12 Triệu Chứng Omicron - Có Giống Với Các Biến Thể Khác Không?
Có thể bạn quan tâm
Biến thể Omicron đang khiến số ca F0 tăng cao, nhiều người tái nhiễm Covid-19 mặc dù đã tiêm đủ số liều vắc xin được khuyến cáo. Vậy triệu chứng Omicron khác gì so với Delta? Omicron có đáng lo ngại? Phương pháp điều trị và phòng ngừa khi mắc Omicron?…
Tư vấn chuyên môn bài viết: BS Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn BVĐK Tâm Anh.
Tổng quan về Omicron
Ngày 25/11/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là Omicron (B.1.1.529) tại một số quốc gia ở Nam Phi như Botswana, Nam Phi,… Biến thể virus mới này nhanh chóng lan rộng ra rất nhiều quốc gia trên thế giới. B.1.1.529 có đến 60 đột biến so với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu, gồm: 50 đột biến không mã hóa, 8 đột biến đồng nghĩa và 2 đột biến không mã hóa. Quan trọng là 32 đột biến về protein gai S, là yếu tố kháng nguyên chính của các loại vắc xin. Nhiều đột biến trong số đó không xuất hiện ở các biến thể khác.
Ngay từ đầu, WHO đã đánh giá biến thể Omicron thuộc nhóm “biến thể đáng lo ngại (VOCs)”. Chính vì quá nhiều đột biến, các chuyên gia dịch tễ, lâm sàng rất lo ngại rằng Omicron có thể lây lan nhanh (nhanh hơn 500% so với biến thể Delta), trốn né miễn dịch, khả năng kháng vắc xin, và gây nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến thể khác.
Số ca mắc Covid-19 tăng nhanh khiến hệ thống chăm sóc y tế rơi vào tình trạng quá tải. Ngày 4/1/2022, WHO ở Châu Âu đã cảnh báo các trường hợp nhiễm Omicron tăng vọt có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện một biến thể mới hơn, nguy hiểm hơn. Bà Catherine Smallwood – quan chức cấp cao của WHO đã đưa ra một số lưu ý đáng ngại khi tỷ lệ nhiễm Omicron tăng cao có thể gia tăng nhiều mối nguy, cụ thể: “Biến thể Omicron càng lan rộng, càng tái tạo thì càng có nhiều khả năng sinh ra một biến thể mới. Hiện tại, Omicron có thể không nguy hiểm hơn Delta, nhưng không ai biết trước được tác hại của các biến thể tiếp theo”.
12 triệu chứng Omicron thường gặp
Theo các nhà dịch tễ, các triệu chứng virus SARS-CoV-2 do biến thể Omicron dường như bắt đầu sớm hơn – khoảng 3 ngày sau khi nhiễm bệnh thay vì 5 ngày hoặc lâu hơn với biến thể Delta. Mặc dù Omicron gây tỷ lệ tử vong cho người bệnh nhỏ hơn Delta, nhưng biến thể mới này vẫn đang làm tăng tỷ lệ nhập viện và điều trị khẩn cấp. WHO cảnh báo mỗi người vẫn cần phải cảnh giác, nhận biết sớm triệu chứng khi mắc Omicron để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, tỷ lệ tử vong và những hệ lụy đáng tiếc do đại dịch gây ra.
Dưới đây là 12 triệu chứng khác nhau khi người bệnh mắc Omicron cần sớm chú ý:
1. Ho
Theo một số nghiên cứu, ho hay ngứa cổ họng là triệu chứng nhận biết sớm nhất của biến thể Omicron, với 83% số người nhiễm gặp phải triệu chứng này. Ho cũng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở tất cả các thể virus SARS-COV-2 trước đây. Ho khan là khi người bệnh phát ra âm thanh húng hắng để loại bỏ bất kỳ yếu tố kích thích nào trong cổ họng/đường thở.
