14 điều Nên Và Không Nên Làm Khi Giúp Người Bị Trầm Cảm
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn muốn giúp người bị trầm cảm, bạn cần có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này. Trên thực tế, không phải bệnh nhân trầm cảm nào cũng có biểu hiện giống nhau.
Theo ước tính của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, thế giới có hơn 300 triệu người lớn và trẻ em sống chung với bệnh trầm cảm.
Khi bạn hoặc người thân của bạn mắc chứng trầm cảm, họ có thể có những triệu chứng như:
- Thường xuyên buồn phiền, khóc một mình
- Tỏ ra bi quan hơn bình thường trước một rắc rối nào đó hoặc không có hy vọng về tương lai
- Dễ cáu kỉnh, không muốn giao tiếp với những người xung quanh
- Bơ phờ, thiếu năng lượng sống
- Ít quan tâm đến vẻ ngoài của bản thân hơn bình thường hoặc bỏ bê thói quen vệ sinh cá nhân
- Ít quan tâm đến các hoạt động xã hội và sở thích cá nhân của bản thân
- Khó tập trung
- Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
- Thường nói về cái chết hoặc tự tử
9 điều nên làm để giúp người bị trầm cảm
1. Lắng nghe họ
Hãy để bệnh nhân biết họ không cô đơn. Để giúp người bị trầm cảm, bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách chia sẻ mối quan tâm của bạn dành cho họ và đặt ra những câu hỏi cụ thể trong suốt buổi nói chuyện. Ví dụ, bạn có thể hỏi: “Hình như bạn đang gặp khó khăn. Bạn đang nghĩ gì vậy?”.
Hãy nhớ rằng bệnh nhân có thể muốn nói về những điều họ đang cảm thấy nhưng họ không muốn nhận được lời khuyên. Bạn hãy cố gắng sử dụng các kỹ thuật lắng nghe tích cực như:
- Đặt câu hỏi để có thêm thông tin thay vì cho rằng bạn đã hiểu hết những gì họ đã trải qua.
- Xác thực tình trạng của họ. Bạn có thể nói những điều đại loại như: “Chuyện đó nghe thật khó khăn. Mình rất tiếc khi nghe bạn kể như vậy!”…
- Thể hiện sự đồng cảm và quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện với bệnh nhân.
Có nhiều khả năng người mắc bệnh trầm cảm không thoải mái chia sẻ câu chuyện trong lần đầu tiên nhận được câu hỏi của bạn. Vì thế, bạn hãy kiên nhẫn, từ từ gợi mở vấn đề. Khi đó, hãy tiếp tục đưa ra những câu hỏi mở không mang lại cảm giác thúc đẩy. Bạn hãy cố gắng trò chuyện trực tiếp với bệnh nhân bất cứ khi nào có thể. Nếu hai người sống xa nhau, hãy thử trò chuyện bằng video.
2. Khuyến khích họ tìm kiếm sự trợ giúp
Có thể bạn của bạn không biết họ đang mắc phải chứng trầm cảm hoặc không biết làm thế nào để tìm kiếm sự trợ giúp. Ngay cả khi họ biết rằng các phương pháp trị liệu sẽ giúp cải thiện tình trạng của họ nhưng việc tìm kiếm một nhà trị liệu không dễ dàng với họ.
Khi đó, bạn hãy cùng với họ xem xét những nhà trị liệu tiềm năng. Bạn cũng có thể giúp người bị trầm cảm liệt kê những điều cần hỏi và những điều cần chia sẻ với bác sĩ trong lần trị liệu đầu tiên.
Nếu bệnh nhân đang lưỡng lự về cuộc hẹn với bác sĩ, bạn hãy khuyến khích họ hành động và chốt lịch hẹn để cải thiện tình hình.
3. Giúp người bị trầm cảm bằng cách khuyến khích bệnh nhân theo đuổi phác đồ điều trị
Vào một ngày tồi tệ, có thể người bệnh cảm thấy không muốn rời khỏi nhà. Bệnh trầm cảm có thể hạ gục năng lượng và làm tăng ham muốn tự cô lập của họ.
