11 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Việt Nam được UNESCO Vinh Danh
Có thể bạn quan tâm
Văn hóa
11 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh Việt Nam có 11 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh là di sản thế giới (trong đó có 9 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 2 di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp). An Ngọc 03/12/2016 05:18 Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link 1. Nhã nhạc cung đình Huế Trình diễn nhã nhạc cung đình Huế. (Ảnh: TTXVN) Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…). Nhã nhạc xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới thời nhà Chu (thế kỷ 6-thế kỷ 3 trước Công nguyên). Về sau, nhã nhạc lan tỏa sang các nước láng giềng (Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam). Tuy được xem là tài sản chung nhưng nhã nhạc của mỗi nước đều có đặc điểm riêng biệt. Ở Việt Nam, các triều đại quân chủ rất coi trọng và phát triển nhã nhạc. Loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam. Đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất. 2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Tây Nguyên. (Ảnh: TTXVN) Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới… Trong quan niệm của người dân nơi này, cồng chiêng là cầu nối giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên, chứa đựng bên trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần. Tháng 11/ 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. 3. Dân ca quan họ Bắc Ninh Dân ca quan họ Bắc Ninh được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: TTXVN) Dân ca quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the; những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón quai thao. Họ cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm. Tháng 9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao dân ca quan họ về nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, ngôn từ, trang phục và tập quán xã hội. Hồ sơ đề cử của Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí để dân ca quan họ Bắc Ninh trở thành di sản đại diện của nhân loại với các kết luận: Quan họ luôn được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng; được cộng đồng lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù. 4. Ca trù Ca trù có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) Ca trù (hay còn gọi là hát ả đào) có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống của người Việt. Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở về trước. Trong lịch sử, ca trù thường được trình diễn ở các đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, ca quán và dinh thự của quan lại, trí thức… Bởi vậy, ca trù có nhiều hình thức thể hiện như: hát thờ, hát thi, hát tế tiên sư… Tháng 10/2009, ca trù đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Theo đánh giá của hội đồng chuyên môn của UNESCO, ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho ca trù. 5. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc Nghi thức rước hoa tre trong lễ hội Gióng đền Sóc năm 2015. (Ảnh: TTXVN) Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Cậu bé khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười. Hàng ngày, cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre. Vì thế, cậu được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời. Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hàng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Đó là một trong những lễ hội lớn ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyệnGia Lâm - nơi Thánh Gióng sinh ra) diễn ra từ ngày 7-9 tháng Tư Âm lịch. Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn nơi Thánh hóa, cưỡi ngựa về trời) diễn ra từ ngày 6-8 tháng Giêng Âm lịch. Tháng 11/2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 6. Hát Xoan Nghệ nhân truyền dạy hát Xoan cho thế hệ trẻ. (Ảnh: TTXVN) Hát Xoan còn có tên gọi khác là Hát Lãi Lèn, Hát Đúm, Hát Thờ, Hát Cửa đình, bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng. Đây là một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ. Thông thường, nghệ thuật Hát Xoan khi được trình diễn đầy đủ sẽ diễn ra theo các chặng sau: Hát Thờ (tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước và tổ tiên của các dòng họ), Hát Nghi lễ (ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng), Hát Hội (bày tỏ khát vọng trong cuộc sống, tình yêu nam nữ với những làn điệu đậm chất trữ tình, vui nhộn, được thể hiện qua hình thức hát đối đáp giữa trai, gái làng sở tại và các đào, kép của phường Xoan…). Tháng 11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. 7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Nghi lễ dâng bánh chưng, bánh giày tại lễ hội Đền Hùng 2014. (Ảnh: TTXVN) Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân (giống Rồng) và mẹ Âu Cơ (giống Tiên), đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang cổ đại. Đối với cộng đồng dân cư xung quanh khu vực Đền Hùng (Phú Thọ), Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ. Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Tháng 12/2012, tín ngưỡng này được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 8. Đờn ca tài tử Nam Bộ Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng Nam Bộ. (Ảnh: TTXVN) Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19 trên cơ sở của nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Bởi vậy, đờn ca tài tử vừa có chất bình dân, vừa mang tính bác học. