12 Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Bạn Có Thể Tự Kiểm Tra ở Nhà - Mamamy
Có thể bạn quan tâm
Thay vì phải chờ đủ ngày để đến phòng khám/ bệnh viện kiểm tra xem bạn thực sự đang có thai hay không, hãy xem ngay 12 dấu hiệu mang thai sớm sau. Có những dấu hiệu mang thai sớm này chứng tỏ khả năng mình mang bầu là cao lắm đó. Cùng kiểm tra xem bạn nhé!
Mục lục
- 1. Chậm kỳ kinh – dấu hiệu mang thai sớm đầu tiên
- 2. Mệt mỏi
- 3. Nhạy cảm với mùi
- 3.1. Thay đổi nội tiết tố
- 3.2. Cơ chế bảo vệ
- 4. Ốm nghén/ buồn nôn
- 5. “Ác cảm” với đồ ăn/ thực phẩm
- 6. Tâm trạng thay đổi thất thường
- 7. Ngực to hơn, nhạy cảm hơn
- 8. Đầu ngực sẫm màu hơn
- 9. Đi tiểu thường xuyên
- 10. Đầy hơi
- 11. Tăng nhiệt độ cơ thể
- 12. Xuất hiện đốm máu
- 13. Những dấu hiệu mang thai sớm thường xuất hiện khi nào?
1. Chậm kỳ kinh – dấu hiệu mang thai sớm đầu tiên
Chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Nhưng rất hiếm người có chu kỳ cố định qua mỗi tháng mà không xê dịch ngày nào. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt: thay đổi môi trường, stress, chế độ sinh hoạt, ăn uống,…
Nếu chu kỳ kinh tiếp theo trễ khoảng 7 – 10 ngày trở lên, khả năng có thai khá cao. Lúc này, bạn có thể mua que để thử tại nhà nhé!
Lưu ý khi thử thai: để có kết quả chuẩn nhất, bạn hãy thử thai vào sáng sớm nhé. Nếu que thử chỉ hiện một vạch nhưng bạn vẫn không thấy “đến ngày” thì vẫn chưa khẳng định hoàn toàn là bạn “dính” bầu đâu. Bạn hãy xem thêm những dấu hiệu mang thai sớm khác dưới đây nhé!
2. Mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Một số phụ nữ có thể cảm thấy kiệt sức trong suốt thời kỳ mang thai, trong khi một số khác lại thấy khá bình thường. Dù triệu chứng mệt mỏi ở mỗi phụ nữ mang thai có xu hướng thể hiện khác nhau, nhưng nhìn chung, hầu hết phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường khi mang thai.
Mệt mỏi khi mang thai phổ biến hơn trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Dấu hiệu này có xu hướng biến mất trong tam cá nguyệt thứ hai. Và thường quay trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba.
Nguyên nhân mệt mỏi – Thay đổi nội tiết
Khi mang thai sớm, thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi. Cơ thể phải sản xuất nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng đến em bé. Lượng đường trong máu và huyết áp cũng thấp hơn. Hormone, đặc biệt là progesterone tăng lên, là nguyên nhân khiến phụ nữ cảm thấy buồn ngủ.
Thêm một điều nữa, thay đổi cảm xúc trong khi mang thai cũng góp phiền khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn.
3. Nhạy cảm với mùi
Các nghiên cứu chỉ ra rằng có đến ⅔ phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm và phản ứng với mùi hương xung quanh, nhất là trong ba tháng đầu. Mức độ nhạy cảm với mùi sẽ khác nhau đối với mỗi phụ nữ mang thai. Một số người có thể thấy nhạy cảm mức độ nhẹ đến trung bình. Nhưng có những người lại cảm thấy rất dữ dội.
