12 điều Cần Biết Khi Nuôi Và Mua Bán Thằn Lằn Da Báo | Pet Mart

Thằn lằn da báo hay Leopard Gecko là loài bò sát cảnh kinh điển đã được giới chơi bò sát cảnh ưa chuộng tuyệt đối. Chúng rất phù hợp với những người chơi ít thời gian rảnh và nuôi trong căn hộ chật hẹp. Vậy bạn đã biết cách nuôi thằn lằn da báo thế nào để chúng phát triển khỏe mạnh và ít bệnh?

MỤC LỤC ẩn 1. Nguồn gốc của thằn lằn da báo Leopard Gecko 2. Ngoại hình của thằn lằn da báo 3. Đặc điểm nổi bật của thằn lằn da báo 4. Thiết kế chuồng nuôi thằn lằn da báo baby 4.1. Lót nền chuồng bằng giấy vụn 4.2. Lót nền chuồng nuôi thằn lằn da báo bằng cát 4.3. Các chất lót nền cho thằn lằn da báo khác 5. Thận trọng khi sử dụng lót nền chuồng nuôi thằn lằn 6. Cách nuôi thằn lằn da báo đơn giản tại nhà 7. Cách nuôi thằn lằn da báo sinh sản 7.1. Thời gian thằn lằn da báo sinh sản 7.2. Ấp trứng 8. Các loại thức ăn giàu Canxi cho thằn lằn da báo 9. Phương pháp bổ sung Canxi cho thằn lằn da báo 10. Điều trị viêm dạ dày ở thằn lằn da báo 10.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ở thằn lằn da báo 10.2. Triệu chứng bệnh viêm dạ dày ở thằn lằn da báo 11. Điều trị bệnh viêm dạ dày cho thằn lằn da báo 12. Thằn lằn da báo giá bao nhiêu rẻ nhất tại Hà Nội, TP.HCM?

Đây là câu hỏi thường xuyên được các độc giả của Pet Mart nhờ được tư vấn. Trong bài viết dưới đây, Pet Mart sẽ giới thiệu tới các bạn những điều cần lưu ý dành cho những người đam mê loài sinh vật cảnh thú vị này nhé.

Nguồn gốc của thằn lằn da báo Leopard Gecko

Quê gốc của thằn lằn báo đốm là khu vực Ấn Độ và Pakistan. Chúng chủ yếu sống ở các vùng sa mạc hoặc đồng cỏ khô. Thường ẩn nấp trong các khe đá hoặc hang hốc vì vào lúc nắng nóng đỉnh điểm. Những nơi này sẽ không nướng chín chúng như trên sa mạc.

Hiện nay chúng ta thường được thấy chúng ở các cửa hàng thú cưng nhưng tất cả đều được nhân giống nhân tạo. Hoàn toàn không phải tự nhiên. Màu sắc cùng chủng loại vô cùng đa dạng. Hơn nữa, những chủ nuôi của chúng cũng đang không ngừng nhân giống.

Trong tự nhiên, phần lớn thời gian trong ngày chúng thường trốn trong hang hoặc khe đá, những nơi ít ánh sáng. Đến khi đêm xuống mới rời hang đi kiếm ăn. Thằn lằn da báo duy trì độ ẩm bằng cách hấp thu các giọt sương trên bề mặt đá và lá cây, hình thành do chênh lệch nhiệt độ giữa đêm và ngày.

Loài bò sát này có thể thích nghi với nền nhiệt dao động trong khoảng 16 – 36°C, lý tưởng là 26 – 32°C. Khi nuôi thằn lằn, người nuôi cần chuẩn bị một nơi kín đáo, có nhiệt độ và độ ẩm ổn định. Độ ẩm lý tưởng vào khoảng 40%, trong thời kì thay da cần tăng lên 60%. Nếu độ ẩm trong phòng không đủ nên sử dụng máy phun sương.

