12 Chứng Chỉ Công Nghệ Thông Tin được Mong Muốn Nhất Năm 2020
Bạn có đang có bất kỳ chứng chỉ chuyên gia IT cao cấp nào như Cisco CIEE, PMP, MCSA…? Nếu có xin chúc mừng bạn. Theo Robert Half Technology, có 12 chứng chỉ công nghệ thông tin được các nhà tuyển dụng, các công ty mong muốn nhiều nhất trong năm 2020, trong đó Cisco có ba, hai từ Microsoft, Oracle và Salesforc mỗi công ty có một.
Chứng chỉ công nghệ thông tin: xác thực chuyên gia.
Quá trình tìm kiếm các chuyên gia có chuyên môn cao về các lĩnh vực công nghệ luôn mất thời gian trong khi nhu cầu từ các doanh nghiệp luôn luôn có. Do đó, các công ty có xu hướng đang chuyển sang đào tạo và cấp chứng chỉ (certification) để nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên.
Theo Robert Half Technology , một công ty về tư vấn nhân sự nằm trong danh sách S&P 500, mức lương đối với những nhân viên có được 12 chứng chỉ công nghệ thông tin được mong đợi nhất được liệt kê trong bài viết này, có thể cao hơn 5% đến 10% so với các đồng nghiệp không có chứng chỉ. Robert Half đã phát hiện ra rằng các lĩnh vực phổ biến nhất đáng chú ý là điện toán đám mây (cloud computing), bảo mật (security), quản lý dự án (project management), khoa học dữ liệu (data science), trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning).
Trong danh sách của Robert Half Technology, các chứng chỉ được mong chờ nhất bao gồm: ba chứng chỉ từ Cisco, Microsoft có 2, còn Oracle và Salesforce mỗi công ty có 1. Trong số năm chứng chỉ của nhà cung cấp độc lập (vendor agnostic) còn lại có hai chứng chỉ về an ninh mạng, một về dữ liệu chính phủ (data government), một chứng chỉ về quản lý dự án. Chứng chỉ còn lại về nhiều công nghệ và hệ điều hành khác nhau.
Certified Data Professional (CDP)
Chứng chỉ Certified Data Professional (CDP) đã được cung cấp và duy trì kể từ năm 2015 và thay thế cho Professional Data Management Professional (CDMP). CDMP được cấp bởi Viện Chứng chỉ Chuyên gia Điện toán (Institute for Certification of Computing Professionals – ICCP) từ năm 2004 đến 2015.
Chứng chỉ CDP yêu cầu tham dự hội thảo kéo dài 04 ngày về quản lý và quản trị dữ liệu, đồng thời cũng phải vượt qua cuộc kiểm tra viết. Những người có chứng chỉ phải vượt qua bài kiểm tra 90 phút về IS (Hệ thống thông tin – Information Systems) Core, bài kiểm tra 90 phút về quản lý dữ liệu và kinh doanh (business core), và một bài kiểm tra chuyên môn đạt 70% trở lên.
Hơn một nửa số người có chứng chỉ CDP có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong ngành, trong khi một phần tư trong số họ có 6 đến 10 năm kinh nghiệm trong ngành và 22% còn lại có kinh nghiệm làm việc dưới sáu năm. Một số thông tin đặc biệt được cung cấp và chúng là một phần của CDP bao gồm: phân tích kinh doanh; quản trị dữ liệu; kho dữ liệu (data warehouse); và quản trị hệ thống thông tin.
Certified Information Systems Security Professional (CISSP)
Chứng chỉ Certified Information Systems Security Professional (CISSP) chứng minh người dùng có được những kỹ năng kiến thức cần thiết để thiết kế, thực hiện và quản lý một chương trình an ninh mạng tốt nhất. Chứng chỉ này được đánh giá là có giá trị tương đương với bằng thạc sĩ về bảo mật CNTT. Trong năm 2020, những người có chứng chỉ này kiếm được mức lương trung bình là 141.452 đô la, theo đánh giá của Global Knowledge.
