11 Loại Cá Ngon Mà Bạn Không Nên ăn Nhiều - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta đều biết rằng cá vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loài cá nào cũng mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng, có một số loài cá ngon mà bạn không nên ăn quá nhiều.
Hello Bacsi sẽ giới thiệu 11 loại cá ngon bạn nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
1. Cá trê (Catfish)
Cá trê có thể phát triển đến kích thước rất lớn. Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển của chúng, nhiều người nuôi cá đã cho cá trê ăn thêm hormone tăng trưởng. Những hormone này chính là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe của con người. Cá trê tự nhiên không ăn hormone nên ít nguy hiểm và có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn. Do đó, nếu thích ăn loài cá này, bạn nên tìm mua cá trê tự nhiên để ăn thay vì cá trê nuôi.
2. Cá chình, lươn (Eel)
Thịt của cá chình, lươn chứa rất nhiều chất béo, do đó chúng rất dễ hấp thụ các chất thải từ các trang trại và các khu công nghiệp thải vào dòng nước. Bạn có biết thịt cá chình Mỹ có mức độ nhiễm độc cao nhất, còn cá chình châu Âu lại nhiễm một lượng lớn thủy ngân? Do đó, nếu thích ăn cá chình bạn chỉ nên ăn với lượng khuyến cáo: người lớn ăn 300g cá chình/tháng và trẻ em có thể ăn 200g/tháng.
3. Cá thu (Mackerel)
Cá thu là loài cá sống ở vùng nước sâu. Thịt của loài cá này được cho là có chứa nhiều thủy ngân, là một chất mà cơ thể chúng không thể đào thải nên sẽ tích tụ lại trong cơ thể từ đó gây ra nhiều loại bệnh khác nhau. Trong số các loại cá thu thì cá thu Đại Tây Dương chứa hàm lượng thủy ngân ít nhất nên an toàn hơn cho sức khỏe con người.
Bạn có thể thêm cá thu vào khẩu phần ăn hằng ngày với một lượng nhất định. Trong một tháng, người lớn có thể ăn 200g và trẻ em có thể ăn 100g.
4. Cá đen (Escolar)
Cá đen (hay còn gọi là cá giả thu) là một loài cá ngon, tuy nhiên ăn quá nhiều cá đen có thể khiến người ăn bị keriorrhea, một dạng tiêu chảy gây khó chịu. Cá đen chứa một chất béo khó tiêu gọi là gempylotoxin, là một chất giúp mang đến hương vị và kết cấu thơm ngon cho thịt cá đen. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các vấn đề về đường ruột. Vì vậy những người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa thì không nên ăn cá đen.
5. Cá ngừ (Tuna)
Cá ngừ cũng là một loài cá bị nhiễm rất nhiều thủy ngân, đặc biệt là các ngừ vây đen và cá ngừ vây xanh. Thêm vào đó, vì nhu cầu tiêu thụ cá ngừ trên thế giới ngày càng tăng, việc khai thác cá ngừ quá nhiều đã dẫn đến nguồn cá ngừ trở nên khan hiếm. Vì vậy, người ta bắt đầu nuôi cá ngừ.
Cá ngừ nuôi cũng giống như cá trê nuôi, được bổ sung kháng sinh và hormone. Theo như các chuyên gia sức khỏe, người lớn chỉ nên ăn 100g thịt cá ngừ/tháng và không nên cho trẻ con ăn loại cá này.
6. Cá vược (Sea bass)
Cá vược (hay còn gọi là cá mú, cá trắm biển…) cũng là một loài cá chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. Đôi khi, thay vì ăn cá vược, bạn có thể lựa chọn một số loại cá khác an toàn và rẻ hơn. Bạn vẫn có thể thêm cá vược vào khẩu phần ăn của mình nhưng người lớn chỉ nên ăn 200g/tháng, trẻ em là 100g/tháng.
7. Cá đao (Swordfish)
Cá đao chứa một lượng thủy ngân rất cao tích lũy theo thời gian. Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) khuyến nghị người lớn nên hạn chế tiêu thụ cá đao và trẻ em nên tránh hoàn toàn thịt của loài cá này.
8. Cá ba sa, cá tra (Pangasius)
Hầu hết cá ba sa, cá tra đang bày bán tại các chợ ở Việt Nam đều đến từ sông Mê Kông, đây là một khu vực có dòng nước bị ô nhiễm trầm trọng nên thịt của loài cá này rất dễ nhiễm độc. Hơn nữa, phi lê cá tra có chứa hàm lượng nitrofurazone và polyphosphate (chất gây ung thư) rất cao. Vậy nên, hai loại cá này nằm trong danh sách các loại cá nên tránh ăn tuy thịt của chúng rất ngon.
