11 Loại Côn Trùng Có Hại Thường Gặp Trên Cây Trồng.

Nội Dung Bài Viết

Toggle
  • Giới thiệu
  • 11 loại côn trùng có hại thường thấy trên cây trồng.
    • 1.Sâu Bướm.
    • 2.Con Rệp.
    • 3.Ốc Sên và Sên.
    • 4.Bọ Sâu Tai.
    • 5.Bọ Trĩ.
    • 6.Nhện Đỏ.
    • 7.Ruồi Vàng.
    • 8.Ruồi Trắng.
    • 9.Bướm Đêm.
    • 10.Sâu ăn lá.
    • 11.Rệp Sáp.
  • Cách ngăn chặn sâu, bọ công trùng có hại cho cây trồng.
    • Nhóm 1: các biện pháp sinh học
      • Sử dụng thiên địch:
      • Tận dụng các chế phẩm từ thực vật để chống côn trùng:
      • Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý:
    • Nhóm 2: các biện pháp vật lý
      • Ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng:
      • Loại bỏ môi trường sống của côn trùng:
      • Ưu điểm của các biện pháp vật lý:
    • Nhóm 3: các biện pháp hóa học
      • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV):
      • Sử dụng các chế phẩm hóa học khác:
      • Ưu điểm của các biện pháp hóa học:
      • Nhược điểm của các biện pháp hóa học:
  • Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Giới thiệu

Côn trùng hay còn gọi là sâu bọ, là một lớp (sinh vật) thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin. Cơ thể chúng có ba phần (đầu, ngực và bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu. Côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh, gồm hơn một triệu loài đã được mô tả và gồm hơn một nửa số sinh vật sống.

Số loài còn sinh tồn được cho là từ 6 – 10 triệu loài, và đại diện cho 90% dạng sống của các loài động vật khác nhau trên Trái Đất. Côn trùng có thể sống được ở hầu hết các môi trường sống, mặc dù chỉ có số ít các loài sống ở biển và đại dương, nơi mà động vật giáp xác chiếm ưu thế hơn. Cái tên “Côn trùng” là từ Hán Việt, với “côn” (昆) có nghĩa là nhiều nhung nhúc, và “trùng” (虫) là loài sâu bọ, ý ám chỉ đến sự mắn đẻ sinh sôi của lớp sinh vật này.

Trong nông nghiệp có hàng ngàn loài côn trùng, sâu, bọ. Trong số đó chỉ có khoảng 0.1% loài là thực sự có lợi cho cây trồng, phần còn lại đều là các loại côn trùng phá hoại cho cây trồng, nông sản.

Những loài côn trùng, sâu, bọ tuy nhỏ bé nhưng số lượng lại đông, nên chúng một khi phá hoại thì rất có hại cho chất lượng và năng suất cây trồng. Trong bài này Lợi Dân sẽ điểm mặt chỉ tên 11 loại côn trùng có hại thường thấy trên cây trồng và cách ngăn chặn chúng, mời quý bà con cùng theo dõi.

11 loại côn trùng có hại thường thấy trên cây trồng.

1.Sâu Bướm.

Sâu Bướm là loại côn trùng phá hoại cực kỳ đáng sợ, đáng sợ vì tốt độ phát triển của chúng rất nhanh và thức ăn của chúng cũng rất phong phú như bắp cải, cải xanh, cải xoăn, cà chua, dưa chuột, rau, củ…Khi vườn rau nhà bạn trổ hoa các loại bướm bay đến đẻ trứng trên các rau, củ. trứng sẽ nở ra ấu trùng và bắt đầu ăn, ăn và ăn. Sức ăn của chúng rất kinh khủng. Khi phát hiện có Bướm bay tới bà con cần kiểm tra vườn rau để bắt trứng của Bướm, sau đó phun thuốc trừ sâu, tốt hơn hết là trồng rau, củ trong nhà lưới sẽ ngăn chặn được bướm đẻ trứng và khỏi phải phung thuốc trừ sâu độc hại.

Hình ảnh Sâu Bướm.
Hình ảnh Sâu Bướm.

2.Con Rệp.

Rệp là loại côn trùng phá hoại có hại phổ biến nhất trong nông nghiệp, nó nhỏ nhưng bạn bè nó đông nên cũng dễ phát hiện, nó thường xuất hiện ở các loại cây cho hoa và một số cây ăn quả, con Rệp hay tấn công vào rễ, thân, lá, và quả của cây, hút nhựa và chất dinh dưỡng của cây, dẫn đến cây bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển, vàng lá và chết. Rệp còn là loài công trùng sinh sôi nảy nở nhanh nên cần thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt gấp không cho nó đẻ trứng. khi phát hiện cần phải loại bỏ nó bằng thuốc sinh học.

