12 Cách Trị Tê Chân Tay Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Tê chân tay là tình trạng thường gặp gây ra rất nhiều phiền toái. Ngoài áp dụng điều trị y khoa thì bạn có thể thực hiện các cách trị tê chân tay tại nhà. Đây là các giải pháp an toàn, hữu hiệu và không tốn nhiều thời gian.

cách trị tê chân tay tại nhà
Tê chân tay là tình trạng thường gặp có thể khắc phục bằng các giải pháp tại nhà

Tổng hợp 12 cách trị tê chân tay tại nhà hiệu quả nhanh

Tê chân tay là thuật ngữ đề cập tới tình trạng bị rối loạn cảm giác thần kinh xảy ra ở một số vị trí như ngón chân, ngón tay, bàn chân, cánh tay. Tình trạng ngày thường sẽ kích hoạt khi có tổn thương tại vùng dây thần kinh vận động.

Khi bị tê chân tay, người bệnh sẽ có cảm giác châm chích và khó chịu ngay dưới da. Đôi khi tình trạng này còn đi kèm với những cơn chuột rút bất ngờ. Theo thời gian, mức độ của triệu chứng có thể nặng dần lên và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống thường ngày.

Số liệu thống kê cho thấy, tình trạng tê chân tay có nguy cơ xuất hiện nhiều nhất ở những người cao tuổi. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau và một số người trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Tình trạng tê chân tay mặc dù không nghiêm trọng nhưng cần được điều trị sớm. Bởi nếu kéo dài nó không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn gây ra nhiều hệ lụy. Đặc biệt là có thể gây teo cơ và khiến cho các chi bị yếu.

Dưới đây là 12 cách trị tê chân tay tại nhà được áp dụng rất phổ biến:

1. Massage trị tê chân tay tại nhà

Đây là giải pháp rất dễ thực hiện nhưng có thể đáp ứng tốt với các trường hợp bị tê bì chân tay. Xoa bóp, massage sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu. Đồng thời còn tăng cường hoạt động của các tế bào hạch bạch huyết. Từ đó có khả năng cải thiện tốt tình trạng tê bì, nhức mỏi chân tay.

Người bệnh chỉ cần dùng lực của bàn và các ngón tay để nhẹ nhàng thực hiện động tác xoa bóp tay chân theo chuyển động tròn. Để nâng cao tính hiệu quả thì trước khi xoa bóp nên thoa lên chân tay 1 chút tinh dầu.

Một số loại tinh dầu như oải hương, sả, bạc hà hay tràm trà đều đem đến công dụng tốt. Bạn có thể tiến hành massage khoảng 2 lần/ ngày để nhận được kết quả khả quan. Một lần thực hiện vào thời điểm trước khi đi ngủ còn 1 lần vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy.

massage chữa tê chân tay
Massage kết hợp với bấm huyệt có thể hỗ trợ cải thiện cảm giác tê bì chân tay

2. Hướng dẫn cách bấm huyệt trị tê chân tay tại nhà

Song song với massage, xoa bóp thì bạn có thể kết hợp với giải pháp bấm huyệt để khắc phục tình trạng tê chân tay. Sự kết hợp này thường mang đến hiệu quả tối ưu hơn. Trong đó thì việc thực hiện cũng rất đơn giản.

Tác dụng lực vào các huyệt vị liên quan sẽ giúp đả thông kinh mạch và tăng cường tuần hoàn máu. Đồng thời giúp cân bằng âm dương trong cơ thể. Từ đó làm giảm co cứng các dây thần kinh cũng như gân cơ. Đây là điều kiện để khắc phục tình trạng tê bì, khó chịu chân tay.

Cần chú ý tác động vào một số huyệt vị sau đây:

  • Huyệt Dương Trì
  • Huyệt Khúc Trì
  • Huyệt Hợp Cốc
  • Huyệt Nội Quan
  • Huyệt Ngoại Quan
  • Huyệt Bát Tà

Chỉ cần dùng phần đầu ngón tay cái ấn 1 lực vừa phải khoảng 1 phút/ 1 huyệt vị. Nên tăng dần lực để nhanh chóng thấy có cảm giác đau tức lan tỏa ra xung quanh.

Với giải pháp này cần chú ý xác định chính xác vị trí của các huyệt vị. Đồng thời thực hiện đúng thao tác. Để đảm bảo an toàn thì nên tìm đến sự giúp đỡ của những người có chuyên môn. Cụ thể là các thầy thuốc đông y hay bác sĩ y học cổ truyền.