2. Khó thở
Không giống như Delta, Omicron có nhiều khả năng cư trú ở hệ hô hấp trên hơn, từ đó gây ra triệu chứng khó thở, thở hụt ở lồng ngực. Omicron có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kiểm soát đường hô hấp dẫn đến biểu hiện khó thở, tức ngực… Nếu bạn bị ho kèm khó thở thì đừng chủ quan vì khả năng nhiễm Covid-19 với biến thể Omicron là rất cao.
3. Sốt
Sốt nhẹ đến trung bình là dấu hiệu nhận biết Covid-19. Đối với các biến thể trước đó, tình trạng sốt có ảnh hưởng kéo dài đến bệnh nhân. Nhưng đến biến thể Omicron, triệu chứng này chỉ ở mức độ tăng thân nhiệt nhẹ và tự giảm nhanh.
4. Mất vị giác
Một nghiên cứu do Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh đã xem xét mức độ phổ biến của các triệu chứng khác nhau của Omicron được ghi nhận bởi những người làm xét nghiệm PCR để phát hiện Covid-19. Nghiên cứu này cho thấy, số người bị mất vị giác và khứu giác ít phổ biến hơn ở biến thể Omicron so với Delta, trong khi đau họng phổ biến hơn nhiều.
Mới đây, Tiến sĩ Masita Arip – Chuyên gia về bệnh học của Viện nghiên cứu y tế thuộc Bộ Y tế Malaysia cho biết, người nhiễm biến thể Omicron không gây triệu chứng mất khứu giác như ở người nhiễm Delta. Đây là một trong những khác biệt lớn về triệu chứng giữa người nhiễm biến thể Omicron và Delta.
5. Đau đầu
Theo các nhà nghiên cứu, người bị nhiễm biến thể Omicron có thể phải đối mặt với triệu chứng đau đầu nhưng với mức độ khác nhau phụ thuộc nhiều yếu tố, có thể đau nhẹ hoặc đau nghiêm trọng. Đau đầu có thể là triệu chứng thường gặp hàng ngày, nhưng đau đầu do Omicron gây ra cho cảm giác khác với những tác nhân khác.
Đau đầu do Omicron có thể kéo dài trong khoảng 3 ngày, ngay cả khi dùng thuốc giảm đau. Bạn có thể cảm thấy bị căng, đau nhức cả hai bên đầu. Tình trạng đau đầu do Omicron được cho là phản ứng viêm của cơ thể khi nó chống lại virus.
6. Đau họng
Đau họng, rát cổ họng như có vết xước có thể là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron mới. Theo báo cáo, đau họng được liệt kê là một triệu chứng trong 53% trường hợp nhiễm Omicron, trong khi chỉ 34% người nhiễm biến thể Delta bị đau họng.
7. Chảy nước mũi, ngạt mũi
Chảy nước mũi, sổ mũi là triệu chứng khá thường gặp của bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện những vấn đề bất thường này, bạn không nên quá chủ quan vì đây rất có thể là một trong những triệu chứng Covid-19 với biến thể Omicron. Các nhà khoa học giải thích rằng, tình trạng mũi tiết ra nhiều chất nhầy hơn chính là phản ứng để bẫy và tiêu diện các phân tử virus.
8. Hắt hơi
Biến thể mới Omicron có thể gây hắt hơi và rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm lạnh hay cảm cúm thông thường. Do đó, nếu bạn đã từng tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19 hoặc sinh hoạt và làm việc trong môi trường có nguy cơ cao, thì không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường này. Khi hắt xì thường xuyên, hãy đi kiểm tra để biết chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình.
9. Đau mỏi người
Tương tự như các biến thể trước đó, triệu chứng của Omicron có thể gây mệt mỏi hoặc kiệt sức. Người nhiễm Omicron có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức toàn thân, thiếu năng lượng và rất cần được nghỉ ngơi, điều này có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày. Thông thường, triệu chứng này chỉ kéo dài khoảng vài ngày.
Tuy nhiên, cần lưu ý là tình trạng mệt mỏi có thể xuất phát từ các vấn đề sức khỏe hoặc các lý do khác. Để chắc chắn, bạn có thể đi xét nghiệm để xác nhận tình trạng bệnh nếu phát hiện có các yếu tố nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại.
