12 Cách Làm Trong Nước Hồ Cá Ngoài Trời Có Thể Bạn Chưa Biết

Hồ cá (bể cá) ngoài trời được nhiều người gia đình yêu thích bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại. Trường hợp nước bị đục, tảo, rêu xanh là tình trạng không thể tránh. Rất nhiều gia chủ không biết cách khắc phục hoặc khắc phục không triệt để nên đã dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Vậy, cách làm trong nước hồ cá ngoài trời nào hiệu quả?

cach lam trong nuoc ho ca ngoai troi

Dưới đây là những gợi ý về 12 cách làm mà có thể bạn chưa biết. Cùng tìm hiểu ngay nhé. 

Tầm quan trọng việc làm trong nước hồ cá ngoài trời

Nước là môi trường để các loài cá cảnh sinh sống và phát triển. Nếu chất lượng nước tốt, đàn cá sẽ khỏe mạnh, tăng trưởng về kích cỡ. Đồng thời, nếu hồ nước trong sạch sẽ giúp việc quan sát, ngắm nhìn những chú cá bơi lội sẽ thuận tiện hơn. Theo nhiều nghiên cứu y khoa, con người có thể giải tỏa căng thẳng khi hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn hồ nước hoặc những chú cá đang bơi.

ngam nhin hoc ca ngoai troi voi nuoc trong sach

Ngược lại, nếu hồ nước bị đục, rêu xanh, có mầm tảo… sẽ là điều kiện không tốt để nuôi cá cảnh ngoài trời, đặc biệt là cá koi. Nước trong hồ cá ngoài trời không đảm bảo sẽ mất thẩm mĩ. Đồng thời, những đàn cá dễ mắc bệnh và nhanh bị chết hơn. Đây là điều mà không gia chủ nào mong muốn. Do đó phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra phương án, cách làm trong nước hồ cá ngoài trời một cách hiệu quả nhất.

ho ca ngoai troi reu xanh thieu tham my

Nguyên nhân khiến nước hồ cá ngoài trời bị xanh rêu, vẩn đục

Nếu bạn đang nuôi hoặc dự định nuôi cá cảnh tại các hồ cá ngoài trời thì nhất định phải nắm rõ các nguyên nhân khiến nước bị đục, rêu xanh phát triển. Cùng xem liệu bạn có mắc phải lỗi nào nghiêm trọng trong số các vấn đề chúng tôi sắp kể ngay sau đây không nhé.

Chưa có hệ thống lọc nước hoặc lọc nước hồ cá hoạt động không hiệu quả

Hệ thống lọc nước hồ cá là điều quan trong nhất và cần quan tâm đầu tiên. Một hồ cá ngoài trời muốn trong sạch thì không thể không có hệ thống lọc phù hợp. Nếu không có các thiết bị này thì quả là một sai lầm cực kì nghiêm trọng.

Trường hợp đã có hệ thống lọc nhưng nước trong hồ cá vẫn không được trong thì có thể là do:

– Sử dụng những thiết bị, nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, sai quy cách

– Trang thiết bị hoạt động không đủ công suất

– Quá trì lắp đặt hệ thống chưa đạt chuẩn

ho ca ngoai troi khong co he thong loc

Mật độ nuôi cá quá dày đặc

Những người mới chơi cá cảnh và thiếu kinh nghiệm thường mong muốn có thật nhiều loại cá với các màu sắc trong hồ nuôi. Họ thường có thói quen nuôi cá với số lượng dày đặc. Điều này không phải là điều tốt. Mật độ cá nuôi trong hồ quá lớn sẽ khiến cá phát triển không tốt. Những chú cá yếu hơn không thể cảnh tranh nguồn thức ăn có thể bị gầy yếu hơn và trường hợp nặng có thể làm chết cá.

han che nuoi ca koi voi mat do day dac

Chất thải của cá nuôi không được xử lý triệt để

Một phần nguyên nhân này là do số lượng cá nuôi quá lớn. Dẫn đến chất thải phát sinh cũng nhiều hơn khả năng làm sạch của hệ thống lọc. Phân thải của cá chứa các chất như nước tiểu, phân, dịch nhờn,… Khi không được xử lý kịp thời sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cá và hệ sinh thái trong hồ.