Nếu người bệnh muốn hủy bỏ cuộc hẹn trị liệu của mình, bạn hãy nhẹ nhàng khuyến khích họ bằng cách đưa ra nhận xét tích cực. Điều đó đại loại như: “Những lần trước đã giúp bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Chắc chắn rằng lần trị liệu này cũng mang đến hiệu quả tương tự”.
Khi người bệnh dùng thuốc chống trầm cảm nhưng muốn ngưng lại vì khó chịu với các tác dụng phụ, bạn hãy ủng hộ quyết định của họ. Đồng thời, bạn cũng cần khuyến khích họ nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc chuyển sang một loại thuốc khác hoặc thay thế cách chữa bệnh.
Hãy nhớ rằng việc ngừng dùng thuốc chống trầm cảm một cách đột ngột mà không có sự giám sát hoặc chỉ định của bác sĩ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
4. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm để giúp người bị trầm cảm
Hãy tưởng tượng về việc bạn phải liên tục chia sẻ với những người xung quanh bạn các thông tin về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần mà bạn đang gặp phải. Điều đó quả thật rất nhàm chán, thậm chí khiến bạn thấy mệt mỏi.
Khi muốn giúp người bị trầm cảm, bạn có thể đề nghị bệnh nhân chia sẻ về triệu chứng và cảm giác cụ thể của họ. Đồng thời, bạn hãy tránh yêu cầu họ nói về bệnh trầm cảm nói chung.
Mặc dù mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng trầm cảm khác nhau nhưng việc tìm hiểu về các thuật ngữ, biểu hiện và những điều liên quan đến căn bệnh này sẽ giúp bạn có những cuộc trò chuyện chất lượng, sâu sắc hơn với người bệnh.
5. Chủ động đề nghị giúp đỡ những công việc hằng ngày
Với những người mắc bệnh trầm cảm, các công việc thường ngày như giặt ủi, mua sắm, thanh toán hóa đơn, chăm sóc con nhỏ… có thể khiến họ bị quá tải. Họ không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Họ sẽ đánh giá rất cao lời đề nghị giúp đỡ của bạn nhưng không thể xác định rõ họ cần giúp đỡ điều gì.
Vì vậy, thay vì nói rằng bạn hãy cho tôi biết nếu có bất cứ điều gì tôi làm được, bạn hãy hỏi: “Bạn cần giúp đỡ điều gì nhất trong hôm nay?”.
Nếu thấy tủ lạnh trong nhà họ trống rỗng, hãy đề nghị đưa họ đi mua đồ ăn. Tuyệt vời hơn nữa là cùng nấu ăn với bệnh nhân.
6. Thoải mái với các cuộc hẹn
Những người mắc bệnh trầm cảm có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận bạn bè và giữ lời hứa cho một cuộc hẹn. Tuy nhiên, hủy hẹn sẽ khiến họ cảm thấy tội lỗi. Nếu họ phải hủy nhiều cuộc hẹn với bạn bè, cảm giác tự cô lập trong họ sẽ làm bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp này, bạn hãy trấn an bệnh nhân bằng cách tiếp tục đưa ra lời mời cho các hoạt động tiếp theo, ngay cả khi bạn biết họ không thể chấp nhận. Hãy để bệnh nhân biết rằng họ không nhất thiết phải tham gia nếu họ quá bận hoặc chưa sẵn sàng để tham gia. Đồng thời, bạn cũng đừng quên nhắc nhở họ rằng bạn sẽ rất vui khi nhìn thấy họ bất cứ khi nào họ cảm thấy thích.
7. Hãy kiên nhẫn để giúp người bị trầm cảm
Trầm cảm là bệnh có thể điều trị. Tuy nhiên, đó có thể là một chặng đường dài. Người bệnh phải thử nhiều loại thuốc hoặc nhiều cách chữa bệnh khác nhau trước khi tìm ra điều phù hợp cho bản thân mình.