10. Đau cơ
Thực tế, đau nhức cơ, đặc biệt là ở vùng chân và vai là triệu chứng phổ biến khi nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm Omicron. Dựa trên dữ liệu thu thập được khi các ca nhiễm Omicron gia tăng toàn cầu, hầu hết những người mắc chỉ gặp những triệu chứng hô hấp nhẹ nhưng lại đau nhức cơ nghiêm trọng.
Có hai vùng mà phần lớn bệnh nhân cảm thấy đau khi nhiễm Omicron là chân và vai. Dù trong 2 năm qua, thực tế cho thấy SARS-CoV-2 có thể tác động lên bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng với Omicron, tình trạng đau, cứng, tê hay yếu ở chân và vai xuất hiện nhiều nhất.
11. Mất khứu giác
Chán ăn cũng là triệu chứng khác biệt giữa biến thể Delta và Omicron. Các chuyên gia cho biết: “Chia sẻ của người bệnh cho thấy, chán ăn và sương mù não (hay quên, mất tập trung) là những triệu chứng Omicron phổ biến”. Trước đó, mất vị giác và khứu giác là dấu hiệu quen thuộc của các chủng virus SARS-CoV-2, nhưng đến Omicron, khả năng mất khứu giác ít xảy ra hơn nhiều so với giai đoạn đầu của đại dịch.
12. Đau bụng, buồn nôn
Các dấu hiệu về đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn,… là triệu chứng cảnh báo khả năng rất cao nhiễm Omicron. Thông thường, buồn nôn xuất hiện 1-2 ngày trước khi người bệnh phát sốt, nôn ói thời gian ngắn, nhẹ rồi hết, diễn tiến ổn, mức độ phổ biến ở trẻ nhiều hơn người lớn.
Về việc trẻ ói, có thể uống thuốc chống ói bình thường, như thuốc cốm cho trẻ nhỏ, hay các thuốc chống ói thông thường hoặc trà gừng ở trẻ lớn. Triệu chứng ói thường xảy ra trong thời gian ngắn hơn triệu chứng sốt, ít trẻ nào nôn ói trên 24h. Tiêu chảy cũng thường xuất hiện trong Covid-19 ở trẻ em nhưng không nhiều và cũng nhanh khỏi. Sẽ không có tình trạng tiêu chảy nặng như Rotavirus hoặc thực phẩm không đảm bảo, nên phụ huynh cũng không cần lo lắng.
Người nhiễm Omicron có triệu chứng nhẹ?
Ở những người nhiễm Omicron, đa số báo cáo triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, ít khi bị mất vị giác, khứu giác hơn người nhiễm các biến thể khác. Những biểu hiện của F0 càng trở nên giống cảm lạnh hơn khi chủng virus Alpha phát triển lên Omicron, đặc biệt ở những người đã tiêm chủng đầy đủ.
“Những người chưa được tiêm chủng có xu hướng gặp các triệu chứng Omicron nghiêm trọng hơn hoặc đợt cấp Covid-19 nguy hiểm hơn, trong khi những người đã được tiêm chủng và nhiễm Covid-19 thường có các triệu chứng nhẹ.” Tiến sĩ Scott Weisenberg, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là Phó giáo sư y khoa tại NYU Langone Health ở Thành phố New York cho biết.
Cần lưu ý rằng, tốc độ lây nhiễm nhanh của Omicron sẽ dẫn đến tăng số ca nhập viện, gây áp lực lên hệ thống y tế trong điều trị người bệnh Covid-19 và cả các bệnh khác. Nếu tiếp tục “vin vào” việc biến thể Omicron gây triệu chứng “nhẹ hơn”, nhiều người sẽ chủ quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa như xét nghiệm hoặc đeo khẩu trang. Điều đó cũng có thể dẫn đến ít người đi tiêm mũi vắc xin tăng cường hơn, từ đó khiến số ca mắc gia tăng, khiến tỷ lệ nhập viện và tỷ vong cũng tăng cao.
