️ 11 Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Rối Loạn Lo âu (Anxiety Disorders)
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người đã từng trải qua cảm giác lo âu vào một số thời điểm nhất định trong cuộc sống. Thực tế, lo âu là một biểu hiện thường thấy khi ta phải đối mặt với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như chuyển đến nơi ở mới, thay đổi công việc, hoặc gặp các rắc rối về tài chính. Tuy nhiên, khi các triệu chứng lo âu vượt xa tầm ảnh hưởng của các sự kiện thường thấy ở trên và bắt đầu ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn, chúng có thể là dấu hiệu của hội chứng rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu có thể làm suy nhược cơ thể, nhưng nó có thể chữa trị được nhờ các trợ giúp phù hợp từ các bác sĩ chuyên môn. Bước đầu tiên bạn cần làm là nhận diện nó. Dưới đây là 11 triệu chứng biểu hiện thông thường của hội chứng rối loạn lo âu.
1. Lo lắng quá nhiều
Một trong những dấu hiệu dễ nhận nhất của hội chứng là lo lắng quá nhiều. Người mắc hội chứng sẽ lo lắng một cách quá đà và phi lý với các sự kiện điển hình xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Để được xem là một dấu hiệu của hội chứng rối loạn lo âu này thì những lo lắng vô lý đó thường phải xảy ra hầu như mỗi ngày ít nhất trong vòng 6 tháng. Nỗi lo lắng cũng phải nghiêm trọng và dần gây phiền hà, cản trở sự tập trung và khó hoàn thành các nhiệm vụ sinh hoạt hằng ngày. Những người dưới 65 tuổi rơi vào nhóm nguy cơ mắc bệnh cao nhất, đặc biệt những người độc thân, có vị trí kinh tế xã hội thấp kém và phải chịu nhiều căng thẳng.
2. Dễ bị kích động
Khi một người cảm thấy lo lắng, thần kinh giao cảm của não sẽ làm việc quá sức. Điều này gây ra một loạt các hệ quả khắp cơ thể, như là tim đập nhanh, đổ mồ hôi lòng bàn tay, tay run rẩy, miệng khô. Những triệu chứng này xuất hiện bởi bộ não cho rằng bạn đang gặp nguy hiểm và cơ thể chuẩn bị phản ứng lại mối đe dọa đó. Cơ thể đẩy máu từ vùng cơ quan tiêu hóa vào các nhóm cơ để phòng trường hợp bạn cần phải chạy hoặc chiến đấu trong tình huống đó. Nó cũng đồng thời làm tăng nhịp tim và sự sắc bén của các giác quan.Trong khi những hệ quả này có thể hữu ích trong các tình huống nguy hiểm thực sự, chúng cũng có thể gây suy nhược nếu nỗi sợ cứ quẩn quanh trong đầu bạn. Vài nghiên cứu thậm chí còn cho rằng, những người mắc chứng rối loạn lo âu không thể tự điều chỉnh sự kích động của họ nhanh như những người không bị rối loạn lo âu, điều đó có nghĩa là họ có thể cảm nhận được tác động của chứng lo âu trong một thời gian dài hơn.
3. Bồn chồn
Bồn chồn là một triệu chứng phổ biến khác của chứng lo âu, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi một người nào đó cảm thấy bồn chồn, họ thường mô tả cảm giác đó là cảm giác khó chịu hoặc như có một sự hối thúc khiến họ cảm thấy không thoải mái. Một nghiên cứu ở 128 trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu cho thấy, 74% sự bồn chồn được ghi lại từ nghiên cứu này là một trong những triệu chứng lo âu rõ nhất của những đứa trẻ ấy. Mặc dù bồn chồn không xảy ra ở tất cả những người có tâm trạng lo lắng, nhưng đây là một trong những tín hiệu chính mà các bác sĩ thường tìm khi đưa ra chẩn đoán. Nếu bạn cảm thấy bồn chồn trong phần lớn các ngày trong hơn sáu tháng, đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu.
4. Mệt mỏi
Trở nên dễ mệt mỏi là một triệu chứng tiềm năng khác của rối loạn lo âu. Triệu chứng này có thể gây ngạc nhiên cho một số người vì lo lắng thường liên quan đến sự kích động. Đối với một số người, mệt mỏi xảy ra khi bị những cơn lo âu đột ngột ùa đến (anxiety attack), trong khi đối với những người khác, sự mệt mỏi có thể đã trở thành mãn tính. Hơn nữa, sự mệt mỏi này cũng có thể do các triệu chứng lo âu phổ biến khác, chẳng hạn như mất ngủ hoặc căng cơ, hoặc nó có thể liên quan đến tác động nội tiết tố của chứng lo âu mãn tính. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm hoặc các tình trạng y tế khác. Do đó, chỉ riêng mệt mỏi là không đủ để chẩn đoán rối loạn lo âu.
