14 Hợp âm Cơ Bản Và đủ Dùng Trên Piano - Boi Ngoc Piano Official

Với người mới bắt đầu học piano đệm hát, chỉ cần nhớ 14 hợp âm cơ bản là có thể dùng được để tự đệm hát. Khi bắt đầu chơi piano đệm hát, cũng như chơi piano cover, điều đầu tiên là thuần thục về các hợp âm piano cơ bản, thế bấm các hợp âm và nhanh nhạy trong việc chuyển hợp âm.

Đối với các bạn mới tập chơi piano bằng hình thức tự học piano online hay học piano qua video theo hướng hiện đại không chuyên, bạn buộc phải trang bị 14 hợp âm cơ bản sẽ được Ngọc hướng dẫn chi tiết trong bài này và nên học theo khoá học  Bí Quyết Tự Học Piano Đệm Hát Cơ Bản cực nhanh. Như vậy, bằng cách vận dụng các hợp âm căn bản, bạn sẽ chắc chắn chơi được những bản nhạc piano đệm hát, piano solo mà bạn yêu thích rồi đấy.

Quy tắc cấu tạo nên một hợp âm cơ bản:

  • Cấu tạo hợp âm piano cơ bản: gồm 3 nốt bắt đầu từ nốt gốc.
  • Mỗi nốt trong hợp âm cách nhau 1 phím đàn trắng.

Từ 14 hợp âm căn bản này các bạn cũng có thể suy ra được các hợp âm # (thăng)/ b (giáng)

Ví dụ: hợp âm C (đô trưởng) gồm 3 nốt:

  • Bắt đầu từ nốt gốc Đô, nốt tiếp theo là Mi (cách Đô 1 phím trắng), nốt tiếp theo là Sol (cách Mi 1 phím trắng) => hợp âm C gồm Đô – Mi – Sol.

Tương tự  quy luật trên cho các hợp âm khác, tuy nhiên mỗi hợp âm sẽ có những nốt thăng giáng khác nhau, cần nhớ rõ 14 hợp âm như bên dưới (đặc biệt nhớ những hợp âm nào có nốt nào thăng hay giáng) sẽ giúp bạn chuyển hợp âm nhanh hơn trong khi chơi học đàn piano.

Xem thêm: Thế bấm đảo piano trên 14 hợp âm cơ bản 

1. Hợp âm trưởng (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa)

Hợp âm trưởng có cấu trúc bao gồm 3 nốt. Nốt thứ nhất là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ hai được đếm từ nốt gốc lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp, và nốt thứ ba được đếm từ nốt thứ hai lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp.

Ví dụ, để xác định hợp âm Si trưởng (B):

  1. Nốt đầu tiên là Si.
  2. Nốt thứ hai, đếm từ Si lên 5 phím đàn đen trắng là Rê#.
  3. Nốt thứ ba, đếm từ Rê# lên 4 phím đàn đen trắng là Fa#.

Với cách tính này, bạn có thể nhanh chóng xây dựng hợp âm trưởng cho bất kỳ nốt gốc nào trên bàn phím đàn piano, tạo ra những giai điệu và giai điệu phong phú.

C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol

D (rê trưởng): Rê – Fa# – La

E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si

F (fa trưởng): Fa – La – Đô

G (sol trưởng): Sol – Si – Rê

A (la trưởng): La – Đô# – Mi

B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#

2. Hợp âm thứ (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” phía sau)

Hợp âm piano thứ là một loại hợp âm cơ bản trong âm nhạc, mang đến âm hưởng da diết và u buồn, thường được sử dụng để thể hiện những cảm xúc sâu lắng, nội tâm. Hợp âm piano thứ được ký hiệu bằng cách thêm chữ cái “m” vào sau tên hợp âm trưởng tương ứng. Ví dụ: Hợp âm Sol trưởng (G) – Hợp âm Sol thứ (Gm)

Hợp âm piano thứ được cấu tạo bởi 3 nốt, dựa trên quy tắc sau:

  • Nốt gốc là nốt đầu tiên của hợp âm, cũng là tên của hợp âm đó.

Ví dụ: Hợp âm Do thứ (Dm) có nốt gốc là D.

  • Nốt thứ hai được tính từ nốt gốc lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau.

Ví dụ: Nốt thứ hai của hợp âm Dm là nốt F.

  • Nốt thứ ba được tính từ nốt thứ hai lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau.

Ví dụ: Nốt thứ ba của hợp âm Dm là nốt A.

Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol

Dm (rê thứ): Rê – Fa – La

Em (mi thứ): Mi – Sol – Si

Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô

Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê

Am (la thứ): La – Đô – Mi

Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#

Cách tính hợp âm piano thứ bằng vòng tròn 5:

Vòng tròn 5 là một công cụ hữu ích giúp bạn tính hợp âm piano thứ một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Bắt đầu từ nốt gốc của hợp âm, di chuyển theo chiều kim đồng hồ 1 bước để tìm nốt thứ hai.

Tiếp tục di chuyển theo chiều kim đồng hồ 3 bước để tìm nốt thứ ba.

Ví dụ:

Hợp âm Dm: D (nốt gốc) – F (nốt thứ hai) – A (nốt thứ ba)

Hợp âm piano thứ được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại âm nhạc như Pop, Ballad, R&B, Jazz,… để thể hiện những cảm xúc buồn bã, u sầu, hoặc tạo nên sự tương phản với những hợp âm trưởng vui tươi, rộn ràng.

Hãy dành thời gian luyện tập và khám phá các hợp âm piano thứ để tạo nên những bản nhạc đầy cảm xúc và ấn tượng!

Cùng khám phá  Cách ghi nhớ tất cả các hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao

HỢP ÂM THĂNG/GIÁNG ĐƯỢC SUY RA TỪ 14 HỢP ÂM PIANO CƠ BẢN TRÊN

Sau khi đã nắm rõ 14 thế bấm của 7 hợp âm trưởng, 7 hợp âm thứ. Ta có thể dễ dàng suy ra các hợp âm có dấu thăng (#) hoặc giáng (b)

Ví dụ: C#, Cb sẽ bấm như thế nào hoàn  toàn suy ra từ hợp âm C.

Hay C#m, Cbm bấm như thế nào hoàn toàn suy ra từ hợp âm Cm.

Quy tắc suy ra: Bắt đầu từ hợp âm trưởng/thứ thăng tất cả các nốt lên 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm thăng. Giáng tất cả các nốt xuống 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm giáng.

>>  Nếu bạn đam mê đệm hát piano, hãy tham khảo Khoá Học Đệm Hát Piano do Bội Ngọc thiết kế dành cho người mới bắt đầu 

Sau khi nắm rõ quy tắc cấu tạo các hợp âm, bước tiếp theo là bạn nên thực hành nhiều lần cách chơi đi chơi lại các hợp âm trong khi học đàn piano. Đây cũng là phương pháp tự học piano cho người bận rộn hoặc những người trưởng thành không có thời gian học piano theo cách truyền thống. Bằng cách sử dụng hợp âm piano cơ bản như trên, bạn có thể vận dụng để đánh tay trái cho các bản nhạc mình yêu thích.

Sau khi sử dụng thuần thục các hợp âm cơ bản, bạn có thể xem những bài hướng dẫn nâng cao hơn dưới đây để nâng cao kỹ thuật chơi piano nhé.

Bạn có thể tham khảo: Hợp âm màu thường dùng (hợp âm 7, sus2, sus4, major/manor7)

Khám phá bí kíp rải hợp âm Piano từ cơ bản đến nâng cao

Rải hợp âm là kỹ thuật quan trọng trong việc chơi đàn piano, giúp bạn làm quen với các hợp âm và cải thiện kỹ năng di chuyển ngón tay trên bàn phím. tạo cho bài hát một cảm giác tươi mới giúp tôn lên vẻ đẹp âm thanh hơn chơi từng nốt riêng. Kỹ thuật này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng chơi đàn và khả năng sáng tạo âm nhạc.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách rải hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn chinh phục mọi giai điệu.

1. Rải hợp âm theo nhịp:

Bước 1: Xác định cấu tạo hợp âm

Hãy bắt đầu bằng việc xác định các nốt nhạc tạo nên hợp âm bạn muốn chơi. Ví dụ, hợp âm C trưởng bao gồm các nốt C, E và G.

Bước 2: Rải hợp âm theo nhịp 2/4 hoặc 4/4

Với nhịp 2/4, bạn có thể rải 4 nốt đơn (2 phách) cho mỗi hợp âm. Ví dụ:

  • Nốt 1: C (Đô)
  • Nốt 2: E (Mi)
  • Nốt 3: G (Sol)
  • Nốt 4: C (Đô)

Với nhịp 4/4, bạn có thể rải 8 nốt đơn (4 phách) cho mỗi hợp âm. Tương tự, bạn có thể áp dụng cách rải 4 nốt đơn như trên và lặp lại 2 lần.

