14 Món ăn Việt "đốn Tim" Du Khách Nước Ngoài | Edu2Review
Có thể bạn quan tâm
Không đến Việt Nam thì thôi, nếu đã đặt chân đến đất nước có nền ẩm thực nổi tiếng này chắc hẳn sẽ không quên hương vị đặc trưng của các món ăn vùng miền. Những du khách nước ngoài trên khắp thế giới không chỉ yêu thích những món ăn trong các nhà hàng sang trọng mà còn mê mẩn những món ngon dân dã hè phố.
Nét ẩm thực nơi đây có nét riêng biệt là sự đơn giản, không cầu kì trong cách chế biến, cũng như bản chất người Việt Nam thật thà, đôn hậu, hiếu khách. Có lẽ những món ngon nhất, nổi tiếng nhất cũng là những món ăn xuất phát từ đời sống người dân. Tinh hoa ẩm thực của Việt Nam cũng chính là tinh hoa văn hóa mà những người khách nước ngoài hết lời ca ngợi. Dưới đây là 14 món ăn yêu thích của du khách nước ngoài khi đến Việt Nam.
EBIV1. Phở
Phở là tinh hoa ẩm thực của người dân Việt, đến Việt Nam mà không một lần thử bác phở ngọt xương, dai sợi xem như chưa từng đến Việt Nam (nguồn ảnh: internet)
Phở là món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Việt Nam. Trong món phở, công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi là nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật.
EBIV2. Bún bò Huế
Bún bò Huế mang hương vị đậm đà từ nước hầm xương bò cùng chút ớt cay cay làm ấm say lòng người ăn (nguồn ảnh: internet)
Bún bò Huế đã trở thành một thương hiệu riêng của đất cố đô. ũng như nhiều món ăn đặc trưng của Huế, cách chế biến bún bò rất cầu kỳ. Đầu tiên, được coi là “linh hồn” của món bún bò chính là nước lèo. Nước được hầm từ xương bò với một vài loại củ, nước lèo ngon thì phải trong và khi nếm chỉ thấy vị ngọt của nước xương thịt hầm. Để đạt được hai yêu cầu đó đã là khó, lại thêm để cho thực khách gật gù với món ăn mình đang thưởng thức thì người nấu phải có một bí quyết nêm gia vị, mà cụ thể là nghệ thuật nêm mắm ruốc đúng liều lượng để tạo mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà cho món ăn. Tinh dầu của sả có mùi thơm nồng, đủ mạnh để trung hòa mùi mắm ruốc và giúp cho mùi giò heo luộc vừa chín tới, mùi thịt bò trộn cùng mùi mắm ruốc, tiêu, hành, nước mắm trở nên dịu và ngạt ngào thơm.
EBIV3. Bún chả
Bún chả càng thêm nổi tiếng khi Tổng thống Obama thưởng thức món ăn này (nguồn ảnh: internet)
Bún chả, một món ăn mang đậm nghệ thuật truyền thống, làm nên cái riêng đặc trưng của ẩm thực đất Hà thành...Một đĩa bún rối sợi trắng, mềm mại, kèm đĩa rau sống xanh mướt, thêm bát nước chấm sóng sánh đặc trưng…
Tưởng là đơn giản, nhưng để làm được bát bún chả ngon còn phụ thuộc nhiều vào sự khéo léo và bí quyết gia truyền, đặc biệt quan trọng là cách pha nước chấm. Cũng chính thứ nước chấm đã tạo nên sự tinh túy trong món bún chả Hà Nội. Cũng chỉ đơn giản gồm, nước mắm, đường, dấm, tỏi, ớt, hạt tiêu… nhưng lại trở thành thứ nước hấp dẫn lạ lùng.
EBIV4. Bánh xèo
Món ăn dân dã bánh xèo vàng rộm, béo béo vị tôm và vị nước chấm đậm đà luôn thu hút du khách (nguồn ảnh: internet)
Bánh xèo là một món ăn quen thuộc và nổi tiếng của người dân miền Nam và miền Trung. Chiếc bánh đơn giản với bột gạo, nhân tôm, thịt… ăn kèm với rau sống và nước chấm từ lâu đã trở thành món ăn chơi bình dị của người dân quê. Trong khi bánh xèo miền Nam khá to, nhiều nhân thì bánh xèo của người miền Trung có kích thước khoảng bằng bàn tay người lớn, ít nhân và thường chỉ là một con tôm nhỏ, hoặc vài ba lát thịt, mực... thêm một ít giá tươi.
