12 Cách Giảm đau Khi Niềng Răng Mà Bạn Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Niềng răng chắc chắn sẽ mang lại cảm giác khó chịu, đau nhức trong thời gian đầu vì răng phải làm quen với lực siết từ khí cụ niềng. Bạn có thể thực hiện các cách giảm đau khi niềng răng để cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình chỉnh nha.
Niềng răng xong bị đau và ê buốt có sao không?
Niềng răng xong bị đau và ê buốt là tình trạng rất dễ gặp ở người mới bắt đầu đeo khí cụ niềng trong tuần đầu tiên. Nguyên nhân là bởi răng của chúng ta trước đó đang ở trạng thái tự do, cơ thể của chúng ta cũng đã quen thuộc với trạng thái này. Vì vậy, khi niềng, hàm răng sẽ phải chịu một lực tác động từ mắc cài, thời gian đầu chưa thể quen với lực siết này. Do vậy phát sinh cảm giác ê buốt, đau nhức.
Tuy nhiên cảm giác này sẽ không tồn tại lâu, chỉ sau một thời gian ngắn là biến mất vì cơ thể của chúng ta sẽ dần thích ứng với mắc cài. Dù vậy thì vẫn có một số trường hợp bị đau nhức kéo dài, cần được thăm khám nha khoa chuyên nghiệp.
Cách giảm đau sau khi niềng răng nhanh chóng và hiệu quả nhất
Việc đau nhức sau khi niềng răng là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên nếu áp dụng một số phương pháp giảm đau tại nhà thì chúng ta có thể giảm thiểu cảm giác khó chịu này.
1. Giảm đau bằng cách chườm nóng
Túi chườm nóng có thể giảm đau một cách hiệu quả. Bạn có thể mua túi chườm nóng, miếng chườm nóng bán sẵn tại các hiệu thuốc. Đơn giản hơn thì bạn chỉ cần tẩm một chiếc khăn với nước nóng. Sau đó bạn đắp miếng chườm hoặc khăn nóng lên các vùng má để giảm thiểu đau nhức.
2. Nhẫn răng lạnh
Nhẫn răng thường được dùng cho trẻ sơ sinh nhưng người niềng răng vẫn có thể sử dụng công cụ này để hỗ trợ giảm đau khi đeo niềng răng. Bạn hãy để nhẫn răng vào tủ đông, sau đó đặt nhẫn răng lạnh vào miệng và nhai nhẹ nhàng. Lúc này nhẫn răng lạnh sẽ di chuyển linh hoạt quanh vùng miệng, nhờ đó mà các cơn đau nhức, khó chịu sẽ dần dần giảm xuống.
3. Ăn đồ mềm, ăn miếng nhỏ và nhai chậm
Trong thời gian niềng, răng của chúng ta do phải chịu lực siết nên sẽ nhạy cảm hơn. Vì vậy nếu bạn nhai đồ cứng thì hàm răng sẽ vô cùng đau nhức. Thậm chí, việc ăn đồ quá cứng còn có thể khiến vị trí của răng bị sai lệch.
Do đó, bạn chỉ nên ăn các món mềm như canh, súp, rau,…Đặc biệt, bạn hãy cắt nhỏ thức ăn hoặc ăn đồ băm nhuyễn để việc nhai không tác động quá nhiều lực lên răng.
4. Vệ sinh răng miệng thật kỹ
Việc đeo khí cụ niềng sẽ khiến hoạt động vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Nếu chúng ta vệ sinh đúng cách thì nướu răng sẽ khoẻ mạnh, không bị viêm dù đeo nhiều khí cụ.
Vậy vệ sinh răng miệng như thế nào cho đúng cách? Đầu tiên là ở bước đánh răng, bạn cần chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm.
Sau đó, bạn hãy súc miệng nước ấm thường xuyên để diệt khuẩn trong khoang miệng. Đặc biệt là súc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu quá đau nhức thì hãy ngậm nước muối ấm một lúc để cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, bạn nên mát xa nhẹ nhàng vùng lợi, nhất là vùng lợi tiếp giáp răng để làm dịu cảm giác đau nhức.
5. Đeo đồ bảo hộ răng
Việc đeo đồ bảo hộ răng sẽ bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng của chúng ta khỏi tác động của mắc cài. Nếu bạn hoạt động thể thao thì nên đeo đồ bảo hộ răng để hạn chế va chạm gây tổn thương cho nướu. Bên cạnh đó, đồ bảo hộ răng còn có công dụng ngăn ngừa bung tuột mắc cài.
6. Dùng túi chườm đá
Sau mỗi lần siết răng thì bạn sẽ cảm thấy đau nhức hơn vì răng phải làm quen với lực tác động mới. Lúc này thì chườm đá là một phương pháp rất thích hợp. Bạn chỉ cần áp túi chườm lạnh lên má rồi di chuyển túi chườm xung quanh thì sẽ giảm được sưng và đau nhức cho hàm răng của bạn.