5. Khó tập trung
Nhiều người có chẩn đoán lo âu được ghi nhận là gặp khó khăn trong việc tập trung. Một nghiên cứu bao gồm 157 trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát cho thấy: hơn hai phần ba trong số các đối tượng được nghiên cứu cảm thấy khó để tập trung. Một nghiên cứu khác ở 175 người trưởng thành mắc chứng rối loạn tương tự cho thấy gần 90% được ghi nhận rằng họ gặp khó khăn trong việc tập trung. Họ càng lo lắng thì họ càng khó tập trung. Một số nghiên cứu cho thấy sự lo lắng có thể làm gián đoạn bộ nhớ làm việc (một loại bộ nhớ chịu trách nhiệm lưu giữ thông tin ngắn hạn). Điều này có thể giải thích sự sụt giảm đáng kể về hiệu suất mà người mắc chứng này thường gặp phải trong thời gian lo lắng cao độ. Tuy nhiên, khó tập trung cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng tâm lý khác, chẳng hạn như rối loạn thiếu tập trung hoặc trầm cảm. Do đó, nó không đủ bằng chứng để chẩn đoán rối loạn lo âu.
6. Dễ cáu gắt
Đa số người bệnh đều trải qua tình trạng rất dễ cáu gắt. Theo nghiên cứu gần đây, 90% trong số 6000 người trưởng thành được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu báo cáo rằng họ cảm thấy rất khó chịu trong giai đoạn trầm trọng nhất của bệnh. So sánh với các dữ liệu thu được, những người trẻ tuổi và trung niên được chẩn đoán với chứng rối loạn lo âu được ghi nhận rằng bản thân họ thường cáu gắt trong cuộc sống hàng ngày nhiều hơn gấp hai lần. Lo lắng được cho rằng có liên quan đến sự hưng phấn và tình trạng lo lắng thái quá; và không ngạc nhiên lắm khi việc dễ cáu gắt là một triệu chứng phổ biến.
7. Bị căng cơ
Cơ bắp bị căng cứng hầu hết các ngày trong tuần là một triệu chứng thường thấy khác của chứng lo lắng. Mặc dù việc căng cơ khá phổ biến, nhưng nó vẫn được thắc mắc vì sao lại liên quan tới chứng lo lắng. Chỉ riêng sự căng cơ có thể làm tăng cảm giác lo lắng. Việc lo lắng cũng có thể dẫn đến các cơ bắp bị căng cứng. Cũng có thể có một nguyên nhân thứ ba gây ra chứng lo lắng và làm cơ bắp căng cứng. Một điều thú vị là điều trị căng cơ bằng liệu pháp thư giãn cơ bắp đã cho thấy rằng nó có thể làm giảm sự lo lắng ở người bệnh. Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc chữa trị bằng cách này cũng hiệu quả như liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy).
8. Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc
Rối loạn giấc ngủ liên quan rất lớn đến chứng rối loạn lo âu. Tỉnh giấc giữa đêm khuya và khó ngủ là hai vấn đề phổ biến nhất trong các vấn đề được ghi nhận. Một số nghiên cứu cho thấy rằng bị mất ngủ trong suốt thời thơ có thể dẫn đến nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn khi lớn lên. Trong một nghiên cứu với 1000 đứa trẻ trong 20 năm, việc mắc chứng khó ngủ lúc nhỏ có liên quan đến 60% nguy cơ dễ mắc chứng rối loạn lo âu ở độ tuổi 26. Mặc dù chứng mất ngủ và rối loạn lo âu liên quan nhiều đến nhau, việc cái nào dẫn đến cái nào là điều chưa rõ ràng. Tuy vậy, có thể nói, khi căn bệnh rối loạn lo âu được chữa trị, chứng mất ngủ thường cũng sẽ cải thiện.
9. Các cơn hoảng loạn (Panic attack)
Có một loại rối loạn lo âu được gọi là rối loạn hoảng sợ. Nó liên quan đến các cơn hoảng loạn xảy ra thường xuyên. Các cơn hoảng loạn này gây ra cảm giác sợ hãi mãnh liệt, không thể kiểm soát và có thể làm suy nhược. Nỗi sợ hãi tột độ này thường làm tăng nhịp tim, vã mồ hôi, run rẩy, khó thở, tức ngực, buồn nôn, sợ chết hoặc mất kiểm soát. Các cơn hoảng loạn thường xảy ra rất ít, nhưng nếu chúng xảy ra thường xuyên và bất ngờ, chúng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn hoảng sợ. Theo ước tính, 22% người Mỹ trưởng thành sẽ trải qua một cơn hoảng loạn tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 3% trong số đó trải nghiệm các cơn hoảng loạn ấy đủ thường xuyên để “đáp ứng các tiêu chuẩn” của chứng rối loạn hoảng sợ.