Trường hợp thứ 2 có thể gây ra tình trạng này là đáy hồ tạo độ dốc không phù hợp. Đáy hồ luôn cần phải có một độ dốc nhất định, đặc biệt là các hồ cá ngoài trời. Điều này hỗ trợ chất thải được thu gom và vệ sinh dễ dàng hơn.

mat cat ho ca ngoai troi

Lắng đọng thức ăn thừa khiến nước hồ cá không được trong

Việc cho cá ăn quá nhiều và không đúng thời điểm sẽ khiến một lượng thức ăn không được tiêu thụ. Ước tính, chỉ khoảng 60 – 70% lượng thức ăn sẽ được cá hấp thụ. Phần còn lại sẽ dần lắng đọc xuống đáy hồ gây ô nhiễm nước và là nguồn thức ăn cho tảo, rêu phát triển.

hoc ca bi duc do lang dong nhieu thuc an

Xác động, thực vật rơi xuống và lắng đọng ở đáy hồ

Việc trồng cây, làm tiểu cảnh xung quanh hồ cá ngoài trời giúp cảnh quan trở nên đẹp mắt hơn. Nhưng đồng thời việc lá, cây cỏ, thực vật chết có thể sẽ rơi xuống hồ. Quá trình phân hủy của chúng tạo ra bùn, cặn ở khu vực đáy hồ hoặc lơ lửng trong nước. Đây cũng là một điều kiện tốt để những vi khuẩn có hại, các loài động vật kí sinh hoặc rêu tảo phát triển mạnh.

ho ca co nhieu reu xanh phat trien

Hồ cá bị thấm, rỉ nước từ bên ngoài vào

Đây là lỗi cũng khá nghiêm trọng trong quá trình thi công hồ cá ngoài trời không đảm bảo để lại. Một vài lý do phổ biến là:

– Thiết kế sai hoặc thi công sai thiết kế

– Thợ thi công tay nghề yếu, làm cẩu thả

– Hồ cá không được chống thấm hoặc chống thấm sai cách

Nguyên nhân này xảy ra thì những đội thợ đã thiếu chuyên nghiệp sẽ tìm cách chối bỏ và tìm người khắc phục sẽ rất khó khăn. 

Quá nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào hồ cá

Ánh sáng là có thể coi là nguồn dinh dưỡng để thực vật phát triển, trong đó có các loại rêu và tảo. Việc dư thừa ánh sáng sẽ cũng là điều kiện để rêu, tảo dễ quang hợp và phát triển lan nhanh hơn. Từ đó hồ cá sẽ bị đục, nước bị xanh màu lục.

ho ca bi duc do tao xanh phat trien

Cách làm trong nước hồ cá ngoài trời an toàn, hiệu quả

Phương pháp làm trong nước sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều tiên quyết là tìm ra chính xác nguyên nhân khiến nước trong hồ cá bị vẩn đục, xanh rêu, không trong sạch. Từ đó mới có thể đi đến những cách khắc phục phù hợp và hiệu quả. Dựa vào những nguyên nhân đã nêu ở trên, chúng tôi đã tổng hợp ra 12 cách làm trong nước hồ cá ngoài trời được nhiều người áp dụng nhất.

1. Sử dụng hệ thống lọc nước đạt chuẩn để làm trong nước hồ cá

Tầm quan trọng của hệ thống lọc thì chắc hẳn bạn cũng đã nắm rõ. Hệ thống lọc đạt chuẩn sẽ thực hiện những nhiệm vụ:

– Giữ vai trò chính trong việc vệ sinh và làm sạch chất lượng nước nuôi trong hồ cá.

– Tạo ra dòng chảy nhỏ trong hồ hình thành những khu vực đối lưu nhỏ cho đàn cá bơi lội.

– Hút và loại bỏ các sinh vật, rêu, tảo ở đáy hồ, mặt hồ, thành xung quanh của hồ.

– Loại bỏ chất thải do phân cá để lại hoặc thức ăn thừa đã bị lắng cặn.

– Cải thiện môi trường nước, tiết kiệm thời gian và chi phí thay nước hồ thủ công.

ho ca trong sach nho he thong loc dat chuan

2. Điều chỉnh lượng thức ăn, cho cá ăn lượng vừa đủ

Các loài cá cảnh chỉ có thời gian ăn trong vài phút và có thể chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Kinh nghiệm cho cá ăn hiệu quả là nên cho ăn từng chút một và quan sát phản ứng của cá đối với thức ăn. Khi cá ăn hết mới cho ăn lần tiếp theo.

