11 Tín Hiệu Báo Thai – Cách Nhận Biết Mang Thai Sớm Nhất
Có thể bạn quan tâm
Cách nhận biết mang thai chính xác nhất là sử dụng que thử thai và chẩn đoán tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, khi xuất hiện những tín hiệu như: chậm kinh nguyệt, xuất hiện dịch âm đạo bất thường hay căng tức vùng ngực,.. bạn cũng nên nghĩ về việc mình đang mang thai.
Menu xem nhanh:
- 1. Cách nhận biết mang thai sớm – Khi nào thì thụ thai thành công?
- 2. 11 cách nhận biết mang thai sớm từ chuyên gia
- 2.1 Chậm kinh nguyệt – Dấu hiệu nhận biết mang thai dễ nhất
- 2.2 Đau quặn từng cơn, ra máu bất thường ở âm đạo
- 2.3 Căng tức bùng bầu ngực
- 2.4 Đi tiểu nhiều, có cảm giác đau rát nhẹ
- 2.5 Buồn vui thất thường, dễ xúc động
- 2.6 Cách nhận biết mang thai: Thường xuyên táo bón
- 2.7 Buồn nôn, ốm nghén
- 2.8 Đau lưng – Cách nhận biết mang thai dễ bị bỏ qua
- 2.9 Dấu hiệu đậu thai: Tăng nhịp tim, bỗng nhiên khó thở, hụt hơi.
- 2.10 Chóng mặt, huyết áp giảm
- 2.11 Phụ nữ có thai thường nhạy cảm với mùi vị
1. Cách nhận biết mang thai sớm – Khi nào thì thụ thai thành công?
Nếu vợ chồng bạn đã trải qua việc khám sức khỏe tiền hôn nhân và mọi thứ đều bình thường, việc quan hệ thường xuyên và không sử dụng biện pháp phòng tránh sẽ gia tăng khả năng thụ thai.
Trong chu kỳ mỗi tháng, buồng trứng của phụ nữ sẽ rung 1-3 trừng. Nếu vợ chồng có quan hệ từ 1-2 ngày sau rụng trứng, tinh trùng sẽ có xác suất được thụ tinh cao hơn. Tinh trùng và trứng kết hợp tạo thành phôi nang, phôi này sẽ di chuyển về tử cung là làm tổ tại đó, hình thành phôi thai. Vào thời điểm này, cơ thể phụ nữ bắt đầu thay đổi và xuất hiện những dấu hiệu mang thai đầu tiên.
2. 11 cách nhận biết mang thai sớm từ chuyên gia
Những dấu hiệu báo thai có thể xuất hiện ở những thời điểm khác nhau với từng trường hợp. Một số triệu chứng có thể không xảy ra ở một số người, tùy vào thể chất và thể trạng tâm lý. Trong những tuần mang thai đầu tiên, bạn có thể gặp những dấu hiệu sau.
2.1 Chậm kinh nguyệt – Dấu hiệu nhận biết mang thai dễ nhất
Trong quá trình mang thai, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện. Khi quá trình thụ thai hoàn tất, cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh ra Hormone hCG giúp duy trì thai kỳ và làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng.
Que thử thai có thể phát hiện ra lượng hCG trong nước tiểu ngay sau 5-7 ngày trễ kinh. Nếu kết quả là dương tính, bạn hãy đi khám để xác định chính xác liệu bạn có mang thai hay không để được tư vấn cách chăm sóc thai kỳ.
2.2 Đau quặn từng cơn, ra máu bất thường ở âm đạo
Máu bất thường ở âm đạo có thể xuất hiện ở tuần thứ 4 mang thai của phụ nữ. Trong thời gian này, phôi nang làm tổ ở lớp nội mạc tử cung, xảy ra hiện tượng xuất huyết hay còn gọi là máu báo thai. Máu này rất dễ bị nhầm với máu kinh nguyệt, các bạn nên lưu ý phân biệt ở những điểm sau:
-Cảm quan màu sắc: Máu báo thai không có màu đỏ tươi như máu kinh mà thường nhạt màu hơn, hoặc ngả nâu nhạt/
-Lượng máu: Máu báo thai không ra nhiều như máu kinh, rỉ trên quần một lượng nhỏ và kéo dài khoảng 2-3 ngày.
-Ảnh hưởng: Quá trình ra máu báo thai có thể kèm theo những cơn đau quặn vùng bụng dưới và quanh xương chậu. Nhìn chung cơn đau này không quá nguy hiểm.
2.3 Căng tức bùng bầu ngực
Sự thay đổi nội tiết trong cơ thể phụ nữ khi thụ thai có thể làm bơm máu mạnh đến các mạch máu vùng bầu ngực. Cảm giác căng tức ở phần bầu ngực hay thậm chí là đậm màu hơn ở phần núm vú có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai. Không cần quá lo lắng về tình trạng này, bạn có thể chườm khăn ấm và massage nhẹ để các cơn đau dịu lại.
