12 Kiểu Dệt Lụa Tơ Tằm Phổ Biến, Có Thể Sản Xuất ở Việt Nam

QUY TRÌNH SẢN XUẤT LỤA TƠ TẰM

Quy trình sản xuất lụa tơ tằm có năm giai đoạn: nuôi tằm, nhả tơ tạo kén, ươm tơ, dệt vải và nhuộm lụa. Việc sản xuất thường kéo dài tầm hai tháng.

Trong gian đoạn đầu tiên, người nuôi tằm sẽ chọn ra những lá dâu không quá già và thái nhỏ cho tằm ăn. Tằm trong gian đoạn này thích nghi với thời tiết mát mẻ. Người nuôi tằm phải rất cẩn trọng vì nếu nhiệt độ không đều và không thích hợp sẽ làm giảm chất lượng tơ.

Sang giai đoạn hai, con tằm nhả tơ tạo kén. Lúc này người nuôi để tằm bò lên các né để đóng kén, và đưa né ra nơi có ánh nắng nhẹ vì ánh nắng sẽ giúp kén được khô và có màu óng ả.

Sau khi tằm nhả tơ, kén được thu hoạch và đi ươm tơ.

Giai đoạn ươm tơ là giai đoạn cần ước lượng thời gian kỹ lưỡng trong quy trình sản xuất vải lụa. Tơ cần ươm ngay khi tằm kết thúc nhả tơ. Nếu chậm trễ, con tằm sau khi thành nhộng sẽ biến thành bướm ngài cắn kén chui ra. Tơ sẽ bị đứt.

Ươm tơ là việc kéo sợi tơ từ tổ kén để se thành sợi tơ tằm. Người thợ sẽ chọn kén có nhiều tơ, và tương đồng về hình dạng cũng như kích thước. Họ đun kén trong nước nóng để loại bỏ sericin, một hợp chất protein bọc ngoài kén tằm. Sericin tạo thành chất keo bảo vệ kén tằm. Khi ngâm trong nước sôi, keo rã ra và làm kén mềm hơn, dễ rút sợi. Sợi tơ sau đó được se lại thành các sợi chỉ tơ quấn thành cuộn để đưa đi dệt.

Hermès chế tác khăn lụa từ chất liệu twill. Ảnh: Instagram @hermes

Tuỳ vào kiểu dệt mà sợi tơ được bện nhiều hoặc ít. Như đã thấy, lụa có nhiều kiểu dệt khác nhau. Các kiểu dệt phổ biến phải kể đến là satin, dệt trơn (plain), và dệt chéo (twill). Nhưng dù là kiểu dệt nào, loại vải nào, giá thành lụa đều tính toán dựa trên độ nặng của vải, gọi là momme. Đó là vì nguyên liệu đầu vào, sợi tơ, tính bằng kilogram, không tính bằng đơn vị đo chiều dài. Độ nặng càng cao thì chất liệu vải càng đắt.

Việc nhuộm lụa có thể được hoàn thành trước hoặc sau khi dệt sợi tơ thành vải. Theo truyền thống Á Đông, nguyên liệu nhuộm thường dùng thảo mộc, vỏ cây, lá cây, các loại củ… Giờ đây, công nghệ mới đã hoàn thiện kỹ thuật nhuộm giúp màu sắc của lụa đa dạng hơn. Đặc biệt việc nhuộm sợi trước khi dệt tạo ra những loại hoa văn bền màu và sắc sảo hơn so với việc in hoạ tiết sau khi dệt.

Từ khóa » Các Loại Vải Lụa Tơ Tằm