13 MẸO Chữa Chuột Rút ở Bắp Chân Ban đêm Khi Ngủ NHANH NHẤT
Có thể bạn quan tâm
Chuột rút bắp chân là hiện tượng mà nhiều người gặp phải ngay cả ban đêm khi ngủ cũng bị chuột rút, các bà bầu khi mang thai cũng rất hay bị chuột rút bắp chân vào ban đêm. Ngoài ra nó còn biểu hiện một số bệnh lý liên quan tới sức khỏe của chúng ta mà nhiều người thường không để ý. Tham khảo ngay những nguyên nhân bị chuột rút bắp chân cùng cách chữa khi bị chuột rút hiệu quả tốt nhất.
Menu xem nhanh:
- Chuột rút chân là gì?
- Triệu chứng chuột rút bắp chân
- Nguyên nhân chuột rút bắp chân
- 1. Cơ thể mất nước
- 2. Giữ nguyên một tư thế quá lâu
- 3. Dây thần kinh bị chèn ép
- 4. Thiếu máu/Rối loạn tuần hoàn máu
- 5. Thiếu canxi khi mang thai
- 6. Thiếu khoáng chất
- 7. Các bệnh lý khác
- Mẹo chữa chuột rút bắp chân hiệu quả nhất
- 1, Bổ sung khoáng chất
- 2, Xoa bóp cơ bắp
- 3, Uống đủ nước
- 4, Sử dụng giấm táo
- 5, Đi lại nhiều hơn
- 6, Căng cơ với khăn tắm
- 7, Chườm nóng hoặc chườm lạnh
- 8, Bài tập làm căng bắp chân
- 9, Di chuyển ngón chân
- 10, Bấm huyệt
- 11, Tắm nước nóng với muối biển
- 12, Giãn cơ sau khi tập
- 13, Thuốc trị chuột rút
- Cách phòng ngừa chuột rút
- Tránh mất nước:
- Căng cơ bắp
Chuột rút chân là gì?
Chuột rút bắp chân là sự co thắt đột ngột của một hay nhiều cơ gây đau đớn cho người bệnh và khiến cho vùng bị chuột rút không thể cử động được.
Việc sử dụng quá nhiều cơ, mất nước, căng cơ hoặc chỉ đơn giản là giữ một vị trí trong một thời gian dài có thể gây ra chuột rút cơ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không được biết.
Triệu chứng chuột rút bắp chân
Hầu hết chuột rút cơ bắp phát triển ở các cơ chân, đặc biệt là ở bắp chân. Bên cạnh cơn đau đột ngột, bạn cũng có thể cảm thấy hoặc thấy một khối cơ cứng dưới da.
Nguyên nhân chuột rút bắp chân
Mặc dù hầu hết chuột rút cơ là vô hại, một số có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý cơ bản, chẳng hạn như:
1. Cơ thể mất nước
Vận động viên trở nên mệt mỏi và mất nước khi tham gia vào các môn thể thao vào thời nóng ẩm thường xuyên sẽ dễ bị chuột rút cơ bắp. Bạn có thể phòng ngừa hiện tượng chuột rút ở bắp chân này bằng cách uống nhiều nước và bổ sung các chất điện giải cho cơ thể.
2. Giữ nguyên một tư thế quá lâu
Khi ngồi hoặc đứng nguyên một vị trí trong khoảng thời gian dài, các bó cơ trong thời gian này bị căng ra. Khi bạn đột ngồi di chúng bị co lại một cách bất ngờ, gây nên cơn chuột rút.
3. Dây thần kinh bị chèn ép
Các dây thần kinh ở cột sống của bạn (hẹp thắt lưng) bị chèn ép cũng có thể tạo ra cơn đau giống chuột rút ở chân. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi bạn đi bộ lâu hơn. Đi bộ ở một vị trí hơi cong người – chẳng hạn như bạn đẩy một giỏ hàng phía trước bạn có thể cải thiện hoặc ngăn ngừa tình trạng chuột rút.
4. Thiếu máu/Rối loạn tuần hoàn máu
Các động mạch cung cấp máu đến chân của bạn bị thu hẹp (xơ cứng động mạch của chi dưới) có thể gây ra đau giống như chuột rút ở chân và bàn chân của bạn trong khi bạn đang tập thể dục. Những cơn đau này thường biến mất ngay sau khi bạn ngưng tập thể dục.
