13 đèn Báo Trên Cục Phát WiFi Bạn Cần Biết Trước Khi Sử Dụng - TP-Link

Router WiFi là thiết bị truyền phát mạng phổ biến hiện nay, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đèn báo trên cục phát WiFi hoạt động và có cơ chế hiển thị như thế nào? Nếu chưa có kinh nghiệm, muốn kiểm tra xem cục phát WiFi có những loại đèn báo nào để tiện lợi quan sát trong quá trình sử dụng, bạn đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích dưới đây của TP-Link nhé.

Đèn báo trên cục phát WiFi thể hiện tình trạng hoạt động của cục phát

Đèn báo trên cục phát WiFi thể hiện tình trạng hoạt động của cục phát

Nội dung chính:

1. 7 loại đèn báo trên cục phát WiFi thông thường 1.1. Đèn Power (đèn nguồn) 1.2. Đèn Internet 1.3. Đèn WPS 1.4. Đèn USB 1.5. Đèn Ethernet//LAN 1.6. Đèn 2.4 GHz (dành cho băng tần 2.4 Ghz) 1.7. Đèn 5 GHz (dành cho băng tần 5 GHz) 2. 6 loại đèn báo trên cục phát WiFi của nhà mạng 2.1. Đèn PON và đèn LOS 2.2. Đèn WLAN 2.3. Đèn LAN1 - LAN 4 2.4. Đèn Optical 2.5. Đèn AUTH 2.6. Đèn ALM 3. Giải nghĩa tóm tắt các màu sắc đèn báo trên cục phát WiFi

1. 7 loại đèn báo trên cục phát WiFi thông thường

Có rất nhiều đèn báo tín hiệu trên cục phát WiFi, tuy nhiên không phải tất cả các đèn báo đều sáng cùng lúc. Mỗi đèn báo sẽ hiển thị các trạng tín hiệu thái khác nhau khi Router WiFi có thiết lập điều chỉnh mới.

Hình ảnh dưới đây biểu thị các loại đèn báo xuất hiện trên Router WiFi của hầu hết các thương hiệu cung cấp cục phát hiện nay, ví dụ như đèn báo trên cục phát WiFi TP-Link:

Đèn báo trên cục phát TP-Link

Đèn báo trên cục phát TP-Link

Đèn báo Router WiFi

Đèn

Trạng thái

Ý nghĩa

Power

Bật

Router WiFi đang hoạt động

Nhấp nháy

Router WiFi đang khởi động hoặc đang được nâng cấp

Tắt

Router WiFi tắt

Internet

Màu xanh lá

Cổng Internet đã kết nối Internet

Màu cam

Cổng Internet được kết nối nhưng không có dịch vụ Internet

Tắt

Cổng Internet không kết nối

WPS

Bật

Tính năng WPS đang bật

Nhấp nháy

Đang sẵn sàng cho kết nối WPS

Tắt

Tính năng WPS đang tắt

USB

Bật

USB đang kết nối với Router WiFi

Nhấp nháy

USB đang được thiết lập hoạt động

Tắt

USB không kết nối với Router WiFi

Ethernet

Bật

Thiết bị đã kết nối với cổng Ethernet

Tắt

Thiết bị không kết nối với cổng Ethernet

2.4GHz

Bật

Băng tần 2.4GHz đang bật

Tắt

Băng tần 2.4GHz đã tắt

5 GHz

Bật

Băng tần 5GHz đang bật

Tắt

Băng tần 5GHz đã tắt

1.1. Đèn Power (đèn nguồn)

Đèn Power (đèn nguồn) là đèn báo cho biết cục phát WiFi có đang kết nối với nguồn điện hay không. Biểu tượng đèn nguồn sẽ tương tự trên hầu hết các cục phát WiFi.

Đèn báo tín hiệu Power

Đèn báo tín hiệu Power

1- Đèn nguồn sáng bình thường: Nếu đèn nguồn sáng và không nhấp nháy, điều đó đồng nghĩa Router WiFi đã được cắm và cấp nguồn.

