12 Tác Dụng Của Hoa đậu Biếc Và Cách Sử Dụng

Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tác dụng tốt cho sức khỏe của bạn như giảm cân, điều trị mất ngủ, trang trí món ăn… Cách pha trà hoa đậu biếc thơm ngon, thanh mát. Ngoài ra, nhóm người nào không nên sử dụng loại hoa này. Mời quý bạn đọc hãy theo dõi trong bài viết sau đây để hiểu rõ nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Hoa đậu biếc là gì? Thành phần dưỡng chất

hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc (Clitoria ternatean) đặc trưng với màu xanh tím mang ý nghĩa thể hiện sự dịu dàng duyên dáng và gần gũi với người nhìn. Một số tên gọi khác: hoa mắt biếc, bông đậu biếc, hoa ngọc biếc

Cây hoa đậu biếc là loại cây thân leo có nguồn gốc từ Thái Lan, hiện nay đã được phân bố ở khá nhiều nơi châu Á như: ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông… Riêng ở nước ta, chỉ số địa phương trồng loại hoa này do nhiều nơi vẫn chưa hề biết công dụng của hoa đậu biếc như thế nào.

Thành phần hóa học chính:

  • Hợp chất flavonoid bao gồm anthocyanin – một loại chất tạo nên màu sắc đặc trưng của “hoa mắt biếc”.
  • Một số thành phần họat chất khác như protein, este, alkaloid, saponin, acetylcholine, glycosid, carbohydrate, chất chống oxy hóa, cyclotides, tannin, nucleotide, tinh dầu…
  • Ngoài ra, trong hạt của hoa mắt biếc cũng chứa nhiều chất dầu có độc tính, các acid amin.

Hoa đậu biếc có tác dụng gì?

Cây hoa đậu biếc trước đây chỉ dùng để làm hàng rào trang trí quanh nhà. Nhưng giờ đây khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra nhiều tác dụng của hoa đậu biếc trong điều trị bệnh và sắc đẹp con người.

hoa đậu biếc có tác dụng gì?

1. Công dụng hoa đậu biếc giúp giảm cân

Hợp chất anthocyanin được biết đến là có tác dụng ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid. Từ đó giúp phòng tránh hiện tượng dư thừa chất béo, góp phần giữ cho chị em có được một thân hình chuẩn như mong đợi.

Đồng thời, hợp chất epigallocatechin gallate (EGCG) còn có khả năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất, đốt cháy lượng calories, từ đó giúp giảm đi lượng mỡ thừa hiệu quả, nhanh chóng. Chị em khi đó sẽ không phải lo lắng, tự ti vì thân hình xồ xề, nhiều mỡ thừa nữa.

Có thể bạn quan tâm: Thực đơn Keto giảm cân cấp tốc trong 7 - 28 ngày an toàn

2. Tác dụng của hoa đậu biếc trị mất ngủ & an thần

Cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn phải lo toan bận rộn với công việc & các mối quan hệ xã hội dẫn đến tình trạng căng thẳng, stress và dễ bị trầm cảm dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài. Uống trà hoa đậu biếc trước khi đi ngủ 30 phút giúp an thần và dễ đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

3. Ngăn ngừa lão hóa sớm giúp làm đẹp da, đẹp tóc

Trong hoa đậu biếc chứa flavonoid – một loại hoạt chất có nhiều công dụng trong việc cải thiện sức khỏe các tế bào. Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra đều đặn ổn định, giúp bổ sung đủ dưỡng chất cho tế bào và phòng tránh sự hình thành của các gốc tự do.

Chất flavonoid, collagen và elastin cũng giúp duy trì sắc đẹp, sự trẻ trung cho nữ giới. Đồng thời, chúng cũng giúp làm tăng độ đàn hồi, ngăn ngừa các nếp nhăn trên da và làm chậm quá trình lão hóa để giúp chị em luôn tươi trẻ, xinh đẹp. Hợp chất anthocyanin còn giúp nuôi dưỡng, làm tóc luôn óng mượt, đen hơn. Do đó, để tránh gặp phải hiện tượng rụng tóc, tóc bạc, hói đầu sớm, rụng tóc sau sinh, có khá nhiều người sử dụng loại hoa này.

