14 Kỹ Năng Sinh Tồn Cứu Sống Bạn Trong Lúc Nguy Hiểm - Hello Bacsi

backup og metahellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmCắt cơn chóng mặt

Cắt cơn chóng mặt

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminMang thai•2 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminMang thai•19 daysMinigame: Bé Vui Hè - Tặng Phao Bơi siêu dễ thương cho bé! avatarBác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng PhúcNuôi dạy con•14 daysHỏi - Đáp cùng Bác sĩ: Mẹ có đang bỏ qua cơ hội giúp con thông minh hơn khi nghĩ: Trẻ con không biết gì?avatarCommunity AdminNuôi dạy con•2 daysMinigame: Mẹ trao dưỡng chất - Bé nghĩ nhanh 2,5 lầnCửa hàngĐặt lịch với bác sĩThói quen lành mạnhSơ cứu & Phòng ngừaChuyên mụcCông cụHỏi bác sĩLưu

Hướng dẫn

14 kỹ năng sinh tồn cứu sống bạn trong lúc nguy hiểm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Phương Hồ · Ngày cập nhật: 08/09/2020

14 kỹ năng sinh tồn cứu sống bạn trong lúc nguy hiểm

Để cho bạn có sự phòng bị tốt nhất, Hello Bacsi sẽ chỉ bạn 14 kỹ năng sinh tồn có thể giúp bạn sống sót qua khỏi những tình huống cực kỳ khó khăn, nguy hiểm.

Chúng tôi không bao giờ muốn bạn gặp phải chó dại hay rắn độc, bị kẹt giữa biển hay phải vượt qua một sa mạc nóng bức. Nhưng nếu những tình huống này xảy ra với bạn, thì điều quan trọng nhất là bạn phải biết mình cần làm gì để xử lý chúng. Vì thực tế, khi lâm vào các trường hợp này, khả năng sống sót của bạn sẽ chưa đến 10%. Bãy hãy xem qua bài viết và trang bị ngay cho mình 14 kỹ năng sinh tồn này.

1. Kỹ năng sinh tồn khi bạn bị kẹt giữa biển khơi

Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chiếc thuyền giữa biển, làm thế nào để bạn sống sót? 3 thứ quan trọng sau đây có thẻ giúp bạn: thức ăn, nước uống và nhiệt độ.

Ở biển có rất nhiều thứ ăn được và bạn chỉ cần lấy chúng

Vào năm 1942, một thủy thủ người Anh đã sống sót qua 133 ngày trên biển nhờ vào chiếc cần câu cá mà ông làm từ dây đèn pin. Nếu bạn có những vật dụng tương tự, hãy thử làm một chiếc cần câu. Nhưng nếu hoàn toàn không có dụng cụ nào dùng được, bạn có thể làm một chiếc lưới từ quần áo được xé sợi. Sau đó đặt chiếc lưới xuống biển để có thể vợt được rong biển hoặc các sinh vật phù du.

Muốn có nước sạch, hãy chế tạo một thiết bị chưng cất để lọc nước

Thiết bị chưng cất để lọc nước
Ảnh: Brightside.me

Vật liệu cần có là 2 chiếc xô kích thước khác nhau (có thể thay bằng thau, tô, hoặc bất cứ vật dụng khác có hình dạng thích hợp) và một bịch nylon. Chiếc xô lớn sẽ chứa nước biển. Bạn đặt một vật nặng lên giữa bao nylon. Sau khi nước biển bay hơi, chúng sẽ đọng lại trên túi nylon và chảy vào chiếc xô nhỏ. Vậy là bạn đã có một lượng nước sạch cần thiết rồi.

Sốc nhiệt sẽ còn nguy hiểm đến tính mạng hơn cả bị đói

Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời phản chiếu trên biển cũng gây ảnh hưởng đến võng mạc của bạn. Hãy cởi bớt một ít quần áo để che đầu và mắt khỏi nắng.

