14 Bước Kiểm Tra Khi Mua IPhone Cũ Không Nên Bỏ Qua - Vuivui

Hiện nay, không ít người chọn phương án mua iPhone cũ bởi giá hợp lý. Tuy nhiên, nếu không thực sự am hiểu về iPhone thì đây sẽ là con giao 2 lưỡi. Nội dung chia sẻ hôm nay, Vui vui công nghệ sẽ chia sẻ với mọi người 14 bước kiểm tra khi mua iPhone cũ, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Mục lục

Toggle
  • 14 bước kiểm tra khi mua iPhone cũ không nên bỏ qua
    • 1. Kiểm tra nguồn gốc sản phẩm
    • 2. Kiểm tra trước về ngoại hình
    • 3. Kiểm tra camera
    • 4. Kiểm tra sự liền mạch của iPhone
    • 5. Kiểm tra khay sim
    • 6. Kiểm tra màn hình
    • 7. Kiểm tra cảm ứng màn hình iPhone
    • 8. Test 3D Touch (Áp dụng với iPhone 6s – Xs Max)
    • 9. Kiểm tra chức năng màn hình (nếu có)
    • 10. Kiểm tra camera
    • 11. Kiểm tra cảm biến tiệm cận
    • 12. Kiểm tra pin iPhone
    • 13. Kiểm tra Face ID, Touch ID
    • 14. Kiểm tra iCloud, iPhone Lock

14 bước kiểm tra khi mua iPhone cũ không nên bỏ qua

Nếu bạn đang thắc mắc mua iPhone cũ cần kiểm tra những gì để tránh tình trạng mua phải những chiếc iPhone cũ kém chất lượng, iPhone bị lỗi tùm lum thì hãy tham khảo ngay hướng dẫn kiểm tra iPhone cũ mà ai cũng có thể thực hiện được.

1. Kiểm tra nguồn gốc sản phẩm

Nguồn gốc ở đây là địa chỉ bạn định mua iPhone cũ. Hãy chọn những địa chỉ bán iPhone cũ nổi tiếng, uy tín, có hóa đơn, chính sách bảo hành đầy đủ. Nếu được thì tốt nhất nên mua của người thân, người quen biết. Đừng mua iPhone cũ qua các trang giao vặt…

2. Kiểm tra trước về ngoại hình

Sau khi đã lựa chọn được địa chỉ mà iPhone cũ mà bạn cảm thấy yên tâm nhất thì giờ hãy lướt qua một chút về ngoại hình của máy. Với các dòng iPhone cũ thì có rất nhiều những loại ngoại hình khác nhau từ 95%, 97%, 99%…tùy vào chủ cũ. Nếu chủ cũ sử dụng giữ gìn một chút thì ngoại hình của nó vẫn còn rất đẹp.

Kiểm tra mặt trước màn hình, cạnh viền máy, mặt sau xem có bị xước xát gì nhiều không?. Với những chiếc iPhone Xs, Xs Max, iPhone 11 cũ thì việc cạnh bên bị xước một chút, xước lông mèo là điều mà bạn phải chấp nhận khi mua iPhone cũ.

Còn nếu chiếc iPhone cũ của bạn đã ra mắt được một khoảng thời gian rồi mà máy vẫn còn nguyên như mới, không xước xát gì thì hãy cẩn thận bởi đó có thể là hàng dựng vỏ.

Kết luận: Hãy tránh xa những chiếc iPhone cũ bị cấn móp nặng, bị nứt kính ở mặt lưng hay bị những tác động mạnh bởi những va chạm mạnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng màn hình OLED của iPhone.

3. Kiểm tra camera

Với những thiết bị iPhone từ iPhone 7 trở lên được trang bị khả năng chống nước. Bởi vậy với camera, hãy nhìn qua xem camera có bị hấp nước không? kiểm tra ống kính có sạch không? có bị dính bụi bẩn hay không bởi nếu iPhone bị hấp hơi nước hoặc bị dính bụi thì nguyên nhân có thể là do iPhone đã bị dính nước hoặt đã bị bung cần tránh xa.

Kiểm tra camera iPhone

4. Kiểm tra sự liền mạch của iPhone

Thứ 4, hãy kiểm tra điểm tiếp xúc màn hình, khung viền và mặt lưng iPhone. Với những chiếc iPhone đã được thay màn hình, thay lưng, thay khung viền thì độ liền lạc giống như những chiếc iPhone còn zin.

Nếu thấy có dấu hiệu bị hở, kênh hay bị cấn góc thì có thể là iPhone đã bị thay màn, thay lưng hoặc va chạm mạnh khiến màn hình bị biến dạng, bị bung.

iPhone bị kênh màn hình

5. Kiểm tra khay sim

Hầy hết các smartphone iPhone hiện nay thì trên khay sim đều được trang bị một roong cao su có tác dụng chống nước. Nếu vẫn còn thì iPhone vẫn đảm bảo khả năng chống nước tốt.

Một điểm nữa là trên khay sim iPhone sẽ được khắc số IMEI của máy. Hãy thử kiểm tra xem IMEI trên khay sim và IMEI của máy có trùng nhau không?.

6. Kiểm tra màn hình

Màn hình chắc chắn là việc bạn cần làm khi kiểm tra iPhone cũ. Hiện có khá nhiều mẹo nhỏ kiếm tra màn hình iPhone đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể nên Youtube tìm kiếm với từ khóa “Test LCD” hoặc tải một ứng dụng test màn hình điện thoại về máy. Bật video hoặc chay ứng dụng ở chế độ Full màn hình sẽ giúp kiểm tra điểm chết màn hình, màn hình có bị đốm sáng, có bị hở sáng không.