Xem thêm: Tê bì chân tay khi ngủ là bị gì? Cách điều trị

3. Các bài tập chữa tê chân tay hiệu quả

Tình trạng tê chân tay trong nhiều trường hợp có thể xuất phát từ thói quen lười vận động của nhiều người. Do đó thực hiện các bài tập phù hợp được cho là giải pháp rất hữu ích. Ngoài hỗ trợ làm giảm tê chân tay thì còn giúp cho xương khớp linh hoạt, dẻo dai. Đây đồng thời là cách tốt để hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp liên quan. Điển hình như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay…

Có thể lựa chọn yoga hoặc đi bộ để giúp cải thiện tình trạng tê bì chân tay:

– Bài tập đi bộ:

Đi bộ là môn vận động đơn giản không mất nhiều sức nên được đánh giá là phù hợp với mọi đối tượng. Nhất là đối với những người đang bị tê chân tay do mắc một số bệnh xương khớp. Ngoài ra, những người cao tuổi bị tê bì chân tay cũng nên lựa chọn bài tập này.

Mỗi ngày bạn có thể dành khoảng từ 20 – 30 phút cho việc đi bộ. Nên đi vào buổi sáng hay buổi chiều tối. Chú ý duy trì với tốc độ vừa phải. Trong suốt quá trình đi bộ hãy hít thở đều đặn để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe.

tập luyện khắc phục chứng tê bì tay chân
Đi bộ là bài tập rất thích hợp với những người thường xuyên bị tê bì chân tay

– Luyện tập yoga:

Tập yoga cũng được cho là một cách trị tê chân tay tại nhà mang đến hiệu quả tốt. Các bài tập yoga với động tác chậm rãi, nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường độ linh hoạt của xương khớp. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và thư giãn gân cơ.

Tuy nhiên việc tập luyện yoga cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây rủi ro. Tốt nhất nên dành thời gian đến phòng tập có giáo viên hướng dẫn để làm quen với bộ môn này. Khi đã thành thạo kỹ thuật thì bạn có thể tự tập luyện tại nhà.

Ngoài ra, tùy thuộc vào sở thích cũng như hiện trạng sức khỏe mà bạn có thể chọn cho mình những bộ môn khác. Điển hình như đạp xe, tập thể dục dưỡng sinh, bơi lội… Tuy nhiên khi đang bị tê chân tay thì bạn nên tránh những bộ môn vận động cường độ cao. Ví dụ như đẩy tạ, chạy nhanh, đánh bóng chuyền, tennis…

4. Chườm nóng làm giảm tê chân tay

Chườm nóng là giải pháp rất dễ thực hiện nhưng có thể mang lại hiệu quả tức thì. Giải pháp này giúp làm giảm tê chân tay nhờ vào cơ chế thúc đẩy tuần hoàn máu. Đồng thời giải phóng hệ thống các mạch máu và rễ dây thần kinh bị chèn ép.

Người bệnh chỉ cần lấy 1 ít nước nóng khoảng 60 – 70 độ cho vào túi chườm. Sau đó trực tiếp áp lên vùng chân tay bị tê bì. Thực hiện khoảng 15 – 20 phút mỗi lần và duy trì đều đặn 2 lần/ ngày sẽ sớm nhận được kết quả khả quan.

5. Trị tê chân tay bằng cách tắm nước ấm

Bên cạnh cách chườm nóng thì tắm nước ấm cũng là một giải pháp tác dụng nhiệt hữu ích. Ngoài giúp cho cơ thể được thoải mái thì tắm nước ấm còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu. Đồng thời hỗ trợ thư giãn gân cơ. Từ đó sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng tê bì cũng như nhức mỏi chân tay.

Để sớm nhận được kết quả tốt, bạn có thể duy trì việc tắm nước ấm khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày. Nếu thường xuyên bị tê bì chân tay vào ban đêm thì tắm nước ấm vào thời điểm trước khi đi ngủ là rất hợp lý.

cách trị tê tay chân
Tắm nước ấm giúp thư giãn gân cơ, tăng cường lưu thông máu để giảm cảm giác tê bì tay chân

Tuy nhiên khi thực hiện tắm nước ấm bạn cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp. Tránh tắm nước quá nóng bởi có thể gây bỏng hoặc khiến cho da bị thô ráp. Bởi nhiệt độ cao sẽ khiến cho da bị mất đi lớp màng lipid bảo vệ.

6. Cách trị tê chân tay tại nhà bằng muối Epsom

Muối Epsom cũng là nguyên liệu quen thuộc mà bạn có thể tận dụng để khắc phục tình trạng tê chân tay. Hai thành phần chính là sunfat và magie trong nguyên liệu này có khả năng tan nhanh trong nước. Đồng thời có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt.