2. Làm sao để sống sót khi bạn bị lạc giữa sa mạc?

Di chuyển ở sa mạc vào ban đêm
Ảnh: Brightside.me

Di chuyển vào ban đêm

Khi đêm xuống, nhiệt độ ở sa mạc có thể giảm đi 35 độ so với ban ngày. Vì vậy, di chuyển vào thời điểm này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị sốc nhiệt và mất nước. Kỹ năng sinh tồn này có thể giúp bạn tiết kiệm được đến 3,8l nước.

Nhiều người nghĩ rằng trong xương rồng sẽ có nước

Thực tế, chúng lại chứa nhiều chất dịch độc hại. Nếu bạn uống vào nhiều khả năng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, khi bị kẹt giữa sa mạc, bạn có thể tìm nguồn nước ngầm dưới mặt đất và chúng không ở sâu lắm đâu.

3. Bị kẹt trong một tòa nhà hay hang động: Kỹ năng sinh tồn nào sẽ giúp bạn sống sót?

Kỹ năng sinh tồn khi bị kẹt trong hang động
Ảnh: Brightside.me

Nếu bạn bị kẹt trong một đống đổ nát, tài nguyên quý giá nhất lúc này chính là không khí. Để tránh lãng phí không khí vô ích, bạn cần biết kỹ năng sinh tồn này.

  • Hít thật sâu, thở thậm chậm. Đừng sử dụng diêm hay bật lửa vì lửa sẽ hút mất oxy để duy trì sự cháy.
  • Không la hét. Thực chất, la hét sẽ làm bạn bạn thêm hoảng sợ, khiến nhịp tim tăng lên và bạn sẽ phải thở gấp hơn.
  • Cởi áo ra và trùm lên đầu. Làm như vậy sẽ giúp bạn không bị ngộp thở vì bụi bẩn rơi xuống mặt.

4. Bạn phải làm gì khi gặp chó hoang hoặc sói?

Đi giật lùi khi gặp phải chó sói trong rừng
Ảnh: Brightside.me

Bầy sói thường tấn công khi bạn bước vào khu vực của chúng. Nếu một con sói đã thấy bạn, hãy bước lùi về thật chậm và mắt vẫn nhìn trực tiếp vào con sói.

  • Đừng quay người lại và bỏ chạy. Một con sói đơn độc sẽ không tấn công bạn trừ khi bạn chạy trốn và kích động nó.
  • Để dọa thú rừng, bạn hãy hét thật to. Hét to hết mức có thể và tỏ ra thật cứng rắn, mạnh mẽ. Bạn cứ tiếp tục la, hét, nói to và bước lùi lại chậm rãi.
  • Nếu bạn không may mắn khi gặp phải một bầy sói hay chó hoang, đừng để chúng bao vây bạn. Hãy kiếm ngay một cái cây và cố gắng leo lên.

5. Làm que diêm chống thấm nước – kỹ năng sinh tồn bạn nên biết

Làm que diêm chống thấm nước - kỹ năng sinh tồn bạn nên biết
Ảnh: Brightside.me

Để sống sót trong bất cứ thời tiết, khí hậu nào, lửa đều rất quan trọng. Tuy nhiên, vật dụng tạo lửa như diêm hay bật lửa đều rất dễ bị ướt nên trước tiên bạn cần tạo cho chúng một vỏ bọc chống thấm nước. Để làm điều này, bạn chỉ cần quét một lớp mỏng sơn móng tay loại trong suốt lên que diêm và để chúng tự khô. Như vậy sẽ không còn lo diêm hỏng vì ướt nữa.

6. Kỹ năng sinh tồn: Sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Kỹ năng sinh tồn: Sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Ảnh: Brightside.me

Trước tiên, bạn có thể phân biệt xem vết cắn đó của rắn độc hay rắn lành. Vết cắn của rắn độc sẽ trông như thế này: ngay sau khi bạn bị cắn, vết thương sẽ rất đau. Máu có thể bị đổi sang đỏ sẫm hoặc thậm chí là chuyển màu xanh biển. Sau đó, vết cắn sẽ sưng tấy lên và xuất hiện một số triệu chứng khác như đau đầu, mờ mắt, nói lắp bắp và lên cơn sốt, buồn nôn.