Ngay cả khi quá trình điều trị được đánh giá là thành công, bệnh cũng không biến mất hoàn toàn. Triệu chứng bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Bệnh nhân có thể sẽ có một khoảng thời gian dài duy trì tâm trạng tốt nhưng cũng sẽ có những chuỗi ngày tồi tệ.
Khi đó, bạn hãy tránh để người bệnh nhận thức rằng những ngày tốt lành là những ngày họ hoàn toàn khỏi bệnh. Đồng thời, bạn cũng đừng tỏ ra nản chí và làm ra vẻ như bệnh nhân không bao giờ khỏi bệnh trong những ngày họ cảm thấy tồi tệ.
8. Giữ liên lạc
Hãy để bệnh nhân biết bạn vẫn đang quan tâm đến họ, kể cả khi họ gặp vấn đề gì trong cuộc sống.
Khi muốn giúp người bị trầm cảm, ngay cả khi bạn đã dành nhiều thời gian cho họ, hãy thường xuyên liên lạc bằng tin nhắn, cuộc gọi hoặc những lần thăm hỏi nhanh chóng. Hãy làm những việc tích cực để họ biết rằng họ không hề cô đơn với bệnh trầm cảm.
Bệnh nhân có thể thu mình và tránh tiếp cận. Vì thế, bạn hãy kiên nhẫn và làm nhiều việc hơn để giữ tình bạn.
9. Hiểu rõ các dạng bệnh trầm cảm khác nhau
Bệnh trầm cảm thường liên quan đến nỗi buồn hoặc thường xuyên có tâm trạng chán chường. Song trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra những triệu chứng khác ít được biết đến hơn. Những biểu hiện ấy có thể là:
- Tức giận, cáu kỉnh
- Hay nhầm lẫn, trí nhớ kém và khả năng tập trung thấp
- Mệt mỏi quá mức hoặc gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ
- Những triệu chứng thực thể như đau dạ dày, đau đầu, đau lưng hoặc đau cơ không rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy kiệt sức hoặc chán nản trong một khoảng thời gian dài. Những gì họ cảm thấy chỉ là một phần của trầm cảm. Chúng có thể không giống với những điều bạn đã tìm hiểu về căn bệnh này.
Ngay cả khi bạn không biết cách giúp người bị trầm cảm để họ cảm thấy tốt hơn, chỉ cần nói rằng rằng tôi rất tiếc vì bạn cảm thấy như vậy. Điều đó sẽ xoa dịu tâm trạng của họ rất hiệu quả.
5 điều không nên làm khi muốn giúp người bị trầm cảm
1. Đừng để bản thân bị cuốn vào tiêu cực
Khi trò chuyện với người bạn bị trầm cảm, có thể bạn sẽ hứng chịu những lời đả kích vô cớ trong cơn tức giận của bệnh nhân. Lúc này, bạn hãy giữ vững tinh thần, đừng để bản thân bị cuốn vào những điều tiêu cực đó.
Khi ở bên một bệnh nhân trầm cảm, có nhiều khi bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy dành thời gian cho bản thân nếu bạn cảm thấy kiệt sức. Nếu cần thêm sự trợ giúp, hãy mạnh dạn lên tiếng.
2. Đừng cố gắng điều chỉnh bệnh nhân
Trầm cảm là vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần. Nó đòi hỏi phải được điều trị chuyên nghiệp.
Có thể sẽ khó hiểu được chính xác cảm giác trầm cảm như thế nào nếu bạn chưa bao giờ trải nghiệm nó. Tuy nhiên, bệnh có thể cải thiện được theo thời gian nếu được áp dụng đúng phương pháp. Điều tốt nhất bạn cần làm là chấp nhận tình trạng của bệnh nhân, để họ sống với cảm xúc của mình và nhẹ nhàng hóa giải mọi thứ bằng cách trị liệu phù hợp.
3. Đừng đưa ra lời khuyên
Mặc dù một số cách thay đổi lối sống sẽ cải thiện dấu hiệu bệnh trầm cảm. Song, thật khó để áp dụng những thay đổi ấy khi bạn đang ở giữa các giai đoạn trầm cảm.
