13 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Mề đay Hiệu Quả, Dễ Tìm
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh mề đay luôn là lựa chọn hàng đầu của người bệnh bởi nguyên liệu dễ tìm và an toàn, hiệu quả. Các cây như lá khế, mướp đắng, chè xanh… giúp giảm nhưng triệu chứng mề đay – một bệnh lý về da, hiện tượng phản ứng viêm da. Đây không hẳn là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng con người nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra ngứa ngáy, khó chịu, những vết sẹo gây mất thẩm mỹ.
TOP 13 cách chữa bệnh mề đay bằng thuốc nam hiệu quả
Danh sách các loại cây thuốc nam quanh nhà, giúp giảm nhanh triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa trên da và cách thực hiện như sau:
1. Chữa bệnh mề đay bằng cây đinh lăng
Đinh lăng là gợi ý đầu tiên trong danh sách các loại cây thuốc nam chữa bệnh mề đay hiệu quả.
Đinh lăng là một trong những loại cây quen thuộc, bạn không quá khó khăn trong việc tìm kiếm một ít cây đinh lăng để chữa bệnh, đặc biệt dùng lá đinh lăng chữa lành các mụn nhọt, ngứa ngáy, sưng tấy do bệnh mề đay gây ra rất hiệu quả. Ngoài ra, trong Đông y, cây đinh lăng được dùng để chữa các bệnh ho ra máu, có tác dụng lợi tiêu, hoạt huyết.
Cách thực hiện:
- Đem một nắm lá đinh lăng rửa sạch qua nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, rồi vớt ra để ráo.
- Đem lá đinh lăng phơi nắng hoặc sấy khô để dùng
- Cho một nắm lá đinh lăng đã phơi khô sắc cùng với 500 ml nước khoảng 15 – 20 phút, sắc trên ngọn lửa nhỏ, sắc cho đến khi nước cô đặc còn khoảng 250 ml nước là được.
- Lọc bỏ phần bã chỉ sử dụng phần nước.
- Chia phần nước vừa sắc được thành hai phần nhỏ để dùng trong ngày, không được để thuốc qua đêm.
2. Chữa bệnh mề đay bằng cây chè xanh
Cây chè xanh không còn quá xa lạ đối với mọi người, vừa có công dụng làm đẹp, giải độc cơ thể, thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu. Nhưng rất ít người biết đến điều trị bệnh mề đay bằng cách tắm lá trà xanh. Các cơn ngứa ngáy, sưng rát dần được tiêu biến khi người bệnh áp dụng điều trị mỗi ngày.
Cách thực hiện:
- Dùng 20 gram lá chè xanh rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vớt để ráo nước.
- Cho lá chè xanh vào nồi cùng với 2 lít nước, bắt lên bếp để nấu đến khi sôi.
- Chờ nước nguội dần rồi mới được sử dụng, tránh bỏng da.
- Sử dụng nước chè xanh để tắm mỗi ngày một lần. Kiên trì thực hiện đến khi bệnh tình tiêu biến và khỏi hẳn.
3. Chữa bệnh mề đay bằng mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong các món ăn trong gia đình như món canh món xào. Mướp đắng được biết đến là một vị thuốc dân gian hay. Ngoài việc sử dụng quả để chữa một số bệnh lý, trong dân gian còn sử dụng phần lá của cây để điều trị bệnh mề đay rất hiệu quả, ngoài công dụng cải thiện các cơn ngứa ngáy còn giúp trị mụn nhọt, bổ gan, tăng cường hệ miễn dịch.
Cách thực hiện:
- Dùng 30 – 40 gram lá mướp đắng (tương đương với một nắm lá) cùng với cây mướp, cây cải dầu, mật cá trắm đen.
- Đem các loại lá rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn rồi đem đi phơi nắng cho đến khi lá héo lại rồi đem nghiền nát thành bột mịn.