Bước 3: Luyện tập các thế bấm và kiểu rải

Có 2 thế bấm 4 nốt đơn phổ biến cho kỹ thuật rải hợp âm. Bằng cách thay đổi thứ tự các nốt trong mỗi thế bấm, bạn sẽ có 3 kiểu rải khác nhau.

Các biến tấu rải nốt dựa vào bốn nốt trên bằng cách đổi thứ tự bấm của chúng:

Do (ngón 5) – Mi (ngón 3) – Sol (ngón 2) – Do (ngón 1)

Do (ngón 5) – Sol (ngón 2) – Mi (ngón 3) – Do (ngón 1)

Do (ngón 5) – Do (ngón 1) – Sol (ngón 2) – Mi (ngón 3)

Tương tự:

Do (ngón 5) – Sol (ngón 2) – Do (ngón 1) – Mi (ngón 2)

Do (ngón 5) – Do (ngón 1) – Sol (ngón 2) – Mi (ngón 2)

Do (ngón 5) – Mi (ngón 2) – Do (ngón 1) – Sol (ngón 2)

Hãy dành thời gian luyện tập các thế bấm và kiểu rải này để rèn luyện sự linh hoạt và chính xác của ngón tay.

  1. Rải hợp âm bằng kỹ thuật “liền tay”

Bước 1: Đặt ngón tay lên nốt C (Đô) trầm và C (Đô) trung

Bước 2: Chơi các nốt C (Đô), E (Mi), G (Sol) bằng các ngón tay phải như một hợp âm khối.

Bước 3: Luyện tập rải các nốt nhanh và liên tục

Tập trung vào việc tạo ra âm thanh liền mạch, không ngắt quãng.

Bước 4: Luyện tập với các nốt khác

Bạn có thể thay đổi nốt C (Đô) sang các nốt khác như E (Mi), G (Sol), B (Si), A (La), D (Rê) để luyện tập kỹ thuật này.

  1. Rải hợp âm bằng hai tay

Kỹ thuật rải hợp âm bằng hai tay giúp bạn tạo nên những bản nhạc đầy đặn và ấn tượng hơn.

Bước 1: Rải hợp âm bằng tay phải

Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật rải hợp âm theo nhịp hoặc kỹ thuật “liền tay” bằng tay phải.

Bước 2: Bổ sung hợp âm bằng tay trái

Chơi thêm các nốt bass bằng tay trái để tạo nên âm thanh đầy đủ và hài hòa.

Bước 3: Luyện tập phối hợp hai tay

Luyện tập phối hợp nhịp nhàng giữa hai tay để tạo ra âm thanh mượt mà và thống nhất.

  1. Mẹo nâng cao kỹ thuật rải hợp âm:
  • Luyện tập thường xuyên: Chìa khóa để thành thạo kỹ thuật rải hợp âm là luyện tập thường xuyên. Hãy dành thời gian luyện tập mỗi ngày để cải thiện độ chính xác, tốc độ và sự mượt mà của ngón tay.
  • Sử dụng máy đếm nhịp: Máy đếm nhịp giúp bạn giữ nhịp điệu chính xác khi luyện tập.
  • Lắng nghe và sửa lỗi: Hãy chú ý lắng nghe âm thanh khi bạn chơi và sửa lỗi sai để ngày càng hoàn thiện kỹ thuật của mình.
  • Tham khảo tài liệu và video hướng dẫn: Có rất nhiều tài liệu và video hướng dẫn online giúp bạn học hỏi thêm về kỹ thuật rải hợp âm.

Hãy kiên trì luyện tập và áp dụng các mẹo trên, bạn sẽ dần dần chinh phục được kỹ thuật rải hợp âm piano và tạo nên những bản nhạc tuyệt vời bằng chính đôi tay của mình!

Chúc bạn thành công!

Bội Ngọc Piano

“Chia sẻ động lực, lan toả đam mê”

  • Theo dõi Bội Ngọc Piano tại: Facebook Page |  Youtube
  • Xem thêm các khóa học piano online của Bội Ngọc Piano
  • Khóa học Piano Solo Method
  • Khóa học Đệm hát Piano
  • Làm trắc nghiệm chọn khoá học piano phù hợp 
  Content Protection by DMCA.com

Từ khóa » Cách đánh Hợp âm Piano Tay Trái