Một số mùi phổ biến có thể khiến phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu như thịt, cá, tỏi, hành tây, trứng, cà phê, rượu, thuốc lá, mùi ẩm mốc,…
Có một vài giả thuyết lý giải cho nguyên nhân việc nhạy cảm với mùi:
3.1. Thay đổi nội tiết tố
Trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ, nồng độ hormone estrogen và hCG (human chorionic gonadotropin) tăng lên. Sự thay đổi về nồng độ hCG có liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi về khứu giác, cường độ nôn và buồn nôn. Hormone này có thể là nguyên nhân chính của những thay đổi về mùi vị của bạn.
3.2. Cơ chế bảo vệ
Nhạy cảm về khứu giác có thể là một cơ chế bảo vệ để tránh xa độc tố và các chất nguy hiểm tiềm tàng có thể gây hại cho em bé. Sự thay đổi khứu giác tăng cao thường vào đầu thai kỳ. Đây là khoảng thời gian em bé nhạy cảm nhất với các chất có hại này.
4. Ốm nghén/ buồn nôn
Buồn nôn và nôn là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và thường bắt đầu và khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Vì khứu giác trở nên nhạy cảm hơn ở một số phụ nữ mang thai, ốm nghén có thể khiến nhiều phụ nữ có ác cảm với một số loại thực phẩm hoặc mùi.
Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng ốm nghén sẽ dừng lại sau tuần thứ 12.
Nhiều mẹ ngay khi bản thân có dấu hiệu mang bầu đã đặt biệt danh cho bé yêu trong bụng. Mẹ thường dùng cái tên này để gọi yêu cũng như nói chuyện với bé hằng ngày. Đặt tên con trai, tên con gái tiếng Trung cũng là 1 cách đặt biệt danh cho bé. Mời mẹ tham khảo các biệt danh tiếng Anh theo tên cho bé từ Góc của mẹ nhé.
5. “Ác cảm” với đồ ăn/ thực phẩm
Thèm đồ ăn hay ác cảm với đồ ăn là tình trạng phổ biến thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố của thai kỳ. Lượng hormone hCG tăng gấp nhiều lần trong ba tháng đầu thai kỳ.
Buồn nôn và ác cảm với thực phẩm là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng có trường hợp những triệu chứng mang thai này có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.
6. Tâm trạng thay đổi thất thường
Thay đổi tâm trạng khi mang thai có thể gây ra bởi sự căng thẳng về thể chất, mệt mỏi, thay đổi quá trình trao đổi chất hoặc do hormone estrogen và progesterone. Những thay đổi đáng kể về mức độ hormone có thể ảnh hưởng đến mức độ dẫn truyền thần kinh. Đó là các hoá chất giúp điều chỉnh tâm trạng.
Sự thay đổi tâm trạng chủ yếu diễn ra trong 3 tháng đầu tiên, từ 6 đến 10 tuần. Và sau đó sẽ diễn ra trong tam cá nguyệt thứ 3 – lúc bạn chuẩn bị sinh.
Đọc thêm bài viết Một số cách giảm căng thẳng khi mang thai.
Nếu tâm trạng bạn thay đổi, kéo dài hơn 2 tuần và cảm giác không khá hơn, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. Bởi trong thời kỳ mang thai, khả năng trầm cảm có thể xảy ra.
Một số triệu chứng trầm cảm có thể gặp:
- Lo lắng liên tục, mức độ tăng cao
- Rối loạn giấc ngủ
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Không có khả năng tập trung vào bất cứ điều gì quá lâu
Nếu sự thay đổi tâm trạng trở nên dữ dội hơn, thường xuyên hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé.
7. Ngực to hơn, nhạy cảm hơn
Sự thay đổi ở ngực có thể bắt đầu sớm nhất từ 1 đến 2 tuần sau khi thụ thai. Nguyên nhân chính vẫn xoay quanh việc thay đổi nội tiết tố. Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều hormone estrogen và progesterone hơn.
Trước chu kỳ kinh nguyệt, sự gia tăng hormone cũng có thể xảy ra, bạn cũng có thể cảm thấy ngực đau/ căng tức. Khi mang thai, ngực bạn cũng có cảm giác tương tự.