- Trộn hỗn hợp bột cùng với cải dầu và mật cá trắm đen thành hỗn hợp sền sệt.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay bằng nước ấm và dùng khăn bông để lau ráo nước trước khi bôi thuốc.
- Dùng một lượng hỗn hợp sệt bôi lên vùng bị mề đay.
- Sau khi khô, người bệnh cần rửa lại bằng nước lạnh.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng những quả mướp đắng để trị bệnh mề đay với cách thực hiện như sau:
- Dùng 3 quả mướp đắng đã được làm sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn.
- Đem 3 quả mướp đắng bỏ vào máy xay để xay nhuyễn.
- Đen hỗn hợp xây nhuyễn pha với một ít nước ấm để tắm.
Xem thêm: Bị nổi mề đay nên tắm lá gì mau khỏi?
4. Chữa bệnh mề đay bằng cây hẹ
Hẹ là loại gia vị khá quen thuộc trong một số món ăn ẩm thực Việt Nam, không chỉ được biết đến là loại ẩm thực giàu chất dinh dưỡng mà còn là vị thuốc nam lành tính. Trong hẹ xanh có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn, các vấn đề về đường tiêu hóa, chữa nhức răng, đặc biệt lá hẹ xanh được sử dụng chữa bệnh mề đay rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Đem một nắm lá hẹ xanh rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn.
- Đem lá hẹ xanh nấu cùng với nước theo tỷ lệ 1:2 (hẹ xanh 1 phần và nước 2 phần).
- Khi nước sôi, tắt bếp và chia lượng nước vừa nấu được thành hai phần bằng nhau.
- Một phần dùng để uống khi còn nóng. Phận còn lại dùng để thoa lên vùng da bị mề đay.
- Người bệnh cần kiên trì điều trị kết hợp giữa việc uống và việc thoa nước hẹ để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.
5. Chữa bệnh mề đay bằng cây cỏ mực
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, là loại cây mọc dại ở những vị trí ẩm ướt hoặc các bụi rậm. Trong Đông y, cây cỏ mực có vị chua ngọt, có tính lạnh, không độc, có tác dụng chữa ho ra máu, cầm máu, đi tiêu có máu. Nếu bạn đang băn khoăn không biết sử dụng loại cây thuốc nam để điều trị mề đay, thì cây cỏ mực là sự lựa chọn hoàn hảo. Các cơn ngứa ngáy khó chịu, các vết thương của mề đay sẽ dần tiêu biến và cải thiện bệnh tình.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá cây cỏ mực kết hợp cùng với các nguyên liệu khác như rau diếp cá, lá nhài, lá khế, lá xương sông hoặc lá huyết dụ.
- Đem các loại lá trên rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát và vớt để ráo nước.
- Đem tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị được đem giã nhuyễn rồi chắt lọc lấy phần nước cốt.
- Chia phần nước thành hai phần nhỏ và sử dụng trong ngày. Có thể dùng phần bã đem chà xát lên vùng da bị mề đay rồi rửa lại bằng nước sạch.
6. Chữa bệnh mề đay bằng cây chút chít
Trong Đông y, cây chút chít có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt cơ thể, thông đại tiện, lợi tiểu. Bên cạnh đó, cây chút chít được dân gian sử dụng phần lá và rễ để chữa bệnh mề đay vừa an toàn vừa đạt được kết quả điều trị như mong muốn, giảm nhanh các cơn đau, ngứa ngáy, nhiễm trùng da, ghẻ lở dần được tiêu biến. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ cây chút chít tại nhà theo sự hướng dẫn dưới đây.
Cách thực hiện:
- Dùng 15 gram lá chút chít tươi và non đem rửa sạch bằng nước, vớt để ráo rồi giã nát.
- Đem phần lá vừa giã nát chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
- Thực hiện mỗi ngày hai lần để bệnh tình được cải thiện nhanh chóng.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng cành và lá chút chít để nấu nước để ngâm dùng da bị mề đay, dùng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng bị tổn thương. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để giảm thiểu tối đa các cơn ngứa, mang lại một làn da đều màu.