Ngoại hình của thằn lằn da báo

Là loài động vật bò sát vô cùng xinh đẹp. Toàn bộ cơ thể (bao gồm cả đuôi) dài khoảng 20cm. Kích thước dài nhất có thể đạt 25cm. Trên cơ thể có các dài hoa văn màu tím nâu và màu sáng vàng. Khi trưởng thành, các hoa văn màu đen sẽ tán ra thành các điểm nhỏ.

Một số ít cá thể sẽ lưu lại một vài hoa văn hình dải đen. Các loài thằn lằn báo đốm được nuôi dưỡng nhân tạo hiện nay chia làm 2 màu sắc cơ bản là “màu nâu” và “màu vàng sáng”. Các cá thể màu nâu sẽ thay đổi, có khi sẽ có nền là màu vàng nâu. Có khi có nền màu tím và bên trên được bao phủ bởi các đốm màu. Với các cá thể màu vàng sáng, chúng thường có nền da màu vàng sáng. Một vài trường hợp sẽ có các chấm màu da cam.

Đặc điểm nổi bật của thằn lằn da báo

Loài thằn lằn này có thể ăn được hầu hết các loại côn trùng. Trong môi trường hoang dã, chúng thường ăn bọ cánh cứng, rết, bọ cạp và nhện. Khả năng thích nghi mạnh và dường như chúng có thể ăn bất cứ thứ gì ăn được.

Cũng như các loài thằn lằn khác, đuôi của thằn lằn báo đốm có tác dụng phòng vệ. Nếu gặp tình huống khẩn cấp, đuôi của chúng cũng rất dễ đứt lìa. Hơn nữa sau khi rời khỏi cơ thể, phần đuôi còn lại vẫn không ngừng động đậy.

Công dụng của “kế sách” này là để làm phân tán sự chú ý của kẻ thù. Tranh thủ cơ hội chạy thoát. Phần hơi hõm vào ở đuôi chính là vị trí tự rời ra. Ở vị trí này, sau khi đuôi rời ra, các mạch máu sẽ tự động “ngắt” và chúng sẽ tự động mọc một chiếc đuôi mới.

Tuy nhiên không được đẹp bằng đuôi cũ. Đuôi mới mọc ra sẽ hơi rộng, độ dài không khác biệt lắm so với đuôi cũ. Màu sắc và chất lượng đều không bằng trước. Mất đuôi không hề gây tổn thương cho thằn lằn. Trừ khi một khoảng thời gian chúng không được ăn gì.

Lý do vì đuôi của chúng là nơi dự trữ mỡ. Là nơi cung cấp năng lượng cho chúng trong thời kì khan hiếm thức ăn. Có những loài bò sát sẽ dùng đuôi làm kho dự trữ mỡ. Nếu gặp trường hợp không kiếm được thức ăn, chúng cũng sẽ tự cắt đuôi của mình.

Thiết kế chuồng nuôi thằn lằn da báo baby

Cần chuẩn bị một nơi cho thằn lằn trú ẩn, có thể là hang đá hoặc gỗ. Nơi đặt hang nên ở chỗ nhiều ánh sáng, diện tích rộng, gần các nguồn nhiệt. Có thể bố trí nhiều hang để chúng tự do lựa chọn. Vùng hoạt động là nơi để chúng vận động và ăn uống. Nên bố trí một chỗ cố định để đặt máng ăn uống và những vật để chúng leo trèo. Máng ăn uống có thể dùng gỗ hoặc gốm sứ.

Cành cây hoặc đá leo trèo có thể cao 3 – 5cm, không cần quá lớn để tránh hạn chế hoạt động của thằn lằn. Độ ma sát vừa phải giúp chúng dễ dàng trèo lên, đồng thời không làm chúng bị thương. Chuồng nuôi diện tích nhỏ có thể không cần cành cây. Khu vực phơi nắng là nơi ở gần nguồn nhiệt. Nếu bạn sử dụng đèn sưởi nên đặt một phiến đá hoặc khúc gỗ để chúng trèo lên. Độ cao chỉ cần cao hơn một chút so với nền chuồng là được.