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng và sự biến hóa theo cảm xúc của người thực hành trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bản nhạc cổ. Nhạc cụ tham gia trình diễn bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây (violon và guitar đã được “cải tiến: violon được lên dây quãng 4, còn guitar được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn). Loại hình âm nhạc này không chỉ được trình diễn ở các lễ hội mà còn được biểu diễn sau những giờ lao động trong những không gian đời thường. Đờn ca tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2013. 9. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh Biểu diễn dân ca Ví, Giặm trên sông. (Ảnh: TTXVN) Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư xứ Nghệ. Ca từ của Dân ca Ví, Giặm có nội dung đa dạng, miêu tả cuộc sống, phản ánh tập quán xã hội, lịch sử, tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình yêu đôi lứa. Nhiều bài hát mang tính giáo dục sâu sắc: kính trọng cha mẹ, chung thủy, nghĩa tình, trung thực, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã. Lời ca gắn bó với chặt chẽ với phương ngữ xứ Nghệ là một trong những điểm độc đáo nhất của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ. Đây cũng là điều kiện quan trọng để loại hình dân ca này có sức sống bền lâu và sức lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng xứ Nghệ. Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ thường được thực hành trong cuộc sống: lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Bởi vậy, những lối hát này được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví phường vải, Ví phường đan, Ví phường nón, Ví phường củi, Ví trèo non, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên… Tháng 11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 10. Nghi lễ và trò chơi kéo co Nghi thức "Kéo co ngồi" ở Hội đền Trấn Vũ (Hà Nội). (Ảnh: TTXVN) Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2015. Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh. Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở nhiều nước Đông Á với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy. Tại Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung ở vùng trung du, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc như người Tày, người Thái và người Giáy (Lào Cai) - vốn là những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử. 11. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại Khu di tích Phủ Dày (Nam Định). (Ảnh: TTXVN) Ngày 1/12/ 2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao… Điều đó thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Tín ngưỡng này hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam. (Vietnam+) #Nhạc cụ #UNESCO #Di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh #Tín ngưỡng thờ Mẫu #Đạo Mẫu #Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt #Đờn ca tài tử #Nhã nhạc cung đình Huế #Di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam Bắc Ninh Đắk Lắk Gia Lai TP. Hà Nội Hà Tĩnh Kon Tum Nam Định Nghệ An Phú Thọ Tp. Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế Đắk Nông Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Theo dõi VietnamPlusTin liên quan
Bảo tồn ca trù: “Không thể chỉ nói mãi về tấm lòng nghệ nhân”
14/11/2016 15:48 “Chúng ta không thể tiếp tục chỉ nói về tấm lòng nghệ nhân mà phải có những hỗ trợ cụ thể đối với những ‘báu vật nhân văn sống’ ấy trong việc truyền dạy ca trù,” ông Trương Minh Tiến nhấn mạnh.Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trở thành di sản thế giới
02/12/2016 05:44 Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Các tiêu chí để UNESCO vinh danh Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
02/12/2016 05:49 Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã đáp ứng được 5 tiêu chí để được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Nhận diện di sản tín ngưỡng thờ Mẫu và “bài toán” sau vinh danh
02/12/2016 15:19 Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, hầu đồng thực chất là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp âm nhạc mang tính tâm linh với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm.Tin cùng chuyên mục
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên được vinh danh nhà sáng tạo của năm
07/01/2025 11:46Tối qua (ngày 6/1), Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên được vinh danh nhà sáng tạo nội dung số có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, không ngừng đổi mới và truyền cảm hứng qua tới cộng đồng.
Thông tấn xã Việt Nam triển khai nhiệm vụ thông tin năm 2025
07/01/2025 08:44Năm 2025, TTXVN tập trung bồi dưỡng chuyên sâu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong công tác thông tin để lan toả thông tin trên các nền tảng số.
"Chiến thắng 7/1 đã khắc sâu vào tâm khảm của nhân dân Campuchia"
07/01/2025 05:30Sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của hai nước láng giềng đã đóng góp tích cực vào công cuộc tái thiết Việt Nam và Campuchia, tạo dựng nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị lâu dài giữa hai nước.