7. Chữa bệnh mề đay bằng cây kinh giới
Cây kinh giới hay còn được gọi là kinh giới rìa, là một trong những loại gia vị khá phổ biến trong một số món ăn, được sử dụng như một loại gia vị ăn kèm. Ngoài công dụng làm gia vị, cây kinh giới còn được dân gian sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh mề đay. Bên cạnh đó, cây kinh giới còn được dùng để chữa sốt, chữa viêm amidan, giảm nhức giảm xương khớp,…
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá kinh giới rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp bụi bẩn rồi đem nấu cùng với một lượng nước.
- Khi nước sôi, tắt bếp và dùng để xông vào vùng da bị mề đây, xông đến khi nước nguội thì thôi.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá kinh giới (đã vò nát) để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Kiên trì thực hiện, bệnh tình sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn.
Xem chi tiết: 3 Cách chữa nổi mề đay bằng lá kinh giới hiệu quả nhất
8. Chữa bệnh mề đay bằng cây đơn lá đỏ
Cây đơn lá đỏ là một loại cây thuộc họ Thầu dầu, còn có tên gọi khác là đơn tía, đơn mặt trời, hồng liễu bối hoa. Trong Y học cổ truyền, cây đơn lá đỏ có vị đắng ngọt, tính mát, có công dụng trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa, trị mụn nhọt, đặc biệt trị dị ứng mề đay rất hiệu quả với công thức thực hiện khá dễ dàng. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị mề đay ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
- Dùng 30 gram cành và lá cây đơn đỏ cùng với 15 gram các nguyên liệu khác như thài lài, bầu đất tía, đậu ván tía.
- Đem các nguyên liệu trên rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn rồi vớt để ráo nước.
- Đem các nguyên liệu vừa được chuẩn bị cho vào nồi cùng với 1,5 lít nước, bắt lên bếp sắc trên ngọn lửa vừa và nhỏ. Sắc đến khi cô đặc còn 750 ml nước là được.
- Chắt lọc lấy phần nước, bỏ phần bã. Chia phần nước sắc được thành ba phần nhỏ và sử dụng trong ngày sau mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá đơn đỏ khô nấu cùng với ba chén nước, cô đặc còn một chén nước để uống mỗi ngày 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn.
9. Chữa bệnh mề đay bằng cây sài đất
Cây sài đất là thực vật thân thảo sống dai, còn gọi là cây húng trám, cúc nháp thuộc họ Cúc (Asteracaea). Theo nghiên cứu y học cổ truyền, cây sài đất có vị chua ngọt, hơi chua, tính mát, quy vào kinh Can và Thận. Cây sài đất được dân gian sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa viêm bàng quang, viêm tuyến vú, mụn nhọt, lở loét ngoài da, có tác dụng cầm máu, mát gan, thanh nhiệt. Do vậy, người bệnh có thể sử dụng loại cây thuốc nam này để chữa bệnh mề đay tại nhà với cách thực hiện dưới đây.
Cách thực hiện:
- Sử dụng sài đất cùng với các nguyên liệu khác như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, khúc khắc cùng với cam thảo đất.
- Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.
- Dùng thuốc mỗi ngày đến khi bệnh tình dứt hẳn.
- Người bệnh nên sử dụng thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội có thể hâm nóng lại trước khi dùng.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp việc dùng thuốc với việc dùng cây sài đất giã nát rồi đắp lên vùng da bị mề đay.
10. Chữa bệnh mề đay bằng lá khế
Lá khế là một trong những loại lá khá quen thuộc, dễ tìm kiếm tại ngay vườn nhà bạn hoặc quanh khu vực bạn sống. Loại lá này được khá nhiều người sử dụng để nấu nước tắm trị bệnh mề đay ngay tại nhà. Người bệnh cần kiên trì sử dụng loại lá này để chữa bệnh trong khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày hoặc đến khi bệnh tình thuyên giảm thì ngừng. Ngoài ra, lá khế còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá khế (tương đương với 20 – 30 lá) đem rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng, vớt để ráo.
