12 Tác Dụng Của Tinh Dầu Sả Và Cách Làm, Cách Sử Dụng Tinh Dầu
Có thể bạn quan tâm
Tinh dầu sả là loại tinh dầu chiết xuất từ thân và lá sả, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với mùi thơm nhẹ nhàng và dễ chịu. Bên cạnh đó, dược liệu này còn mang đến nhiều lợi ích như giảm đau đầu, giảm stress, dưỡng da và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
- Tinh dầu sả – sả chanh là gì?
- Tác dụng của tinh dầu sả
- Có những loại tinh dầu sả nào? Thành phần ra sao?
- Cách làm tinh dầu sả chanh tại nhà đơn giản
- Cách sử dụng tinh dầu sả
- Lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả chanh
- Nên mua tinh dầu sả ở đâu Tp HCM?
Tinh dầu sả – sả chanh là gì?
Tinh dầu sả (Citronella Essential oil) là dược liệu được chiết xuất từ lá và thân của cây sả (cây sả thuốc chi sả trong họ Poaceae). Qua phương pháp chưng cất hơi nước. Đây là loại tinh dầu đã được sử dụng từ lâu đời ở nhiều nơi như Trung Quốc, Sri Lanka, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Tác dụng của tinh dầu sả
Tinh dầu sả được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng khác nhau và chủ yếu là dùng để xua đuổi côn trùng, giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được sử dụng để tạo mùi hương, dưỡng da và hỗ trợ chữa một số bệnh lý,…
Riêng tinh dầu sả chanh chứa các Vitamin (A, B, C,…) và khoáng chất thiết yếu (Kẽm, Sắt,…), có thể được sử dụng cả ngoài da lẫn bên trong cơ thể.
Tinh dầu sả giúp xua đuổi côn trùng tự nhiên
Vào năm 1948, tinh dầu sả đã được đăng ký là thuốc chống côn trùng tự nhiên có nguồn gốc thực vật tại Mỹ. Loại tinh dầu này được chứng minh là có khả năng đẩy lùi loài muỗi Aedes Aegypti làm lây lan bệnh sốt xuất huyết và virus Zika.
Bạn có thể thoa vài giọt tinh dầu lên quần áo hoặc thoa dùng trực tiếp trên da để chống muỗi lại gần và xua đuổi côn trùng. Ngoài ra bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu với nước để xịt trong nhà.
Nếu bị muỗi đốt hoặc côn trùng tấn công, bạn có thể bôi chút tinh dầu để giúp giảm bớt độ sưng tấy cho vết thương.
Để duy trì tác dụng xua đuổi côn trùng, cứ 30 đến 60 phút thì bạn cần bôi lại tinh dầu một lần.
Ngoài ra, dược liệu còn được tận dụng để diệt bọ chét. Bạn hãy cho 5 giọt dầu này vào nước, sau đó xịt lên lông thú cưng một cách nhẹ nhàng. Trong lúc xịt, bạn chú ý tránh các vùng nhạy cảm như mắt, mũi và tai của chúng.
Tìm hiểu: Hoắc hương – Kẻ thù số 1 của cảm, sốt, thương hàn.
Tác dụng kháng khuẩn, giảm đau
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng nó có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, giúp chống viêm và chữa lành các vết thương rất nhanh chóng.
Bạn có thể sử dụng loại tinh dầu này như thuốc giảm đau tự nhiên hay bảo vệ da khỏi sự tấn công của nấm và vi khuẩn. Nó rất hiệu quả với các tình trạng viêm loét, viêm da, nấm móng, nấm Candida,…
Người ta phát hiện ra chất Citral chứa trong tinh dầu sả có công dụng rất tốt đối với những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Những trường hợp này có thể sử dụng để xoa bóp, giúp làm giảm cơn đau từ 50% đến 80% trong thời gian khoảng 30 ngày.
Bên cạnh cách dùng để xoa bóp, bạn hãy nhỏ 5 đến 10 giọt tinh dầu vào bồn tắm hoặc trong phòng xông hơi rồi ngâm mình khoảng 15 đến 30 phút.
Bạn cũng có thể hòa chúng vào nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ, kết hợp lá lốt. Nước này sẽ giúp cho bạn giảm bớt đau nhức và tăng tuần hoàn máu.