Dùng muối Epsom có thể hỗ trợ giảm đau và giảm cảm giác tê bì ở tay chân. Ngoài ra còn có tác dụng cải thiện các tình trạng co cứng khớp. Đồng thời tăng cường phạm vi chuyển động cho các khớp bị tổn thương do viêm hay thoái hóa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách thứ nhất: Chuẩn bị khoảng 500g muối Epsom cho vào bồn tắm hòa tan. Sau đó ngâm mình khoảng 10 – 15 phút. Với cách này chỉ nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần/ tuần.
  • Cách thứ 2: Chuẩn bị 1/2 chén muối Epsom đem hòa tan trong chậu nước ấm. Sau đó cho chân tay vào ngâm khoảng 20 phút. Nên thực hiện đều đặn hằng ngày để nhanh chóng loại bỏ cảm giác tê bì, khó chịu ở chân tay.

7. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Tê chân tay là tình trạng có thể diễn ra do cơ thể bị thiếu hụt magie và vitamin B. Lúc này, để cải thiện triệu chứng, bạn cần chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

– Bổ sung magie:

Magie là nguyên tố tham gia trực tiếp vào quá trình điều tiết hoạt động của các dây thần kinh tại chân tay. Đồng thời nó còn đảm bảo cho sự thông suốt của quá trình tuần hoàn máu.

Bên cạnh sử dụng các loại viên uống bổ sung thì bạn có thể cung cấp thêm magie cho cơ thể bằng cách tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu magie. Cụ thể như chuối, sữa chua, đậu nành, rau lá xanh đậm, đậu phộng, cá béo…

giải pháp tại nhà cho chứng tê chân tay
Nên bổ sung thực phẩm giàu magie cho cơ thể khi bị tê bì chân tay do cơ thể thiếu nguyên tố này

– Bổ sung vitamin B:

Các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là B6 và B12 có tác dụng duy trì hoạt động ổn định cho các dây thần kinh. Thiếu hụt loại vitamin này có thể khiến bạn bị tê bì chân tay. Đồng thời còn làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe bất thường khác.

Để khắc phục tình trạng tê bì chân tay thì bạn nên cung cấp đủ nhu cầu vitamin B của cơ thể. Và cách tốt nhất để bổ sung là thông qua con đường ăn uống. Một số thực phẩm giàu vitamin B như ngũ cốc, yến mạch, các sản phẩm sữa, các loại đậu, quả hạch…

Bạn cần biết: Bị tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh?

8. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt giúp giảm tê chân tay

Tê bì chân tay là tình trạng có thể liên quan tới các bệnh xương khớp mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu duy trì lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh thì sẽ rất hữu ích cho việc khắc phục.

Ngoài ra việc sinh hoạt điều độ còn giúp bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe. Đồng thời giúp phòng ngừa một số bệnh lý khác như bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm gan, cao huyết áp…

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Hạn chế việc mang vác nặng, đi lại nhiều hay lao động quá sức. Cùng với đó cần tránh các thói quen có thể gây chèn ép lên ổ khớp và khiến cho chân tay bị tê bì. Điển hình như ngồi xổm, tư thế sai lệch…
  • Trường hợp bị thừa cân, béo phì thì bạn nên sớm có biện pháp điều chỉnh. Cân nặng quá khổ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp mà còn làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý khác.
  • Nên dành thời gian mỗi ngày cho các hoạt động thể chất. Tuy nhiên cần chú ý lựa chọn các bài tập, môn thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng. Tập luyện sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như kiểm soát tốt hơn cân nặng.
  • Chú ý thận trọng trong lao động, tham gia giao thông hay vui chơi thể thao. Điều này có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ bị chấn thương.
  • Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và thư giãn. Không nên thức khuya, ngủ thiếu giấc. Chú ý đi ngủ sớm trước 23 giờ và nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày.

9. Cách dùng lá lốt trị tê chân tay tại nhà

Sử dụng lá lốt cũng là một cách trị tê chân tay tại nhà được áp dụng rộng rãi. Thảo dược này có tác dụng hoạt huyết và tăng cường lưu thông máu tới các chi. Đồng thời còn phát huy công dụng giảm đau, kháng viêm, khu phong, trừ thấp và giữ ấm cơ thể.

Dùng lá lốt chữa tê bì chân tay là mẹo rất dễ thực hiện. Đặc biệt là rất phù hợp khi bị tê bì do thời tiết lạnh hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh lý xương khớp.

lá lốt trị tê chân tay
Dùng lá lốt trị tê chân tay là giải pháp tại nhà được áp dụng phổ biến

Hướng dẫn áp dụng:

– Uống nước sắc lá lốt:

Bạn cần chuẩn bị khoảng 20 lá lốt tươi hoặc 10g lá lốt khô. Đem thảo dược đi rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó cho vào ấm sắc, thêm 2 bát nước vào đun đến khi còn khoảng nửa bát.