- Đem nắm lá khế cho vào nồi cùng với một lượng nước, bắt lên bếp và đun cho đến nước sôi, lá khế chuyển dần sang màu vàng.
- Đợi nước nguội dần mới được sử dụng để tắm, tránh bỏng da.
- Đối với bã lá khế, người bệnh dùng để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá khế theo cách khác:
- Dùng một nắm lá khế tươi đem rửa sạch bằng nước rồi để ráo nước.
- Bắt lên bếp một cái chảo, khi chảo nóng, cho lá khế vào rồi sao lên cho vàng.
- Chờ lá khế nguội bớt rồi cho vào một túi vải sạch.
- Dùng túi vải chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
- Người bệnh cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh bị bổng đối với làn da nhạy cảm của trẻ em.
11. Chữa bệnh mề đay bằng gừng tươi
Gừng tươi là gợi ý tiếp theo trong danh sách các loại cây thuốc nam chữa bệnh mề đay trong y học cổ truyền. Gừng là nguyên liệu khá quen thuộc đối với mọi người, được sử dụng làm gia vị trong một số món ăn. Ngoài ta gừng có được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc trị một số bệnh lý như dị ứng thời tiết, cơ địa dị ứng, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh lý của mề đay. Gừng có tính ấm, kháng khuẩn, diệt khuẩn, do đó, sử dụng gừng vừa có tác dụng điều trị bệnh vừa giúp cơ thể thư giãn, tạo cảm giác dễ chịu, không còn được các cơn ngứa ngáy làm phiền.
Người bệnh có thể sử dụng gừng để đắp hoặc để uống, hãy tham khảo công thức thực hiện dưới đây.
Cách thực hiện:
+ Sử dụng gừng để nấu nước uống:
- Dùng 20 – 30 gram gừng tươi, để nguyên phần vỏ rồi đem rửa sạch bằng nước để loại bỏ phần đất cát còn bám phải.
- Để gừng ráo nước rồi thái thành thành lát mỏng vừa đủ dùng.
- Cho các lát gừng vừa thái xong vào một ly nước sôi rồi khuấy đều.
- Sau khi nước nguội dần, cho 1 – 2 muỗng mật ong rồi tiếp tục khuấy đều tay và sử dụng để uống.
+ Sử dụng gừng để bào chế thành thuốc đắp ngoài da:
- Dùng 20 – 30 gram củ gừng tươi, rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát, sau đó gọt bỏ lớp vỏ rồi thái thành từng lát mỏng.
- Thêm 100 ml rượu trắng (nồng độ cồn là 40 độ) vào cùng với củ gừng đã thái thành lát.
- Ngâm hỗn hợp trên trong 24 giờ đồng hồ mới được sử dụng.
- Sau 24 giờ ngâm, người bệnh có thể sử dụng hỗn hợp để thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương do mề đay.
- Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi lau ráo nước bằng khăn bông.
Người bệnh có thể áp dụng cả hai cách cùng một lúc trong việc điều trị bệnh mề đay.
12. Chữa bệnh mề đay bằng bạc hà
Cây bạc hà là cây thảo sống lâu năm, cây có mùi thơm đặc trưng bởi trong chúng có chứa nhiều tinh dầu. Bạc hà được biết đến với một nguyên liệu làm đẹp cho chị em phụ nữ, làm dịu và mát ra. Ngoài ra, bạc hà còn được khá nhiều người sử dụng để điều trị bệnh mề đay, nhờ có tính hăng, vị cay, kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Do đó, loại cây cây được liệt vào danh sách các loại lá cây thuốc nam chữa bệnh mề đay, vừa có công dụng giảm nhanh các cơn ngứa ngáy vừa dễ làm, dễ tìm kiếm.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá bạc hà (tương ứng với 25 – 30 lá) đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vớt để ráo nước.