Đồng thời nên cho cá cảnh ăn tập trung vào một góc hồ nuôi chứ không nên rải ra khắp hồ làm cho nước vẩn đục. Khi thấy cá có biểu hiện thờ ơ với thức ăn hay ngậm thức ăn trong miệng rồi nhả ra thì nên dừng cho cá ăn, bởi lúc này cá ăn vừa đủ rồi.

cho ca an luong thuc an vua du

Nên cho cá ăn 2 lần/ngày và ăn với một lượng vừa đủ để cá ăn hết trong vòng từ 2 đến 5 phút. Thời điểm cho cá cảnh ăn phù hợp nhất là vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Tốt nhất nên cho cá ăn vào giờ giấc cụ thể, tránh tình trạng cho cá ăn thất thường.

3. Trồng thêm cây thủy sinh để lọc nước trong hồ cá ngoài trời

Cây thủy sinh không chỉ tô điểm thêm màu sắc cho bể cá của bạn. Mà nó còn tạo ra một cảnh quan, sân chơi và môi trường tự nhiên nhất cho những chú cá. Ngoài ra, một số loại cây thủy sinh như: trân châu, cỏ ngưu mao chiên, xương cá, rong đuôi chó,thủy cúc… còn rất dễ trồng và có tác dụng cực tốt. Chúng có thể hỗ trợ: loại bỏ nitrat khỏi nước, cải thiện chất lượng nước tốt hơn. Đồng thời, đây còn là cách để kìm hãm sự phát triển của rong, rêu, tảo – nguyên nhân làm hồ cá bị vẩn đục.

trong cay thuy sinh lam trong nuoc ho ca ngoai troi

4. Nuôi cá dọn bể để dọn sạch rêu trong hồ cá

Cá dọn bể có nhiều loại và được nuôi để làm sạch rêu trong hồ cá ngoài trời, bể cá cảnh thủy sinh. Có thể nói, cá dọn bể giống như những máy lọc nước sống. Chúng sinh sống chủ yếu ở tầng nước đáy, từ các vi sinh vật cho tới các loại rong tảo bám sát trên bề mặt đá, thành bể, cây thủy sinh…đều là thức ăn của chúng.

nuoi ca don be

Cá dọn bể thuộc loài động vật ăn tạp nên chúng không tranh giành thức ăn với các loài cá cảnh khác được nuôi trong bể. Tuy nhiên, đây cũng là loại cá sinh sản và phát triển rất mạnh. Tùy vào diện tích mặt đáy, thể tích nước nuôi mà thả số lượng cá dọn bể phù hợp.

5. Thay nước hồ nuôi cá ngoài trời với nguồn nước trong sạch hơn

Những chuyên gia và người nuôi cá cảnh lâu năm cho biết việc thay nước trong hồ nuôi các ngoài trời cần phải được thực hiện định kỳ. Mục đích của việc thay nước là pha loãng các chất bẩn và làm trong sạch hơn nước của hồ. Ngoài ra, các mầm tảo, vi khuẩn cũng có thể theo nước cũ mà bị loại bỏ. Như vậy bạn sẽ có được một hồ cá trong sạch, tránh được một số bệnh cho cá cảnh.

thay nuoc ho nuoi ca ngoai troi

6. Kiểm tra và bảo dưỡng hồ cá định kỳ

Tương tự như việc thay nước cho hồ cá trong sạch hơn thì các thiết bị hệ thống cũng cần phải được kiểm tra và bảo dưỡng theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Các công việc bao gồm:

– Về máy bơm nước, hàng ngày chúng ta phải cấp nước mới cho vận hành tràn liên tục dưới 10% dung tích bể chứa

– Đảm bảo không vứt rác, chất hữu cơ, hoá chất độc hại xuống hồ cá. Thường xuyên kiểm tra và vớt lá cây trôi nổi hoặc lơ lửng trong hồ.

lam sach ho ca ngoai troi

– Hàng tuần phải xả cặn tại khoang đầu tiên của hệ lọc. Tiến hành xả cặn bằng cách mở van xả cặn trong khoảng 3 – 5 phút tùy thể tích hồ.

– Sau 2 tháng phải kiểm tra vệ sinh các máy bơm để đảm bảo không bị tắc do rác hoặc các vật cản khác.