Nếu không có vấn đề gì thì hãy chuyển qua bước kiểm tra số 7 nhé.

Test điểm chết trên màn hình iPhone
Test điểm chết trên màn hình iPhone

7. Kiểm tra cảm ứng màn hình iPhone

Cách kiểm tra cảm ứng màn hình iPhone cũng rất đơn giản. Hãy di icon của một ứng dụng trên khắp màn hình để xem có khu vực nào mà màn hình bị chết, bị liệt cảm ứng không.

Dấu hiệu nhận biết: Nếu đang di icon ứng dụng mà bỗng nhiên icon bị dừng lại, bị rớt xuống thì tại vị trí màn hình đó có điểm chết cảm ứng.

8. Test 3D Touch (Áp dụng với iPhone 6s – Xs Max)

Với hệ điều hành iOS 13, iOS 14 thì Apple đã lược bỏ đi tính năng này xong bạn vẫn có thể kiểm tra được tuy nhiên thời gian phản hồi sẽ lâu hơn 1 chút (khoảng 3-5 giây).

Test 3D Touch trên iPhone

9. Kiểm tra chức năng màn hình (nếu có)

Cách thực hiện: Hãy kéo thanh trạng thái hoặc trong phần Control Center > chế độ màn hình. Khi đó sẽ xuất hiện 3 chế độ màn hình là: Chế độ tối, Night Shift và chế độ True Tone (hỗ trợ từ iPhone 8).

Hãy chú ý đến chế độ True Tone bởi nếu màn hình đã bị thay, camera trước đã bị thay thì chế độ True Tone iPhone sẽ bị tắt đi. Bởi vậy, hãy cân nhắc khi mua nhé.

Kiểm tra chức năng màn hình iPhone

10. Kiểm tra camera

Hãy test thử từng ống kính một nhé. Ví dụ trên iPhone Xs được trang bị 2 camera sau gồm camera chính 12MP và camera phụ 12MP.

Kiểm tra khả năng lấy nét của camera chính và kiểm tra camera tele có hoạt động ổn định không. Ngoài ra, một số dòng iPhone được trang bị camera góc rộng thì test luôn một thể nhé.

Kiểm tra khả năng lấy nét của camera
Kiểm tra khả năng lấy nét của camera

Kiểm tra camera trước: Kiểm tra khả năng lấy nét, độ cân sáng, khả năng quay video cũng như thử thu âm xem mic có vấn đề gì bất thường không.

11. Kiểm tra cảm biến tiệm cận

Cách kiểm tra: Hãy thử gọi điện cho bạn đi cùng và kiểm tra xem. Nếu cảm biến tiệm cận hoạt động thì khi dùng tay che đi thì màn hình sẽ tự động tắt.

Kiểm tra loa thoại, kiểm tra MIC xem có hoạt động tốt không?.

Kiểm tra cảm biến tiệm cận trên iPhone

12. Kiểm tra pin iPhone

Với những thiết bị iPhone cũ thì việc thay pin iPhone là không thể tránh khỏi và bạn phải chấp nhận. Với những thiết bị iPhone đã hết bảo hành, nếu kiểm tra phần dung lượng tối đa vẫn là 100% thì chắc chắn pin iPhone đã bị thay bởi dù là iPhone mới sử dụng 6 tháng thì dung lượng pin tối đa nhiều nhất có thể là 99%, chắc chắn không thể là 100% được. Và nếu người bán cam kết chưa thay pin, máy còn zin thì bạn nên xác minh lại điều này.

>> XEM THÊM: 4 cách kiểm tra độ chai pin iPhone an toàn và hiệu quả

Kiểm tra pin iPhone

13. Kiểm tra Face ID, Touch ID

Với iPhone có nút HOME vật lý thì ta kiểm tra Touch ID, còn iPhone tai thỏ là Face ID.

Cách kiểm tra: Vào Cài đặt > Face ID và Mật mã.

Nếu Face ID hay Touch ID bị lỗi thì chúng ta sẽ không thể thiết lập được.

Kiểm tra Face ID

14. Kiểm tra iCloud, iPhone Lock

Đây đây, việc kiểm tra iCloud ẩn là thao tác không thể bỏ qua khi mua iCloud khi kiểm tra iPhone mua cũ. Hãy kiểm tra xem iPhone của bạn có đang bị đăng nhập bằng một tài khoản iCloud không?. Nếu có thì yêu câu đăng xuất ngay để tránh rắc rối sử dụng sau này.

Cách kiểm tra iPhone Lock: Vào Cài đặt > Cài đặt chung > Đặt lại > Xóa tất cả nội dung và cài đặt. Nếu là iPhone Lock thì khi lắp sim vào sẽ yêu cầu kích hoạt sim, các sim nhà mạng của Việt Nam sẽ không sử dụng được mà người dùng phải nhập mã ICCID hoặc sử dụng sim ghép thì mới dùng được.

Vậy là chúng ta đã trải qua 14 bước kiểm tra khi mua iPhone cũ từ đầu tới chân. Từ ngoại hình, màn hình, camera đến Face ID, iCloud… Mong rằng nội dung chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mọi người khi mua iPhone cũ. Còn nếu bạn thấy cách kiểm tra phức tạp quá và chuyển hướng sang mua iPhone mới thì đừng quên ghé qua hệ thống siêu thị Viettel Store trên toàn quốc để mua iPhone chính hãng, cam đoan giá hấp dẫn nhất thị trường luôn.

Từ khóa » Cách Kiểm Tra điện Thoại Iphone Mới Hay Cũ