Bạn có thể tham khảo và sử dụng một số sản phẩm được chiết xuất từ hoa đậu biếc để làm đẹp như: sữa rửa mặt, dầu gội, xịt khoáng, sữa tắm, toner… có bán tại các cửa hàng mỹ phẩm.

4. Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư

Hoa đậu biếc có đặc tính chống oxy hóa cao mạng lại nhiều hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do, giúp bảo vệ sự tấn công của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Các hoạt chất có trong hoa đậu biếc cũng có khả năng nhận diện các tế bào ung thư ở thực bào, bạch cầu. Do đó, chúng sẽ giúp làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, giúp bảo vệ bệnh nhân khi tiến hành xạ trị.

Hoạt chất cliotide có tác dụng ức chế sự phát triển, xâm lấn của tế bào ung thư trong quá trình bệnh nhân chữa trị một số loại bệnh ung thư.

Lưu ý quan trọng: “hoa ngọc biếc” chỉ có tác dụng ngăn ngừa và phòng tránh chứ không có tác dụng chữa trị bệnh ung thư nhé. Việc sử dụng đều đặn, hợp lý loài hoa này sẽ giúp phòng tránh ung thư khá hiệu quả.

5. Tốt cho tim mạch

Các dưỡng chất có trong “hoa mắt biếc” giúp làm giảm chỉ số mỡ máu triglyceride và làm giảm nồng độ cholesterol cao (LDL) trong máu có tác dụng phòng tránh các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa mạch máu, tắc mạch máu, huyết khối não, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

6. Tăng cường miễn dịch

Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy hóa & hoạt chất anthocyanin có khả năng bảo vệ lipid peroxidation và DNA khỏi các tổn thương, viêm nhiễm và giúp hỗ trợ quá trình sản xuất cytokine để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

7. Tính kháng khuẩn, giảm đau hạ sốt

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần cliotide có trong hoa đậu biếc còn có nhiều hiệu quả trong việc kháng lại một số loại vi khuẩn như K. pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus agalactiae, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Klebsiella pneumoniae… và được so sánh như hiệu quả của việc sử dụng các loại kháng viêm non- steroid.

Một nghiên cứu cũng cho biết: Hoa đậu cũng có công dụng giúp giảm đau, hạ sốt rất hiệu quả, nhanh chóng. Nếu không may bị sốt, mọi người hãy sử dụng trà từ “hoa ngọc biếc” để giúp làm giảm nhanh nhiệt độ cơ thể, giúp hạ cơn sốt nhé.

8. Giúp kiểm soát đường huyết

Người mắc bệnh tiểu đường sử dụng hoa đậu biếc là một giải pháp hiệu quả giúp làm giảm lượng đường huyết, giúp kiểm soát và ổn định lượng đường. Đồng thời, nó cũng giúp phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Mọi người kiên trì uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày giúp tiết ra insulin sẽ diễn ra đều đặn. Do đó, có thể giúp bệnh nhân hạn chế được căn bệnh tiểu đường tới mức tối đa. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

9. Cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh về mắt

Uống trà hoa đậu biếc tối thiểu 1 tuần cũng giúp cải thiện thị lực, làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng, tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…

Đối với những người thường xuyên làm việc với máy tính thì thường gặp phải các vấn đề về mắt như mỏi mắt, mờ mắt, khó nhìn, nhòe.

10. Tăng cường trí não, cải thiện trí nhớ

Con người khi tuổi càng lớn, quá trình lão hóa bắt đầu diễn ra và lượng acetylcholine cũng suy giảm theo. Khi đó, những người già thường không được minh mẫn và trí nhớ, nhận thức cũng bị ảnh hưởng, thậm chí là hay quên liên tục, thường xuyên.

Nhờ vào hoạt chất proanthocyanidin đặc biệt ở hoa đậu biếc mà quá trình lưu thông máu lên não cũng trở nên ổn định, đều đặn hơn. Điều này sẽ giúp tăng cường máu lên não và giúp duy trì, cải thiện trí nhớ một cách hiệu quả.

