11 Vị Trí đặt Cây Cảnh Trong Nhà Tốt Cho Phong Thủy

Ngôi nhà là nơi mà mọi người thường tìm lại cảm giác yên bình, an toàn và thư thái, thoải mái sau những giờ làm việc vất vả, căng thẳng. Vì vậy mà khi thiết kế nhà, gia chủ cần lưu ý tới việc đưa hoa cây cảnh vào không gian nội thất để tăng hiệu quả thẩm mỹ, góp phần thanh lọc không khí và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, điều đó có lợi cho sức khỏe và tinh thần của ngay những người sinh sống trong không gian nội thất đó. Tùy vào vị trí đặt cây cảnh trong nhà sẽ có những loại cây nên trồng và không nên trồng vì vậy bạn cần tìm hiểu kĩ trước khi đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết các giá trị của cây cũng như phong thủy cây cảnh để có thể bài trí hợp lý và khoa học những chậu hoa cây cảnh trong nhà để phát huy hiệu quả nhất tác dụng của chúng. Có những vị trí gia chủ có thể bài trí hoa cây cảnh theo cảm quan, nhưng cũng có những vị trí bắt buộc phải lựa chọn thật cẩn thận cả chủng loại, màu sắc, kích cỡ… những chậu cây cảnh để tránh gây tác dụng ngược. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ đề xuất một số vị trí và loại cây cảnh thích hợp để bài trí trong gia đình.

1. Cổng chính

Cửa chính của ngôi nhà là bộ mặt thể hiện phong cách, cá tính của gia chủ, đồng thời đây cũng là nơi đón những dòng năng lượng chính của ngôi nhà. Vì thế, lựa chọn cây cảnh để bài trí ở công chính cần có cân nhắc và tìm hiểu cẩn thận, tránh tạo điều kiện đưa những dòng năng lượng xấu vào không gia trong nhà.

Nếu cửa làm bằng gỗ, gia chủ nên chọn những loại cây cảnh thân cột lớn, thẳng hình trụ đặt ở hai bên để tạo nên sự cân bằng và tăng cường yếu tố Mộc, bởi Mộc tượng trưng cho mùa Xuân, sự tăng trưởng phát triển. Năng lượng của Mộc có tính sinh sôi này nở, nuôi dưỡng và mềm dẻo, vì vậy sẽ làm sống động và tạo sự thu hút cho ngôi nhà.

Nếu cửa làm bằng kim loại, gia chủ nên chọn những loại cây cảnh thân mềm dẻo, lá nhỏ và xum xuê tượng trưng cho hành Thủy, bơi khi cửa làm bằng kim loại thỉ yếu tố Kim sẽ lấn át, mà hành Kim thì tượng trưng cho mùa Thu và sức mạnh. Tuy nhiên, nếu Kim quá nhiều thì có thể là sụ hủy hoại và phiền muộn. Vì vậy cần bổ xung hành Thủy để tạo nên sự cân bằng và điều hòa để đón nhận những dòng năng lượng tích cực cho ngôi nhà.

vị trí đặt cây cảnh trong nhà

2. Lối vào nhà

Bạn có thể trồng cây kiểng nhỏ dọc theo lối dẫn vào nhà hoặc đơn giản là đặt hai chậu cây ở hai bên cửa. Những loại cây thích hợp nhất để trồng ở khu vực này là cây tre, trúc, chanh, táo… Hướng Nam là hướng đặc biệt thích hợp để trồng cây.

Yếu tố Mộc nên được cân nhắc cẩn thận: Tuyệt đối không trồng cây lớn có tán rộng; trồng quá nhiều hay chỉ đơn độc mộc cây cũng không ổn; không đặt cây ở hướng Tây, Tây Nam và tránh xa các loại cây như cây dâu, cây dương, cây liễu, cây bách, cây đa cũng như các loại cây có tính âm…Với vai trò là điểm khởi đầu, cửa chính luôn là khu vực trọng yếu mà bất cứ ai cũng nên lưu tâm vì nó đại biểu cho diện mạo của căn nhà. Đây là nơi bạn đón khách, là nơi đón gió lùa và cả những điều tốt đẹp đến với gia đình bạn nhưng lại là vị trí đặt cây cảnh trong nhà thường bị gia chủ lãng quên.

3. Phòng khách

Phòng khách là nơi thể hiện gần như toàn bộ diện mạo và thẩm mỹ của ngôi nhà và phong cách, lối sống của gia chủ, là vị trí thu hút tài lộc, chính vì vậy rất thích hợp với nhiều loại cây kiểng khác nhau. Đặc biệt, vì yếu tố tiền tài được chú trọng ở phòng khách nên các loại cây cảnh để bàn có tên may mắn như cây kim ngân, cây phú quý, phát lộc hoa, cây ngọc bích, cây kim tiền, cây thường xuân… rất được ưa chuộng. Chưa kể, bạn còn phải gây ấn tượng với các vị khách của mình và tạo được bầu không khí tươi mới, dễ chịu tại đây.

vị trí đặt cây cảnh trong nhà - phòng khách

Theo phong thuỷ, các góc cạnh là những yếu tiêu cực đối với không gian sống. Vì thế, bạn nên đặt cây kiểng ở các góc phòng, nhất là các cây có lá tròn vì chúng sẽ giúp luồng năng lượng tích cực lưu thông trong phòng và khắp căn nhà dễ dàng hơn.

Những hướng cần tránh khi đặt cây kiểng ở phòng khách là Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Về vị trí, đừng nên đặt cây chắn lối đi hoặc dưới máy lạnh. Tốt nhất là cây kiểng nên trưng ở trên bàn, kệ ti vi hoặc tủ kệ.

Giả như bạn không muốn trồng cây trong nhà thì có thể lợi dụng gương hoặc cửa kính để phản chiếu khoảng xanh bên ngoài nhà, hay thậm chí là treo tranh ảnh về cây cối.

Vấn đề là bài trí thế nào thì được coi là đẹp và hợp lý. Đẹp ở đây chính là sự hài hòa về màu sắc, hài hòa về bố cục và đáp ứng được thẩm mỹ cá nhân của gia chủ. Còn hợp lý nghĩ là việc bài trí phải phát huy được hiệu quả nhất tác dụng của hoa cây cảnh và thỏa mãn một số yêu cầu về phong thủy cây cảnh cho nhà ở.

4. Phòng làm việc – phòng đọc sách

Đối với những ai có phòng làm việc hoặc phòng đọc sách tại nhà, việc tận dụng phong thuỷ bằng cây kiểng cũng mang lại những lợi ích không ngờ. Tuy nhiên, đừng nên đặt quá nhiều cây tại khu vực này. Tốt nhất là nên chọn những loại cây cảnh để bàn nhỏ như bonsai hoặc cây phát lộc. Nếu đủ rộng, bạn có thể trồng cây bonsai và hòn non bộ cỡ nhỏ hay thậm chí là bể cá có cây thuỷ sinh để tạo cảnh giả trong phòng, giúp cân bằng được trạng thái an tĩnh và sự bình yên khi học tập, làm việc tại đây.

Hoa cũng là một sự lựa chọn phổ biến vì nó sẽ giúp căn phòng bớt nhàm chán, nặng nề. Tuy nhiên, đừng nên chọn loại hoa có màu sắc quá sặc sỡ hoặc thơm nồng để tránh gây mất tập trung. Cây trúc là cây cảnh để bàn cỡ nhỏ cũng là sự lựa chọn không tồi vì nó có thể mang lại may mắn cho căn phòng.

Phòng đọc sách là nơi cần sự yên tĩnh gần như tuyệt đối, vì vậy nên chọn những chậu cây cảnh lá to, thân cứng cáp và màu sắc nhã nhặn. Tuyệt đối không chọn cây thân nhỏ dễ lay động, lá hay bị đung đưa, như vậy sẽ tạo cảm giác thiếu tập trung khi ngồi làm việc hay đọc sách.

5. Phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi rất quan trọng trong việc phục hồi lại thể trạng sau một ngày dài làm việc, không những thế đây còn là nơi tạo cảm giác yêu thương, chia sẻ cho vợ chồng. Vì vậy, hoa cây cảnh bài trí trong phòng ngủ cần đạt những tiêu chí nhất định như: tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng; màu sắc gợi nên một chút riêng tư, thầm kín, gợi cảm; đặc biệt là cây không gây hại cho sức khỏe; mùi hương không quá đậm mà chỉ nhẹ nhàng hấp dẫn.

Theo tạp chí không gian sống, đặt cây xanh trong phòng ngủ là có hại cho sức khoẻ vì chúng sẽ thải khí carbonic về đêm, gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người. Vì thế, bạn không nên đặt cây trong phòng ngủ để ở ngay đầu giường hoặc quá chật hẹp. Tốt nhất là nên chọn những loại cây cảnh để bàn nhỏ, không cần tưới nước thường xuyên hoặc đơn giản là hoa kiểng để căn phòng thêm bừng sức sống.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là cấm tiệt việc trồng cây ở phòng ngủ. Nếu bạn có mệnh Hoả hoặc Mộc thì việc trồng cây to trong phòng ngủ sẽ thuận lợi hơn những người có mệnh Thuỷ và Thổ.

vị trí đặt cây cảnh trong nhà - phòng- ngủ

Vì có thuộc tính âm nên phòng ngủ không được đặt cây to, xù xì và sậm màu – dễ dàng gây ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của con người. Những loại cây khuyên dùng tại khu vực này các cây cảnh để bàn hút khí độc như cây lưỡi hổ, nha đam, ngũ gia bì…và hoàng kim cát, lan quân tử, văn trúc… Bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết 11 loại cây trồng trong phòng ngủ giúp cải thiện giấc ngủ và sức khỏe.

6. Phòng ăn

Phòng ăn lầ nơi đoàn tụ của các thành viên trong gia đình, hơn nữa đây còn là nơi mà những câu chuyện, những chia sẻ của các thành viên được giãi bày. Vì vậy, những loại hoa cây cảnh bài trí ở đây cần tạo được cảm giác ấm cúng, gần gũi, thoải mái và vui vẻ.

Khi trang trí hoa cây cảnh trong nhà ở phòng ăn nên lưu ý đến tình trạng sinh trưởng, hình dáng, màu sắc của hoa cây cảnh, như thế mới không gây trở ngại cho người ngồi đối diện trò chuyện giao lưu. Trong phòng ăn tránh để các loại cây có mùi hương quá đậm đà.

7. Nhà bếp

Thường thì nhà bếp là nơi mà các nữ gia chủ có mặt thường xuyên nhất, không khí trong nhà bếp khá ngột ngạt và nhiều loại mùi hương của thực phẩn, hơn nữa những đồ dùng trong bếp thường lỉnh kỉnh và lặt vặt dễ tạo cảm giác bối rối. Do đó, khi chọn hoa cây cảnh bài trí nơi đây cần chọn những loại có tác dụng hút mùi cao, lá to và thân cột vững chắc. Điều này sẽ làm cho không khí được thoáng mát, khử bớt mùi thức ăn và tạo cảm giác cân bằng với sự lỉnh kỉnh của đồ vật trong bếp. Màu sắc của cây cũng khá quan trọng, phải tạo được sự tập trung và điềm tĩnh cho người làm bếp để nấu ra những bữa ăn ngon.

Các loại cây thảo mộc có mùi hương dễ chịu như lavender, cây hương thảo, hoa phong tử… hay các cây gia vị như bạc hà, húng quế có tác dụng làm trong lành bầu không khí trong bếp vốn dễ bị ám mùi thức ăn. Ngoài việc khử mùi, trong cây trong nhà bếp còn mang lại rất mhiều ưu điểm, bạn có thể tham khảo thêm một số loại cây trong bài viết Top 15 cây nên trồng trong nhà bếp, khử mùi cực tốt.