2- Đèn nguồn nhấp nháy:

  • Sau khi Router WiFi được cắm và bật nguồn, đèn nguồn sẽ có tình trạng nhấp nháy ở giai đoạn đầu trong vòng vài giây cho đến 1 phút để thiết lập khởi động Router.
  • Khi ở trạng thái hoạt động, đèn nguồn cũng sẽ nhấp nháy khi bộ định tuyến đang trong quá trình cập nhập chương trình cơ sở. Trong trường hợp này, bạn không nên rút phích cắm của Router WiFi, vì rất có thể điều này sẽ khiến Router ngừng hoạt động do cập nhập không hoàn tất.

3- Đèn nguồn tắt: Nếu đèn nguồn tắt, tức là Router WiFi chưa được kết nối với nguồn điện. Trong trường hợp này, bạn hãy kiểm tra lại cáp nguồn đã được cắm vào ổ điện hay chưa và có cắm vào đúng cổng ở mặt sau Router hay không.

1.2. Đèn Internet

Đèn Internet là đèn báo trên cục phát WiFi giúp bạn xác định được trạng thái kết nối Internet của Router WiFi.

Đèn báo Internet giúp xác định trạng thái kết nối Internet trên bộ định tuyến

Đèn báo Internet giúp xác định trạng thái kết nối Internet trên bộ định tuyến

1- Đèn Internet sáng (xanh lục hoặc xanh dương): Đèn Internet có ánh sáng màu xanh lục hoặc xanh dương, tức là Router WiFi hiện đang có kết nối Internet hoạt động.

2- Đèn Internet sáng (cam hoặc đỏ): Một số trường hợp hiển thị đèn Internet sáng cam hoặc đỏ, đó là:

  • Cáp Ethernet đã được cắm vào cổng Internet của Router WiFi nhưng không có kết nối Internet
  • Lần đầu kết nối cáp Ethernet từ Modem với Router WiFi, lúc này Router của bạn sẽ cần chút thời gian để thiết lập kết nối với Internet. Sau khoảng 1 vài giây, đèn báo màu cam hoặc đỏ sẽ chuyển sang màu xanh lục hoặc xanh dương khi thiết lập hoàn thành
  • Router WiFi kết nối với Modem nhưng Modem lại không thể kết nối với Internet
  • Router WiFi không nhận được Internet từ nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet

3- Đèn Internet tắt: Nếu đèn Internet tắt, điều này có nghĩa không có dây cáp nào đang kết nối vào cổng Internet trên Router WiFi, hoặc có dây cáp kết nối nhưng đã bị hư hỏng.

1.3. Đèn WPS

WiFi Protected Setup (WPS) là tính năng cho phép các thiết bị kết nối nhanh chóng và dễ dàng hơn với mạng tín hiệu không dây. Theo đó, đèn báo WPS sẽ cho bạn biết kết nối WPS trên Router WiFi có đang được thiết lập hay không.

Đèn WPS báo sáng sau khi kết nối WPS được thực hiện

Đèn WPS báo sáng sau khi kết nối WPS được thực hiện

1- Đèn WPS sáng bình thường: Đèn WPS báo sáng khi kết nối WPS được thực hiện. Sau khi kết nối, đèn WPS vẫn sẽ sáng và tự động tắt sau 5 phút.

2- Đèn WPS nhấp nháy: Khi kết nối WPS mới được thực hiện, đèn WPS sẽ nhấp nháy khoảng 2 phút để hoàn tất các kết nối WPS trên Router WiFi.

3- Đèn WPS tắt: Nếu không có kết nối WPS nào được thực hiện, đèn WPS sẽ tắt.

1.4. Đèn USB

Cổng USB trên Router WiFi có thể sử dụng để cung cấp tài liệu/ thông tin cần thiết cho bất kỳ ai trong mạng của bạn, hoạt động tương tự như máy in hoặc bộ lưu trữ. Khi đèn USB trên cục phát WiFi hiển thị, có nghĩa thiết bị USB đã được kết nối với bộ định tuyến.

Đèn USB thiết lập 3 chế độ hiển thị

Đèn USB thiết lập 3 chế độ hiển thị

1- Đèn USB sáng bình thường: Đèn USB sẽ sáng khi thiết bị USB được kết nối với bộ định tuyến tại cổng sau của bộ định tuyến.

2- Đèn USB nhấp nháy: Đèn USB nhấp nháy, điều này có nghĩa thiết bị USB đã được cắm và đang bắt đầu quá trình thiết lập kết nối.

3- Đèn USB tắt: Nếu không có thiết bị USB nào kết nối với cổng USB ở mặt sau của bộ định tuyến, đèn USB sẽ tắt.