Bài kiểm tra CISSP bao gồm 08 lĩnh vực về bảo mật máy tính: bảo mật và quản lý rủi ro; đảm bảo tài sản; kiến trúc và kỹ thuật bảo mật (security architecture & engineering); thông tin liên lạc và an ninh mạng; quản lý truy cập và danh tính (identity); đánh giá và kiểm tra an ninh; hoạt động an ninh; bảo mật phát triển phần mềm. Những người có chứng chỉ cần có 05 năm kinh nghiệm trong các ngành liên quan trong hai hoặc nhiều lĩnh vực CISSP.
Độ tuổi trung bình của những người đạt chứng chỉ CISSP là hơn 48, làm việc với vai trò là security engineer hoặc analyst. Họ cọ cũng là những người có tổng cộng hơn 6 chứng chỉ công nghệ thông tin chuyên nghiệp khác, theo số liệu của Global Knowledge. Chứng chỉ chéo phổ biến nhất hiện nay là Certified Information Systems Auditor (CISA).
Cisco Certified Internetwork Expert (CCIE)
Cisco Certified Internetwork Expert (CCIE) của Cisco thường được chấp nhận trên toàn thế giới là chứng chỉ networking uy tín nhất trong ngành. Những ai có chứng chỉ này đã tạo dựng được uy tín dẫn đầu về kỹ thuật, có kiến thức sâu rộng về mạng. Họ cũng là những người có thể tham gia vào các vấn đề mang tính thách thức kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực này.
CCIE bao gồm sáu lĩnh vực chuyên môn khác nhau hoặc các “track”: routing & switching, nhà cung cấp dịch vụ, bảo mật, cộng tác, trung tâm dữ liệu và mạng không dây. Bài thi CCIE bao gồm bài kiểm tra viết nghiêm ngặt và bài thi thực hành trên lab. CCIE đặt ra tiêu chuẩn cao nhất về chuyên môn trong lĩnh vực internetworking.
Bài đánh giá CCIE bao gồm một bài kiểm tra viết dài 120 phút với 90 – 110 câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mô phỏng, cũng như bài kiểm tra kéo dài 08 giờ để kiểm tra khả năng của người thi qua việc cấu hình thiết bị thực tế và khắc phục sự cố mạng trong thời gian giới hạn. Để hiểu rõ những chủ đề trong bài thi CCIE thông thường bạn phải có từ 3-5 năm kinh nghiệm làm việc để có thể tham dự.
Cisco Certified Network Associate (CCNA)
Chứng chỉ Cisco Certified Network Associate (CCNA) của Cisco ban đầu tập trung vào routing và switching. Trong những năm gần đây, các chủ đề bảo mật, điện toán đám mây, cộng tác, hoạt động bảo mật, thiết kế, công nghệ trung tâm dữ liệu, nhà máy công nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ và mạng không dây đã được thêm vào.
CCNA có giá trị trong thời hạn 03 năm và việc gia hạn yêu cầu chủ sở hữu chứng chỉ phải đăng ký và vượt qua các kỳ thi tái chứng chỉ ở cấp độ tương tự hoặc cao hơn của Cisco, sau mỗi 3 năm. Theo Global Knowledge, những người có chứng chỉ công nghệ thông tin CCNA ở Bắc Mỹ đã được trả mức lương trung bình là 101.533 đô la (năm 2019).
Theo Global Knowledge, 16% chuyên gia CNTT có được CCNA trong năm 2019, trong đó CCNA Routing and Switching là chứng chỉ phổ biến nhất của Cisco. Theo thống kê của Global Knowledge, 71% nhân viên được Cisco chứng chỉ đã có chứng chỉ CCNA Routing and Switching vào năm 2019, trong khi đó 18% có được chứng chỉ CCNA về bảo mật.
Cisco Certified Network Professional (CCNP)
Người giữ chứng chỉ CCNP Routing and Switching thể hiện được khả năng lên kế hoạch, triển khai và khắc phục sự cố mạng nội bộ (LAN) hay diện rộng (WAN) trong doanh nghiệp. Chứng chỉ này được thiết kế cho network engineer và administrator, những người làm việc với các chuyên gia khác về giải các pháp bảo mật, thoại, mạng không dây và video.