Tinh dầu sả chanh có công dụng khử mùi hiệu quả
Sử dụng tinh dầu sả chanh sẽ khiến cho không khí xung quanh bạn có mùi thơm nhẹ nhàng, thư giãn và đầy sảng khoái. Hương thơm thoang thoảng của nó có thể giúp át bớt mùi hôi khó chịu như mùi ẩm mốc, mùi xe, mùi thuốc lá,…
Loại tinh dầu này có hàm lượng Citral cao với tác dụng kháng khuẩn rất mạnh. Do đó, việc sử dụng nó để làm sạch không khí hay khử mùi là một phương pháp vô cùng hiệu quả, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại.
Bạn thêm tinh dầu vào thiết bị máy phun sương, que khuếch tán hoặc bình xịt để loại bỏ những mùi khó chịu. Ngoài ra, bạn hãy thử kết hợp nó chung với các loại tinh dầu khác để tăng hiệu quả làm thơm nhé.
Bên cạnh đó, loại tinh dầu này còn có tác dụng chữa hôi miệng hiệu quả bằng cách pha cùng với nước để súc miệng.
Hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột
Sả là một vị thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy,…
Loại tinh dầu này có tác dụng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh khi được hấp thụ vào cơ thể. Thành phần hóa học của nó có chứa Aldehydes với khả năng duy trì sự ổn định cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, các thực phẩm chức năng hoặc các loại trà thảo mộc chứa thành phần tinh dầu sả cũng giúp giảm buồn nôn.
Hoạt tính Geraniol của chúng có khả năng tiêu diệt các loại ký trùng có trong đường ruột như giun sán và hoàn toàn an toàn, không gây hại gì cho cơ thể vật chủ. Loại tinh dầu này cũng giúp thư giãn các cơ dạ dày, giảm thiểu những vấn đề về khí.
Bạn hãy nhỏ 3 đến 6 giọt tinh dầu vào 1 cốc nước ấm hoặc thức ăn để chữa đầy hơi, đau bụng, loại bỏ khí từ ruột và kích thích sự tiêu hóa.
Tốt cho da
Với thành phần chứa nhiều Vitamin, tinh dầu sả chanh có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của làn da và làm dịu những tình trạng kích ứng da. Không những thế, nhờ vào khả năng sát trùng mà loại dầu này còn giúp cho bạn có được một làn da sáng khỏe tự nhiên và đều màu.
Bên cạnh đó, dược liệu này cũng giúp cải thiện chất lượng của làn da như làm giảm bớt mụn trứng cá, mụn nhọt,…
Mỗi ngày bạn có thể cho một vài giọt vào nước và dội người sau khi tắm, hoặc pha với nước ấm để xông mặt. Nước này sẽ giúp bạn có làn da đẹp hơn mỗi ngày, cải thiện sức khỏe làn da, giúp cho cơ thể có mùi thơm nhẹ nhàng.
Xem thêm: Lá đơn đỏ (đơn lá đỏ) – “Khắc tinh” của mề đay, viêm da cơ địa.
Tốt cho tóc
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất hàng ngày của tinh dầu sả là dùng cho tóc. Nó có tác dụng giúp làm sạch da đầu, tóc, loại bỏ gàu khá hiệu quả.
Dược liệu này có khả năng củng cố nang tóc chắc khỏe, là sự lựa chọn tuyệt vời đối với những người mắc chứng rụng tóc hoặc ngứa rát da đầu.
Bạn hãy nhỏ một vài giọt lên da đầu, sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng rồi xả sạch lại với nước. Dùng mỗi ngày sẽ giúp mái tóc trở nên bóng mượt, hạn chế chẻ ngọn.
Giúp giảm nguy cơ trầm cảm
Hương thơm dễ chịu mà tinh dầu sả mang lại sẽ giúp bạn thư giãn tâm trí, giảm cảm giác lo lắng và nguy cơ trầm cảm. Một số thử nghiệm đã chỉ ra rằng, nó có khả năng kích thích hoạt động của hệ thần giao cảm, hỗ trợ điều trị rối loạn hệ thần kinh (giảm chóng mặt, co giật, động kinh), tăng cường và cải thiện chức năng của hệ thần kinh.
Để giảm căng thẳng cũng như nguy cơ trầm cảm, bạn có thể lấy xông mặt, thêm chúng vào kem dưỡng da không mùi dùng để massage cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể cho thêm 1 – 2 giọt tinh dầu vào trà, uống mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để được một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Tinh dầu sả có khả năng chống oxy hóa
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thành phần tinh dầu sả chứa hàm lượng chất Geraniol chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gốc tự do gây hại (nguyên nhân gây bệnh và làm tổn thương tế bào).
Ngoài công dụng làm giảm hôi miệng, dược liệu còn có thể giúp điều trị viêm nướu và một số vấn đề khác về răng miệng. Không chỉ vậy, chất chống oxy hóa trong sả cũng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.