Ngọc Anh 3A rủ các nghệ sỹ tuồng cùng tham gia MV nhạc Xuân
06/01/2025 19:28Ca sỹ Ngọc Anh 3A vừa ra mắt MV “Rộn ràng Xuân đến” - là sản phẩm âm nhạc cô mất 20 năm mới hoàn thành phần lời bài hát. MV có sự tham gia của hàng trăm nghệ sỹ Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Phim chuyển thể "Dế Mèn phiêu lưu ký": Nhà sản xuất mong thu 40-100 tỷ đồng
06/01/2025 19:20Phim có tên "Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội," được lồng ghép nhiều yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại của Việt Nam, có "phù thủy âm nhạc" Masew góp mặt trong đội ngũ sáng tạo.
Thông tấn xã Việt Nam phát động phong trào thi đua năm 2025
06/01/2025 18:54Chiều 6/1/2025, tại Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Pháp: Báo Charlie Hebdo ra mắt ấn bản đặc biệt tưởng niệm 10 năm vụ tấn công
06/01/2025 18:27Phiên bản tưởng niệm đặc biệt sẽ được bán vào ngày 7/1, đúng ngày diễn ra lễ tưởng niệm, nơi sẽ có sự tham gia của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thị trưởng Paris Anne Hidalgo.
Truyền thông Campuchia thán phục chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam
06/01/2025 18:26Các tờ báo lớn như báo điện tử Thmey Thmey, nhật báo Koh Santepheap Daily (Đảo Hòa Bình), FRESH News… đều đăng tải các bài viết bày tỏ sự thán phục thành tích xuất sắc của Đội tuyển Việt Nam.
H’Hen Niê sau 7 năm đăng quang: “Một ngày là hoa hậu, cả đời làm hoa hậu”
06/01/2025 14:44Kỷ niệm 7 năm đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam (6/1/2018 - 6/1/2025), H’Hen Niê gửi tặng khán giả bộ ảnh đặc biệt diện lại chiếc đầm vàng từng cùng cô sải bước trên sàn nhan sắc quốc tế năm 2018.
Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
06/01/2025 13:00"The Brutalist" và "Emilia Pérez" là hai cái tên tỏa sáng rực rỡ, dẫn đầu trong đêm trao giải Quả cầu Vàng lần thứ 82 với hàng loạt chiến thắng ấn tượng.
Nét đẹp trang phục người Dao Tiền xứ Thanh
06/01/2025 10:11Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Dao là một trong những dân tộc có nhiều phong tục, tập quán lâu đời, giàu bản sắc với dân số gần 900.000 người, cư trú ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào...
Thông tấn xã Việt Nam tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
06/01/2025 09:21Sáng 6/1, tại Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Báo chí Malaysia nói gì về chiến thắng kịch tính của Đội tuyển Việt Nam?
06/01/2025 08:00Trang tin của Bernama và các tờ báo lớn của Malaysia như New Strais Times và The Star đều đưa tin về chiến thắng kịch tính của Đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan để giành cup ASEAN.
Truyền thông quốc tế ca ngợi chiến thắng "xứng đáng" của tuyển Việt Nam
06/01/2025 06:04ASEANFOOTBALL.ORG viết "Đội bóng dưới thời Kim Sang-sik đã giữ vững được bản lĩnh" và nhấn mạnh đây là một "chiến thắng xứng đáng" cho Việt Nam.
Giải Diên Hồng lần thứ ba năm 2025: Những tác phẩm xuất sắc được vinh danh
05/01/2025 23:38Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao 8 giải A, 15 giải B, 20 giải C, 40 giải Khuyến khích tặng các tác giả, tác phẩm đoạt Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng).
Thông tấn xã Việt Nam giành 4 giải thưởng tại Giải Diên Hồng lần thứ ba năm 2025
05/01/2025 23:35Thông tấn xã Việt Nam có 4 tác giả, nhóm tác giả được trao giải Diên Hồng, trong đó nhóm tác giả Cao Thị Thùy Giang, Nguyễn Thị Thúy - Báo Điện tử VietnamPlus đoạt Giải A.
Phản ánh những quyết sách của Quốc hội, Báo VietnamPlus giành Giải A Giải báo chí Diên Hồng
05/01/2025 21:29Tại Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân lần thứ ba, Báo Điện tử VietnamPlus được trao Giải A cho loạt bài “Bảo đảm an sinh xã hội, Quốc hội bám sát hơi thở cuộc sống.”