7. Vệ sinh hệ thống lọc nước hồ cá ngoài trời đúng cách

 Cẩn kiểm tra kĩ hệ thống lọc, vệ sinh đúng cách. Bởi hệ thống lọc ngoài lọc cặn bẩn còn chưa cả những vi sinh vật có lợi. Vì thế không nên vệ sinh hệ thống lọc quá kĩ, chỉ cần loại bỏ các cặn bã và giữ lại bộ lọc chính.

ve sinh loc nuoc ho ca

Đồng thời, bạn cũng cần tiến hành kiểm tra và thay thế các thiết bị nếu không còn tác dụng. Đặc biệt là các tấm lọc, bùi nhùi, nếu chúng quá bẩn thì cần loại bỏ để tránh làm nơi trú ngụ cho các vi khuẩn có hại.

8. Nuôi dưỡng hệ vi sinh có lợi để làm trong nước hồ cá ngoài trời

 Hệ vi sinh có vai trò quan trọng cho một hồ cá ngoài trời. Chúng ăn và trao đổi chất ngay trong nước. Vi sinh được chia làm 2 loại: tự dưỡng (Chemoautotrophic – nguồn thức ăn là tạp chất vô cơ) và dị dưỡng (Heterotrophic – nguồn thức ăn là tạp chất hữu cơ).

Hệ vi sinh này phát triển tốt sẽ đảm bảo chất lượng nước đạt chất lượng tốt hơn. Chúng hỗ trợ lọc nước, khử mùi tanh, mùi khó chịu ở trong nước. Đồng thời cũng có thể loại bỏ một số chất độc hại, mầm rêu, tảo ở trong nước. Tuy nhiên rất ít vi sinh sống trôi nổi trong nước. Vì vậy, bạn cần cung cấp các giá thể để cho chúng làm nơi bám vào. Cụ thể như: đá, nền, cây thủy sinh, vật liệu lọc…

9. Sử dụng đèn chiếu UV để diệt vi khuẩn và mầm tảo

Cơ chế hoạt động và cách đặt đèn UV đúng cách:

– Tia UV sẽ diệt khuẩn mạnh nhất tại những vùng có bước sóng từ 280 – 200mm. Loại tia này hoạt động mạnh mẽ trên Nucleo Protein giúp diệt hết vi khuẩn có trong nước. Bên cạnh đó, nhờ tác dụng của tia UV, không khí sẽ sản sinh ra nhiều Ozon tăng khả năng nhiệt trừ vi khuẩn nhanh hơn.

su dung den UV diet khuan

– Người ta có thể thả trực tiếp các loại đèn UV vào trong hồ nước hoặc đặt vào ngay trong ngăn lắng ở hệ thống lọc để tăng hiệu quả của việc lọc nước.

10. Dùng các chế phẩm sinh học để làm trong nước cho hồ cá ngoài trời

Một số loại chế phẩm sinh học dùng trong việc nuôi cá cảnh là: Bionaqua, Extrabio, Emina, Emzeo… Đây là các loại men vi sinh được nghiên cứu và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Các sản phẩm này rất an toàn và không gây hại cho cá. Các công dụng chính được kể đến như:

✅ Giảm mùi tanh hôi, phân hủy chất hữu cơ

✅ Làm sạch nước bể cá – làm trong nước

✅ Xử lý nước hồ cá bị đục, bị váng

✅ Ức chế và tiêu diệt mầm rêu, tảo và các vi sinh vật gây bệnh

✅ Phòng chống các bệnh về nấm cho cá cảnh

✅ Cung cấp dưỡng chất cho cây thủy sinh

✅ Giảm độc tố: NH3, H2S …

✅ Tăng cường oxy, cải thiện quá trình trao đổi chất của cá.

che pham sinh học lam trong nuoc ho ca

Men vi sinh có tác dụng tốt nhất đối với bể cá mới xây hoặc bể cá mới thay nước. Những bể cá này thường có hệ vi sinh chưa phát triển nên nồng độ các chất độc hại trong nước có thể sẽ cao hơn mức cho phép. Tùy vào từng loại chế phẩm sinh học mà sử dụng theo các liều lượng khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ được thể hiện rõ chỉ sau một vài giờ sử dụng.

