12+ Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Chi Tiết Siêu Lợi Nhuận
Có thể bạn quan tâm
Mở cửa hàng tạp hóa hiện là một trong các mô hình kinh doanh phổ biến, đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy muốn kinh doanh tạp hóa cần phải làm gì? Làm sao để kinh doanh tạp hóa thành công? Dưới đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa quan trọng TrustSales sẽ chia sẻ cho bạn dành cho những ai đang muốn đi theo con đường kinh doanh này cần biết.
Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
1. Nên mở cửa hàng tạp hóa dưới quê hay trên thành phố?
Hiện nay, cửa hàng tạp hóa xuất hiện ở mọi nơi, kể cả thành phố và các vùng quê. Nếu bạn có ý định mở cửa hàng tạp hóa nhưng còn phân vân chưa biết nên chọn địa điểm là ở thành phố hay vùng quê sẽ tốt hơn thì cần hiểu rõ đặc thù từng nơi.
Hai nơi này có những đặc thù khác nhau nên việc chuẩn bị chi phí, trang trí cửa hàng, mua sắm trang thiết bị, nguồn hàng,... khi mở tiệm tạp hóa cũng có sự khác nhau. Bên cạnh đó, khách hàng giữa thành phố và vùng quê cũng có sự khác biệt lớn mà khách hàng lại chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới doanh thu của tạp hóa.
- Đặc điểm của vùng quê:
Cửa hàng tạp hóa tại các vùng quê sẽ trở thành nơi cung cấp các mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt chính của người dân. Phạm vi kinh doanh thường khá rộng, có thể là khách hàng ở vài làng lân cận cũng sẽ tới mua.Do đó, kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa của những người đi trước cho rằng chi phí cần để mở tiệm tạp hóa ở vùng quê cũng không cao, các hàng hóa dễ bán và mức độ cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, tổng thể thì lượng khách hàng sẽ không đông như ở thành phố. Do đó, lãi suất thu được không cao
- Đặc điểm của thành phố:
Dân cư ở thành phố đông đúc nên lượng khách hàng nhiều. Từ đó lãi suất của kinh doanh tạp hóa cũng cao hơn. Thế nhưng, khi kinh doanh tạp hóa ở thành phố đòi hỏi nhiều chi phí hơn. Các chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, nguồn hàng, nhân viên,... khá tốn kém. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các cửa hàng tạp hóa cũng rất khắc nghiệt.
Mở tiệm tạp hóa dưới quê và trên thành phố là 2 thị trường khác nhau hoàn toàn
Lời khuyên: Trước khi mở cửa hàng tạp hóa bạn cần phải cân nhắc và lên kế hoạch kinh doanh tạp hóa chi tiết dựa trên số vốn trong tay. Từ đó mới có thể đưa ra quyết định mở cửa hàng ở thành phố hay nông thôn, đồng thời hạn chế được tối đa rủi ro khi bắt đầu kinh doanh.
2. Kinh nghiệm bán hàng tạp hoá thành công nhờ nghiên cứu thị trường kỹ
Một trong các bước mở cửa hàng tạp hóa đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là nghiên cứu thị trường kinh nghiệm bán hàng tạp hóa ra sao. Yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại khi kinh doanh tạp hóa. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích thị trường bạn có thể xác định được đâu mới là đối tượng khách hàng mục tiêu, nhu cầu mua sắm của khách hàng như thế nào và mức độ rủi ro cao hay thấp.
Cần nghiên cứu thị trường trước khi mở cửa kinh doanh tạp hóa
Thị trường kinh doanh tạp hóa tại Việt Nam theo như chúng tôi phân tích dựa trên báo cáo mới nhất của Nielsen như sau:
- Phần lớn người dân ở cả nông thôn lẫn thành thị đều có thói quen mua sắm nhanh tại các cửa hàng tạp hóa. Theo thống kê có tới 1.3 triệu cửa hàng tạp hóa đang hoạt động ở nước ta và chiếm tới 85% tổng doanh thu của ngành hàng tiêu dùng cả nước.
- Nhóm khách hàng mục tiêu của cửa hàng tạp hóa đó là dân cư đang sinh sống tại khu vực chiếm 70% và 30% còn lại là đối tượng khách vãng lai. Phần lớn khách hàng đều thích mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa vì chi phí hợp lý, gần nhà lại không mất nhiều thời gian nên cực kỳ tiện lợi.
- Chủ cửa hàng kinh doanh có thể thu được lãi suất tốt từ các việc này, vào khoảng 3 - 30 triệu đồng/tháng, tùy thuộc mô hình kinh doanh. Lãi suất tới từ nhiều nguồn khác nhau, như từ doanh thu trực tiếp bán sản phẩm, phí trưng bày, tiền ve chai, chiết khấu của nhà cung cấp,...
Như vậy, qua phân tích thị trường có thể thấy rằng, bán hàng tạp hóa là một ngành có khả năng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, nếu bạn đang có một khoản vốn trong tay, muốn đi theo hướng kinh doanh này là hoàn toàn khả thi.
Xem thêm các bài viết liên quan dưới đây để bổ sung kiến thức nhé!> Giải đáp chi tiết: Mở tiệm tạp hóa cần bao nhiêu vốn?> Kinh nghiệm: Bán tạp hóa lấy hàng ở đâu và 9 bí kíp lấy hàng giá cực rẻ> [Chia sẻ] Bán tạp hóa có giàu không - 4 sự thật về kinh doanh tạp hóa
3. Kinh nghiệm mở tạp hóa hiệu quả nhờ chọn địa điểm đông đúc để mở cửa hàng
Sở dĩ khách hàng thích mua sắm tại tạp hóa là bởi tạp hóa cung cấp đa dạng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu mua sắm lại gần nhà, giúp họ mua hàng tiện lợi hơn, không cần phải đi xa.
Theo như kinh nghiệm mở tạp hóa của chúng tôi thì để bán hàng tạp hóa thành công cần phải đáp ứng được các yếu tố:
- Theo kinh nghiệm mở tạp hóa thì vị trí cửa hàng tạp hóa nên nằm ở những khu vực có đông dân cư, gần chung cư, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, trục đường chính có lượng người qua lại đông
- Cửa hàng có diện tích hợp lý, chi phí cho thuê nằm trong khoảng ngân sách và tốt nhất có nơi đậu xe. Trung bình, mức chi phí cho thuê cửa hàng sẽ từ 10 - 20 triệu đồng/tháng cho mặt bằng đẹp, diện tích 50m2. Nhìn chung, mặt bằng càng đẹp, rộng rãi nằm ở khu vực trung tâm thì giá thuê càng cao
- Trường hợp gia đình bạn nằm ở mặt đường, có nhà mặt phố hay trong ngõ, hẻm lớn thì có thể tận dụng gian trước nhà để bán hàng tạp hóa. Như vậy có thể tiết kiệm một khoản chi phí thuê mặt bằng lớn
Sau khi đã có được một mặt bằng mở tạp hóa lý tưởng thì tiếp theo bạn phải phân tích các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực xung quanh.
Kinh nghiệm bán hàng tạp hoá thành công là nên chọn nơi dân cư đông đúc để mở cửa
Lưu ý: Tuy hiện nay mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa không còn là một hình thức kinh doanh mới mở nhưng nếu có kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa cùng kế hoạch khoa học, khả thi thì vẫn có rất nhiều tiềm năng để phát triển.
4. Xác định các loại chi phí cần thiết khi kinh doanh tạp hóa
Khi mở cửa hàng tạp hóa thì theo kinh nghiệm bán hàng tạp hoá, bạn cần phải chuẩn bị những chi phí gì là điều mà hầu hết ai đang có ý định kinh doanh mô hình này quan tâm.Những chi phí mà bạn cần phải chuẩn bị nếu muốn bán hàng tạp hóa là: Phí thuê mặt bằng, phí đầu tư giá kệ để hàng, phí làm biển hiệu, phí thuê nhân viên (nếu có), phí mua sắm máy in hóa đơn, máy tính tiền, camera giám sát, phần mềm bán hàng tạp hóa, phí nhập hàng,...
Mức chi phí mở tạp hóa bao nhiêu còn phụ thuộc vào quy mô, diện tích kinh doanh.Dựa trên kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thì muốn mở một tạp hóa nhỏ, chuyên kinh doanh các mặt hàng cơ bản như bánh kẹo, đường sữa, đồ khô, đồ ăn nhanh, hóa mỹ phẩm,... sẽ cần chuẩn bị khoảng 50 - 100 triệu đồng tiền vốn.Những cửa hàng tạp hóa có quy mô lớn, muốn nhập nhiều hàng hóa dự trữ trong kho sẽ cần tới khoảng 200 triệu, thậm chí là lên tới tiền tỷ.
Lưu ý: Khi mua phần mềm quản lý bán hàng nên lựa chọn các phần mềm của đơn vị cung cấp uy tín, ví dụ như TrustSales để đảm bảo phần mềm dễ sử dụng, cung cấp đầy đủ các tính năng bán hàng, quản lý kho hàng, thống kê hàng tồn, doanh thu,...
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cho tạp hóa TrustSales là cách mở cửa hàng tạp hóa hiệu quả
5. Mở cửa hàng tạp hóa cần lên danh sách các mặt hàng cần nhập về
Một cách mở cửa hàng tạp hóa hiệu quả nữa đó là cần lên chi tiết danh sách các mặt hàng tạp hóa cần nhập về là một cách mở cửa hàng tạp hóa và kinh doanh thành công.Cửa hàng tạp hóa cần phải đáp ứng được đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như bột giặt, dầu gội, dầu xả, sữa, muối, mắm, mì chính, đồ gia dụng,...
Khi lên danh sách các hàng hóa cần nhập về và số lượng hàng hóa bạn mới có thể tính toán được chi phí nhập hóa. Danh sách hàng hóa sẽ phụ thuộc vào giá cả, nguồn vốn, đối tượng khách hàng mục tiêu.
Suy nghĩ kỹ những mặt hàng thiết yếu nên nhập là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa hiệu quả
Khi mới bắt đầu kinh doanh tạp hóa bạn nên nhập đa dạng chủng loại và thương hiệu sản phẩm nhưng số lượng mỗi sản phẩm không cần nhiều.Như vậy khách hàng cũng có thể dễ dàng lựa chọn hơn. Sau một thời gian quan sát bạn sẽ nắm được thói quen mua sắm, tiêu dùng của khách hàng. Từ đó có phương án nhập hàng bổ sung hợp lý.
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công thì dù cho nguồn vốn của bạn dư dả thì cũng không nên nhập về quá nhiều hàng dự trữ trong kho vì có thể khiến hàng và vốn bị tồn đọng. Nếu hàng để lâu trong kho dễ bị hư hỏng do ẩm mốc, côn trùng tấn công hay hết hạn sử dụng.
6. Mở tiệm tạp hóa cần lên kế hoạch quảng bá
Do phạm vi hoạt động không rộng, đối tượng khách hàng hướng tới của tạp hóa chỉ nằm trong phạm vi nhỏ, ít khách hàng vãng lai nên bạn không cần phải triển khai những chương trình quảng cáo, tiếp thị lớn như các siêu thị hay chuỗi cửa hàng bán lẻ. Theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thì chỉ cần:
- Đặt tên tạp hóa: Bạn nên đặt tên tạp hóa ngắn gọn, dễ nhớ, gây ấn tượng. Đó có thể là tên của chính chủ cửa hàng tạp hóa, của người thân gia đình hay tên thân mật,...
Đặt tên cho cửa hàng tạp hóa dễ nhớ là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công
- Làm biển quảng cáo: Dù cửa hàng tạp hóa có quy mô nhỏ thì vẫn nên làm một biển quảng cáo. Đó có thể là biển quảng cáo nhỏ đặt trước cửa hàng hay biển quảng cáo treo phía trên cửa hàng đều được
- Dịch vụ khách hàng: Nếu như muốn cạnh tranh được với các cửa hàng tạp hóa khác hay các ông lớn trong ngành bán lẻ thì bạn cần phải có dịch vụ khách hàng tốt. Khi giao tiếp với khách hàng phải có thái độ vui vẻ, thân thiện, niềm nở, nói chuyện lịch sự để tạo ấn tượng tốt
- Chiến lược marketing: Bạn có thể triển khai một số chiến lược quảng cáo cho cửa hàng, ví dụ như giảm giá bán, tặng quà,... Nếu cửa hàng tạp hóa có quy mô vừa và lớn thì có thể triển khai thêm cả chương trình tích điểm đổi quà tặng, giao hàng tại nhà,...
7. Các loại giấy tờ phải có khi kinh doanh tạp hóa
Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ cũng là một trong các bước mở cửa hàng tạp hóa quan trọng cần thực hiện. Có không ít chủ tạp hóa nghĩ rằng chỉ mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ thì không cần đăng ký kinh doanh. Thế nhưng đây là một quan điểm sai lầm.Dù là cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ, vừa hay lớn cũng đều phải thực hiện đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi mở cửa hàng. Thậm chí, với các cửa hàng tạp hóa lớn còn phải chuẩn bị thêm các giấy tờ khác để xin cấp chứng nhận phòng cháy chữa cháy, chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm,...
Đăng ký kinh doanh thành công thì chủ tạp hóa sẽ phải nộp thuế môn bài từ 500.000 - 700.000 VNĐ/năm và thuế kinh doanh từ 300.000 - 500.000 VNĐ/tháng cho cơ quan nhà nước để đưa và ngân sách quốc gia.
8. Bán hàng tạp hóa cần đầu tư các dụng cụ, thiết bị cho cửa hàng
Một trong các bước mở cửa hàng tạp hóa quan trọng cần lưu ý đó đầu tư các dụng cụ, thiết bị cho cửa hàng.Hãy tính toán xem bạn muốn cách trang trí hoặc cách sắp xếp cửa hàng tạp hóa như thế nào. Từ đó có thể liệt kê được cần những loại giá kệ, hộc tủ trưng bày, quầy thanh toán nào, số lượng bao nhiêu. Cửa hàng tạp hóa nên mua sắm các kệ hàng và bố trí dọc bên trong cửa hàng.Như vậy việc sắp xếp hàng hóa cũng gọn gàng hơn mà khách hàng tìm kiếm sản phẩm muốn mua cũng dễ dàng. Đồng thời, chính người bán hàng cũng có thể quan sát được toàn bộ khu hàng của mình.
Nếu như tạp hóa có bán thêm các loại sữa chua, kem, nước uống, thực phẩm đông lạnh,... thì cần mua thêm tủ đông, máy làm mát.
Đầu tư mua sắm dụng cụ, thiết bị cho cửa hàng là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa quan trọng
Nhìn chung, sẽ cần từ 20 - 70 triệu để mua sắm các dụng cụ, thiết bị cho cửa hàng tạp hóa.
9. Lựa chọn nhà cung cấp cho cửa hàng tạp hoá
Lựa chọn nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh tạp hóa sau này. Bạn cần phải làm việc với từng nhà cung cấp của từng nhãn hàng hóa trước khi nhập hàng về. Khi mới bắt đầu, chưa có kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa bạn có thể lựa chọn nhập hàng từ các đại lý, siêu thị bán buôn. Như vậy bạn sẽ chỉ cần nhập hàng từ một nơi mà thôi.
Sau một thời gian kinh doanh, nhân viên tiếp thị của các nhãn hàng sẽ tự động tìm tới để giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu và chính sách cung cấp hàng hóa cho tạp hóa. Khi này nếu bạn nhập hàng trực tiếp từ nhà cung cấp có thể sẽ giảm được giá đầu vào và còn có thể hưởng những ưu đãi, hoa hồng, chiết khấu lớn nếu trưng bày sản phẩm của họ ở vị trí bắt mắt trong cửa hàng.
Liên hệ với các nhà cung cấp lớn để nhập hàng bán hàng tạp hóa
Ngoài ra, theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, khi lấy hàng bạn không nên vì tham khoản tiền chiết khấu, khuyến mãi mà nhập quá nhiều hàng. Mặt khác, cũng không nên tin tưởng quá vào những lời giới thiệu có cánh của các nhân viên tiếp thị.Có không ít đối tượng xấu muốn đẩy hàng tồn, kém chất lượng nên giả danh nhà cung cấp, nhân viên tiếp thị để mời chào nhập hàng với nhiều ưu đãi. Bạn cần cân nhắc cẩn thận trước khi nhập hàng. Tốt nhất là nên yêu cầu họ để lại hàng mẫu để kiểm tra, so sánh rồi mới đưa ra quyết định.
10. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công nhờ bố trí hàng hóa đẹp mắt
Đây là một kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa được nhiều chủ tạp hóa chia sẻ. Nên biết rằng, cửa hàng tạp hóa là nơi cung cấp rất nhiều loại hàng hóa khác nhau.Nếu không có cách bố trí, sắp xếp khoa học, đẹp mắt thì cửa hàng trông sẽ rất bừa bộn, chật chội, kém thẩm mỹ, làm ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của khách hàng.