Sơ cứu: Các bác sĩ không khuyến khích việc hút máu độc ra vì trong miệng bạn có thể có những vết thương nhỏ khác và độc rắn sẽ thông qua đó để xâm nhập vào máu của bạn. Nhưng nếu bạn đang ở quá xa các cơ sở y tế, thì hút máu độc ra có lẽ là biện pháp duy nhất có thể áp dụng vào thời điểm đó. Bạn nên hút độc ra 1-2 giây sau khi bị cắn, luôn nhổ hết độc ra và rửa miệng thật sạch.

Không nhấn vào vết thương hay băng bó chúng. Nếu độc rắn chỉ tập trung vào một chỗ sẽ có thể gây hoại tử. Hãy cứ để máu chảy và chúng sẽ mang theo các chất độc ra ngoài.

7. Xử lý thế nào khi bị thú dại cắn?

Xử lý khi bị thú dại cắn
Ảnh: Brightside.me

Khi bạn vừa bị cắn, hãy rửa vết thương ngay với nước ấm và xà phòng. Dù cho con vật đó có khả năng bị dại hay không thì bạn vẫn nên đi tiêm phòng cẩn thận.

Nếu là động vật bị dại cắn bạn, vết thương sẽ chảy máu rất lâu rồi chuyển sang sưng và tấy đỏ. Sau đó, bạn sẽ thấy cực kỳ ngứa, phát sốt và trở nên cáu kỉnh.

Bệnh dại sẽ dẫn đến tử vong trong vòng 4–7 ngày. Đó là lý do tại sao việc đến bệnh việc và tiêm vắc xin phòng ngừa là rất quan trọng, nên đi tiêm trong vòng 1–3 ngày sau khi bị cắn.

8. Kỹ năng sinh tồn: Phát tín hiệu SOS đúng cách

Kỹ năng sinh tồn: Phát tín hiệu SOS đúng cách
Ảnh: Brightside.me

Bạn đang trong tình trạng nguy hiểm, khẩn cấp và không có bất cứ phương tiện nào để liên lạc, bạn cần biết cách ra tín hiệu kêu cứu SOS.

  • Tín hiệu SOS sẽ có âm thanh và hình dạng như sau: cho đèn flash chớp 3 lần => phát 3 lần flash dài hơn => thêm 3 lần chớp. Tương tự với âm thanh, 3 âm ngắn (tích) => 3 âm dài (teee) => 3 âm ngắn. Hình dạng tương ứng là (. . . _ _ _ . . .)
  • Sau khi phát tín hiệu kêu cứu, bạn hãy chờ khoảng 3 giây và lặp lại tín hiệu. Nếu bạn nhận được hồi đáp bằng 3 tia đèn hoặc 3 tiếng còi, nghĩa là đội cứu hộ đang tiến về phía bạn.

9. Khâu tất cả các loại vết thương: kỹ năng sinh tồn cực kỳ quan trọng

Khâu tất cả các loại vết thương: kỹ năng sinh tồn cực kỳ quan trọng
Ảnh: Brightside.me

May vết thương đúng sẽ giúp máu ngừng chảy, làm khít vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm và cứu sống được nạn nhân. Đó là lý do tại sao đây lại là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong các tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng.

10. Chuẩn bị vật dụng hỗ trợ sinh tồn

Chuẩn bị vật dụng hỗ trợ sinh tồn
Ảnh: Brightside.me

Một bộ vật dụng sinh tồn cần có những thứ cần thiết nhất giúp giữ ấm, kiếm thức ăn, nước uống và sơ cứu ban đầu. Và bộ vật dụng này không cần chiếm quá nhiều diện tích.

Chuẩn bị một cái hộp nhỏ để đựng các vật sau: một ít diêm, vỏ hộp diêm, băng keo cá nhân, một lá nhôm, lưỡi lam, móc câu cá, thuốc kháng sinh, một cây nến nhỏ, dây mảnh như chỉ, băng keo và khăn ướt.

11. Làm thế nào để không chết đuối khi bị thương hay tay đang bị trói?

Kĩ năng sinh tồn khi rơi xuống nước
Ảnh: Brightside.me

Một cựu hải quân ở đã chia sẻ kỹ năng sinh tồn này giúp bạn sống sót khi đang ở một vùng nước rất sâu, kẹt trong cơn bão biển khi tay bạn không thể sử dụng được.

Kiểm soát việc hít thở là quan trọng nhất. Đừng hoảng sợ khi hít thở từng nhịp. Bạn nên hít thật sâu và thở ra nhanh chóng.

Khi bạn ở vị trí không quá sâu, hãy dùng kỹ thuật lặn và nhảy để di chuyển về phía bờ. Nếu bơi ngửa, bạn nên ưỡn cong lưng để đầu có thể nổi lên trên mặt nước. Lật toàn bộ cơ thể ngửa lên có thể giúp bạn hít một hơi thật sâu khi kẹt trong cơn bão biển và tiếp tục bơi về phía bờ.

12. Kỹ năng sinh tồn: đốt cháy củi bị ẩm ướt

Kỹ năng sinh tồn: đốt cháy củi bị ẩm ướt
Ảnh: Brightside.me

Phương pháp này còn được gọi là “Ngọn đuốc Thụy Điển”. Bạn hãy đặt khúc gỗ thẳng đứng và chẻ theo hình dấu sao càng sâu càng tốt. Sau đó, đặt vào giữa một ít cỏ khô và que củi nhỏ rồi đốt lửa. Làm như vậy khúc gỗ sẽ bắt lửa rất nhanh và cháy được trong khoảng 2–5 tiếng, bất kể khúc gỗ thuộc loại cây và kích thước nào.

13. Có cách nào giúp bạn bắn chuẩn xác?

Cách nhắm bắn chuẩn
Ảnh: Brightside.me

Chúng tôi không khuyến khích bạn dùng vũ khí. Tuy nhiên, trong những trường hợp đe dọa tới tính mạng và bạn phải tự vệ thì ngắm và bắn đúng mục tiêu là việc rất cần thiết nếu bạn có súng.

Khi bóp cò, bạn nên đảm bảo cò súng nằm giữa đầu ngón trỏ của mình. Hít thật chậm và giữ bình tĩnh trước khi bắn.

14. Chế tạo bẫy bắt cá

Chế tạo bẫy bắt cá
Ảnh: Brightside.me

Bạn đang kiếm thứ gì đó để ăn? Vào ban đêm, cá thường sẽ bơi gần bờ hoặc các vùng nước cạn. Vì vậy, nếu bạn đi lạc, hãy chế tạo một cái bẫy bắt cá để có đồ ăn.

Cái bẫy lợi dụng cơ chế xoáy nước, được làm từ một khúc gỗ và các hòn đá. Rất nhiều cá sẽ dễ lọt vào cái bẫy này chỉ trong một đêm và thường không thoát ra được. Để bắt cá, bạn hãy đợi cá vào, đóng bẫy lại và tát hết nước ra ngoài. Với những loại bẫy như vậy sẽ giúp bạn bắt được cá chỉ bằng tay không.

Bạn hãy ghi nhớ những kỹ năng sinh tồn cần thiết này. Hello Bacsi không mong bạn cần phải dùng đến chúng nhưng nếu không may, bạn vẫn có thể sử dụng để cứu sống chính bản thân mình và cả những người xung quanh khỏi mọi trường hợp nguy hiểm.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

14 tricks that will help you survive in a very dangerous situation. https://brightside.me/inspiration-tips-and-tricks/14-tricks-that-will-help-you-survive-in-a-very-dangerous-situation-420460/. Ngày truy cập 29/12/2017.

The Wilderness Survival Skills Everyone Should Know. https://lifehacker.com/5881604/be-a-grown-up-boy-scout-the-wilderness-survival-skills-everyone-should-know. Ngày truy cập 29/12/2017.

 

Lịch sử phiên bản

Phiên bản hiện tại

08/09/2020

Tác giả: Phương Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn

Bài viết liên quan

“Giải mã” 5 hiểu lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương

Kỹ năng sơ cấp cứu cho các tai nạn thường gặp

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Phương Hồ · Ngày cập nhật: 08/09/2020

ad iconQuảng cáoapp promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáoad iconQuảng cáoLoading

Từ khóa » Cách Sống Sót Trên Biển