1.5. Đèn Ethernet//LAN

Đèn báo Ethernet/LAN trên Router WiFi sẽ cho bạn biết thiết bị có được kết nối bằng dây với Router WiFi của bạn hay không.

Số đèn Ethernet trên Router WiFi sẽ tương ứng với số cổng kết Ethernet

Số đèn Ethernet trên Router WiFi sẽ tương ứng với số cổng kết Ethernet

Số đèn Ethernet/LAN trên Router WiFi sẽ tương ứng với số cổng kết Ethernet/LAN có thể nối ở phía sau bộ định tuyến.

1- Đèn Ethernet/LAN sáng bình thường: Nếu đèn Ethernet/LAN sáng, tức là đang có một thiết bị được kết nối trực tiếp với Router WiFi qua cổng Ethernet/LAN.

2- Đèn Ethernet/LAN tắt: Đèn Ethernet/LAN sẽ tắt khi không có thiết bị kết nối tại cổng Ethernet/LAN. Trường hợp cáp Ethernet/LAN được kết nối một trong các cổng nhưng không kết nối được với thiết bị, đèn Ethernet/LAN cũng sẽ tắt.

1.6. Đèn 2.4 GHz (dành cho băng tần 2.4 Ghz)

Đèn 2.4 GHz cho biết Router WiFi có đang hoạt động và cung cấp mạng không dây trên băng tần 2.4 GHz hay không.

Đèn tín hiệu 2.4GHz sáng bình thường

Đèn tín hiệu 2.4GHz sáng bình thường

1- Đèn 2.4Ghz sáng bình thường: Nếu đèn 2.4 GHz sáng, tức là Router WiFi đang hoạt động trên băng tần 2.4 GHz. Lúc này, Router WiFi đang hoạt động bình thường và cung cấp mạng không dây tần số 2.4GHz cho thiết bị kết nối của bạn.

2- Đèn 2.4Ghz tắt: Nếu đèn 2.4GHz tắt, thiết bị của bạn không thể kết nối với Router WiFi trên băng tần 2.4GHz. Tình trạng này có thể do Router WiFi hoạt động không ổn định hoặc băng tần này đã bị tắt trong thiết lập cài đặt của Router WiFi.

1.7. Đèn 5 GHz (dành cho băng tần 5 GHz)

Tương tự như đèn báo 2.4 GHz, đèn 5GHz cũng sẽ cho biết Router WiFi có đang hoạt động trên băng tần 5GHz hay không và tín hiệu kết nối như thế nào.

Đèn báo tín hiệu 5GHz khi Router WiFi hoạt động bình thường trên băng tần 5GHz

Đèn báo tín hiệu 5GHz khi Router WiFi hoạt động bình thường trên băng tần 5GHz

1- Đèn 5Ghz sáng bình thường: Nếu đèn báo 5GHz sáng, điều này đồng nghĩa bộ định tuyến đang hoạt động trên băng tần 5GHz, điều này cho biết bộ định tuyến của bạn đang hoạt động bình thường và cung cấp mạng không dây tần số 5GHz đến các thiết bị kết nối của bạn.

2- Đèn 5Ghz tắt: Nếu đèn 5GHz tắt, chứng tỏ thiết bị của bạn không kết nối được với bộ định tuyến trên băng tần 5GHz. Nguyên nhân có thể do băng tần 5GHZ có thể đã bị tắt thiết lập trong bộ định tuyến hoặc bộ định tuyến không hoạt động bình thường.

Đối với dòng Router WiFi 1 băng tần, chỉ có thể sử dụng 1 trong 2 loại đèn 2.4GHz và đèn 5GHZ hoặc không loại đèn nào.