Hình ảnh Rệp phá hoại.
Hình ảnh Rệp phá hoại.

3.Ốc Sên và Sên.

Ốc Sên và các loại Sên là loài sâu bọ chậm chạm nhưng tốc độ phá hoại của nó lại nhanh, rất nhanh, chúng thường ăn lá và thân của các loại rau và cây thu hoạch ngắn ngày, vết cắn của Ốc Sên cũng dễ làm cây bị nhiễm bệnh. Để tiêu diệt nó cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, và dùng vỏ trứng để ngăn ốc sên tới gần cây. Nó được liệt vào là loại sâu phá hoại nghiêm trọng.

Ốc Sên.
Ốc Sên.

4.Bọ Sâu Tai.

Bọ Sâu Tai là loài côn trùng có vẻ ngoài khá đáng sợ, kích thước cũng khá lớn từ 20-25mm, có dáng thon dài, có 2 cái càng bự chà bá. Nó thường trú ẩn ở các vùng ẩm ướt, bụi rậm bụi cây. Nó ăn cả thực vật và côn trùng có lợi, vết cắn có thể làm cây bị nhiễm bệnh ảnh hưởng đến năng suất của rau, hoa. Cách tiêu diệt chúng là dùng bẫy hoặc giấy bẫy côn trùng đặt ở các gốc cây, bụi rậm.

Bọ sâu tai.
Bọ sâu tai.

5.Bọ Trĩ.

Bọ Trĩ là loài có dáng mãnh, thân dài, con trưởng thành không quá 1cm. Là loài côn trùng có hại chuyên chích hút chất dinh dưỡng và nhựa cây, không những thế trong quá trình chích, hút nó còn truyền virus vào cây làm cây nhiễm bệnh. Vì cơ thể khá nhỏ nên rất khó để nhận thấy nó, thường tấn công theo bầy và đối tượng tấn công của nó thường là cây hoa và các loại cây ăn quả như chanh dây, dưa lưới…Cách tiêu diệt dùng thuốc bảo vệ thực vật, mà tốt nhất là sử dụng lưới chông côn trùng để ngăn chặn loài bọ trĩ, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.

Bọ Trĩ.
Bọ Trĩ.

6.Nhện Đỏ.

Nhện Đỏ có kích thước nhỏ, rất nhỏ khó nhận biết được, con trưởng thành có kích thước không quá 1mm, Nhện Đỏ gây hại bằng cách hút nhựa cây, làm lá cong, vàng lá, héo và rụng. Chúng thường tụ tập đập phá theo bầy, thường được tìm thấy ở mặt dưới của lá gần gân lá chính. Mục tiêu tấn công của chúng là các loại cây ăn quả lâu năm như Sầu Riêng, Bơ,…nếu không phát hiện kịp thời cây có thể bị chết. Nhện Đỏ có thể sống và gây hại quanh năm, nhưng hoạt dộng mạnh nhất là khoảng tháng 2 tới tháng 5 khi mà mùa hạn kéo dài, để hạn chế loài côn trùng này bà con cần tưới nước thường xuyên cây trồng và tiêu diệt chúng bằng thuốc trừ sâu.

Nhện Đỏ một trong số 11 loài côn trùng hay gặp nhất trên cây.
Nhện Đỏ một trong số 11 loài côn trùng hay gặp nhất trên cây.

7.Ruồi Vàng.

Là loài côn trùng nhìn giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn, con trưởng thành có kích thước 5-7mm, hình thon dài, bay khỏe, màu nâu vàng có nhiểu vết đen, loài này thường tấn côn vào các loại cây ăn quả lâu năm như Táo, Mận, Xòa, Mít, Bưởi…chúng phá hoại trái cây bằng cách đậu vào trái chín hoặc gần chín, hút nhựa và đẻ trứng lên lớp vỏ của trái cây, trứng nở ra thành dòi, đục dần vào trong làm thúi trái dẫn đến rụng hàng loạt, ruồi vàng tuy nhỏ nhưng thường đi hội đồng nên sức tàn phá cũng nguy hiểm không kém, cách ngăn chặn là trồng cây trong nhà lưới để ngăn và sử dụng thuốc trừ sâu nếu phát hiện chúng trong vườn.

Rồi vàng là loài côn trùng phá hoại nguy hiểm cho cam.
Rồi vàng là loài côn trùng phá hoại nguy hiểm cho cam.

Tìm hiểu công dụng và lợi ích sử dụng của lưới trùm cam bảo vệ Ruồi Vàng tuyệt đối.

8.Ruồi Trắng.