2.4 Đi tiểu nhiều, có cảm giác đau rát nhẹ
Bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 trong thai kỳ, sự thay đổi về hormone trong cơ thể có thể kéo theo việc cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn. Một số phụ nữ chia sẻ họ gặp tình trạng nóng rát hoặc đau nhẹ khi đi tiểu, trong trường hợp đó, bạn nên đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đảm bảo rằng bạn không bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
2.5 Buồn vui thất thường, dễ xúc động
Cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi khi mang thai, lượng hormone estrogen và progesterone dễ dẫn đến sự thay đổi cảm xúc thấy thường. Nhiều phụ nữ chia sẻ, họ cảm thấy dễ buồn, xúc động hoặc tủi thân trong khi mang thai. Đây là điều mà người thân thai phụ nên đặc biệt quan tâm, thời gian mang thai là lúc phụ nữ cần sự chăm sóc và quan tâm nhiều nhất.
2.6 Cách nhận biết mang thai: Thường xuyên táo bón
Việc biến đổi nội tiết trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai. Quá trình tiêu hóa diễn ra phức tạp hơn, đồng thời phụ nữ dễ bị cảm giác khó chịu với các loại rau xanh dẫn đến tình trang táo bón. Để khắc phục điều này, bạn có thể bổ sung các loại vitamin tổng hợp hoặc kết hợp tập thể dục tại nhà để cải thiện hệ tiêu hóa.
2.7 Buồn nôn, ốm nghén
Ốm nghén là dấu hiệu khá rõ của việc mang thai. Cơ thể bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hơn và các cơn buồn nôn xuất hiện dày đặc.
Việc ốm nghén có thể sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của bạn nhưng không gây nguy hiểm cho bào thai. Hiện tượng buồn nôn thông thường sẽ giảm bớt khi bước vào tuần 18-20 của thai kỳ.
2.8 Đau lưng – Cách nhận biết mang thai dễ bị bỏ qua
Khi mang thai, mọi cơ quan trong cơ thể đều “điều tiết” để kịp thích nghi với gia đoạn mới. Các dây chằng ở vùng lưng dần phải chịu áp lực từ việc mang thai, tự động “nới” ra, có thể gây nên tình trạng đau lưng kéo dài.
2.9 Dấu hiệu đậu thai: Tăng nhịp tim, bỗng nhiên khó thở, hụt hơi.
Khi thai khi được 8 tuần tuổi, các dấu hiệu về sức khỏe có thể xuất hiện dày đặc hơn. Tim của bạn có thể đập rất nhanh, gây ra hiện tượng hồi hộp, lo âu. Bên cạnh đó, niêm mạc tử cung dày lên tạo điều kiện cho phôi thai làm tổ cũng là nguyên nhân khiến bạn bị khó thở hoặc hụt hơi trong khoảng thời gian đầu mang thai.
2.10 Chóng mặt, huyết áp giảm
Các mạch máu của giãn ra trong quá trình mang thai có thể gây nên hiện tượng giảm huyết áp bất thường ở phụ nữ mang thai. Đây cũng là một chỉ số cần được bác sĩ theo dõi trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe ổn định cho mẹ bầu.
Việc giảm huyết áp cũng gây nên tình trang chóng mặt, choáng váng nhẹ khi đứng lên ngồi xuống bất ngờ. Khi mang thai, phụ nữ nên chú ý bổ sung các sản phẩm giàu sắt, ăn đúng và đủ bữa để giữ sự cân bằng cơ cơ thể.
2.11 Phụ nữ có thai thường nhạy cảm với mùi vị
Nếu bạn vốn là người dễ chịu với các loại hương vị, bỗng cảm thấy khó chịu với một mùi thức ăn xào nấu hay nước hoa quen thuộc, nhiều khả năng bạn đang mang thai. Nồng độ estrogen tăng lên cao trong 3 tháng đầu khi mang thai có thể làm khứu giác của phụ nữ trở nên đặc biệt nhạy cảm. Đây cũng là nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn thường gặp ở mẹ bầu.
Trên đây là 11 tín hiệu báo thai sớm nhất ở phụ nữ. Để có kết quả chính xác nhất, chị em nên tới bệnh viện uy tín để được siêu âm và tư vấn, chăm sóc trong suốt thai kỳ.
Từ khóa » Cách để Nhận Biết Khi Có Thai
-
Các Dấu Hiệu Có Thai Bạn Có Thể Tự Nhận Biết | Vinmec
-
21 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Sớm Sau 1 Tuần đầu Quan Hệ Cần Biết
-
30 Cách Nhận Biết Sớm Dấu Hiệu Có Thai Tuần đầu Tiên - DoctorTuan
-
20 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) CHUẨN XÁC Chỉ Sau 1 Tuần Quan Hệ
-
Dấu Hiệu Mang Thai Tuần đầu Sau Khi Quan Hệ Chính Xác Nhất
-
6 Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Mẹ Nào Cũng Nên Biết
-
30 Dấu Hiệu Có Thai Sớm Và Chuẩn Xác Nhất - MarryBaby
-
23 Dấu Hiệu Có Thai Sớm Dễ Dàng Nhận Biết - Monkey
-
25 Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Nhất, Chỉ Sau 5 Ngày Quan Hệ Tình Dục ...
-
Biểu Hiện Khi Mang Thai Chị Em Cần Biết
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Mang Thai Sớm
-
10 Mẹo Nhận Biết Dấu Hiệu Có Thai Sau Một Tuần Cho Các Bạn Gái
-
Dấu Hiệu Mang Thai: Những Dấu Hiệu để Nhận Biết Rằng Bạn đã Có Thai
-
18+ Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Và Cách Nhận Biết Có Thai Từ Tuần ...