2. 6 loại đèn báo trên cục phát WiFi của nhà mạng

Ngoài 7 loại đèn báo tín hiệu trên cục phát WiFi thông thường như Power, WPS, Internet, Ethernet,... đèn báo trên cục phát WiFi của các nhà mạng VNPT, FPT, Viettel còn bao gồm 6 loại đèn báo tín hiệu khác, cụ thể như:

6 loại đèn báo cơ bản trên Router WiFi nhà mạng

6 loại đèn báo cơ bản trên Router WiFi nhà mạng

Đèn báo Router WiFi

Đèn

Trạng thái

Ý nghĩa

PON và LOS

Chớp đỏ

Đường dây cáp quang tại khu vực bạn sống gặp trục trặc

PON xanh/chớp xanh & LOS tắt

Mạng Internet hoạt động bình thường

WLAN

Xanh nháy chậm

Tín hiệu truyền phát sóng không dây Router WiFi hoạt động bình thường

Tắt

Tín hiệu truyền phát sóng không dây Router WiFi đã tắt

LAN1 - LAN4

Xanh

Thiết bị đã kết nối tín hiệu với Router WiFI qua cổng LAN

Xanh nhấp nháy

Thiết bị đang kết nối tín hiệu với Router WiFi qua cổng LAN

Tắt

Không có kết nối tín hiệu qua cổng LAN

Optical

Xanh

Kết nối cáp quang thành công

Trạng thái khác

Kết nối cáp quang thực hiện không thành công

AUTH

Xanh

ONT vẫn đang thiết lập thành công với OLT

Xanh nhấp nháy

ONT hiện không thiết lập thành công với OLT

ALM

Đèn sáng

Router WiFi xuất hiện sự cố cần khắc phục

2.1. Đèn PON và đèn LOS

Đèn PON và đèn LOS là 2 loại đèn báo tín hiệu Router WiFi phản ánh tốc độ đường truyền của mạng Internet với trạng thái hiển thị như sau:

1- Đèn PON hoặc đèn LOS chớp đỏ: Đường dây cáp quang tại khu vực bạn đang sinh sống gặp trục trặc, bạn cần liên hệ với kỹ thuật viên nhà mạng để kiểm tra và khắc phục nhanh nhất.

2- Đèn PON xanh/ chớp xanh và đèn LOS tắt: Mạng Internet nhà mạng cung cấp đang hoạt động bình thường và ổn định.

Đèn PON và đèn LOS sáng bình thường hiển thị tín hiệu đường dây cáp quang hoạt động ổn định

Đèn PON và đèn LOS sáng bình thường hiển thị tín hiệu đường dây cáp quang hoạt động ổn định

2.2. Đèn WLAN

Đèn WLAN là đèn báo tín hiệu truyền phát sóng không dây của cục phát WiFi nhà mạnh đang ở trạng thái hoạt động bình thường hay không hoạt động.

1- Đèn WLAN xanh nhấp nháy chậm: Tín hiệu truyền phát sóng không dây Router WiFi vẫn đang hoạt động bình thường.

2- Đèn WLAN tắt: Router WiFi nhà mạng hiện đang bị tắt và ngắt tín hiệu truyền phát sóng không dây.

Đèn WLAN trên Router WiFi tắt khi ngắt kết nối tín hiệu

Đèn WLAN trên Router WiFi tắt khi ngắt kết nối tín hiệu

2.3. Đèn LAN 1 - LAN 4

Đèn LAN1 - LAN4 là đèn báo trên cục phát WiFi cho biết thiết bị kết nối và Router WiFi có đang được liên kết hay không, cụ thể như sau:

1- Đèn LAN 1 - LAN 4 sáng xanh: Router WiFi kết nối tín hiệu đến thiết bị qua cổng LAN.

2- Đèn LAN 1 - LAN 4 sáng xanh nhấp nháy: Dữ liệu đang được truyền từ Router WiFi đến các thiết bị được kết nối.

3- Đèn LAN 1 - LAN 4 tắt: Không có kết nối tín hiệu qua cổng LAN.

Đèn LAN 1 - LAN 4 tắt khi không có kết nối tín hiệu qua cổng LAN

Đèn LAN 1 - LAN 4 tắt khi không có kết nối tín hiệu qua cổng LAN

2.4. Đèn Optical

Đèn Optical là đèn báo hiển thị trạng thái kết nối cáp quang trên cục phát WiFi của nhà mạng FPT.

1- Đèn Optical sáng xanh: Kết nối cáp quang thành công.

2- Đèn Optical chuyển trạng thái khác: Kết nối cáp quang thực hiện không thành công.

2.5. Đèn AUTH

Tương tự như đèn Optical, đèn AUTH cũng là đèn báo tín hiệu Router WiFi của nhà mạng FPT nhằm xác định trạng thái xác thực giữa ONT và OLT.

1- Đèn AUTH sáng xanh: ONT vẫn đang thiết lập thành công với OLT.