Cũng giống Ruồi Vàng, Ruồi Trắng có kích thước nhỏ, là loài có cánh, trên người thường có phấn hoặc sáp nên được gọi là Ruồi Trắng, nó thường tấn công vào các loại cây có múi như Cam, Bưởi, Quýt và các loại rau quả như Tía Tô, Xà Lách, Cà Chua…thường được tìm thấy phía dưới lá nên rất khó tiêu diệt chúng, để diệt Ruồi Trắng bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và trồng cây trong lưới chống côn trùng.

Ruồi Trắng.
Ruồi Trắng.

9.Bướm Đêm.

Bướm Đêm hay còn gọi là Ngài, có hình dáng gần giống với loài Bướm thông thường, có kích thước tương đối lớn từ 35-38mm, màu vàng nâu, loài ngài rất thích mùi tinh dầu có trong Cam, nên Cam là loại quả tấn công ưa thích của Ngài, chúng thường đi chích phá vào ban đêm nên rất khó bị phát hiện, cách tiêu diệt là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xịt vào buổi tối tiêu diệt Ngài, để tránh Bướm Đêm quay lại bà con nên trùm lưới chống côn trùng cho cam.

Bướm đêm cũng là một loài côn trùng phá hoại cho Cam.
Bướm đêm cũng là một loài côn trùng phá hoại cho Cam.

10.Sâu ăn lá.

Sâu ăn lá là loài sâu bọ hây hại rất đáng gờm, vì Sâu ăn lá có màu xanh như màu lá nên rất khó phát hiện được. Đúng như cái tên gọi loại sâu này chủ yếu ăn lá của các loại cây trồng và hoa màu, vết cắn của loài sâu này cũng đễ làm cây bị nhiễm bệnh, cần phải kiểm tra thật kỹ mới có thể phát hiện được Sâu ăn lá, tiêu diệt chúng bằng cách bắt bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt sâu.

Sâu ăn lá.
Sâu ăn lá.

11.Rệp Sáp.

Rệp Sáp có hình bầu dục, thân mềm, có lớp bụi phấn bao bọc phía ngoài thân, chúng hay bu trên lá non hoặc trong kẻ của các loại trái cây, nó phá hoại cây trồng bằng cách hút nhựa cây, vết thương từ rệp sáp gây ra có thể làm cây nhiễm bệnh và tạo điều kiện cho nấm có hại xâm nhập dẫn đến cây còi cọc, thiếu dinh dưỡng và chết cây. Cách tiêu diệt là dùng bình phun áp lực để thổi sạch Rệp Sáp sau đó phung thuốc bảo vệ thực vật sao cho ướt đều cả cây lẫn lá.

Rệp sáp.
Rệp sáp.

Cách ngăn chặn sâu, bọ công trùng có hại cho cây trồng.

Sau khi biết các loại côn trùng có hại rồi, chúng ta sẽ tiếp tực tìm hiểu cách ngăn ngừa côn trùng hiệu quả, có rất nhiều biện pháp như vậy, và chúng được phân loại thành 3 nhóm chính:

Nhóm 1: các biện pháp sinh học

Các biện pháp sinh học hiệu quả để phòng chống côn trùng:

Sử dụng thiên địch:

  • Nuôi dưỡng và phát triển các loài côn trùng có ích: Ong, kiến, bọ ngựa, nhện,… là những “bảo kê” tự nhiên cho cây trồng, giúp tiêu diệt côn trùng có hại.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học: Nuôi trồng và sử dụng các vi sinh vật có ích như nấm Beauveria bassiana, Trichoderma spp… để tiêu diệt côn trùng.

Tận dụng các chế phẩm từ thực vật để chống côn trùng:

  • Sử dụng các loại cây trồng có khả năng xua đuổi côn trùng: Cây sả, húng lủi, tía tô,… có mùi hương giúp xua đuổi một số loại côn trùng gây hại.
  • Sử dụng dung dịch từ các nguyên liệu tự nhiên: Pha chế dung dịch từ tỏi, ớt, gừng,… để xịt lên cây trồng, giúp phòng trừ côn trùng hiệu quả.

Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý:

  • Thay đổi thời vụ gieo trồng: Trồng cây vào thời điểm ít bị côn trùng gây hại.
  • Luân canh cây trồng: Trồng xen canh các loại cây khác nhau để hạn chế sự phát triển của côn trùng.
  • Bón phân hợp lý: Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, tạo điều kiện cho côn trùng phát triển.