Hỗ trợ giảm cholesterol, kiểm soát lượng đường trong máu
Lượng Cholesterol trong máu cao là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Cũng giống như tinh dầu quế, tinh dầu từ cây sả có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết đáng ghi nhận.
Theo một cuộc nghiên cứu vào năm 2007, các nhà khoa học đã chứng minh chúng có tác dụng giúp làm giảm lượng Cholesterol xấu trong máu. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng dược liệu này trong việc trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Theo y học hiện đại, tinh dầu sả được công nhận có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho những trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, tinh dầu này còn có khả năng thay đổi các thông số Lipid giúp làm gia tăng các Cholesterol HDL tốt.
Xem thêm: Cây thù lù – “Thần dược” chữa tiểu đường từ rau mọc dại.
Có những loại tinh dầu sả nào? Thành phần ra sao?
Loại tinh dầu này được sử dụng chủ yếu để xua đuổi côn trùng, kháng khuẩn, giảm viêm, giảm đau. Có 4 loại thông dụng nhất hiện nay:
Tinh dầu sả chanh
Hiện nay, cùng với tinh dầu bạc hà hay tinh dầu tràm, tinh dầu sả chanh là 1 trong 3 loại tinh dầu truyền thống của Việt Nam. Loại này được chiết xuất từ cây sả “ta” (hay còn gọi là sả chanh) mọc rất nhiều sau vườn nhà.
Tinh dầu sả Ceylon
Nó được chiết xuất từ loài sả Cymbopogon Nardus (còn được gọi là sả Sri Lanka), thảo dược có mùi hương khá giống với tinh dầu họ cam quýt và tinh dầu quế.
Thành phần gồm: Neral (11,21%), geraniol (22,77%), geraniol (14,54%), citronellol (27,87 precent).
Tinh dầu sả Java
Được chiết xuất từ loài sả Cymbopogon Winterianus (còn được là sả đỏ hoặc sả xòe), có màu sậm hơn tinh dầu sả Ceylon và mùi hương tương tự tinh dầu chanh.
Hoạt chất trong của nó gồm: Citronellal (27.44%), geraniol (40.06%), citronellol (10.45%).
Tinh dầu sả hoa hồng
Loại này được chiết xuất từ loài sả Palmarose (còn được gọi là sả hoa hồng), có hương thơm tương tự như tinh dầu hoa hồng.
Cách làm tinh dầu sả chanh tại nhà đơn giản
Nếu bạn đang tìm kiếm cách làm tinh dầu sả chanh tại nhà để dùng trong những lúc cần thiết thì hãy tham khảo gợi ý sau nhé:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 bó sả già đã được rửa sạch và cắt rễ (loại sả này sẽ thu được nhiều tinh dầu và chất lượng mùi hương cũng cao hơn).
- Nước lọc.
- Rượu Vodka hoặc rượu trắng.
- Lọ thủy tinh có nắp đậy kín đã được rửa sạch và để khô.
Các bước làm tinh dầu sả:
- Bước 1: Cắt sả ra thành từng đoạn nhỏ (từ 3 – 4 cm), đập nhẹ cho hơi giập để tránh làm thất thoát tinh dầu.
- Bước 2: Xếp sả vào trong lọ thủy tinh, đổ rượu và nước cho ngập lượng sả theo tỷ lệ 1:1.
- Bước 3: Đậy kín nắp lọ sau đó bảo quản tại nơi thoáng mát, có bóng râm từ 5 – 7 ngày.
- Bước 4: Sau khi ngâm, đổ hỗn hợp ra và đưa vào máy để xay nhuyễn.
- Bước 5: Tiếp tục cho vào lọ thủy tinh và ngâm trong thời gian 30 ngày hoặc lâu hơn nữa.
- Bước 6: Kết thúc quá trình ngâm, rây hỗn hợp qua 1 miếng vải sạch, sau đó thành phẩm thu được sẽ là lọ tinh dầu có mùi thơm nhẹ màu vàng nhạt.
Cách sử dụng tinh dầu sả
Ngày nay, tinh dầu sả rất được ưa chuộng và sử dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp xà phòng, nến, nước hoa,…
Kiểm tra phản ứng cơ thể với tinh dầu sả
Đối với một số loại da dễ mẫn cảm, điều trước tiên nên kiểm tra phản ứng cơ thể với tinh dầu sả.
Để làm điều này, bạn hãy bôi lượng tinh dầu đã pha loãng lên vùng dưới cánh tay và để yên trong khoảng 10 đến 15 phút.