5. Thiếu canxi khi mang thai
Chuột rút cơ bắp cũng rất phổ biến trong thai kỳ do thay đổi hormone trong cơ thể của bà bầu Chuột rút bắp chân khi mang thai thường xuất hiện nhiều vào ban đêm khi ngủ trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
6. Thiếu khoáng chất
Quá ít kali, canxi hoặc magie trong chế độ ăn uống của bạn cũng là nguyên nhân chuột rút ở bắp chân. Thuốc lợi tiểu – thuốc thường được kê đơn cho bệnh cao huyết áp – cũng có thể làm thiếu các khoáng chất này.
7. Các bệnh lý khác
Bạn có thể có nguy cơ cao bị chuột rút cơ bắp khi ngủ nếu bạn bị tiểu đường, hoặc rối loạn thần kinh, gan hoặc tuyến giáp.
Mẹo chữa chuột rút bắp chân hiệu quả nhất
1, Bổ sung khoáng chất
Các vận động viên khi tập lyện, chơi thể theo, những người lao động làm việc nặng, dẫn đến cơ thể bị mất đi một số khoáng chất như canxi, natri, magie, kali,… làm ảnh hưởng đến cơ bắp chân, bắp tay và sẽ gây nên hiện tượng chuột rút bắp chân.
Để ngăn ngừa chuột rút bắp chân, bạn nên bổ sung đầy đủ các chất ở trên trong bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt là rau xanh, hoa quả,…chúng có rất nhiều chất giúp bạn hạn chế được hiện tượng đang ngủ bị chuột rút bắp chân.
2, Xoa bóp cơ bắp
Khi bị chuột rút bắp chân, bạn hãy thực hiện ngay xoa bóp vùng cơ bắp chân, ngón chân, ngón tay bị chuột . Việc xoa bóp vùng bị chuột giúp sẽ giúp máu lưu thông tốt, chảy nhanh hơn để bổ sung các chất cần thiết cho vùng cơ và sẽ làm hết chuột rút.
3, Uống đủ nước
Nguyên chuột rút bắp chân khi ngủ đó là do cơ thể của bạn bị thiếu nước. Như các bạn đã biết nước rất cần thiết cho cơ thể, khi bị thiếu nước sẽ gây nên nhiều bệnh lý khác trong đó có hiện tượng chuột rút bắp chân ban đêm.
Vì vậy, cách chữa chuột rút bắp chân tốt nhất mang lại hiệu quả cao đó là cung cấp cho cơ thể đủ nước hằng ngày. Đặc biệt là các vận động viên, người lao động, bà bầu khi mang thai.
4, Sử dụng giấm táo
Chị em vẫn thường hay dùng giấm táo để giảm cân. Ngoài ra, giấm táo còn là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bổ sung các khoáng chất như: Natri, Magie, Kali…Đây cũng là một cách phòng chống chuột rút bắp chân khá hiệu quả
5, Đi lại nhiều hơn
Cách chữa bắp chân và ngón tay hiệu quả đó là bạn hãy đi lại, vận động, thả lỏng cơ thể nhiều hơn, không nên ngồi việc quá lâu cùng 1 lúc, bạn nên thường xuyên di chuyển để tránh bị chuột rút.
Đặc biệt, chuột rút khi mang thai là rất phổ biến, đi lại nhiều sẽ rút máu lưu thông xuống chân tốt hơn, hạn chế tối đa bị chuột rút bắp chân ban cho bà bầu.
6, Căng cơ với khăn tắm
Khi bị chuột rút bắp chân nhẹ, bạn hãy dùng chiếc khăn tắm, để chân vào giữa khăn, dùng tay giữ chắc hai đầu khắn kéo căng để kéo căng cơ ở bắp chân ra. Với cách làm này sẽ nhanh chóng xóa tan cơn đau khi bị chuột rút bắp chân gây ra.
7, Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Khi bị chuột rút ở bắp chân vào ban đêm, bạn hãy lấy miếng giữ nhiệt đặt nên vùng bị chuột rút, miếng giữ nhiệt sẽ làm máu lưu thông tốt hơn và sẽ làm hết chuột rút bắp chân một cách nhanh chóng.
Bị chuột rút khi chơi đá bóng, bạn nên dùng túi chườm lạnh, nó có tác dụng làm giảm đau và làm hết chuột chuột rút bắp chân trái và chân phải hiệu quả.
Lưu ý: Không áp dụng cách chữa chuột rút bắp chân này cho người bị bệnh tiểu đường, người bị bệnh đau nửa đầu hoặc bệnh lý tê chân tê tay.
8, Bài tập làm căng bắp chân
Với cách xử lí chuột rút bắp chân này, bạn hãy làm như sau:
- Đứng lên bậc thang với 1 nửa bàn chân của mình.