Có một số nguyên tắc về cách sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng tạp hóa mà bạn cần nhớ, đó là:
- Các sản phẩm đồ ăn nhanh như bánh mì, bánh ngọt, bim bim, nước giải khát,... nên bày trí ở bên ngoài cửa hàng giúp khách hàng dễ thấy, dễ mua
- Phân chia các mặt hàng theo từng quầy, ví dụ quầy chuyên đồ đông lạnh, quầy chuyên hàng khô,... Sắp xếp hàng hóa thiết kế, bán chạy ở vị trí dễ thấy, ngang tầm mắt khách hàng. Những sản phẩm như nước rửa chén, nước lau sàn, bột giặt, nước xả vải,... chiếm nhiều diện tích thì nên đặt ở kệ dưới
- Nên có chú thích về tên sản phẩm, giá bán tại mỗi quầy hàng
- Những sản phẩm có thời hạn sử dụng gần nhất nên đặt phía ngoài kệ, sản phẩm còn hạn sử dụng đặt bên trong
Bố trí đẹp mắt hàng hóa trong siêu thị là kinh nghiệm mở tạp hóa thành công
11. Bí quyết kinh doanh tạp hoá thành công nhờ thuê và quản lý nhân viên hiệu quả
Nếu như cửa hàng tạp hóa của bạn quy mô không lớn, khách hàng không quá đông thì theo kinh nghiệm mở tạp hóa bạn có thể không cần thuê nhân viên mà tự mình quán xuyến mọi việc.Tuy nhiên, trường hợp quá nhiều việc, một mình bạn không thể đảm đương hết thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính người thân trong gia đình. Hoặc cũng có thể thuê thêm nhân viên với mức lương từ 4 - 6 triệu đồng/tháng.
Nếu thuê nhân viên ngoài thì bạn cần phải biết cách kiểm soát hàng hóa và thu chi, tránh tình trạng thất thoát. Ngoài ra, bạn cũng phải biết cách quản lý cửa hàng tạp hóa, bạn nên lắp thêm camera, sử dụng thêm phần mềm quản lý bán hàng của TrustSales để kiểm soát hàng hóa và thu chi một cách chính xác nhất.
12. Thu hút và giữ chân khách hàng khi kinh doanh hàng tạp hoá
Dù là kinh doanh gì, mô hình lớn hay nhỏ thì việc giữ chân và thu hút khách hàng cũng đều vô cùng quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của cửa hàng.Khi lượng khách hàng ổn định thì số lượng hàng hóa bán ra mới đảm bảo, doanh thu mang về mới đạt. Vậy làm sao để có thể thu hút, giữ chân khách hàng? Dưới đây là một vài cách do những người có kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa lâu năm chia sẻ:
Thu hút khách hàng:
- Mua hàng tặng kèm sản phẩm (sản phẩm tặng kèm có thể là hàng tồn kho, bán chậm)
- Tổ chức các sự kiện như bán hàng đồng giá, giảm giá vào các dịp lễ lớn
- Nhập nguồn hàng phù hợp và đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng
Giữ chân khách hàng:
- Tư vấn cho khách hàng một cách chuyên nghiệp, chu đáo
- Phục vụ khách hàng với thái độ cởi mở, thân thiện và tận tâm
- Các hàng hóa cung cấp phải đa dạng và đảm bảo chất lượng
- Nếu là cửa hàng tạp hóa lớn nên có chương trình tích điểm, tri ân khách hàng
Trên đây là chia sẻ một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa. Hy vọng với những kinh nghiệm trên có thể giúp bạn kinh doanh tạp hóa thành công!
Từ khóa » Cách Buôn Bán Hàng Tạp Hóa
-
10 Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Thu Lợi Nhuận Cao
-
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa ở Nông Thôn Hoặc Thành Phố
-
[Chia Sẻ] Bán Tạp Hóa Có Giàu Không? 4 Sự Thật Về Kinh Doanh Tạp Hoá
-
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa ĐÔNG KHÁCH - KiotViet
-
(PHẦN 1): 4 Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa - KiotViet
-
Kinh Nghiệm: Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Với Vốn ít, Ngày Lãi 1-2tr!
-
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Siêu Lợi Nhuận
-
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Hàng Tạp Hóa Một Vốn Bốn Lời - VinID
-
KINH NGHIỆM MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA (Share Về Tường - Facebook
-
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Siêu Lợi Nhuận
-
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Cửa Hàng Tạp Hóa Thành Công
-
Tổng Hợp Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa - Cơ Khí Việt Thắng
-
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Nhỏ Trong 9 Bước - POS365
-
7 Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Hiệu Quả - Uplevo Blog