Ngoài ra bạn có thể ăn những món tráng miệng có tính mát để nướu răng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ ăn đồ mát, tuyệt đối không ăn đồ quá lạnh.
7. Súc miệng bằng nước muối
Nhiều người khi niềng răng, do phần mềm trong miệng cọ xát với mắc cài nên rất dễ gặp phải triệu chứng viêm loét, nổi nhiệt. Để giảm đau và diệt trừ vi khuẩn thì bạn hãy súc miệng với nước muối sinh lý trong vòng 60 giây. Nước muối sẽ giảm kích ứng và viêm loét đồng thời giữ khoang miệng của chúng ta sạch sẽ.
8. Bôi sáp nha khoa
Sáp nha khoa là một công cụ tuyệt vời để giảm sự cọ xát giữa các vị trí sắc nhọn của khí cụ niềng với các phần mô mềm trong miệng. Bạn hãy bôi sáp nha khoa lên các vị trí sắc nhọn này, chúng sẽ không thể gây tổn thương mô mềm trong khoang miệng được nữa.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể giảm đau tạm thời. Nếu mắc cài liên tục gây khó chịu, viêm loét thì bạn hãy tới nha sĩ để kiểm tra và khắc phục nhé!
9. Massage nướu răng của bạn
Việc massage thường xuyên cho nướu răng sẽ giúp nướu được thư giãn, đồng thời giảm đau khi niềng răng. Cách massage rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một ngón tay để xoa nướu răng thật nhẹ nhàng. Dưới tác động mềm mại của ngón tay, các mô răng sẽ được thoải mái, giảm thiểu sự đau nhức do răng bị siết.
10. Luôn giữ trạng thái tâm lý thoải mái
Bạn cần hiểu rằng việc đau nhức khi niềng răng chỉ là tạm thời và cảm giác này sẽ biến chuyển theo chiều hướng tốt đẹp. Nếu có thể vượt qua giai đoạn đau nhức thì bạn sẽ có một hàm răng khỏe đẹp, chuẩn khớp cắn. Vì vậy hãy giữ cho mình một trạng thái tâm lý thoải mái để vượt qua những trở ngại khi niềng răng nhé!
11. Sử dụng thuốc tê
Thuốc tê sẽ giúp cơn đau tạm thời thuyên giảm. Hiện nay có hai loại thuốc tê bán sẵn là dạng xịt và dạng gel bôi. Bạn có thể mua thuốc tê ở cơ sở nha khoa với mức giá dao động trong khoảng 150 ngàn đến 200 ngàn một lọ. Nếu không tiện mua ở cơ sở nha khoa thì bạn có thể đặt mua trên mạng, tuy nhiên cần lưu ý chọn shop uy tín, chất lượng.
Để sử dụng thuốc tê thì có cách như sau: Nếu bạn dùng loại gel thì hãy lấy bông tăm chấm vào thuốc tê rồi bôi trực tiếp lên vùng bị trầy xước, nổi nhiệt do niềng răng. Sau đó, để thuốc tê phát huy tác dụng thì bạn phải để vị trí bôi thuốc được khô. Bạn có thể lau bông hoặc đứng trước quạt gió để khô.
Thực tế thì hiệu quả của thuốc tê không kéo dài, sau khi thuốc tê tan hết thì cảm giác đau nhức sẽ quay trở lại. Do vậy, thuốc tê chỉ thích hợp để sử dụng trước mỗi bữa ăn nhằm giảm cảm giác khó chịu khi ăn uống.
12. Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là cách nhanh chóng để giảm thiểu sự đau nhức răng miệng do niềng. Vì là thuốc nên bạn bắt buộc phải sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động dịch chuyển của răng.
Bác sĩ thường sẽ kê cho bạn Ibuprofen hoặc viên sủi Efferalgan. Tác dụng của thuốc giảm đau rất hữu hiệu và lâu dài hơn thuốc tê. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau sau khi cấy vít, nhổ răng trong quá trình niềng răng.
Lưu ý cần uống thuốc giảm đau theo đúng liều lượng và đúng loại mà bác sĩ đã kê.
Mách bạn về chế độ ăn khi niềng răng để giảm đau
Hạn chế cắn trực tiếp bằng các răng phía trước
Với những món ăn bắt buộc cần sử dụng răng phía trước để cắn, xé thì bạn không nên để nguyên thực phẩm mà ăn. Hãy cắt nhỏ thực phẩm rồi từ từ đưa vào phần răng hàm để nhai kỹ. Việc cắt nhỏ đồ ăn sẽ giúp bạn bảo vệ các răng phía trước và hạn chế thức ăn vướng vào mắc cài.
Hãy bắt đầu bằng những đồ mềm
Khi đặt chun tách kẽ, mới gắn khí cụ niềng hoặc mới siết răng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau ê ẩm trong vài ngày đầu. Đây là điều hoàn toàn bình thường, cho thấy mắc cài đã bắt đầu làm việc.