Triệu chứng của Omicron có giống với các biến thể khác không?
Dữ liệu từ dịch tễ, các triệu chứng Omicron “tàng hình” và có những điểm khác biệt với biến thể khác của virus SARS-CoV-2. Biểu hiện giống với bệnh cảm lạnh trở nên phổ biến. Có 5 dấu hiệu nổi bật nhất của người nhiễm Omicron là chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi và đau họng. Trong khi đó, số người bị sốt, mất khứu giác, mất vị giác giảm đáng kể.
Các chuyên gia y tế cho biết, biến thể Omicron chủ yếu tích tụ ở đường hô hấp trên, khác với cơ chế xâm nhập vào phổi. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ tử vong ở người nhiễm Omicron giảm và nhiều người có triệu chứng ở đường hô hấp trên như nghẹt mũi, sổ mũi, hay đau họng.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Về cơ bản, các triệu chứng của Omicron được đánh giá là khó chẩn đoán hơn vì nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh theo mùa như cúm, cảm lạnh,… Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 vẫn đang tiếp tục đạt đỉnh mới với biến thể Omicron chiếm ưu thế, các chuyên gia khuyên người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng:
- Xuất hiện hiện tượng sảng (lú lẫn cấp tính);
- Khó thở, đau dai dẳng hoặc có áp lực trong lồng ngực;
- Không thể tỉnh táo hoặc da, môi, móng tay nhợt nhạt hoặc tái xanh;
- Tình trạng mắt đỏ (viêm kết mạc) bất thường;
Điều trị và phòng ngừa khi mắc Omicron
Tính đến thời điểm hiện tại, biến thể Omicron đã lan đến hơn 100 quốc gia trên toàn cầu. Tốc độ lây lan nhanh chóng và nguy cơ tái nhiễm cao hơn bất kỳ thể virus SARS-CoV-2 nào trước đây chính là yếu tố gây nguy hiểm của biến thể Omicron. Chính vì thế, mỗi người cần chủ động phát hiện sớm, điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc Omicron trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Các “vũ khí” hiệu quả có thể ngăn chặn Omicron được các chuyên gia khuyến cáo:
Tiêm vắc xin đầy đủ
Ngoài tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 cơ bản, mỗi người cần thực hiện tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại để có tăng cường miễn dịch bảo vệ cơ thể, góp phần kiểm soát tốt, an toàn trước làn sóng Omicron và đẩy lùi dịch bệnh. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Imperial London (Anh), khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 tăng cường, khả năng bảo vệ trước Omicron có thể đạt từ 55-80%. Mũi tiêm thứ 3 sẽ được tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.
Tiêm “siêu vắc xin” Evusheld – Kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 đầu tiên được cấp phép trên thế giới
Evusheld là kháng thể đơn dòng đầu tiên trên thế giới được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép nhằm dự phòng trước virus SARS-CoV-2, đặc biệt trên nhóm người nguy cơ cao, nhóm người yếu thế, suy giảm miễn dịch, nhóm người không có khả năng sinh kháng thể dù đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, hoặc những người không thể tiêm vắc xin. Trước khi có Evusheld, nhóm người này gần như không có biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả, ngoại trừ cách ly với nguồn lây, đồng thời, đây cũng là nhóm dễ chuyển nặng, nhập viện và tử vong khi mắc Covid-19.
Hệ thống BVĐK Tâm Anh là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép để đưa kháng thể đơn dòng Evusheld về sử dụng kịp thời nhằm bảo vệ nhóm người yếu thế trước Covid-19. Evusheld sẽ được sớm đưa về Việt Nam và sử dụng tại BVĐK Hà Nội và BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Chỉ sau vài giờ tiêm, Evusheld đã giúp cơ thể có đủ lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ không mắc Covid-19 với hiệu quả lên tới 83%, và không có trường hợp nào bệnh nặng hay tử vong trong suốt 6 tháng theo dõi. Đặc biệt, Evusheld có hiệu quả phòng ngừa ít nhất 6 tháng, đặc biệt có thể phòng ngừa trước biến thể Omicron, giảm tải lượng virus sớm và giảm tải lượng đỉnh virus.