9. Cá đổng (Tilefish)
Cá đổng soán ngôi đầu bảng trong danh sách các loài cá bị nhiễm thủy ngân và có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Theo Brian Clement, Giám đốc Viện Sức khỏe Hippocrates, Hoa Kỳ, cho biết: “Đây là loài cá nên tránh hoàn toàn”. Các chuyên gia khuyên rằng đàn ông chỉ nên ăn 100g cá đổng một tháng, còn phụ nữ và trẻ em thì không nên ăn.
10. Cá rô phi (Tilapia)
Thịt cá rô phi chứa hàm lượng axit béo cao có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thịt của loài cá này cũng có hàm lượng cao các chất béo có hại, gần bằng với mỡ lợn. Việc tiêu thụ quá mức loại cá này dẫn đến sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu và khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các chất gây dị ứng. Nếu bị bệnh tim, hen phế quản hoặc viêm khớp, bạn không nên ăn thịt cá rô phi.
11. Cá đô la (Dollarfish)
Thịt của loài cá này chứa nhiều gempylotoxin, một chất sáp hoàn toàn không được chuyển hóa. Các độc tố này không gây độc nhiều, nhưng có thể gây khó tiêu, vì vậy bạn nên hạn chế ăn cá đô la nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa. Để giảm bớt lượng gempylotoxin trong thịt cá đô la, bạn có thể chiên hoặc nướng.
Cách chọn cá tươi ngon
Bạn có thể chọn mua cá tươi ngon dựa vào các bí quyết sau:
- Cá tươi là cá có vảy sáng bóng và có mắt trong. Nếu cá có vảy, chúng phải đầy đủ, sáng và không bị xuống màu. Nếu cá không có vảy, hãy chắc chắn rằng da cá bóng và ẩm, không bị đổi màu. Mắt cá phải trong, không bị đục.
- Bạn nên cầm cá trên tay để quan sát. Một con cá ươn thường có đuôi rũ xuống một cách yếu ớt. Mang cá chuyển màu xám, không còn màu đỏ tươi và vây cá khô lại cũng là những biểu hiện của cá không còn tươi.
- Bạn cũng có thể ngửi mùi để đánh giá độ tươi ngon của cá. Cá tươi khi ngửi có mùi biển (đối với cá nước mặn) hoặc mùi ao hồ (đối với cá nước ngọt). Nếu ngửi thấy mùi khó chịu hay khác lạ thì bạn không nên mua con cá đó.
- Nếu bạn muốn mua cá sống còn đang bơi trong hồ, hãy quan sát để biết rằng nước trong hồ sạch và trong. Hãy chọn những con cá bơi ở đáy hồ thay vì bơi gần mặt nước.
- Nếu bạn muốn nấu những con cá mình vừa câu, hãy chắc chắn rằng vùng nước mà cá sống không bị ô nhiễm.
- Khi chọn mua cá hồi, bạn chọn những miếng cá có những sợi trắng ở giữa. Nếu một miếng cá hồi đỏ hoàn toàn mà không có sợi trắng, nguy cơ cao là nó đã bị nhuộm màu. Ngoài ra, bạn không nên chọn miếng cá mà phần da có những điểm sáng lấp lánh vì con cá đó có thể đã được bắt vào mùa sinh sản và thịt chúng cũng sẽ không được ngon.
Cá là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, song có một vài loài cá bạn nên hạn chế ăn. Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi cho những loài cá này dù thịt của chúng có chứa một lượng lớn chất độc có thể gây hại cho sức khỏe con người. Đơn giản vì những độc chất tích tụ trong thịt cá chủ yếu do các hoạt động của con người gây ra. Nếu con người dừng việc hủy hoại môi trường sống của cá, nuôi cá không lạm dụng kháng sinh hay hormone, chúng ta sẽ có thể thoải mái thưởng thức những loài cá ngon này.
Phương Quỳnh/HELLO BACSI
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Các Loài Cá Không Có Vảy
-
Bộ Cá Da Trơn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Điểm Danh Các Loại Cá Da Trơn Phổ Biến ở Việt Nam
-
Cá Không Có Vảy
-
Hãy Kể Tên 20 Loại Cá Không Có Vẩy - Hỏi Nhanh Đáp Gọn
-
Các Loài Cá Vảy - Tép Bạc
-
Danh Sách Các Loài Cá Nước Ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
-
5 Loại Cá Bẩn Nhất Chợ, đã Không Ngon Lại Còn Gây Bệnh
-
CÁ CHÉP KHÔNG VẢY - Cá Giống Việt Trung
-
Con Cá Không Có Mắt Và Vảy ở Hạ Long
-
Tại Sao Có Loài Cá Có Vảy, Có Loài Không?
-
Tại Sao Cá Biển Không Có Vảy
-
[CHUẨN NHẤT] Loài Cá Nào Không Có Xương? - TopLoigiai
-
15 Loại Cá Nước Ngọt Phổ Biến – đặc điểm Và Cách Nhận Biết