11 Nhóm đối Tượng được ưu Tiên Tiêm Vắc Xin COVID-19 Tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Trong hướng dẫn mới nhất về đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19, Bộ Y tế đã nới lỏng các điều kiện. Trong đó, nhóm cần trì hoãn tiêm chủng từ 5 xuống 3 nhóm đối tượng. Phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vắc xin, trừ Sputnik.
Đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 gồm những ai?
Ngày 9/2/2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký Quyết định 1210/2021 cho 11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm phòng vắc xin COVID-19 gồm:
- Nhân viên y tế;
- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên…)
- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
- Lực lượng quân đội;
- Lực lượng công an;
- Giáo viên;
- Người trên 65 tuổi;
- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước…;
- Người mắc các bệnh mãn tính;
- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài;
- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ;
Ngày 8/7/2021, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Quyết định 3355/QĐ-BYT về việc ban hành kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022. Theo đó, những đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 bao gồm:
Toàn bộ người dân có độ tuổi nằm trong nhóm chỉ định được ưu tiên tiêm vắc xin theo khuyến cáo nhà sản xuất. Trong đó, ưu tiên lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy và phát triển kinh tế. Cụ thể:
- Người làm việc trong ngành y tế (cả công lập và tư nhân), các cơ sở y tế;
- Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tình nguyện viên, phóng viên…);
- Lực lượng Quân đội;
- Lực lượng Công an;
- Nhân viên, cán bộ ngoại giao Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam;
- Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: vận tải, du lịch, hàng không; cung cấp dịch vụ điện, nước;
- Giáo viên, học sinh, sinh viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sĩ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá… thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
- Người mắc các bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi;
- Người sinh sống tại các vùng có dịch;
- Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch…), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế…cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;
- Các chức sắc, chức việc các tôn giáo; Người lao động tự do;
- Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế;
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 được thực hiện trong phạm vi toàn quốc và ưu tiên cho các tỉnh thành có dịch. Trong tỉnh, thành ưu tiên cho nhóm đối tượng ở vùng đang có dịch.
Ngày 29/7, Bộ trưởng Bộ Y tế có công văn hỏa tốc số 6118/BYT-DP (Công văn 6118) gửi Chủ tịch UBND TP.HCM về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị TP.HCM tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm vắc xin cho 3 nhóm đối tượng, bao gồm: lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền. Quyết tâm đẩy nhanh và tăng tốc độ bao phủ tiêm chủng trên địa bàn thành phố.
Ngày 21/8/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 (trừ vắc xin Sputnik V) cho nhóm đối tượng phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên và phụ nữ đang cho con bú trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Bộ Y tế đã yêu cầu căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương và khả năng cung ứng vắc xin Covid-19, xem xét ưu tiên cho nhóm đối tượng phụ nữ có thai từ 13 tuần và đang cho con bú nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho nhóm đối tượng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp tại Việt Nam.
Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho phụ nữ có thai và đang cho con bú được thực hiện theo quy định của Quyết định 3802 do Bộ Y tế ban hành ngày 10/8 như sau:
- Phụ nữ đang mang thai trên 13 tuần là đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ và thận trọng. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần cần trì hoãn tiêm chủng.
- Chống chỉ định tiêm vắc xin Sputnik V cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19 phải hỏi tuổi thai, giải thích nguy cơ, lợi ích. Chỉ nên tiêm vắc xin cho thai phụ từ trên 13 tuần tuổi khi lợi ích tiềm năng lớn hơn nguy cơ tiềm tàng cho cả mẹ và thai nhi.
- Nếu phụ nữ mang thai từ 13 tuần tuổi sau khi được giải thích đồng ý tiêm, cần được tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên vào ngày 23/01/2020, tính đến hết ngày 23/8/2021, Việt Nam ghi nhận 358.456 trường hợp mắc (trong đó có 195.174 đang điều trị, 154.612 đã điều trị khỏi và 8.666 tử vong).
Để đảm bảo miễn dịch cộng đồng, Việt Nam hướng đến mục tiêu 80% dân số được tiêm phòng vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, với nguồn cung ứng vắc xin hiện nay, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2022 như sau: Bảo đảm khoảng 20% dân số cả nước được tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi có đủ nguồn vắc xin; 95% đối tượng nguy cơ được tiêm phòng; tiếp nhận, cung ứng kịp thời và tiêm vắc xin cho các đối tượng theo tình hình dịch; đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống dịch COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, để đảm bảo tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trong năm 2021, Việt Nam cần 150 triệu liều. Bộ Y tế đã tiến hành đàm phán với COVAX facility cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm 2021; Công ty AstraZeneca cũng đã cam kết cung cấp 30 triệu liều.