Lớp mỡ ở ngực sẽ dày lên, tuyến sữa phát triển hơn, lưu lượng máu tăng lên. Những thay đổi này là một bước chuẩn bị cho em bé ti sau này.
8. Đầu ngực sẫm màu hơn
Khi mang thai, khu vực xung quanh núm vú trở nên tối màu hơn, đường kính lớn hơn. Điều này có thể xảy ra sớm nhất là một hoặc hai tuần sau khi thụ thai.
Ở phía dưới quầng vú là các tuyến Montgomery. Montgomery có vai trò tiết ra chất nhờn, ngăn ngừa núm vú, quầng vú nứt nẻ. Khi mang bầu, các mẹ có thể thấy sự xuất hiện những nốt nhỏ li ti ở núm vú. Bởi tuyến Montgomery hoạt động mạnh mẽ hơn.
9. Đi tiểu thường xuyên
Sau khi thụ thai khoảng 2 đến 3 tuần, bạn có thể thấy nhu cầu đi tiểu của mình tăng lên. Cảm giác này là do hormone thai kỳ hCG làm tăng lưu lượng máu đến thận, giúp đẩy chất thải ra ngoài hiệu quả hơn (gồm của bạn và của em bé). Tử cung phát triển trong quá trình mang thai cũng gây áp lực lên bàng quang, khiến không gian lưu trữ nước tiểu ít hơn, khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn.
Tần suất đi tiểu của mỗi phụ nữ mang thai là khác nhau. Một số người không nhận thấy sự thay đổi nào. Trong khi có những người bị làm phiền bởi tình trạng này trong suốt thai kỳ. Đi tiểu thường xuyên thường có khả năng kéo dài đến tháng thứ chín của thai kỳ, thậm chí đến khi bạn sinh con.
Nếu bạn luôn muốn cảm thấy muốn đi vệ sinh (ngay cả khi bạn vừa mới đi), hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu không. Khi mang thai, nhiều phụ nữ có khả năng cao nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngoài ra, bạn hãy luôn chú ý đến màu của nước tiểu để đảm bảo cơ thể bạn đang đủ nước: nước tiểu trong, màu vàng nhạt, không bị sẫm màu.
10. Đầy hơi
Đầy hơi là triệu chứng thường gặp khi mang thai. Đầy hơi thường xuất hiện vào khoảng tuần 11 và có khả năng kéo dài trong suốt thời gian mang thai và cho đến ngày sinh.
Hormone progesterone rất cần thiết cho cơ thể để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, hormone này cũng kích hoạt bộ ba cảm giác: đầy hơi, ợ hơi và chướng bụng.
Progesterone làm các mô trơn trong cơ thể (bao gồm cả đường tiêu hoá) thư giãn. Điều này làm chậm quá trình tiêu hoá, giúp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn có nhiều thời gian hơn để đi vào màu và đến được em bé. Đây là một điều tốt.
Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách giúp giảm tình trạng đầy hơi khi mang thai:
- Uống nhiều nước
- Ăn nhiều chất xơ
- Ăn chậm
- Thư giãn
11. Tăng nhiệt độ cơ thể
Nếu sử dụng nhiệt kế đặc biệt để theo dõi nhiệt độ buổi sáng, bạn sẽ dễ nhận thấy nhiệt độ tăng khoảng 1 độ khi thụ thai và duy trì ở mức này trong suốt thai kỳ.
Tăng nhiệt độ cơ thể không phải là dấu hiệu thể hiện mang thai rõ ràng. Vì có thể những lí do khác khiến nhiệt độ của bạn tăng lên. Nhưng nó cũng có thể báo hiệu cho bạn rằng bạn sắp có tin vui.
12. Xuất hiện đốm máu
Khoảng 30% phụ nữ mang thai sẽ thấy chảy máu nhẹ vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy phôi đã được cấy vào thành tử cung.
Khi phôi cấy vào niêm mạc tử cung, nó có thể phá vỡ các mạch máu nhỏ. Điều này không gây ra bất kỳ vấn đề lo lắng nào. Một số phụ nữ bị chảy máu nhẹ, dịch màu hồng, đỏ hoặc nâu.