Trong những ngày này thì bạn đừng vội ăn đồ cứng mà chỉ nên ăn các món mềm như cháo, súp, sinh tố,…
Hãy cắt thức ăn thành miếng nhỏ và nhai thật chậm
Nhiều người cho rằng để giảm đau khi niềng răng thì không được ăn thịt vì thịt dai. Thực tế bạn vẫn có thể ăn các món ăn giàu protein như bình thường.
Chỉ cần lưu ý cắt nhỏ thực phẩm, sau đó nhai thật chậm là được. Sau khi ăn thì nên đánh răng sớm để vụn thức ăn không dắt vào răng.
Tránh ăn đồ ăn cứng
Nếu ăn đồ cứng khi đeo khí cụ niềng thì gia tăng nguy cơ sang chấn bong mắc cài, uốn dây cung. Không chỉ vậy, vì răng đang trong trạng thái yếu do phải trải qua quá trình tiêu và tạo xương để dịch chuyển theo phác đồ điều trị nên nếu ăn đồ cứng trong thời điểm này thì có thể sẽ gây sang chấn mạnh tới mô nha chu quanh răng. Bên cạnh đó, các thói quen nhai đồ cứng như nhai đá, cắn móng tay, cắn bút,…cũng cần bị loại bỏ hoàn toàn.
Không ăn những đồ dính
Đồ ăn dính như kẹo dẻo, xôi nếp, kẹo cao su,…sẽ dính vào mắc cài gây cảm giác vô cùng khó chịu. Muốn chúng biến mất thì bạn sẽ phải chải răng, dùng chỉ nha khoa rất kỹ càng, mất nhiều công sức và thời gian. Vì vậy, tốt nhất là nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này.
Phát hiện và giải quyết những vết xước trong miệng
Khi đeo khí cụ niềng răng mắc cài, bạn có thể sẽ gặp phải những vết xước do bị khí cụ niềng cọ vào môi má. Điều này là hoàn toàn bình thường đối với những người đang đeo niềng. Để giảm đau do các vết xước này gây ra thì bạn hãy ngậm một ít nước mát, bôi sáp nha khoa lên các phần nhọn của khí cụ niềng.
Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế nhai vào vùng có vết xước để tránh khiến vết thương lan rộng hơn. Bạn nên súc miệng nước muối để loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm các vết thương này.
Hãy uống nhiều nước
Khi niềng răng, bạn sẽ cảm thấy miệng của mình hơi khô một chút. Nếu miệng khô thì có thể tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Để giải quyết tình trạng này thì bạn hãy uống nhiều nước. Môi trường khoang miệng đủ độ ẩm sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Chải răng sạch ngay sau khi ăn những đồ ngọt
Đồ ngọt rất dễ bám dính vào mắc cài gây nguy cơ sâu răng. Vì vậy sau khi ăn đồ ngọt bạn cần chải răng hoặc súc miệng ngay. Không chỉ đồ ăn mà ngay cả các loại đồ uống như nước giải khát, sữa tươi, nước ép cũng chứa đường, vì vậy sau khi uống các loại nước có vị ngọt bạn cũng cần vệ sinh răng miệng kỹ càng nhé.
Tham khảo thêm:
Sau khi niềng răng nên ăn gì và kiêng làm những gì?
Từ khóa » Siết Răng Bị đau
-
Siết Răng Khi Niềng Là Gì? Cách Giảm đau Khi ... - Nha Khoa BeDental
-
Quá Trình Siết Răng Khi Niềng Diễn Ra Như Nào? - Cách Giảm đau
-
Top 10 Cách Giảm đau Khi Niềng Răng Hiệu Quả Tại Nhà | Up Dental
-
Niềng Răng Bị đau: Những “cứu Cánh” để Xua Tan đau Nhức Ngay Lập ...
-
Niềng Răng đau Nhất Giai đoạn Nào? Giảm đau Khi Niềng Bằng Cách ...
-
QUÁ TRÌNH SIẾT KÉO RĂNG KHI NIỀNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?
-
Tìm Hiều Về Quá Trình Siết Răng Khi Niềng Là Gì?
-
8 Bí Quyết Giúp Giảm đau Sau Khi đeo Niềng Răng - Nhakhoathuyanh
-
6 Cách Giảm đau Răng Khi Niềng Đơn Giản & Hiệu Quả Nhất
-
Niềng Răng Bao Lâu Siết Một Lần? Bí Quyết Giảm đau Khi Siết Răng
-
Niềng Răng Bao Lâu Thì Hết đau? Hơn 1 Tháng Vẫn đau Có Sao Không?
-
Niềng Răng Có đau Không? Bí Quyết Giảm đau Khi Niềng Răng?
-
Niềng Răng Có đau Không? 5 Giai đoạn đau Nhất Và Cách Giảm đau
-
Tại Sao Tôi Lại Không Thấy đau Khi Niềng Răng? - Suckhoe123