Ưu điểm của các biện pháp sinh học:

  • An toàn cho sức khỏe con người và môi trường.
  • Hiệu quả lâu dài, bền vững.
  • Dễ dàng áp dụng và ít tốn kém.
  • Góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Nhóm 2: các biện pháp vật lý

Nhóm các biện pháp vật lý chống côn trùng được cho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn nhất đối với cây trồng và người canh tác,

Ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng:

  • Sử dụng lưới chống côn trùng: trùm lưới, sử dụng lưới để ngăn chặn côn trùng tiếp xúc với cây trồng, đây là một trong những biện pháp chống côn trùng mạnh mẽ nhất, hữu hiệu nhất, và an toàn nhất. tùy theo loại côn trùng mà chọn lựa và sử dụng lưới cho phù hợp.

Bạn có thể tham khảo thêm cách chọn lưới để chống các loại côn trùng, cụ thể:

Đơn vị meshDiễn giảiKhả năng chắn được côn trùng
19 meshLược 7.5Ứng với mỗi cm có 7.5 sợi chỉ tương đương với 45 ô (mắt lưới) / cm²Chống các loại côn trùng cho vườn cây ăn trái như ruồi vàng, bướm đêm, bọ cánh cứng.
25 meshLược 10Ứng với mỗi cm có 10 sợi tương đương với 60 ô (mắt lưới) / cm²Chống các loại côn trùng nhỏ hơn như muỗi, ruồi vàng.
32 meshLược 13Ứng với mỗi cm có 13 sợi tương đương với 108 ô (mắt lưới) / cm²Chống các loại côn trùng cho vườn rau khỏi nhện, bọ phấn.
50 meshLược 18Ứng với mỗi cm có 18 sợi tương đương vớ 180 ô (mắt lưới) / cm²Chống các loại côn trùng cho vườn cà chua, dưa lưới khỏi bọ trĩ và các loại côn trùng siêu nhỏ.

Trích: Lưới chắn côn trùng

  • Sử dụng bẫy côn trùng: Sử dụng các loại giấy, keo bẫy côn trùng.

Loại bỏ môi trường sống của côn trùng:

  • Vệ sinh môi trường xung quanh: Loại bỏ cỏ dại, rác thải, vật dụng phế liệu,… là nơi trú ẩn của côn trùng.
  • Cắt tỉa cây cối: Cắt tỉa cây cối gọn gàng, tạo độ thông thoáng, hạn chế nơi ẩn náu cho côn trùng.

Ưu điểm của các biện pháp vật lý:

  • An toàn cho sức khỏe con người và môi trường.
  • Hiệu quả tức thì và dễ dàng áp dụng.
  • Không gây ô nhiễm môi trường.
  • Tiết kiệm chi phí.

Nhóm 3: các biện pháp hóa học

Các biện pháp hóa học cũng có công dụng khá mạnh mẽ, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe người canh tác và môi trường. Hãy thật cẩn trọng khi áp dụng các phương pháp chống côn trùng hóa học. Các biện pháp phổ biến có thể được sử dụng nhiều như:

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV):

  • Loại thuốc: Có nhiều loại thuốc BVTV khác nhau, được chia thành các nhóm chính như thuốc trừ sâu, thuốc trừ muỗi, thuốc diệt gián, thuốc diệt chuột,…
  • Cách sử dụng: Cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường.
  • Lưu ý: Sử dụng thuốc BVTV chỉ khi thực sự cần thiết, lựa chọn loại thuốc phù hợp với đối tượng và giai đoạn phát triển của côn trùng, tuân thủ thời gian cách ly và các biện pháp an toàn.

Sử dụng các chế phẩm hóa học khác:

  • Thuốc xịt côn trùng: Dùng để xịt trực tiếp lên côn trùng hoặc nơi trú ẩn của chúng.
  • Khói: Sử dụng hóa chất tạo thành khói để tiêu diệt côn trùng trong không gian rộng lớn.

Ưu điểm của các biện pháp hóa học:

  • Hiệu quả nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • Tiêu diệt được nhiều loại côn trùng khác nhau.
  • Dễ dàng áp dụng trên diện rộng.

Nhược điểm của các biện pháp hóa học:

  • Có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu sử dụng không đúng cách.
  • Gây ra hiện tượng kháng thuốc ở côn trùng nếu sử dụng thường xuyên.
  • Gây ô nhiễm môi trường.
  • Tiêu diệt tất cả các loại côn trùng, kể cả các loại côn trùng có lợi khác  như Bọ rùa, ong, kiến…

Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:

  • Lưới chắn côn trùng, lưới UV, lưới may
  • Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)
  • Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)
  • Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)
  • Chậu nhựa trồng cây (chậu mềm, chậu cứng, chậu lan …)
  • Khay nhựa 12 lỗ, 15 lỗ
  • Dây treo trái cây, Dây giăng giàn
  • Các sản phẩm phụ trợ khác (Ghim, Kẹp, Sàn nhựa, Giấy bẫy …)

Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân

Từ khóa » Hình ảnh Con Sâu Bơ