Chảy máu nhẹ có thể giống với những ngày đèn đỏ thông thường. Để chắc chắn nhất, bạn hãy mua que thử thai về để kiểm tra nhé.
Nếu chảy máu (mà không phải đến ngày) diễn ra bất thường, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn nhé. Nếu chảy máu nhẹ và không kéo dài thì các mẹ không phải quá lo lắng.
13. Những dấu hiệu mang thai sớm thường xuất hiện khi nào?
- Các dấu hiệu như nhạy cảm với mùi, ngực nhạy cảm hơn có thể xuất hiện sau vài ngày khi thụ thai.
- Dấu hiệu chảy máu nhẹ có thể xuất hiện khoảng một tuần sau khi tinh trùng gặp trứng.
- Đi tiểu nhiều thường xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi thụ thai
Có nhiều phụ nữ không thấy có bất kỳ dấu hiệu mang thai sớm nào, nhưng có những người thấy hầu như tất cả những dấu hiệu này.
Để chắc chắn nhất, bạn có thể tự thử thai tại nhà, sau đó đến gặp bác sĩ, xét nghiệm máu để xác nhận lại. Hãy chắc chắn biết càng sớm càng tốt để có thể chăm sóc em bé tốt nhất ngay từ đầu.
Trên đây là 12 dấu hiệu mang thai sớm được Góc của mẹ tổng hợp, viết và phân tích chi tiết. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các mẹ có thể tự kiểm tra được ở nhà xem mình có tin vui hay chưa. Các mẹ hãy like, share bài viết này để Góc của mẹ có thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.
Tài liệu tham khảo
American College of Obstetricians and Gynecologists, Morning Sickness: Nausea and Vomiting of Pregnancy, December 2018.
American College of Obstetricians and Gynecologists, Bleeding During Pregnancy, July 2016.
Mayo Clinic, Symptoms of Pregnancy: What Happens First, May 2019.
WhatToExpect.com, Early Pregnancy Signs and Symptoms: Are You Pregnant?, November 2018.
Mayo Clinic, Is Implantation Bleeding Normal in Early Pregnancy?, August 2016.
American College of Obstetricians and Gynecologists, Vulvovaginal Health, November 2015.
Từ khóa » Người Nhạy Cảm Với Mùi Hương
-
Cần Làm Gì Khi Gặp Tình Trạng Nhạy Cảm Quá Mức Với Hương Thơm?
-
Nhạy Cảm Với Các Giác Quan - Dấu Hiệu Của Bệnh đau Nửa đầu
-
Ai Dễ Nhạy Cảm, Dị ứng Với Hương Thơm? - Tiền Phong
-
'Bí Mật' Bất Ngờ Của Mũi Người - Tuổi Trẻ Online
-
Dấu Hiệu Của Hội Chứng Dị ứng Với Mùi Hương - Máy Lọc Không Khí
-
Bạn Có đang Bị Dị ứng Với Mùi Hương? - Hello Bacsi
-
Tiêu Chí Chọn Nước Hoa Cho Người Có Khứu Giác Nhạy Cảm - BIMORE
-
Lưu ý Cho Người Thường Bị Dị ứng Với Mùi Hương | Cleanipedia
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Cơ Thể Bị Nhiễm độc Nặng - Báo Người Lao động
-
Bạn Có đang Bị Dị ứng Mùi Thơm Hay Nhạy Cảm Với Mùi? - Sức Khỏe
-
Tổng Quan Các Bất Thường Về Khứu Giác Và Vị Giác - Rối Loạn Về Tai ...
-
Nhạy Mùi Sẽ đồng Cảm Nhiều Hơn
-
TIPS CHỌN NƯỚC HOA CHO NGƯỜI CÓ KHỨU GIÁC NHẠY CẢM
-
Làm Sao Phân Biệt được Các Mùi Nước Hoa, Rượu Tinh Tế? - BBC