11. Bảo vệ chức năng gan, thận

Tạp chí Journal of Zhejiang University – Science B có bài viết sau: thành phần tự nhiên trong hoa đậu biếc thúc đẩy đào thải acetaminophen – một loại hoạt chất gây ra các tổn thương ở mô thận & giúp giải độc, bảo vệ chức năng gan.

12. Hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên chuột và nhận thấy khi sử dụng chiết xuất của hoa đậu biếc thì các chỉ số vết loét, thông số PH, lượng tiết acid dạ dày… giảm đi đáng kể. Đây được coi là dấu hiệu vui về khả năng hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa của “hoa mắt biếc”.

13. Làm màu thực phẩm cho món ăn

Các bạn chỉ cần lấy hoa đậu biếc loại sấy khô, bột hoặc tươi đều được rồi ngâm vào nước trong vòng 5 phút để tạo ra một loại nước có màu xanh tuyệt đẹp, không có mùi, không có vị.

Bạn có thể sử dụng thay thế màu tổng hợp để làm thành nhiều món ăn ngon như rau câu, sữa, sinh tố, trà, xôi, bánh, mứt… vừa đẹp mắt, vừa tốt cho sức khỏe.

Cách sử dụng hoa đậu biếc pha trà thơm ngon

Cách pha trà hoa đậu biếc

Dưới đây là những cách pha trà hoa đậu biếc mà các bạn có thể tham khảo để tự thực hiện tại nhà dễ dàng. (1)

Cách làm trà hoa đậu biếc macchiato

Nguyên liệu bao gồm: 20g bông đậu biếc khô, 20ml sữa tươi không đường, 110ml whipping cream, 20ml nước đường, 20ml vanilla, 2g muối trắng.

Cách thực hiện như sau:

Đổ khoảng 300 – 350ml nước rồi đun sôi. Sau khi nước sôi, đổ nước ra một chiếc ấm chứa sẵn hoa đậu biếc khô. Đợi khoảng 15 phút để để màu của trà tan lẫn cùng nước.

Bước tiếp theo, vớt bỏ hết hoa ra và thêm đường sao cho vừa miệng. Sau đó, rót trà vào ly đã chuẩn bị sẵn từ trước.

Tiếp đến là cho sữa tươi không đường, kem whipping, vanilla vào một cái bát lớn. Sau đó đánh đều hỗn hợp này sao cho có hiện tượng bông lên. Sau đó cho hỗn hợp đã đánh được vào lò vi sóng và điều chỉnh ở nhiệt độ trung bình khoảng 30 giây.

Sau khi tắt lò vi sóng, đổ hỗn hợp ra cốc rồi thưởng thức. Nếu thích uống lạnh, các bạn có thể cho thêm đá.

Cách làm trà sữa hoa đậu biếc

Nguyên liệu: 20g bông đậu biếc khô, 300g đường trắng, 100g đường phèn, 100g bột sữa thái và 15g búp trà xanh khô.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị sẵn 500ml nước sôi, sau đó ngâm bông hoa đậu biếc vào và đợi khoảng 15 phút.
  • Sau khi được, vớt bỏ bã trà ra và lấy phần nước.
  • Đến bước tiếp theo, cho bột sữa thái và đường vào rồi khuấy đều cho tan. Như vậy, bạn đã có một ly trà sữa đậu biếc vô cùng thơm ngon, hấp dẫn rồi.
  • Tùy vào khẩu vị của từng người, bạn có thể cho thêm trân châu, thạch… để dùng.

Trà hoa đậu biếc mật ong

Nguyên liệu:

  • 5g bông đậu biếc khô
  • 30ml mật ong
  • 180ml nước ấm

Cách làm:

  • Lấy hoa đậu biếc cho vào một ly nước ấm rồi ngâm trong vòng 5 phút.
  • Đợi khoảng 5 phút cho màu hoa tan hết ra nước, vớt bỏ hết xác hoa ra.
  • Cho một chút mật ong vào ly nước trà, sử dụng muỗng khuấy đều.
  • Sau cùng, cho thêm đá và thưởng thức (nếu thích).