Làm test nhanh kháng nguyên tại nhà khi có triệu chứng nghi ngờ
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc Covid-19, test nhanh tại nhà giúp bạn chủ động phát hiện sớm nếu không may bị nhiễm bệnh, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh, từ đó kịp thời báo với trung tâm y tế tại địa phương và thực hiện cách ly theo đúng quy định.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Khẩu trang là một vật dụng không thể thiếu khi ra ngoài để bảo vệ bản thân, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nếu không may tiếp xúc với F0. Tuy nhiên, cần sử dụng loại khẩu trang chất lượng, đeo đúng cách, vừa vặn với khuôn mặt vì nếu khẩu trang quá rộng sẽ không có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm. Ngoài ra, không nên tái sử dụng khẩu trang nhiều lần. Lưu ý khi bỏ khẩu trang, chỉ nên cầm vào dây đeo qua tai và nên vứt vào thùng rác có nắp đậy.
Tăng cường vệ sinh, sát khuẩn
Thường xuyên rửa tay sát khuẩn: Trẻ em và người cần cần rèn luyện thói quen rửa tay sát khuẩn thường xuyên cùng với súc họng 2-3 lần mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe, cản trở sự lây lan, tấn công của virus.
Đồng thời, tăng cường vệ sinh nhà cửa và không gian sống sạch sẽ, thường xuyên khử khuẩn những vị trí bề mặt bàn, tay nắm cửa,… Vì đây là những mặt phẳng virus SARS-CoV-2 rất dễ cư trú.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng – vận động tăng sức đề kháng
Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch bằng cách bổ sung một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và chế độ tập luyện khoa học. Khi hệ miễn dịch hoạt động năng suất tốt thì cơ thể sẽ được bảo vệ một cách tối ưu nhất và tránh xa sự tấn công của virus gây bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Trên đây là 12 triệu chứng Omicron đặc trưng người bệnh thường mắc phải. Virus SARS-CoV-2 không ngừng đột biến, tiêm chủng vắc xin Covid-19, tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld điều trị dự phòng Covid-19, tuân thủ thông điệp 5K là “chìa khóa” hiệu quả nhất bảo vệ tính mạng mỗi người dân, đặc biệt nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước Covid-19.
Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Mắc Covid
-
Nhiễm Covid Mấy Ngày Phát Bệnh - Dấu Hiệu Nhận Biết Là Gì?
-
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID-19 QUA TỪNG NGÀY
-
Các Triệu Chứng Của COVID-19 | CDC
-
Những Dấu Hiệu Cơ Bản để Nhận Biết Bạn đang Mắc Covid-19 Và ...
-
Bị Covid-19 Có Triệu Chứng Gì Và Cần Làm Gì Khi Nhiễm Bệnh?
-
Biểu Hiện Và Mức độ Nguy Hiểm Của Virus Corona (Sars-Cov-2)
-
12 Dấu Hiệu Mắc COVID-19 Theo Hướng Dẫn Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Cần Biết Các Triệu Chứng Covid-19 Nhẹ Và Trung Bình
-
Mới: Có 2 Trong Các Dấu Hiệu Sau được Xem Là Ca Nghi Mắc COVID-19
-
NHẬN BIẾT & GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC TRIỆU CHỨNG NHIỄM ...
-
Những Dấu Hiệu Cơ Bản để Nhận Biết Bạn đang Mắc Covid-19
-
Virus Corona 2019 (Covid 19, Sars Cov 2): Nguyên Nhân & Triệu ...
-
Mắc Omicron Có Gặp Di Chứng Hậu COVID-19? - Tin Tổng Hợp - Bộ Y Tế
-
Khi Nào Người Mắc COVID-19 Mới Hết Triệu Chứng?