EBIV5. Gỏi cuốn
Gỏi cuốn là món ăn thanh tao, là sự kết hợp giữa chút bún, chút tôm, chút thịt và lá hẹ
Gỏi cuốn là món ăn chơi dân dã gần gũi, quen thuộc thơm lạ ngon miệng. Thiên nhiên đa dạng phong phú của vùng đất phương Nam với núi rừng, biển, sông nước tạo nhiều nguồn nguyên liệu ẩm thực thủy hải sản, gia cầm, rau... làm cơ sở cho món cuốn phát triển. Gỏi cuốn lấy nguyên liệu từ thực phẩm thông dụng: thịt, cá, tôm, trứng, rau sống, rau thơm... dùng bánh tráng làm vỏ cuốn bên ngoài. Khi ăn kèm theo một bát nước chấm được pha chế thật ngon.
Gói cuốn đều, chặt tay, bắt mắt. Nguyên liệu tôm, thịt nổi rõ dưới lớp bánh mỏng. Hương thơm ngon của tương và các gia vị phối hợp tạo cho gỏi cuốn khi chấm ăn có hương vị ngọt dịu, hơi mặn. Gỏi cuốn Sài Gòn, món ngon vừa bình dân vừa sang trọng với các kiểu chế biến được nhiều khách hàng và đặc biệt khách quốc tế ưa thích.
EBIV6. Cao lầu
Cao lầu là món ăn đặc sản nức tiếng xứ Hội An, món mì nổi tiếng khu phố thị này khiến du khách đứng ngồi không yên
Cái tên "cao lầu" luôn là một dấu hỏi cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội. Cao lầu không phải có xuất xứ từ đất Hoa, cũng chẳng phải của Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên lạ tai này có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món "cao lương mĩ vị".
Cao lầu không cần nước lèo, nhưng thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lầu thêm thơm, người chế biến thường thêm ít đậu phộng rang giã nhỏ.
EBIV7. Bánh khọt
Bánh khọt nhỏ xinh thơm quyện với mùi sữa dừa, có chút beo béo của tôm và đậu xanh là một món ngon miệng (nguồn ảnh: internet)
Bánh được bày lên đĩa cùng với rau thơm các loại, cải xà lách, dưa leo và một chén nước chấm chua ngọt tạo cảm giác thèm ăn cho mọi người dù chỉ mới nhìn qua. Bánh khọt xuất hiện ở nhiều nơi và ở mỗi vùng lại được cải biến đi chút ít để tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt. Cũng từ bột gạo xay, nhưng bánh khọt Châu Đốc được pha thêm nghệ, bên trên mỗi chiếc bánh lại được cho thêm một con tôm khiến chiếc bánh trở nên "cao cấp" và khi ăn không thấy ngán. Bánh khọt Vũng Tàu lại giữ nguyên màu trắng của bột, không có tôm tươi mà lại được rắc tôm chấy (chiên giòn) lên gần giống với bánh bèo Đà Nẵng.
EBIV8. Bún đậu mắm tôm
Bún đậu mắm tôm là món ăn giản dị mang đậm nét quê hương Việt Nam, hương vị đậm đà bản sắc văn hóa Bắc Bộ (nguồn ảnh: internet)
Ngay tên gọi bún đậu mắm tôm cũng cho biết món ăn này là sự kết hợp không thể thiếu của bún, đậu phụ và nước chấm là mắm tôm. Ngoài ra, bún đậu mắm tôm còn được ăn kèm với rau thơm như kinh giới, bạc hà, húng chó… Chỉ có ở Việt Nam, bạn mới có thể thưởng thức mắm tôm bởi đây là “đặc sản” của ẩm thực Việt Nam. Với những du khách nước ngoài khi lần đầu thưởng thức mắm tôm sẽ có cảm giác khó chịu, nhưng có thưởng thức rồi mới thấy vị riêng trong món ăn đậm chất hè phố này.
EBIV9. Bánh mì
Bánh mì là món ăn bình dân nhưng khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, du khách không thể quên được bánh mì (nguồn ảnh: internet)
Khái niệm bánh mì đang ngày càng thân thuộc và không có gì ngạc nhiên khi vào một cửa hàng ăn, dù không hiểu tiếng bản địa, nhưng bạn sẽ nghe rất rõ tiếng khách hàng yêu cầu món bánh mì cho thực đơn của mình. Bánh mì ở đây là một món bánh mì dài kẹp truyền thống với một ít rau tươi, trộn nước thịt, có thể thêm pa tê và mayonaise. Bánh mì Việt Nam thông thường làm từ bột mì và bột gạo với vỏ bánh cứng. Các ông chủ của cửa hàng lớn cho biết, đây chính là "bản sắc" của bánh mì sẽ xuất hiện trước đông đảo người dân tại các thành phố khắp nước Mỹ.