Lót nền chuồng bằng giấy vụn

Hiện nay đa số người nuôi thằn lằn thường lót nền chuồng bằng giấy vụn. Ưu điểm của giấy vụn là sạch sẽ, thuận tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh. Hơn nữa cũng tránh được việc thằn lằn ăn nhầm vì tưởng là thức ăn của chúng. Giấy vụn cũng là vật liệu có thể phân hủy. Do đó không ảnh hưởng đến môi trường.

Ngoài những ưu điểm thấy rõ, nền chuồng bằng giấy vụn cũng bộc lộ rất nhiều nhược điểm. Một trong số đó là khả năng hút mùi kém. Khi thằn lằn đi vệ sinh, giấy vụn thường bị vón cục và bốc mùi rất nặng. Nếu không được dọn dẹp đúng lúc có thể là ổ vi khuẩn gây hại cho thằn lằn.

Thức ăn của thằn lằn da báo là các loại sâu, côn trùng sống. Nếu chúng không ăn hết thức ăn, những côn trùng này có thể trốn dưới lớp giấy báo và làm ổ tại đó. Những loại côn trùng này có thể mang bệnh nguy hiểm cho thằn lằn.

Lót nền chuồng nuôi thằn lằn da báo bằng cát

Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều loại cát sa mạc chuyên dụng cho bò sát. Thằn lằn da báo có nguồn gốc ở những vùng sa mạc khô cằn ở châu Mỹ. Sử dụng cát làm nền chuồng có thể tạo cho chúng môi trường sống gần với tự nhiên.

Ưu điểm lớn nhất của cát là dễ sử dụng, có tính thẩm mỹ cao. Khi thằn lằn đi vệ sinh, cát sẽ kết dính lại thành khối, rất thuận tiện khi vệ sinh chuồng. Một số loại cát nền có khả năng khử mùi, phù hợp cho những người bận rộn, ít có thời gian chăm sóc.

Khi thằn lằn da báo bắt mồi, chúng sẽ nuốt vào một lượng nhất định cát đất. Một số trường hợp bị thiếu chất, chúng sẽ liếm cát để bổ sung dinh dưỡng. Đa phần sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể gây tắc ruột hoặc ảnh hưởng đến thận.

Các chất lót nền cho thằn lằn da báo khác

  • Cùi bắp: có mùi thơm dễ chịu, hút ẩm tốt, khử mùi tốt, có thể tiêu hóa được. Nếu không may thằn lằn nuốt phải cũng không gây hại cho chúng.
  • Rêu khô: giữ ẩm tốt. Rất phù hợp cho các loại lưỡng cư, rùa hoặc bò sát trong giai đoạn thay da.
  • Vỏ thông: giúp tạo môi trường tự nhiên cho bò sát của bạn như chính trong nhà của mình. Ngoài ra có thể dùng để trang trí chuồng nuôi. Có tác dụng khử mùi hôi rất tốt.
  • Mùn cưa: Có mùi dễ chịu, hút ẩm tốt, dễ sử dụng.
  • Gỗ nén: Có mùi dễ chịu, hút ẩm cực tốt, khử mùi tốt, dễ sử dụng, xài khá tốn
  • Thảm xơ dừa: Hút ẩm tốt, dễ sử dụng, có thể sử dụng lại nhiều lần.

Thận trọng khi sử dụng lót nền chuồng nuôi thằn lằn

Đối với người nuôi thằn lằn da báo, việc duy trì nhiệt độ ổn định là rất quan trọng. Đa số người chơi hiện nay thường sử dụng các loại đèn hoặc đệm sưởi. Quá trình sử dụng phải được quan sát cẩn thận để tránh nhiệt độ quá cao khiến chúng bị bỏng.