Toàn cảnh lễ trao Giải Báo chí về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân lần thứ ba
05/01/2025 20:58Hội đồng chấm sơ khảo và chung khảo đã làm việc khách quan, công tâm, minh bạch, lựa chọn được 83 tác phẩm xuất sắc nhất để đề xuất Ban Tổ chức trao giải.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba
05/01/2025 20:54Tối 5/1, tại Hà Nôị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025.
Đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu sớm
05/01/2025 10:57Tuần qua, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã trình phương án tinh gọn bộ máy; đồng thời ban hành các chính sách để đảm bảo quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
2.025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại Hồ Tây
05/01/2025 09:30Lần đầu tiên tại Việt Nam, công nghệ drone ánh sáng được sử dụng trên quy mô lớn với màn trình diễn của drone rồng thế hệ mới, hứa hẹn tạo nên một trải nghiệm hấp dẫn trên bầu trời Hồ Tây.
Cần có cái nhìn thực tế trước khi bước vào thị trường tranh tại Việt Nam
05/01/2025 08:10Các chuyên gia chỉ ra thị trường mua bán tranh nghệ thuật tại Việt Nam vẫn đang ở mức sơ cấp do sức mua trong nước chưa đủ mạnh, người muốn gia nhập thị trường cần xác định phải đi đường dài.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba
04/01/2025 20:47Từ thành công của hai mùa giải trước, Giải Diên Hồng năm nay đã nhận được 4.079 tác phẩm dự thi của 163 cơ quan báo chí sau hơn 11 tháng phát động.
Khám phá 4 phim đương đại từ nền điện ảnh năng suất nhất thế giới
04/01/2025 16:32Ấn Độ với khoảng 2.000 phim ra mắt mỗi năm được coi là nền điện ảnh có sức sản xuất lớn nhất trên thế giới, sẽ có 4 tác phẩm đương đại được giới thiệu đến cho khán giả Việt Nam trong dịp đầu năm 2025.
Tìm hiểu lối vẽ Đông-Tây hòa quyện trong sơn mài của họa sỹ Trần Phúc Duyên
04/01/2025 16:22Giới chuyên môn đánh giá họa sỹ Trần Phúc Duyên là người đầu tiên khéo léo hòa quyện cả hội họa hàn lâm của Tây phương và lối vẽ thủy mặc của Đông phương, đem bày lên mặt tranh sơn mài Việt.
Hội Nhà văn Việt Nam thu hồi quyết định điều động ông Lương Ngọc An
04/01/2025 16:20Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam hiện đã quyết định thu hồi quyết định bổ nhiệm ông Lương Ngọc An làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn và Cuộc sống.
“Chị dâu”: Làm sao để nàng dâu hóa giải thành công “bà cô bên chồng”?
04/01/2025 13:55Phim thuộc thể loại chữa lành, nhưng được khen vì không "chữa lành bất chấp" mà vẫn có câu chuyện hấp dẫn, bước gỡ bỏ nút thắt một cách thực tế, hợp tâm lý thích "chín bỏ làm mười" của người Việt.
Lan tỏa Tết cổ truyền Việt Nam đến bạn bè Lào
03/01/2025 19:29Ngày 3/1, Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du đã tổ chức Hội chợ Ẩm thực Xuân 2025 nhằm chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và lan tỏa tinh thần hướng về quê hương đất nước.
Đoàn TTXVN làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác phối hợp thông tin
03/01/2025 16:23Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Thị Sự mong muốn các cấp ủy, chính quyền tỉnh Hưng Yên tiếp tục phối hợp chặt chẽ với TTXVN trong tuyên truyền, quảng bá hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh.
Thùy Tiên cùng Quang Linh Vlogs làm thiện nguyện tại Đắk Lắk
03/01/2025 13:52Không chỉ trao quà, nhóm thiện nguyện của Thùy Tiên và Team châu Phi của Quang Linh Vlogs còn khảo sát để sắp tới sửa chữa và xây dựng lại Trường Tiểu học Ama Khê.
