12 Lỗi Kỹ Thuật Thường Gặp Khi Làm Son Và Cách Khắc Phục

1. Son không đông hoặc son quá mềm

Là do son thiếu sáp.

Giải quyết: Đun lại son với thêm một ít sáp

Lưu ý: Mỗi loại sáp có độ cứng khác nhau nên có khả năng làm đông son ở tỷ lệ khác nhau. Nên bạn làm son với các loại sáp không phải là sáp ong, nhớ kiểm tra tỷ lệ của chúng.

2. Son quá cứng

Là do son bị thiếu dầu.

Giải quyết: Đun lại son với thêm một ít dầu

Xem thêm: Tất cả công thức làm son

làm son

3. Son hao rất nhiều khi đổ.

Có thể dung dịch son khi đổ vào thỏi quá nóng, làm chảy phần bệ đỡ son trong thỏi nhựa. Khi đó dung dịch son sẽ lọt xuống dưới đáy thỏi son.

Giải quyết: Lần sau bạn đổ son khi nhiệt độ dưới 60 độ C, hoặc khi tay sờ vào bát không còn cảm giác bỏng.

4. Son vặn khó lên hoặc không thể vặn xuống đáy.

– Có thể bạn đổ khuôn khi dung dịch son còn nóng quá, một phần son đã làm chảy bệ đỡ và lọt xuống đáy thỏi. Vì thế bạn không thể vặn hết son xuống được vì vướng phần son dưới đáy.

>> Lần sau bạn đổ son khi nhiệt độ dưới 60 độ C, hoặc khi tay sờ vào bát không còn cảm giác bỏng.

– Việc vặn son lên cao quá mức cần dùng có thể làm gãy son ở phần dưới bệ đỡ,

>> Khi son đã gãy đôi, son chỉ có thể đẩy lên chứ không thể vặn xuống được nữa. Bạn phải dùng tay hoặc môi đẩy son xuống. Vì thế nhớ đừng đẩy son lên cao quá mức cần dùng.

5. Son không có tác dụng trị nẻ cho tôi.

– Có thể công thức son chưa phù hợp với bạn.

>> Bạn có thể nghiên cứu để tìm ra nguyên liệu phù hợp nhất với bạn. Từ đó điều chế công thức cho riêng bạn. Có thể sử dụng bơ shea cho môi nẻ nhiều, Không sử dụng dầu castor quá 10% vì sẽ gây khô môi.

– Có thể bạn gặp vấn đề sức khỏe hoặc da liễu.

>> Bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị.

6. Son bị tách thành nhiều tầng không kết dính với nhau.

Bạn đã chia quá trình đổ khuôn làm nhiều lần, lớp sau đổ khi lớp trước đã nguội hẳn.

>> Với trường hợp này, cần phải cào bề mặt son ở lớp dưới trước khi đổ thêm dung dịch son mới.

7. Son nước nhìn như bị nứt.

Sau khi đổ vào hũ chứa, dung dịch son nước sẽ nguội thành dạng sệt hơn. Sự co lại này khiến cho son tạo ra các đường nứt nẻ.

>> Đây chỉ là vấn đề về thẫm mỹ. Nếu bạn đã hài lòng với chất liệu của son rồi thì không cần phải thay đổi gì. Nếu bạn vẫn không hài lòng thì có thể ngâm cây son trong nước ấm. Son có thể loãng ra và tràn lấp các khoảng trống. hoặc bạn có thể đưa ra công thức nhiều dầu hơn một chút. (nếu quá nhiều dầu thì lượng phẩm màu tăng tương đương nhé)

8. Bề mặt son không được mịn hoặc khi vặn son một phần lõi son được đẩy lên.

Bạn đã vặn son lên khi son vẫn còn ấm, chưa hoàn thiện về hình dạng.

>> Lấy phần son trong thỏi ra, đun lại và đổ lại vào thỏi. Nhớ lần sau để son nguội lạnh hẵng vặn lên.

9. Son chưa đổ đã đông trong bát.

– Có thể thời gian chờ dung dịch son bớt nóng kéo dài

>> Đun lại rồi đổ khuôn.

– Nhiệt độ trong phòng của bạn có quá lạnh?

>> Đun lại rồi đổ khuôn, Nhớ nhiệt độ phòng là 25-30 nhé.

– Bạn dùng quá nhiều sáp

>> Đun lại và cho thêm dầu.

10. Mùi son quá nhạt

Bạn dùng ít hương liệu hoặc khi cho hương liệu vào son khi son quá nóng.

Nếu bạn đã cho tới hạn và pha đúng nhiệt độ, có thể hương liệu môi đó chỉ mùi nhẹ vậy thôi.

>> Đun lại son , rồi cho hương liệu ở nhiệt độ dưới 60. Mức tối đa của hương liệu trong son là 5,5 giọt/ 1 thỏi. ~~2ml.

11. Thỏi son không đều về màu sắc, chỗ đậm chỗ nhạt.

Bạn đổ khuôn khi dung dịch son còn nóng, khi đó dung dịch quá loãng, phẩm màu nặng hơn sẽ chìm xuống đáy son.

>> Với son có phẩm màu, bạn nên chờ dung dịch son gần đông rồi mới đổ khuôn. Bạn có thể biết được dung dịch nóng hay nguội bằng cách đo nhiệt độ. Hoặc quan sát sự di chuyển của phẩm màu. Phẩm di chuyển càng nhanh là son càng nóng.

12. Phẩm màu bị vón trong son.

– Có thể bạn trộn phẩm màu vào dầu chưa đủ kĩ.

>> Thử lấy thìa dằm các cục phẩm vón.

– Nếu cục phẩm màu có cảm giác rất giòn, cứng, không đánh tan được. Một vài loại phẩm màu kể cả phẩm màu làm son, sẽ co lại thành viên rắn khi trải qua nhiệt độ cao. Các loại phẩm khoáng không gặp tình trạng này.

>> Gặp trường hợp này bạn không nên cố gắng cứu vớt mẻ son này nữa. Bỏ đi và thực hiện son màu bằng màu khoáng !

Chúc các bạn làm son như ý, mọi thắc mắc để lại “bình luận” bên dưới nhé ! Cùng trao đổi 🙂

Xem thêm: Tất cả công thức làm mỹ phẩm handmade

Cách Làm Son Thỏi Dưỡng Môi Đơn Giản | Make Beauty// //

// //

Theo sách Tự Làm Mỹ Phẩm – Tác giả: Anh Thư, Thu Giang – Nhà xuất bản thế giới

Chia sẻ:

  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Sửa Thỏi Son Không Vặn Lên được