Routing and Switching của CCNP là chứng chỉ được tổ chức phổ biến thứ hai của Cisco trong năm 2019, chiếm 33% trong tổng số những người có chứng chỉ Cisco theo thống kê của Global Knowledge. Những người có chứng chỉ này sẽ kiếm được mức lương trung bình là 119.178 đô la vào năm 2020, và hầu như là Network engineer hoặc analyst.
Cisco đã ra mắt CCNP Enterprise vào ngày 23 tháng 2 năm 2020, thay thế cho CCNP Routing and Switching. Tất cả các chứng chỉ CCNP Enterprise đều yêu cầu thí sinh vượt qua hai kỳ thi – một kỳ thi chính và một kỳ thi tập trung kiến thức về lĩnh vực công nghệ.
Certified Information Systems Auditor (CISA)
Chứng chỉ CISA xác nhận các kỹ năng kiểm định hệ thống thông tin và bảo mật. Chứng chỉ đã có từ năm 1978, là một trong những chứng chỉ lâu đời và được coi trọng nhất hiện nay. CISA được công nhận bởi viện tiêu chuẩn của Mỹ (ANSI) và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Bài thi CISA có 200 câu hỏi được yêu cầu hoàn thành tron 4 giờ và số điểm đậu là 450.
CISA bao gồm 5 lĩnh vực:
- Kiểm định hệ thống thông tin;
- Quản trị và quản lý CNTT;
- Quản trị vòng đời của hệ thống và hạ tầng (IS acquisition, development, implementation)
- Các dịch vụ IT (operation, maintenance, service management);
- Bảo vệ tài sản thông tin.
Theo Global Knowledge, người có chứng chỉ CISA dự kiến sẽ kiếm được trung bình ở mức 132.278 đô la vào năm 2020.
Cũng theo Global Knowledge, độ tuổi trung bình của những người có chứng chỉ CISA là 47, với vai trò là IT auditor và có trong tay hơn ba chứng chỉ. Chứng chỉ chéo phổ biến nhất dành cho người có chứng chỉ CISA là ITIL Foundation.
CompTIA A +
CompTIA A + là một chứng chỉ công nhận là bạn một kỹ thuật viên máy tính. Đây là chứng chỉ trung lập của nhà cung cấp bao gồm các công nghệ và hệ điều hành khác nhau. CompTIA A + đã được công nhận vào năm 2008 và vào năm 2014, hơn một triệu người trên toàn thế giới đã có được nó.
Thí sinh phải vượt qua hai bài kiểm tra có độ dài 90 phút bao gồm tối đa 90 câu hỏi với nhiều định dạng khác nhau. Một trong các bài kiểm tra bao gồm kiến thức về thiết bị di động, công nghệ mạng lưới, phần cứng, ảo hóa và điện toán đám mây lẫn xử lý sự cố mạng. Trong khi bài kiểm tra khác bao gồm cài đặt và cấu hình hình hệ điều hành, bảo mật mở rộng, xử lý sự cố phần mềm và quy trình vận hành.
Theo Global Knowledge Những người có chứng chỉ CompTIA ở Bắc Mỹ đã kiếm được mức lương trung bình là 93.097 đô la vào năm 2019. Cũng theo Global Knowledge, các chứng chỉ CompTIA phổ biến nhất trên toàn thế giới năm 2019 là Security +, A + và Network +.
Microsoft Certified Solutions Associate (MCSA)
Microsoft Certified Solutions Associate (MCSA) được thiết kế nhằm chứng minh sự thành thạo trong các sản phẩm của Microsoft, vai trò và kiến thức trong lĩnh vực liên quan. MCSA đóng vai trò là điều kiện tiên quyết để có được chứng chỉ MCSE – loại chứng chỉ dành cho các nhân viên CNTT có nhiều kinh nghiệm hơn.