Trà hoa đậu biếc hạt chia

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 10 bông hoa đậu biếc tươi
  • 2 muỗng đường
  • 200ml nước ấm
  • 1 lít đá viên

Cách chế biến:

  • Để đảm bảo an toàn, nên rửa sạch “hoa mắt biếc” với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, các mảnh vụn từ hoa.
  • Cho khoảng 170ml nước ấm vào một chiếc ly sạch, sau đó cho hoa đậu biếc vào và ngâm trong vòng 5 phút.
  • Sau đó, lấy muỗng vớt bỏ xác hoa ra.
  • Lấy khoảng 30ml nước ấm dùng để ngâm hạt chia trong khoảng 5 phút.
  • Lấy 2 muỗng đường cho vào ly nước sau đó khuấy đều.
  • Cho hết hạt chia đã ngâm được vào ly nước có “hoa mắt biếc”. Đối với những ai thích uống đá, có thể cho vào ly nước một vài viên đá.

Trà hoa đậu biếc chanh

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 5g bông đậu biếc khô
  • 1 lát chanh mỏng
  • 180ml nước ấm
  • 30ml mật ong
  • 2 muỗng nước cốt chanh

Cách làm:

  • Bước đầu tiên, bạn cũng cần ngâm sẵn hoa đậu biếc cùng 180ml nước ấm, sau đó ngâm hoa trong 5 phút.
  • Tiếp tục cho khoảng 2 muỗng đường hoặc mật ong vào ly nước. Dùng thìa sạch khuấy cho đều.
  • Tiếp theo, cho 2 muỗng nước cốt chanh vào và khuấy đều, khi đó sẽ thấy nước chuyển sang màu tím khá nhanh.
  • Cho một lát chanh mỏng vào ly nước trà đậu biếc. Sau đó các bạn có thể thưởng thức như bình thường.

Uống trà hoa đậu biếc đúng cách và đúng liều lượng

Hoa ngọc biếc dù là một loại nguyên liệu quý và có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng cần sử dụng đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

  • Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không? Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1 – 2gr hoa khô mà thôi, tương đương khoảng 5 – 10 gr hoa tươi.
  • Tránh ngâm “hoa mắt biếc” quá lâu bởi sẽ dễ khiến hương vị, màu sắc và công dụng giảm đi.
  • Uống hoa đậu biếc lúc nào là tốt nhất? Bạn nên sử dụng loại hoa này trong khoảng từ 3-5 giờ chiều hoặc trước khi đi ngủ 30 phút sẽ phát huy hiệu quả cao nhất.
  • Nước pha trà tốt nhất khoảng 90 độ C, đây được coi là nhiệt độ phù hợp giúp bảo toàn dưỡng chất của hoa.

Nhóm người cần hạn chế sử dụng hoa đậu biếc

Trong hoa đậu biếc có chứa khá nhiều tác động dược học mạnh, đồng thời có tính thẩm thấu nhanh nên không phải ai cũng nên sử dụng được loại hoa này. Cụ thể:

  • Phụ nữ đang có thai, đang cho con bú.
  • Người đang trong thời kỳ hành kinh.
  • Người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc có các vấn đề có liên quan đến máu.
  • Người có lượng đường huyết thấp, bị huyết áp thấp.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già.
  • Người chuẩn bị tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh.
  • Đặc biệt, cần tránh sử dụng hạt hoa đậu biếc bởi có thể dễ bị buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, lạnh bụng…

🔰 Bạn có biết không?

  • Cách dùng hoa cứt lợn chữa viêm xoang hiệu quả

Trên đây là tóm tắt những tác dụng của hoa đậu biếc với sức khỏe và sắc đẹp con người. Tuy nhiên, bạn không nên xem nó như “thần dược” và lạm dụng sẽ gây hại đến sức khỏe.

Từ khóa » Tác Dụng Của Hạt Hoa đậu Biếc