12 Dấu Hiệu Cảnh Báo Cơ Thể Nhiễm SARS-CoV-2
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả khám sàng lọc cho nhân dân trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19
Các dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2 gồm:
- Ho
- Sốt (trên 37,5 độ C)
- Đau đầu
- Đau họng, rát họng
- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
- Khó thở
- Đau ngực, tức ngực
- Đau mỏi người, đau cơ
- Mất vị giác
- Mất khứu giác
- Đau bụng, buồn nôn
- Tiêu chảy
Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, thời gian ủ bệnh là 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày. Mới đầu, người bệnh có thể thấy sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi..
Trong giai đoạn toàn phát và diễn biến, hầu hết các bệnh nhân chỉ bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi và không bị viêm phổi và tự hồi phục sau một tuần. Một số trường hợp có viêm kết mạc, dấu hiệu viêm đỏ đầu ngón chân…
Một số trường hợp có thể viêm phổi, viêm phổi nặng, diễn tiến tới suy hô hấp cấp nặng sốc nhiễm trùng, rối loạn thăng bằng kiềm-toan, rối loạn đông máu, trầm cảm, rối loạn tâm lý, suy chức năng các cơ quan dẫn đến tử vong. Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc bệnh mạn tính kèm theo, GS Kính cho biết.
Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có hội chứng hô hấp cấp tiến triển ARDS, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Ở trẻ em, đa số trẻ mắc Covid-19 có biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc biểu hiện viêm phổi nặng dẫn tới tử vong. Tuy nhiên một số trẻ mắc Covid-19 có tổn thương viêm đa cơ quan giống bệnh Kawasaski: sốt; ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần hoàn; biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hóa; rối loạn đông máu và tăng các chỉ số viêm cấp.
Các biện pháp theo dõi và điều trị chung
- Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím (nếu có).
- Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng bằng dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.
- Giữ ấm.
- Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.
- Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết.
- Hạ sốt nếu sốt cao, có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày với người lớn.
- Giảm ho bằng thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.
- Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang và/hoặc CT phổi, đặc biệt trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh, phát hiện dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng cấp cứu gồm: rối loạn ý thức; khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%; nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút; huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg…
Từ khóa » Gắt Cổ Họng Có Phải Bị Covid
-
Khó Thở, đau Rát Họng Có Phải Dấu Hiệu COVID-19 Không? | Vinmec
-
Nhận Diện Viêm Họng Với Covid 19
-
Đau Họng Covid Như Thế Nào - Cách Phân Biệt Với Các Dạng đau ...
-
Đau Rát Họng Nghi Do Mắc COVID-19 Cần Phải Làm Gì? - Bộ Y Tế
-
[PDF] COVID-19: Xác Định Các Triệu Chứng
-
Phân Biệt Triệu Chứng Covid 19 Với Cảm Cúm Thông Thường - VNVC
-
Đau Rát Họng Nghi Do Mắc COVID-19 Cần Phải Làm Gì?
-
Phân Biệt đau Họng Thông Thường Và Do Omicron - YouTube
-
Những Triệu Chứng Tai Mũi Họng Thường Gặp Khi Khỏi Covid-19
-
Đau Họng Khi Bị COVID-19, Cần Làm Gì? - YouTube
-
Viêm Họng: Phân Biệt, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Di Chứng Hậu Covid-19 Kéo Dài Bao Lâu? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
[PDF] Bệnh Vi-rút Corona (COVID-19) - MyHealth Alberta
-
Triệu Chứng Viêm Họng? Phân Biệt Viêm Họng Với Covid-19