11. Hạn chế ánh sáng mặt trời bằng mái che

Phương pháp này nhằm mục đích giảm lượng ánh sáng chiếu trực tiếp vào hồ cá. Ngoài ra còn hạn chế, ngăn chặn lá cây rơi xuống hồ và giữ được nhiệt độ nước ở mức ổn định. Tùy theo không gian, điều kiện mà gia chủ có thể sử dụng các loại mái che khác nhau.

Đơn giản nhất là sử dụng lưới che nắng hoặc một số loại bải bạt. Cách làm này có tính tiện dụng cao, giá thành rẻ tuy nhiên tính thẩm mỹ kém.

su dung mai che ho ca ngoai troi

Cách giúp tăng thẩm mỹ nhưng tốn kém phi phí hơn là sử dụng các loại mái che di động hoặc mái cố định bằng nhựa lấy sáng.

su dung mai che ho ca ngoai troi

12. Xử lý các vết nứt và chống thấm lại cho hồ cá đạt chuẩn

Các vấn đề về nứt bể hoặc thấm nước không quá phổ biến tuy nhiên nó lại rất nghiêm trọng. Các gia chủ cần tìm đến những đơn vị uy tín để đánh giá mức độ hư hại và tác động của các sự cố gây ra. Nếu vấn đề có thể khắc phục được thì nên xử lý càng nhanh càng tốt.

Chúng tôi luôn khuyên gia chủ sử dụng các loại sơn chống thấm màu đen thay vì ốp gạch lát hoặc sơn màu sáng. Bởi điều này vừa hạn chế rêu, tảo phát triển, đồng thời giúp làm nổi bật hơn màu sắc của những chú cá trong hồ.

son ho ca trong qua trinh thi cong

Lưu ý trong quá trình làm trong nước hồ cá ngoài trời

Dựa vào những nguyên nhân và các cách làm trong nước hồ cá ngoài trời chắc hẳn bạn cũng đã nắm được nhiều kiến thức cho bản thân mình. Tuy nhiên, còn một số lưu ý sau cũng sẽ là gợi ý mà bạn không nên bỏ qua.

– Nên nuôi cá với mật độ phù hợp và có tính toán đến khả năng phát triển của giống cá theo từng thời kỳ. Điều này nhằm mục đích tạo không gian thuận lợi cho cá sinh sống và cung cấp được lượng thức ăn vừa đủ, tránh lãng phí, dư thừa.

– Bạn nên tránh thay nước hồ cá nhiều lần trong khoàng thời gian ngắn (1 – 2 tuần). Bởi các loài cá cũng cần có một môi trường sống ổn định và thích nghi với môi trường đó để duy trì cuộc sống của mình. 

– Sử dụng những thiết bị của đơn vị đạt chuẩn, đã qua kiểm tra và có uy tín trên thị trường hiện nay.

– Không nên vệ sinh lọc cùng ngày với vệ sinh bể thay nước. Điều này dễ dẫn dẫn vệ sinh luôn cả những vi sinh có lợi trong hồ cá.

Tổng kết về cách làm trong nước hồ cá ngoài trời

Các thông tin mà sân vườn Á Đông đã cung cấp đầy đủ và chi tiết đến bạn đọc là những kinh nghiệm mà chúng tôi tổng hợp trong suốt quá trình thực tế thi công. Chúng tôi luôn cố gắng đổi mới, sáng tạo và tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho những hạng mục thiết kế cảnh quanthi công sân vườn.

Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào hay cần tư vấn về các hạng mục cảnh quan, sân vườn, tiểu cảnh có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline 0913.134.903. Ngoài ra chúng tôi còn liên tục cập nhật những thông tin hữu ích trên trang web sanvuonadong.vn. Mời các bạn chú ý đón đọc.

Bài viết cùng chuyên mục

  • Thiết kế cảnh quan là gì? Các loại cảnh quan phổ biến

  • Thiết Kế Thác Nước Hồ Cá Koi Theo Phong Thủy Tăng Vượng Khí

  • Những điều cấm kỵ khi xây hòn non bộ cần phải tránh

  • Chi tiết cách làm tiểu cảnh hồ cá sân vườn tuyệt đẹp có thác nước

  • Tầm Quan Trọng Của Thiết Kế Sân Vườn Biệt Thự Đẹp, Hoàn Hảo

  • Thiết Kế Sân Vườn Hợp Phong Thủy – Những Điều Cần Lưu Ý

Từ khóa » Cây Thủy Sinh Cho Bể Cá Ngoài Trời