Xem thêmĐọc nhiều
Con trai Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Quân đội là môi trường để rèn luyện con người
5 điểm bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch 2025 tại Hà Nội
Dàn hoa hậu duyên dáng tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
'Anh trai vượt ngàn chông gai' sẽ trở lại với concert thứ ba và phim điện ảnh
Những địa điểm tổ chức chương trình Countdown chào đón năm mới 2025 ở Hà Nội
Infographics
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, về gần mức trước dịch COVID-19
07/01/2025 07:04Video
Nga công bố video về nhiều tù binh "tinh nhuệ" Ukraine bị bắt ở Kursk
07/01/2025 11:19Thông tấn xã Việt Nam triển khai nhiệm vụ thông tin năm 2025
07/01/2025 08:44Podcast
Đội tuyển Việt Nam “khải hoàn” trở về, xe cứu thương chờ sẵn để đón Xuân Son
NgheTin nóng 4/1: Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh?
NgheTin nóng 3/1: Khởi tố cặp vợ chồng “tú ông, tú bà” giam lỏng 12 tiếp viên nữ
Nghe- Trang chủ
- Chính trị
- Thế giới
- ASEAN
- Châu Á-TBD
- Trung Đông
- Châu Âu
- Châu Mỹ
- Châu Phi
- Kinh tế
- Kinh doanh
- Tài chính
- Tín dụng nông thôn
- Chứng khoán
- Bất động sản
- Doanh nghiệp
- Thông tin doanh nghiệp
- Thông cáo báo chí
- Xã hội
- Giáo dục
- Y tế
- Pháp luật
- Giao thông
- Người Việt bốn phương
- Đời sống
- Phong cách
- Sức khỏe
- Làm đẹp
- Ẩm thực
- Anh hùng nhỏ
- Văn hóa
- Điện ảnh
- Âm nhạc
- Thời trang
- Điểm Nhạc-Phim-Sách
- Truyền thông
- Thể thao
- Bóng đá
- Quần vợt
- Khoa học
- Khoa học ứng dụng
- Công nghệ
- Sản phẩm mới
- Ôtô-Xe máy
- Môi trường
- Du lịch
- Điểm đến
- Lễ hội
- Khách sạn/Resort
- Tour mới
- Thị trường
- Chuyện lạ
- RapNewsPlus
- News Game
- Game thời sự
- Game giải trí
- Game kiến thức
- Thăm dò ý kiến
- Nội dung thu phí
- Media Center
- Tin ảnh Video Infographics Mega Story Timeline Podcast Short Video Tổng hợp Ảnh 360
- Tin theo khu vực
- Hà Nội
- Tp. Hồ Chí Minh
Từ khóa » Di Sản Văn Hóa Vật Thể được Unesco Công Nhận
-
Danh Sách Di Sản Thế Giới Tại Việt Nam - Wikipedia
-
Việt Nam Có Bao Nhiêu Di Sản Văn Hóa Thế Giới được UNESCO Công ...
-
Khám Phá 8 Di Sản Vật Thể Tại Việt Nam được UNESCO Công Nhận
-
14 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể đại Diện Của Nhân Loại Tại Việt Nam
-
Top 8 Di Sản Văn Hóa Việt Nam được UNESCO Công Nhận
-
8 Di Sản Thế Giới Của Việt Nam Sao Chưa được Kết Nối Hiệu Quả? - VOV
-
Vẻ đẹp Của Các Di Sản Văn Hóa Và Thiên Nhiên Thế Giới Tại Việt Nam
-
Danh Mục Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia
-
Điểm Tên 5 Di Sản Văn Hóa Vật Thể được Vinh Danh Di Sản Thế Giới
-
Việt Nam Có Bao Nhiêu Di Sản Văn Hóa Thế Giới ... - Báo Tuyên Quang
-
Tìm Hiểu Một Số Di Sản Văn Hóa Việt Nam được Unesco Công Nhận
-
14 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Việt Nam được UNESCO Ghi Danh
-
Huế Có 5 Di Sản được UNESCO Công Nhận Là Di Sản Văn Hoá Thế Giới
-
Việt Nam Có Bao Nhiêu Di Sản Thế Giới được UNESCO Công Nhận?