Người nuôi không nên kết hợp đệm sưởi với lót nền bằng giấy. Giấy vụn cách nhiệt rất kém, cho dù bạn chỉ để nhiệt độ vừa phải. Khi bị đun nóng trong thời gian dài, nhiệt độ chuồng nuôi vẫn có thể vượt quá sức chịu đựng của thằn lằn. Do chúng bị tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt.

Không nên dùng các loại cát có hạt quá nhỏ. Cát quá mịn có thể ảnh hưởng đến việc lột da bàn chân của thằn lằn. Do môi trường sống tự nhiên của chúng là đất đá khô, ít cát. Do đó trong chuồng nuôi nên có thêm nhiều cành cây hoặc đá tảng. Vừa kích thích chúng vận động, vừa hỗ trợ việc thay da thuận lợi hơn.

Cách nuôi thằn lằn da báo đơn giản tại nhà

Loài bò sát này có thói quen ăn uống rất đặc biệt. Chúng ít hoạt động vào ban ngày và hoạt động mạnh vào ban đêm. Đây chính là khoảng thời gian tích hợp cho thằn lằn da báo ăn. Không được cho chúng ăn uống tùy tiện, đặc biệt không được cho ăn thức ăn của người.

Thức ăn ưa thích của chúng là dế mèn, mỗi bữa cần cho ăn một lượng cố định. Tùy theo tuổi và thể trạng của thằn lằn mà phân chia lượng thức ăn:

  • 1 – 4 tháng tuổi mỗi ngày ăn 1 – 2 con dế, hoặc số lượng vừa phải sâu bột.
  • 4 – 8 tháng tuổi mỗi ngày ăn 2 – 3 con dế hoặc sâu bột.
  • Sau 8 tháng có thể cách 1 ngày cho ăn 1 lần là được.

Thức ăn cho thằn lằn da báo phải cắt nhỏ, quá to sẽ khiến chúng khó tiêu hóa. Chúng dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, vì vậy người nuôi cần chú ý cho ăn đúng giờ và đúng lượng. Người nuôi cần đặc biệt chú ý đảm bảo thức ăn và môi trường sạch sẽ.

Đối với rau củ nên trồng tại nhà để loại bỏ chất độc và ký sinh trùng. Sức đề kháng của thằn lằn rất yếu, vì vậy chuồng nuôi cần thông thoáng, khô ráo, giảm bớt vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Cách nuôi thằn lằn da báo sinh sản

Thời gian thằn lằn da báo sinh sản

Thằn lằn da báp phát triển rất nhanh chóng. Độ tuổi trưởng thành khi được 1 năm tuổi. Con đực sẽ sẵn sàng sinh sản sớm hơn nhiều so với con cái. Con cái khoảng hai tuổi để sinh sản. Trứng thằn lằn khá lớn và việc đẻ trứng có thể gây khó khăn cho những con thằn lằn cái còn nhỏ tuổi.

Hầu hết thời gian giao phối và đẻ trứng là vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Trứng thằn lằn da báo sẽ phát triển theo cặp. Khi trứng phát triển, bạn sẽ thấy con cái tăng cân và có thể nhìn thấy trứng qua da bụng. Khi con cái sẵn sàng đẻ trứng, nó sẽ đào một cái hố, đẻ trứng và chôn chúng.

Ấp trứng

Để trứng phát triển và nở bình thường, bạn sẽ cần phải cung cấp đúng thời gian ủ và độ ẩm cho trứng thằn lằn da báo. Đặt trứng vào một thùng chứa có kích thước 3 – 8cm. Trứng nên được chôn khoảng một nửa.

Các thùng chứa có thể là hộp nhựa trong suốt với một vài lỗ để lưu thông. Môi trường có thể là Vermiculite, cát hoặc rêu than bùn. Trong đó Vermiculite hoạt động tốt nhất để kiểm soát độ ẩm. Môi trường phải có đủ độ ẩm để việc ấp trứng thuận lợi hơn.