Với tính chất đặc trưng thiên về yếu tố Hoả trong ngũ hành, nhà bếp không phải là một nơi lý tưởng để bạn trồng cây, nhưng để thanh lọc không khí cùng tạo một không gian sống động trong phòng bếp là điều hoàn toàn hợp lý. Bạn có thể đặt những chậu cây cảnh để bàn nhỏ tại khu vực bồn rửa, với thuộc tính hệ Thủy cây sẽ phát triển rất tốt và đem lại nguồn sống trong căn bếp của bạn.

vị trí đặt cây cảnh trong nhà - phòng bếp

Ngoài ra, cũng xin lưu ý rằng nếu bếp nằm ở hướng Đông thì nên kiêng kị trồng cây cảnh. Trồng một chậu cây phất dụ nhỏ ở hướng Đông hoặc Đông Nam có thể đem may mắn lại cho gia chủ.

8. Phòng tắm

Nhà tắm là nơi hoàn toàn cá nhân, vì vậy nên chọn những chậu hoa cây cảnh nhỏ và phù hợp với cá tính riêng của gia chủ. Nếu là nhà tắm chung cho không gian lớn của ngôi nhà thì nên chọn những loại cây thân cọc không quá lớn để tạo cảm giác an toàn và riêng tư. Đặc biệt lưu ý, những loại hoa cây cảnh bài trí trong phòng tắm cần phải là cây có sức sống và chịu cớm nắng tốt.

Bạn chỉ cần lưu ý rằng các loại cây lớn, xum xuê không thích hợp với khu vực này vì dễ tạo môi trường cho vi khuẩn và muỗi sinh sản. Dù đặt cây xanh trong phòng tắm không quá phổ biến nhưng không gì là không thể!

Bạn chỉ cần đặt vài chậu cây cảnh để bàn nhỏ hay bình hoa để gợi sắc thái tươi mới. Nếu diện tích cho phép, bạn vẫn có thể trang hoàng phòng tắm với các loại cây lớn để tạo cảm giác về với thiên nhiên.

9. Cầu thang – giếng trời

Cầu thang hay chân cầu thang, giếng trời thường là yếu điểm trong phong thủy nhà ở thường thì gia chủ bố trí tiểu cảnh để khắc phục. Tuy nhiên, với một số ngôi nhà không làm được điều này thì hoàn toàn có thể dùng hoa cây cảnh để khắc phục nhược điểm đo. Nên lựa chọn những loại cây cảnh thân trụ to, nhiều lá đặt ở chân cầu thang để tạo cảm giác an toàn và che đi góc khuất của cầu thang. Trên bậc lên xuống thì nên bài trí những chậu cây cảnh nhỏ, lá và thân mềm để tạo cảm giác uyển chuyển cho lối đi.

10. Hành lang

Hành lang thông giữa các không gian trong ngôi nhà cũng là nơi lưu thông chính của những dòng khí, dòng năng lượng trong không gian nội thất. Gia chủ nên chọn những loại cây mang tác dụng lưu thông không khí tốt, màu sắc không quá rực rỡ. Nếu là hành lang nhỏ thì nên chọn cây thẳng, thân trụ nhỏ đê tạo cảm giác rộng cho lối đi. Nếu là hành lang rộng thì chọn cây có nhiều lá xum xuê, thân mềm mại để lưu thông các dòng khí tuần hoàn hơn.

11. Ban công, cửa sổ

Ban công hay cửa sổ cũng là nơi đón các dòng khí, dòng năng lượng và không gian nội thất. Nếu là ban công thì nên chọn những loại cây thân gôc to vững chắc và mang ý nghĩa tài lộc, bên cạnh đó cũng nên trang trí thêm một số chậu hoa nhỏ treo hay đặt song song với tường để tăng thêm sự hài hòa cho không gian thẩm mỹ. Nếu là cửa sổ thì nên bài trí những chậu hoa nhỏ xinh, nhiều màu sắc và tươi tốt để tăng thêm thẩm mỹ và vượng khí cho ngôi nhà.

cây trồng ban công

Mục lục

  • 1. Cổng chính
  • 2. Lối vào nhà
  • 3. Phòng khách
  • 4. Phòng làm việc – phòng đọc sách
  • 5. Phòng ngủ
  • 6. Phòng ăn
  • 7. Nhà bếp
  • 8. Phòng tắm
  • 9. Cầu thang – giếng trời
  • 10. Hành lang
  • 11. Ban công, cửa sổ

Từ khóa » Các Mẫu Cây Cảnh Trong Nhà đẹp