Nhìn chung, các chứng chỉ của Microsoft tập trung vào khả năng thiết kế và xây dựng các giải pháp công nghệ. Chứng chỉ MCSA xoay quanh các vai trò cụ thể và các sản phẩm độc quyền như Microsoft Azure, SQL Server, Office 365, SharePoint Server, Skype for Business, Microsoft Dynamics 365, Exchange Server và Windows Server.
Theo khảo sát IT Skills and Salary năm 2019 của Global Knowledge, chỉ có 16% số số người tham gia khảo sát có được các chứng chỉ này. Global Knowledge còn cho biết thêm, 19% các chuyên gia có các chứng chỉ Microsoft có MCSA Windows Server 2008, trong khi 17% khác thì có được chứng chỉ MCSA Windows Server 2012.
Microsoft Technology Associate (MTA)
Microsoft Technology Associate (MTA) là chứng chỉ sơ cấp (entry-level), MTA chứng chỉ về kiến thức công nghệ cơ bản cho Microsoft SQL Server, Visual Studio, Windows và Windows Server 2016. Các bài kiểm tra MTA khác thiên về công nghệ độc lập (technology-agnostic) liên qua đến các nền tảng bảo mật, mạng lưới nền tảng, cơ sở thiết bị và tính cơ động.
MTA giúp chứng thực sự hiểu biết một loạt các khái niệm kỹ thuật nền tảng, đánh giá và xác nhận kiến thức kỹ thuật cốt lõi và nâng cao. Đây là khởi điểm tuyệt vời dành cho những người có mong muốn tham gia vào lĩnh vực công nghệ.
Theo Global Knowledge, những ai ở Bắc Mỹ có trong tay MTA đã kiếm được mức lương trung bình 104.127 đô la vào năm 2019. Chú ý là tham dự các kỳ thi MTA không đủ điều kiện để được chứng chỉ Microsoft Certified Professional (MCP), cũng không phải là điều kiện tiên quyết để đạt được chứng chỉ MCSA (Microsoft Certified Solutions Associate) hoặc MCSD (Microsoft Certified Solutions Developer).
Oracle Database Certifications
Oracle University cho phép người dùng được thể hiện kiến thức, kỹ năng của họ về database và Java Script, đi kèm với đó là sự khác biệt được công nhận bởi các chuyên gia và ngành IT. Nắm rõ được cách thức máy tính tổ chức, sử dụng và xử lý dữ liệu là điều cần thiết để có thể quản lý va sử dụng dữ liệu mà các tổ chức có được. Bên cạnh đó là việc tìm ra các cách sáng tạo để quản lý và sử dụng dữ liệu tốt hơn.
Oracle Database Design và Programming với SQL dạy cho học viên phân tích các tình huống kinh doanh phức tạp, thiết kế và tạo các mô hình dữ liệu và tạo database bằng SQL. Trong khi đó, ngôn ngữ lập trình Oracle PL/SQL giới thiệu cho học viên ngôn ngữ mở rộng của Oracle cho SQL và cơ sở dữ liệu quan hệ (relation database) của công ty này.
Các khóa học database của Oracle về thiết kế database và lập trình SQL và PL/SQL tập trung vào tổ chức, quản lý và sử dụng dữ liệu. Theo Global Knowledge, những người có chứng chỉ database ở Bắc Mỹ đã được trả mức lương trung bình 116,961 đô la trong năm 2019.
Project Management Professional (PMP)
Project Management Professional (PMP) cung cấp cho nhà tuyển dụng và khách hàng mức độ đảm bảo rằng project manager có cả kinh nghiệm lẫn kiến thức để xác định, lên kế hoạch và vận hành dự án một cách hiệu quả. Chứng chỉ PMP là điểm khác biệt chính trong các quyết định về việc ai sẽ được giao phó các dự án quan trọng của tổ chức.
Các cá nhân muốn được chứng chỉ phải có 35 giờ đào tạo kiến thức PMP. Ngoài ra, những người không có bằng cử nhân phải có 7.500 giờ kinh nghiệm quản lý dự án, trong khi những người có bằng cử nhân trở lên chỉ cần 4.500 giờ. Theo Global Knowledge, mức lương trung bình cho một người đạt chứng chỉ PMP vào năm 2020 là 143,493 đô la.