Một hộp ấp trứng sẽ giữ nhiệt độ ở mức phù hợp. Nhiệt độ duy trì trong quá trình ủ có thể xác định giới tính của tắc kè. Trứng ấp từ 25 – 27°C sinh ra nhiều con đực… Từ 31 – 33°C sẽ sản sẽ nở ra con cái. Dưới 24°C và trên 35°C có thể giết chết trứng. Trứng sẽ nở trong vòng 6 đến 12 tuần tùy theo nhiệt độ.

Các loại thức ăn giàu Canxi cho thằn lằn da báo

Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn giàu Canxi như me, sữa, sữa chua, phô mai, cá chạch, trai, ốc, tôm tươi hoặc khô, rong biển, cá, lạc, đậu, vừng, cải bắp, súp lơ,…

Thỉnh thoảng cho thằn lằn da báo ra ngoài vận động, hoạt động nhiều giúp cơ thể khỏe mạnh. Xương khớp linh động, giảm khả năng thiếu hụt canxi, phòng chống loãng xương. Đồng thời gia tăng tuần hoàn máu và trao đổi chất. Rất có lợi cho việc hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn.

Thằn lằn được phơi nắng nhiều, tia tử ngoại sẽ kích thích cơ thể hình thành các hợp chất có lợi. Tuy nhiên nên cho chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ánh nắng chiếu qua cửa kính sẽ mất tác dụng. Nếu không thể phơi nắng, có thể dùng các loại đèn tử ngoại để kích thích da hấp thu canxi.

Phương pháp bổ sung Canxi cho thằn lằn da báo

Dấu hiệu cho thấy thằn lằn da báo bị thiếu Canxi  đầu tiên là các đốt ngón chân sưng to hơn bình thường. Tứ chi gấp khúc, không thể đứng thẳng. Cột sống của chúng cũng biến dạng. Trường hợp nghiêm trọng ngay cả xương hàm và cằm cũng lệch lạc, miệng không thể khép lại để ăn uống.

Nếu cơ thể chúng đã bị biến dạng, về sau sẽ rất khó hồi phục lại hình dạng ban đầu. Vì vậy người chơi cần chuẩn bị sẵn tinh thần trước khi nuôi chúng. Đặc biệt, Canxi dùng cho thằn lằn da báo phải là loại đặc chế riêng cho bò sát, không được sử dụng viên Canxi cho người hoặc mai mực để thay thế.

Trong quá trình sinh trưởng, thằn lằn da báo cần hấp thu Canxi đầy đủ, nếu bỏ qua sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Các bạn có thể cho thằn lằn dùng viên Canxi có bán sẵn trên thị trường.  Công việc này cần được tiến hành ngay từ khi chúng còn nhỏ.

2 – 3 ngày sau khi sinh, thằn lằn bắt đầu săn mồi, lúc này có thể cung cấp Canxi cho chúng. Phương pháp bổ sung Canxi rất đơn giản: thả sâu bột hoặc dế mèn vào một cái bát đựng đầy bột canxi, sau đó khuấy đều. Đến khi trên người chúng dính đầy bột thì đem cho thằn lằn ăn.

Mỗi ngày làm như vậy một lần, vì nuôi thằn lằn cảnh con lớn rất nhanh, nhu cầu Canxi cũng lớn hơn. Khi chúng lớn hơn một chút có thể giảm dần, mỗi tuần cho ăn Canxi 1 – 2 lần. Ngoài ra có thể hòa bột vào nước, để cho chúng tự uống. Cách này rất thuận tiện cho người nuôi không có nhiều thời gian rảnh, vì không cần canh giờ để cho chúng ăn.

Điều trị viêm dạ dày ở thằn lằn da báo

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ở thằn lằn da báo

Chủ yếu là do thay đổi thời tiết, nhất là vào thời điểm giao mùa. Khi trời đang nóng mà đột nhiên trở lạnh, thằn lằn da báo có thể suy giảm sức đề kháng. Nếu người nuôi không chú ý đến việc giữ ấm và chế độ ăn, chúng sẽ rất dễ mắc bệnh. Biểu hiện ban đầu là bỏ ăn, chán ăn hơn bình thường.