- Vò nát hoặc giã dập lá bạc hà rồi pha cùng với một lượng nước ấm vừa đủ.
- Sử dụng một khăn bông thấm nước, nhúng lấy phần nước bạc hà rồi chườm lên vị trí da bị mề dây kết hợp với việc chà xát nhẹ nhàng.
Người bệnh có thể thay thế lá bạc hà tươi bằng lá bạc hà khô đều được.
13. Chữa bệnh mề đay bằng lô hội
Lô hội hay còn gọi là nha đam, một loại nguyên liệu làm đẹp khá quen thuộc với chị em phụ nữ. Nếu nhắc đến danh sách cây thuốc nam chữa bệnh mề đay thì không thể không nhắc đến lô hội. Lô hội chứa một hàm lượng nước và vitamin E rất lớn, giúp làm mềm da, làm mát da, cải thiện hiệu quả các cơn ngứa ngáy khó chịu cho bệnh mề đay gây ra.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 – 2 khía nha đam lớn đem rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát.
- Cắt bỏ phần vỏ màu xanh bên ngoài, cạo lấy phần nhựa của lô hội.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay bằng nước ấm và lau sạch bằng khăn bông thắm nước.
- Thoa một lớp nhựa lô hội lên vùng da bị tổn thương, chờ đến khô rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày, các cơn ngứa ngáy không còn cơ hội làm phiền bạn, khi bạn biết cách áp dụng đúng cách.
Bài viết đã xoay quanh vấn đề “Mẹo dùng cây thuốc nam chữa bệnh mề đay đơn giản rẻ tiền”. Để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần kiên trì thực hiện mỗi ngày. Việc cải thiện các cơn ngứa ngứa bằng các cây thuốc nam không có tác dụng nhanh bằng các thuốc đặc hiệu tây y, tùy vào cơ địa của mỗi người mà áp dụng sử dụng các loại lá cây thuốc nam. Tuy nhiên, các loại cây thuốc nam được cập nhật trong bài viết chỉ hỗ trợ điều trị cho các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Tốt nhất, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám để biết rõ chính xác mức độ bệnh tình trước khi quyết định áp dụng.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- 10 thuốc trị nổi mề đay tốt nhất – Giảm nhanh mẩn ngứa
- Mẹo thoa rượu chữa nổi mề đay theo dân gian
Từ khóa » Cây Thuốc Quen Thuộc
-
70 Cây Thuốc Nam Theo Quy định Của Bộ Y Tế (11/2014)
-
10 Loại Cây Thuốc Chữa Bệnh Cực Tốt Nên Trồng Trong Vườn Nhà
-
Những Cây Thuốc Trong Vườn Nhà Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Vườn Thuốc Quanh Ta | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
15 Cây Thuốc Nam Quý Thường Dùng để Chữa Bệnh
-
10+ Cây Thuốc Nam Bổ Thận, Mát Gan Hiệu Quả Và Phổ Biến
-
Top 10 Các Loại Cây Thuốc Nam Dễ Trồng Lại Chữa Bệnh Cực Hiệu Quả
-
Bài Thuốc Trị Bệnh Từ 10 Cây Thuốc Quen Thuộc - Báo Hậu Giang
-
Những Cây Thuốc Quen Thuộc Trong Nồi Nước Xông điều Trị Cảm Cúm
-
(VTC14)_ Xấu Hổ - Cây Thuốc Của Người Xưa - YouTube
-
7 Vị Thuốc đông Y Nên Có Trong Tủ Thuốc Gia đình
-
6 Cây Thuốc Trị Nám Nặng Quanh Vườn Nhà - Japon Store
-
Chữa Bệnh Bằng 5 Cây Thuốc Quý Ngay Trong Vườn Nhà - Sức Khỏe