Nếu bị dị ứng với tinh dầu sả, bạn sẽ có cảm giác nóng rát hoặc nổi mẩn, phồng da,… Lúc này, bạn hãy nhanh chóng rửa sạch tay bằng nước và ngưng sử dụng.
Sử dụng như liệu pháp hương thơm
Nếu không bị dị ứng với loại tinh dầu này, bạn có thể massage cơ thể bằng cách sử dụng kết hợp nó với những tinh dầu khác như dầu hạnh nhân, dầu dừa,…
Phương pháp này giúp đầu óc được thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực rất tốt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngửi tinh dầu có thể giúp não hạnh phúc và cảm thấy sảng khoái.
Bên cạnh tác dụng giúp thư giãn thì phương pháp này còn tạo cho cơ thể một mùi hương dễ chịu, khiến cho mọi người muốn đến gần bạn hơn.
Sử dụng để xông không khí
Tương tự như tinh dầu hồi hay các loại tinh dầu thiên nhiên khác, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu sả vào máy xông hoặc bông thấm để giúp khuếch tán tinh dầu trong không khí. Cách này sẽ tạo cho không gian xung quanh bạn một mùi hương dịu nhẹ giúp thư giãn tinh thần hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả chanh
Khi sử dụng tinh dầu sả, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Không nên để gần lửa và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng (có thể pha với một loại dầu nền khác như dầu hạt lanh, dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu,…).
- Không để tinh dầu vướng vào mắt.
- Nên thoa 1 ít lên tay trước khi sử dụng để tránh trường hợp bị dị ứng.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nên mua tinh dầu sả ở đâu Tp HCM?
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm tinh dầu không còn quá xa lạ với người tiêu dùng. Có rất nhiều loại tinh dầu được ưa chuộng, trong đó nhiều nhất phải kể đến tinh dầu sả. Do nhu cầu cao, có rất nhiều nơi bán tinh dầu sả “dởm”, không đạt chuẩn, pha nhiều chất hóa học. Vậy nên mua tinh dầu sả nguyên chất ở đâu?
Chúng tôi Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng tự tin là địa chỉ cung cấp tinh dầu sả nguyên chất, chiết xuất 100% từ cây sả thiên nhiên, đảm bảo an toàn khi sử dụng, giúp bạn cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Liên hệ đặt hàng:
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Hotline đặt hàng: 0902743250.
- Mua trực tiếp: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. HCM.
- Website: https://omega3.vn/.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết: “12 tác dụng của tinh dầu sả và cách làm, cách sử dụng tinh dầu“, nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận để chúng tôi giải đáp cho bạn. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ rộng rãi đến mọi người nhé.
Nguồn tham khảo:
Chi Sả (https://vi.wikipedia.org/)
Lợi ích của tinh dầu sả chanh – (VnExpress.vn)
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP. HCM SĐT đặt hàng: 0902743250 Giá bán: 70.000 đồng/10mlTừ khóa » Tinh Dầu Sả Dùng để Làm Gì
-
Tác Dụng Tinh Dầu Sả Chanh | Sở Y Tế Nam Định
-
9 Tác Dụng Tinh Dầu Sả Chanh Và Cách Làm Tinh Dầu - Hello Bacsi
-
5 Công Dụng Tinh Dầu Sả Trong Việc Dọn Dẹp Và Chăm Sóc Nhà Cửa
-
Tác Dụng Của Tinh Dầu Sả Chanh | Vinmec
-
Top 10 Công Dụng Của Tinh Dầu Sả Mà Bạn Không Ngờ Tới
-
Lợi ích Của Tinh Dầu Sả - Nhà Thuốc An Khang
-
18 Công Dụng Tuyệt Vời Của Tinh Dầu Sả đối Với Da, Tóc Và Sức Khỏe
-
18 Tác Dụng Của Tinh Dầu Sả Vô Cùng Tốt Cho Gia đình Bạn
-
11 Lý Do Sử Dụng Tinh Dầu Sả Giúp Bạn Khỏe Mạnh
-
Tinh Dầu Sả Chanh Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe Và Làm đẹp?
-
Tinh Dầu Sả Java Và Những Công Dụng Tuyệt Vời Có Thể Bạn Chưa Biết
-
5 Tác Dụng Của Tinh Dầu Sả đối Với Sức Khỏe Và Sắc đẹp - Herbstory
-
Một Số Cách Sử Dụng Tinh Dầu Sả Hiệu Quả Nhất Ngay Tại Nhà
-
Tinh Dầu Sả ăn được Không? Công Dụng Của Tinh Dầu Sả - Nada Oils