Là một loài động vật máu lạnh, thằn lằn da báo cần dựa vào nhiệt độ để tiêu hóa thức ăn. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ phân hủy trong ruột của thằn lằn da báo. Làm gia tăng vi khuẩn có hại, dẫn đến tiêu chảy. Ban đầu chúng sẽ ngoài nhiều hơn bình thường, phân nhão kèm theo thức ăn chưa tiêu hóa hết. Sau đó là tiêu chảy.

Ngoài nguyên nhân do nhiệt độ, việc vệ sinh chuồng nuôi cũng là một nguyên nhân. Chuồng nuôi lâu ngày không quét dọn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát sinh, gây bệnh cho thằn lằn. Nhiều người có thói quen để sẵn côn trùng để thú cưng ăn. Tuy nhiên thức ăn để lâu ngày sẽ phân hủy, gây rối loạn tiêu hóa khi thằn lằn ăn phải.

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày ở thằn lằn da báo

  • Bỏ ăn, kém ăn
  • Tiêu chảy hoặc đi ngoài phân nhão
  • Kêu nhiều và to bất thường
  • Chướng bụng
  • Sút cân bất thường
  • Đuôi teo nhỏ lại, da ôm sát vào gốc đuôi
  • Hoạt động kém hẳn so với bình thường
  • Hay ở trong hang hoặc nơi trú ẩn

Theo các bác sĩ thú y, viêm dạ dày không chỉ xuất hiện ở thằn lằn da báo mà còn thấy ở các loài thằn lằn khác. Bệnh rất dễ lây lan nên cần cách ly ngay khi phát hiện.

Điều trị bệnh viêm dạ dày cho thằn lằn da báo

Để điều trị bệnh, cần cung cấp cho chúng các loại lợi khuẩn cần thiết. Cho ăn thức ăn dạng lỏng, nếu cần phải ép ăn bằng ống tiêm. Trong lúc này, không được cho ăn thức ăn cứng, phải để dạ dày nghỉ ngơi. Đồng thời phải chú ý vệ sinh đồ ăn thức uống.

Cho dù thằn lằn không bị bệnh, cũng cần bổ sung một lượng thích hợp các lợi khuẩn. Để nâng cao sức đề kháng và hạn chế vi khuẩn có hại ở đường ruột. Con bị bệnh cần cách ly để tránh lây lan, nhất là khi bạn nuôi 2 hoặc nhiều con trong một chuồng.

Điều quan trọng đó là sự chẩn đoán của bác sĩ thú y. Nó là nguồn tin cậy thông qua việc xét nghiệm. Tránh trường hợp tự chuẩn đoán bệnh vì bạn có thể lãng phí thời gian nhiều ngày mà không có hiệu quả.

Thằn lằn da báo giá bao nhiêu rẻ nhất tại Hà Nội, TP.HCM?

Hiện nay,  việc mua bán thằn lằn da báo tập trung chủ yếu ở các trung tâm lớn, uy tín tại Hà Nội, TP.HCM. Giá  thằn lằn da báo bao nhiêu được quy định bởi những yếu tố vô cùng khác nhau. Ví dụ như màu sắc, hoa văn, kích thước, nguồn gốc, giới tính.

Theo tham khảo thị trường thì trung bình 1 con thằn lằn da báo dao động từ 600 – 1 triệu đồng. Việc mua thằn lằn da báo khỏe mạnh không dễ. Vì thế cần đi mua cùng người có kinh nghiệm am hiểm về chúng là tốt nhất. Không nên ham rẻ, vì những con rẻ thông thường sẽ rất kém chất lượng.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Từ khóa » Thằn Lằn Da Báo Sinh Sản