Loại bỏ phần bã thuốc, uống hết nước sắc khi còn ấm. Nên duy trì đều đặn 1 lần/ ngày vào sau bữa tối. Thực hiện liên tục 10 ngày sau đó nghỉ vài ngày rồi mới chuyển qua liệu trình mới nếu tình trạng tê tay chân vẫn còn tái diễn.

– Dùng nước lá lốt ngâm chân tay:

Bên cạnh cách uống nước sắc lá lốt thì bạn cũng có thể dùng nước sắc loãng từ thảo dược này để ngâm tay chân. Chuẩn bị khoảng 200g cây lá lốt. Rửa sạch rồi nấu với 2 lít nước trong khoảng 10 phút. Thêm 1 ít muối vào khuấy tan rồi chờ bớt nóng mới ngâm chân tay.

Nên thực hiện vào thời điểm trước khi ngủ. Chỉ nên dùng lượng nước ngâm vừa đủ, tới mắt cá là được. Nếu trên da đang có vết thương hở hay bị viêm nhiễm thì không nên thực hiện giải pháp này.

10. Chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp khiến cho các mô cùng mạch máu trong cơ thể bị co lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tuần hoàn máu. Và đây chính là nguyên nhân khá phổ biến khiến cho nhiều người bị tê chân tay.

Để ngăn ngừa tình trạng này, tốt nhất bạn cần chú ý giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh. Nên mặc quần áo dài tay và kết hợp với việc tắm nước ấm. Đồng thời hãy hạn chế di chuyển ngoài trời khi không thật sự cần thiết.

11. Cách trị tê chân tay tại nhà bằng ngải cứu

Ngải cứu còn được gọi với tên khác là ngải diệp. Đây là thảo dược được dùng phổ biến trong điều trị các vấn đề cơ xương khớp. Đặc biệt là có thể sử dụng làm vị thuốc chữa tê bì chân tay.

thảo dược chữa tê chân tay tại nhà
Khi bị tê chân tay, có thể dùng ngải cứu chườm đắp lên khu vực ảnh hưởng

Thảo dược này có tính ấm với khả năng làm giãn nở mạch máu và thúc đẩy lưu thông khí huyết. Đồng thời còn có tác dụng giữ ấm cho các chi mỗi khi trời lạnh, giảm đau và chống viêm nhiễm.

Có nhiều cách trị tê chân tay tại nhà bằng ngải cứu. Dưới đây là 2 cách được áp dụng phổ biến nhất:

  • Cách thứ nhất: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu đem rửa sạch. Đun sôi 1 lít nước rồi thả ngải cứu và 2 thìa muối hạt vào đun thêm vài phút. Sau đó vớt xác lá ngải cứu ra và dùng đắp vào vùng chân tay bị tê. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ ngày.
  • Cách thứ 2: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch rồi để ráo. Sau đó cho lên chảo rang nóng với muối hạt. Dùng miếng vải mỏng bọc thuốc vào rồi chườm lên vùng chân tay bị tê khoảng 10 phút.

12. Hướng dẫn dùng nghệ chữa tê chân tay tại nhà

Cách trị tê tay chân tại nhà bằng nghệ là giải pháp rất dễ áp dụng. Hàm lượng curcumin dồi dào trong nghệ sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu. Ngoài ra chất này còn có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh, giảm đau và kháng viêm.

Có 2 cách dùng nghệ trị tê chân tay được áp dụng phổ biến như sau:

– Uống bột nghệ với mật ong và sữa nóng:

Bạn chỉ cần lấy 1 thìa bột nghệ hòa cùng 200ml sữa tươi. Sau đó cho lên bếp hâm nóng trên lửa nhỏ. Thêm 1 thìa cà phê mật ong vào và quậy tan. Để hỗn hợp này hơi ấm rồi uống trực tiếp trước khi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ.

– Dùng rượu nghệ massage:

Chuẩn bị 1 ít nghệ tươi đem rửa sạch, để ráo rồi giã nhuyễn. Đổ ngập rượu trắng lên ngâm khoảng 3 – 4 ngày là có thể lấy ra sử dụng. Khi có cảm giác tê chân tay, chỉ cần lấy 1 ít rượu nghệ để xoa bóp khu vực bị ảnh hưởng khoảng 5 phút.

Bài viết đã chia sẻ 12 cách trị tê tay chân tại nhà rất đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Mong rằng bạn có thể tìm thấy các giải pháp phù hợp với mình. Tuy nhiên với các trường hợp bị tê tay chân kéo dài không thể thuyên giảm khi áp dụng các giải pháp tại nhà thì bạn nên chủ động thăm khám để tìm nguyên nhân. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

  • Tay chân hay bị tê là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
  • Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất

Từ khóa » Chưa Tê Tay