11 Tác Dụng Của Cây Mào Gà Chữa Bách Bệnh, Số 9 Hiệu Quả Nhất

Mào gà đỏ có tên khoa học là Celosia cristata L., Họ Rau dền – Amaranthaceae hay mào gà đỏ còn gọi là Bông mào gà đỏ, Kê quan hoa, Kê đầu, Kê quan.

>> Tham khảo một Cách chữa bệnh đau lưng không dùng thuốc

>> Bài thuốc nam bí truyền chữa dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ

>> MỔ không phải là phương pháp tốt nhất chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Đặc điểm thực vật, phân bố của Mào gà đỏ: Mào gà đỏ là loại cỏ sống lâu năm, thân cứng, có cành nhẵn. Lá có cuống, phiến lá nguyên hình trứng, đầu lá nhọn. Hoa đỏ, vàng hoặc trắng, cuống rất ngắn, mọc thành bông gần như không cuống, hình vại với mép loe ra nhăn nheo. Quả hình trứng hay hình cầu chứa 8 – 10 hạt đen bóng. Cây được trồng khắp nơi để làm cảnh.

Cách trồng Mào gà đỏ: Trồng Mào gà đỏ bằng hạt.

Bộ phận dùng, chế biến của Mào gà đỏ:

+ Hoa và hat Mào gà đỏ: Có thể dùng khô hay tươi để làm thuốc sắc hay tán bột chế thành viên để dùng.

Công dụng, chủ trị Mào gà đỏ:

+ Hoa Mào gà có vị ngọt, mát, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, chữa lỵ ra máu, trĩ chảy máu, chữa rắn độc cắn.

+ Chữa sa trực tràng (lòi rom), Trĩ hậu môn, ỉa ra máu: Sắc cả hoa và hạt với liều 15g với 3 bát nước, lấy 1 bát uống nguội, uống 3 lần/ngày, hoặc phơi khô, tán thành bột, làm viên nhỏ như hạt đậu, uống nhiều lần thành đợt điều trị.

+ Rắn độc cắn: Dùng 4 – 12g, dạng sắc hoặc giã nhỏ vắt nước uống. Chữa dạ dày, ruột chảy máu…: dùng 10g hoa Mào gà khô (25 – 30g tươi) sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần 1 – 2g. Nhai 10 hạt, nuốt nước, bã đắp chỗ rắn cắn.

Xem thêm: bài viết về thoát vị đĩa đệm

Liều dùng Mào gà đỏ: Hoa và hạt Mào gà đỏ sắc uống 8 – 15g/ ngày.

Chú ý:

+ Người béo mập quá mức, bệnh u cục không dùng.

+ Còn có loại Mào gà trắng, hoa màu trắng hoặc phớt hồng, hạt được gọi là Thanh tương tử có tác dụng như hạt của hoa Mào gà đỏ, có tác dụng chữa đau mắt sưng đỏ do can hỏa.

Mời quí độc giả tìm đọc bài thuốc nam điều trị thoái hóa triệt để từ thảo dược.

Từ khóa » Công Thức Hoa Của Cây Mào Gà Trắng