Global Knowledge cho biết, 48 tuổi là độ tuổi trung bình của những người có chứng chỉ PMP trong tay, họ là program manager và hiện có hơn 4 chứng chỉ/chứng chỉ khác nhau. Global Knowledge còn cho biết thêm, chứng chỉ chéo phổ biến nhất cho người có PMP là Certified Information Security Manager (CISM).
Cho đến tháng 03 2020 có gần 1 triệu chứng chỉ PMP được cấp theo tổ chức PMI. Tại Việt Nam, đã có hơn một nghìn người có PMP .
Salesforce Certified Development Lifecycle and Deployment
Salesforce Certified Development Lifecycle and Deployment được thiết kế dành cho các chuyên gia có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết trong việc quản lý các hoạt động triển khai và phát triển Lightning Platform. Bên cạnh đó kỹ năng truyền đạt hiệu quả các giải pháp kỹ thuật cho các bên liên quan trong mảng kinh doanh và kỹ thuật cũng được chứng nhận.
Bạn cần có kinh nghiệm phân tích môi trường và yêu cầu để thiết kế khung quản trị (governance framework) phù hợp cũng như quản lý vòng đời phát triển và triển khai trên Lightning Platform để có thể có được chứng chỉ này.
Hơn thế nữa, bạn cũng cần có kinh nghiệm thiết kế và thực hiện các chiến lược phát triển và triển khai phức tạp, cũng như truyền đạt giải pháp đề xuất và thiết kế trade-offs cho các stakeholders, tức những người liên quan trong dự án của bạn kể cả mảng kinh doanh và kỹ thuật. Bài kiểm tra có 60 câu hỏi trắc nghiệm sẽ được hoàn thành trong 105 phút và bạn cần phải đạt 68% trở lên để được cấp chứng chỉ.
Bạn có là người đang có chứng chỉ nào trong danh sách trên? Hoặc bạn đang có kế hoạch thi các chứng chỉ này? Hãy để lại chia sẻ của bạn bên dưới nhé
Bài viết dựa theo thông tin của CRN có tham khảo thêm các nguồn thông tin khác
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất Linkedin Page: Facebook Group: cơ hội việc làm IT : ITguru.vn
Bạn đánh giá bài viết thế nào?
Submit RatingAverage rating 4.7 / 5. Vote count: 3
No votes so far! Be the first to rate this post.
Tags: chứng chỉ CCIEchứng chỉ CCNAchứng chỉ CCNPchứng chỉ nghề nghiệpchứng chỉ OracleTừ khóa » Bằng Cisco
-
Tổng Quan Hệ Thống Chứng Chỉ Mới Nhất Của Cisco | IPMAC
-
Hệ Thống Chứng Chỉ Cisco - Cấp độ Nhập Môn Và Chuyên Viên Mạng
-
TỔNG HỢP CÁC CHỨNG CHỈ CISCO ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI VNPRO
-
Chi Tiết Hệ Thống Chứng Chỉ Cisco Từ A - Z - ITexamviet
-
Đào Tạo, Sự Kiện Và Hội Thảo Trên Web - Cisco
-
Phần Mềm Của Cisco (phần Mềm Dạng Dịch Vụ)
-
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THI CHỨNG CHỈ CISCO (CCNA, CCNP ...
-
Hướng Dẫn Cấu Hình Router Cisco
-
Quản Trị Mạng Cisco CCNA - Khóa Học - Athena
-
Hướng Dẫn Giả Lập PPPoE Server Bằng Router Cisco - CNTTShop
-
[CISCO] Công Nghệ WiFi 6 Bằng Cisco Meraki MR56 - Vina Aspire
-
Combo Sản Phẩm Cân Bằng Tải Fortigate 60D4 Kèm Cisco Wifi 1815W
-
Hướng Dẫn Cấu Hình Access-list (ACLs) Trên Thiết Bị Cisco
-
Triển Khải Web Auth Trên Cisco WLC, Xác Thực Bằng External ... - Viblo