10. Lảng tránh các tình huống xã hội
Bạn có thể mắc chứng rối loạn lo lâunếu thấy bản thân:
- Cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi về các sự kiện xã hội trong tương lai;
- Lo lắng rằng bạn có thể bị người khác đánh giá hoặc soi xét kỹ lưỡng;
- Sợ bị xấu hổ hoặc bị sỉ nhục trước mặt người khác;
- Tránh một số sự kiện xã hội vì những nỗi sợ này.
Hội chứng sợ xã hội rất phổ biến. Nó ảnh hưởng đến khoảng 12% người Mỹ trưởng thành tại một số thời điểm nhất định trong cuộc sống của họ. Chứng bệnh này có xu hướng phát triển từ rất sớm. Trên thực tế, có khoảng 50% số người được chẩn đoán mắc chứng bệnh này ở độ tuổi 11, nhưng lại đến 80% được chẩn đoán ở độ tuổi 20.
Người mắc chứng sợ xã hội có vẻ rất nhút nhát và im lặng trong một đám đông hoặc khi gặp gỡ người lạ. Mặc dù họ không hề trông căng thẳng bên ngoài, họ lại cảm thấy sợ hãi tột độ bên trong. Sự xa cách này đôi khi có thể làm họ trông hợm hĩnh hay lạc lõng, nhưng họ phải đối mặc với sự tự ti, sợ bị chỉ trích và bệnh trầm cảm - những thứ liên quan đến chứng bệnh này.
11. Có những nỗi sợ không thể giải thích
Nỗi sợ hãi tột độ về một số thứ nhất định như nhện, không gian hẹp hay độ cao có thể là dấu hiệu của một chứng ám ảnh sợ hãi nào đó. Chứng ám ảnh sợ hãi được định nghĩa là sự lo lắng hoặc sợ hãi tột độ đối với một đối tượng hoặc tình huống cụ thể. Cảm giác này kinh khủng đến mức nó có thể cản trở khả năng hoạt động bình thường của bạn.
Một số chứng ám ảnh phổ biến:
- Ám ảnh động vật: Sợ động vật hoặc côn trùng cụ thể
- Nỗi ám ảnh về môi trường tự nhiên: Sợ hãi trước các sự kiện tự nhiên như bão hoặc lũ lụt
- Ám ảnh về tiêm chích, máu: Sợ máu, tiêm, kim hoặc chấn thương
- Nỗi ám ảnh về tình huống: Sợ một số tình huống như đi máy bay hoặc đi thang máy
Chứng sợ không gian là một nỗi ám ảnh khác liên quan đến ít nhất hai trong số những điều sau đây:
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
- Ở trong không gian mở
- Ở trong không gian kín
- Đứng xếp hàng hoặc ở trong một đám đông
- Một mình ra khỏi nhà
Các chứng ám ảnh sợ hãi ảnh hưởng đến 12,5% người Mỹ tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Chúng có xu hướng phát triển trong thời thơ ấu hoặc những năm tuổi thiếu niên và phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
Xem thêm: Tư vấn về rối loạn trầm cảm chủ yếu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Bồn Chồn Bứt Rứt
-
Bồn Chồn Kéo Dài Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Cách Chữa Trị - Hello Doctor
-
Trạng Thái Bồn Chồn Bất An Do Thuốc Hướng Thần - Vinmec
-
Làm Gì Khi Tâm Trạng Bồn Chồn Bất An Kéo Dài? - Vinmec
-
Rối Loạn Lo âu: Nguyên Nhân Chẩn đoán Bệnh Và Phương Pháp điều Trị
-
12 Cách Khắc Phục Tâm Trạng Lo Lắng
-
Rối Loạn Lo âu Lan Tỏa - Một Bệnh Lý Dễ Bị Nhầm Lẫn - Báo Tuổi Trẻ
-
Hội Chứng Chân Không Yên Là Gì? Làm Sao để điều Trị Bệnh Hiệu Quả?
-
7 Bước đơn Giản để Giúp Chữa Chứng Lo âu - Trung Tâm Jefferson
-
Thế Nào Là Rối Loạn Lo âu? Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị?
-
Bồn Chồn Lo Lắng Khó Ngủ Là Bệnh Gì Bạn đã Biết Chưa? - Vững Trí
-
Bồn Chồn, Bứt Rứt Khi Bỏ Thuốc Lá - Sức Khỏe Trong Tầm Tay
-
TẠI SAO TRONG NGƯỜI LUÔN CÓ CẢM GIÁC LO LẮNG BỒN ...
-
Những điều Cần Biết Về Hội Chứng Chân Bồn Chồn | Báo Dân Trí
-
6 Dấu Hiệu Của Chứng Trầm Cảm Sau Sinh Và Cách Xử Lý
-
Top 15 Cảm Thấy Bồn Chồn Bứt Rứt 2022
-
22 Cách Giảm Stress, Căng Thẳng, Lo âu đơn Giản Hiệu Quả
-
Rối Loạn Lo âu | Columbia Asia Hospital - Vietnam