2- Đèn AUTH sáng xanh nhấp nháy: ONT hiện không thiết lập thành công với OLT.

Đèn AUTH - Đèn báo hiển thị trên Router WiFi nhà mạng FPT

Đèn AUTH - Đèn báo hiển thị trên Router WiFi nhà mạng FPT

2.6. Đèn ALM

Đèn ALM là đèn cảnh báo của nhà mạng Viettel, đèn ALM sẽ sáng lên mỗi khi Router WiFi của bạn có sự cố cần khắc phục.

3. Giải nghĩa tóm tắt các màu sắc đèn báo trên cục phát WiFi

Thực tế, đèn báo trên Router WiFi có khá nhiều loại, khiến người dùng khó có thể nhớ hết đặc điểm và trạng thái hoạt động của từng loại đèn. Hơn nữa, màu sắc của đèn báo tín hiệu cũng khá đa dạng khi các nhãn hàng sẽ có cách ký hiệu màu riêng biệt cho sản phẩm của thương hiệu mình.

Tham khảo phần tóm tắt giải nghĩa màu sắc trên đèn báo tín hiệu Router WiFi dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết và xác định trạng thái của đèn báo:

1- Đèn báo màu xanh lá/xanh dương đứng im

Đèn báo Router WiFi màu xanh lá/xanh dương đứng im thường cho biết nguồn Modem, kết nối Internet/ đường dây điện thoại đang hoạt động hoặc đã xác nhận ghép nối với thiết bị khác.

Đèn báo tín hiệu màu xanh lá/xanh dương cho biết tính năng kết nối ổn định

Đèn báo tín hiệu màu xanh lá/xanh dương cho biết tính năng kết nối ổn định

2- Đèn báo màu xanh lá/xanh dương nhấp nháy

Đèn báo Modem màu xanh lá/xanh dương nhấp nháy là dấu hiệu cho biết Router WiFi đang tiến hành cập nhập chương trình cơ sở, thiết bị đang phát tín hiệu để ghép nối với một thiết bị khác và đã được nhà cung cấp phát hiện, bắt đầu quá trình ghép nối.

3- Đèn báo màu cam

Đèn báo cục phát WiFi màu cam có thể cho biết kết nối Internet ổn nhưng không quá tốt, chủ yếu nằm ở giai đoạn đầu ở của quá trình kết nối sau khi vừa bật cục phát, khi quá trình ghép nối đã bắt đầu hoặc khi điện thoại bị ngắt kết nối nhưng vẫn có thể thực hiện được các cuộc gọi khẩn cấp.

4- Đèn báo màu đỏ

Đèn Router WiFi màu đỏ là tín hiệu để chỉ báo đường truyền kết nối Internet yếu hoặc không thể kết nối, cục phát WiFi phát sinh lỗi, kết nối USB bị gián đoạn, WPS bị vô hiệu hóa/ không tìm được thiết bị ghép nối,...

Đèn báo tín hiệu màu đỏ thông báo kết nối Router WiFi gặp trục trặc

Đèn báo tín hiệu màu đỏ thông báo kết nối Router WiFi gặp trục trặc

5- Đèn báo màu trắng

Đèn báo cục phát WiFi màu trắng đôi khi được sử dụng để chỉ báo nguồn điện, Router WiFi đang cố gắng ghép nối với nhà cung cấp dịch vụ, kết nối với Internet, trong quá trình nâng cấp chương trình cơ sở hoặc báo hiệu quá trình ghép nối đã bắt đầu.

Trên đây là những cập nhập chi tiết nhất giúp bạn dễ dàng nhận định trạng thái và ý nghĩa của các đèn báo trên cục phát WiFi, từ đó giúp bạn dễ dàng theo dõi tình trạng hoạt động của Router. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ và nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp tại Tp-Link nhé.

Công ty TNHH TP-Link Technologies Việt Nam

  • Website: https://www.tp-link.com/vn/
  • Hỗ trợ trực tuyến: https://community.tp-link.com
  • Hotline:
    • Phòng Kinh Doanh: (028) 66894777
    • Hỗ Trợ Kỹ Thuật: (028) 62615079
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, và sáng Thứ 7 trong giờ hành chính.
  • Fax: +84 8 62615046

Từ khóa » Cục Phát Wifi Power Router