- Từ từ nâng gót chân của mình lên cao
- Giữ im trong 30 giây để giúp làm căng cơ phần bắp chân của mình.
- Áp dụng 8 – 10 lần
9, Di chuyển ngón chân
Đôi khi bạn tự hỏi làm sao để hết chuột rút bắp chân, ngón chân nhân. Hãy áp dụng ngay cách này nhé:
- Bạn hãy nhanh chóng nâng cao các ngón chân bằng cách nâng chân lên với chiều nghiêng khoảng 60 độ .
- Lặp lại nhiều lần, nó sẽ giúp giảm đau khi bị chuột rút hiệu quả.
10, Bấm huyệt
Bạn cũng có thể áp dụng cách bấm huyệt để trị chuột rút bắp chân hiệu quả. Trên cơ thể của chúng ta có 1 số huyệt giúp làm hết đau khi bị chuột rút đó là huyệt nằm ở vị trí giữ hai ngón chân cái và ngón chân kế bên. Và huyệt ở giữa môi và mũi.
11, Tắm nước nóng với muối biển
Muối biển sẽ cung cấp Magie cho cơ thể, khi bạn tắm nước nóng với muối sẽ giúp hấp thụ Magie tốt hơn so với việc ăn uống sẽ giúp hiện tượng chuột rút bắp chân giảm đi nhanh chóng.
12, Giãn cơ sau khi tập
Giãn cơ sau khi tập thể thao, thể hình, đạp xe, chạy bộ,..là giải pháp thường được các bác sĩ khuyên để ngăn ngừa hiện tượng bị chuột rút bắp chân sau khi tập luyện. Thực hiện các bài tập giãn cơ giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường hồi phục sau tập luyện nhanh hơn. Từ đó sẽ không bị chuột rút nữa.
13, Thuốc trị chuột rút
Khi bị chuột rút bạn có thể dùng một số loại thuốc để chữa chuột rút như: thuốc giãn cơ, vitamin E,…
Cách phòng ngừa chuột rút
Các bước này có thể giúp ngăn ngừa chuột rút hiệu quả:
Tránh mất nước:
Uống nhiều nước mỗi ngày. Số lượng nước phụ thuộc vào những gì bạn ăn, giới tính, mức độ hoạt động của bạn, thời tiết, sức khỏe, tuổi tác và thuốc bạn uống. Trong khi hoạt động, hãy bổ sung nước đều đặn cho cơ thể.
Căng cơ bắp
Hãy tập luyện nhẹ trước khi phải tập luyện sử dụng cơ bắp nào một thời gian dài. Nếu bạn có khuynh hướng bị chuột rút bắp chân vào ban đêm, hãy thư giãn cơ chân trước khi đi ngủ. Tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi xe đạp cố định trong vài phút trước khi đi ngủ, cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút bắp chân vào ban đêm khi bạn đang ngủ.
Với những cách trị chuột rút bắp chân hiệu quả trên đây, bạn sẽ không còn bị những cơn đau do chuột rút chân hành hạ nữa, hãy yên tâm để có một giấc ngủ ngon nhé.
Nếu bị chuột rút vào ban đêm thường xuyên và bị đau thì rất có thể bạn đã gặp phải những căn bệnh khác. Hãy đi gặp bác sĩ ngay nhé!
Từ khóa » Chuột Rút Chân Cần Làm Gì
-
Để Nhanh Chóng Thoát Khỏi Chứng Chuột Rút | Vinmec
-
Thường Xuyên Bị Chuột Rút Bắp Chân, Phải Làm Sao? | Vinmec
-
6 Cách để Thoát Khỏi Chuột Rút Nhanh Chóng
-
Cách Chữa Chuột Rút Tại Nhà đơn Giản Nhưng ít Người Biết
-
Bật Mí Mẹo Chữa Chuột Rút Hiệu Quả ít Người Biết
-
6 Cách để Thoát Khỏi Chuột Rút Nhanh Chóng - Báo Thanh Niên
-
6 Cách Xử Lý Chuột Rút Chân Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
12 Cách Trị Chuột Rút Mà Bạn Cần Phải Biết Ngay Hôm Nay
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Khi Bị Chuột Rút - YouMed
-
Xử Trí Khi Bị Chuột Rút | BvNTP
-
Bị Chuột Rút, Xử Trí Như Thế Nào?
-
Chuột Rút Tay Chân Có Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh đáng Lo Ngại?
-
Phương Pháp Chữa Chuột Rút Tay Tại Nhà - Columbia Asia
-
Chuột Rút - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia