Stress Nặng Và Hướng điều Trị An Toàn
-
Stress: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
6 Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn đang Bị Stress Nặng - Hello Bacsi
-
Bệnh Stress Nặng: Nhận Biết Và điều Trị Như Thế Nào? - BookingCare
-
Cách Nhận Biết Bạn đang Bị Stress Quá Mức Và Bí Quyết Giải Toả
-
Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn đang Mắc Bệnh Stress Nặng
-
BẢY DẤU HIỆU NHẬN BIẾT STRESS - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
Stress Nặng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị An Toàn
-
Stress Nặng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục
-
8 Dấu Hiệu, Biểu Hiện Và Triệu Chứng Của Bệnh Stress Nặng
-
6 Dấu Hiệu Giúp Phân Biệt Bệnh Trầm Cảm Và Stress - Hello Doctor
-
Dấu Hiệu Cơ Thể Bị Stress Quá Mức - VnExpress Sức Khỏe
-
Chuyên Gia Giải đáp Thắc Mắc: Làm Gì Khi Bị Stress?
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo Bị Stress Nặng, điều Chỉnh Ngay Kẻo 'ân Hận Mấy ...