“Vậy, chúng ta có tổng số 120 triệu liều vắc xin trong năm 2021. Bộ đang tích cực đàm phán với một số nước và công ty khác để có thể nhập thêm vắc xin. Tinh thần chung là thực hiện quyết liệt theo chỉ đạo để đảm bảo vắc xin cho người dân, đảm bảo được tính hiệu quả trong phòng chống dịch”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
VIỆC SỬ DỤNG VẮC XIN SẼ TUÂN THỦ THEO KHUYẾN CÁO CỦA WHO, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN, ƯU TIÊN KHU VỰC CÓ DỊCH VÀ CÓ NGUY CƠ CAO. VỀ VẤN ĐỀ NÀY, BỘ Y TẾ ĐÃ CÓ BÁO CÁO GỬI CHÍNH PHỦ.
Bộ Y tế cũng cho biết thêm chỉ chọn mua các vắc xin COVID-19 an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế (WHO) thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA) và có giá phù hợp. Vắc xin phòng COVID-19 do COVAX Facility hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu. Vắc xin sẽ được nhập khẩu qua cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài hoặc Hồ Chí Minh và được thông quan ngay lập tức sau khi vắc xin về đến cửa khẩu hàng không. Sau đó, vắc xin sẽ được chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định.
Trong kế hoạch này, Bộ Y tế cũng đã tiến hành khảo sát hệ thống kho lạnh hiện có và khẳng định có thể bảo quản cùng lúc 3 triệu liều vắc xin ở nhiệt độ âm sâu (-70°C); 1,8 triệu liều ở nhiệt độ -25 đến -15°C và hàng chục triệu liều ở nhiệt độ 2-8°C. Hiện Hệ thống TCMR của Việt Nam vẫn chưa được đầu tư trang thiết bị để thỏa mãn điều kiện bảo quản vắc xin ở nhiệt độ âm sâu. Trong hệ thống Tiêm chủng dịch vụ có 3 kho lạnh âm sâu -86°C với 30 tủ âm sâu và hệ thống vận chuyển chuyên dụng của Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam có thể đáp ứng được điều kiện bảo quản này.
Hệ thống tiêm chủng VNVC có kho bảo quản vắc xin âm sâu (-40°C đến -86°C), với công suất có thể bảo quản 3 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trong cùng một thời điểm. Ba kho lạnh âm sâu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng được Bộ Y tế cấp chứng nhận vào ngày 7/1/2021 cho việc bảo quản vắc xin và sinh phẩm ở nhiệt độ -80°C đến -46°C; tại mỗi kho lạnh âm sâu đều có một kho rã đông được kiểm soát nhiệt độ luôn dưới 8°C để đảm bảo vắc xin được rã đông an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
Sở hữu năng lực vượt trội về nhiều mặt, tháng 1/2021, VNVC là đơn vị tiêm chủng dịch vụ được tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới AstraZeneca (Vương quốc Anh) lựa chọn để phân phối COVID-19 Vaccine AstraZeneca với số lượng lớn tại Việt Nam.
VNVC tự hào là đơn vị TCDV được tập đoàn AstraZeneca lựa chọn để phân phối COVID-19 Vaccine AstraZeneca
Hiện các đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 tại Việt Nam đang được tiêm loại vắc xin chất lượng cao đang được sử dụng tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, góp phần khống chế đại dịch và ổn định cuộc sống của người dân.
Từ khóa » Khi Nào Việt Nam Có Vắc Xin Covid 19
-
Lễ Phát động Chiến Dịch Tiêm Vắc Xin Phòng, Chống COVID-19 Mũi 3 ...
-
Tổng Hợp Thông Tin Về Vắc Xin COVID-19 Tại Việt Nam
-
Những điều Cần Biết Về Vắc-xin COVID-19 | UNICEF Việt Nam
-
Những Sự Thật Quan Trọng Về Vắc-xin Phòng COVID-19 Bạn Nên Biết
-
Khi Nào Người Dân được đăng Ký Tiêm Vắc Xin COVID-19?
-
Vắc-xin Ngừa COVID-19 Cho Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
-
Luôn Tiêm đầy đủ Và đúng Hạn Vắc-xin Ngừa COVID-19.
-
Vắc Xin COVID-19 “made In Vietnam” đầu Tiên Dự Kiến Sẽ Có Vào ...
-
Khi Nào Việt Nam Cần Tiêm Vắc Xin COVID-19 Mũi 4, Mũi 5?
-
Các Loại Vắc Xin Covid-19 được Cấp Phép Lưu Hành Hiện Nay Tại Việt ...
-
8 Loại Vắc-xin Phòng COVID-19 đã được Cấp Phép Tại Việt Nam
-
Nước Pháp Tặng 670 080 Liều Vắc-xin AstraZeneca Cho Việt Nam
-
Hướng Dẫn Tải Chứng Nhận Tiêm Vắc Xin Covid-19 (Thẻ Xanh)
-
Vắc Xin Covid-19 Nội: Nanocovax Và Covivac Bây Giờ Ra Sao?