Khi giúp người bị trầm cảm, bạn có thể muốn đưa ra những lời khuyên tốt cho người bệnh nhưng có nhiều khả năng, người bệnh không muốn nhận những lời khuyên ấy trong lúc này.
Thay vào đó, bạn hãy rủ họ đi dạo hoặc cùng nấu một bữa ăn với những thực phẩm tốt cho sức khỏe tinh thần của họ.
4. Đừng so sánh bệnh nhân với bất kỳ ai
Nếu bạn của bạn đang tâm sự về bệnh trầm cảm của họ, có thể bạn sẽ muốn nói những điều thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm. Song, những điều ấy có nhiều khả năng làm người bệnh hụt hẫng.
Trên thực tế, dù biểu hiện thường thấy nhất của người mắc bệnh trầm cảm là thường xuyên buồn bã, song nỗi buồn đơn thuần sẽ qua đi rất nhanh. Trong khi đó, nỗi buồn do bệnh trầm cảm sẽ kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến tâm trạng, các mối quan hệ, công việc, học tập và các khía cạnh khác của cuộc sống trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.
So sánh những cảm giác mà bệnh nhân đang trải qua với nỗi buồn của người khác không thể giúp người bệnh thoải mái hơn. Ngược lại, điều này có thể mang đến “tác dụng phụ”, làm cho cảm giác của họ chán chường hơn. Thay vào đó, bạn hãy xác nhận nỗi đau, sự buồn bã họ đang phải một mình gánh chịu.
5. Đừng quá khắt khe về việc sử dụng thuốc chữa bệnh trầm cảm cho bệnh nhân
Thuốc có thể hữu ích trong việc cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân trầm cảm. Song, điều đó không có nghĩa là nó là phương thức điều trị phù hợp cho tất cả bệnh nhân.
Có những người không thể chịu được tác dụng phụ của thuốc và thích điều trị bệnh trầm cảm bằng các liệu pháp thay thế khác. Nếu bạn đã biết người bệnh không thích dùng thuốc, hãy tránh đề cập đến chủ đề này khi nói chuyện với họ.
Bạn hãy luôn nhớ rằng, việc người bị trầm cảm có nên dùng thuốc hay không là quyết định thuộc về cá nhân của người bệnh và tư vấn của bác sĩ điều trị. Mọi sự thúc ép, hướng dẫn bên ngoài không làm tình trạng bệnh tốt hơn mà ngược lại, nó có thể khiến người bệnh hình thành khoảng cách và không muốn chia sẻ tình trạng của bản thân với bạn nữa.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » đi Ra Ngoài Nói Chuyện
-
Nói Chuyện Một Mình Có Bình Thường Hay Không? - Hello Doctor
-
Triệu Chứng Ngại Giao Tiếp Xã Hội - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
ĐI RA NGOÀI VÀ NÓI CHUYỆN Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Sợ (Ngại) Giao Tiếp Xã Hội: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Khắc Phục
-
Cách Nói Chuyện Với Con Bạn Về Nạn Bắt Nạt | UNICEF Việt Nam
-
Vì Sao Nhiều Người "ngại đi Ra Ngoài"?
-
Bật Mí 16 Mẹo Giúp Bạn Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Lưu Loát (phần 1)
-
50 Câu Giao Tiếp Hàng Ngày Qua điện Thoại - Langmaster
-
Các Dấu Hiệu Bệnh Tự Kỷ ở Người Lớn - Vinmec
-
[Học Tiếng Anh Giao Tiếp] 7 điều Không Nên Làm Trong Lần đầu Nói ...
-
Những Cách Nói Vô Tình Làm Tổn Thương Người Khác - BBC
-
20 CÂU TIẾNG ANH GIAO TIẾP Cơ Bản Và Phổ Biến để Nói Chuyện ...
-
Những Câu Giao Tiếp Cơ Bản - Tiếng Nhật Nam Triều
-
Những Câu Lịch Sự Trong Giao Tiếp Tiếng Anh Cho Người đi Làm