EBIV10. Các món chè
Các món chè Việt Nam vừa ngon vừa đa dạng, từ mọi hình thức đến nguyên liệu, giá cả (nguồn ảnh: internet)
Chè bưởi, chè đỗ đen, chè thập cẩm, chè đỗ xanh... là một trong những thức giải khát được rất nhiều người ưa chuộng. Với vị bùi bùi của đỗ xanh, đậu phộng và thạch sương sáo ngọt và nhiều nguyên liệu khác tạo nên nhiều món chè ngon khiến ai ai cũng thích thú.
EBIV11. Cơm tấm
Cơm tấm chỉ là món ăn gia đình bình thường nhưng hương vị lại khiến du khách nhớ mãi không quên (nguồn ảnh: internet)
Cơm tấm là một món ăn sáng rất được ưa chuộng ở miền Nam Việt Nam và có các thành phần gồm cơm, sườn, bì, chả trứng và rau, dưa chua được ăn với nước chấm (mắm) hoặc nước tương. Cái tên gọi cơm tấm bắt nguồn từ việc loại gạo để nấu thành cơm là tấm, đó là những hạt gạo bị gãy vụn, rớt ra khi sàn gạo. Nhưng ngày nay, món cơm tấm ít dùng hạt tấm mà dùng loại gạo ngon nên chất lượng cơm ngon hơn trước và từ đó cái tên cơm tấm cũng được dùng mà thay vào là “cơm sườn”, “cơm sườn bì chả”.
Cách chế biến một đĩa cơm tấm cũng không quá cầu kì nhưng một đĩa cơm tấm ngon thường thì hạt gạo phải ngon, mềm dẻo không bị khô hay nhão. Thịt thì phải cắt vừa và ướp, nướng ngon. Bì thì các tiệm thường lấy bỏ mối ngoài chợ nên chất lượng thường giống nhau. Rau và dưa chua thì tùy mỗi tiệm tự làm mà hương vị khác nhau. Còn nước chấm (mắm) thì người miền Nam thích ăn ngọt nên nước chấm thường có vị ngọt nhiều hơn vị chua kết hợp cùng tỏi. Cuối cùng thì sẽ có thêm mỡ hành rưới lên nhìn trông rất bắt mắt.
EBIV12. Các loại xôi
Các món xôi được ướp hương thơm dẻo, ngon ngọt với những màu sắc bắc mắt, ngon không cưỡng lại được (nguồn ảnh: internet)
Một số món xôi ngọt phải kể đến là xôi đậu đen, đậu phộng, lá cẩm,…Mỗi loại có cách xôi và nguyên liệu khác nhau để tạo hương vị riêng nhưng vẫn đậm vị ngọt béo đặc trưng của xôi phương Nam.
Để xôi thơm ngon thì hạt gạo nếp có vai trò rất quan trọng và tiếp theo phải kể đến là cách nấu xôi cho hạt nếp dẻo mà chắc, mềm mà không bị nát. Xôi nếp có thể nấu với nước cốt dừa hoặc ngâm với nước ép của dứa cho dẻo và thơm hơn.
EBIV13. Bò lá lốt
Bò lá lốt, ăn là ghiền, thịt bò tươi ngon ướp vị đậm đã quấn cùng lá lốt nướng lên thơm phức (nguồn ảnh: internet)
Bò nướng lá lốt là sự hòa quyện hương vị thơm ngon, hấp dẫn, béo ngậy của thịt bò được tẩm ướp gia vị khéo léo kết hợp với mùi thơm đặc trưng của lá lốt đã góp phần làm cho món ăn này ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích. Khi ăn, phải cho tất cả các thứ: bún, rau, cuộn bò nướng vào bánh tráng và cuốn lại, chấm kèm nước mắm nêm. Nước mắm phải pha vừa, không quá mặn cũng không quá nhạt và phải có vị chua ngọt của thơm băm nhuyễn. Đây là món không nên ăn một mình, nhất thiết phải rủ thêm bạn, càng đông càng vui, vừa ăn vừa tự cuốn mới thấy thích.
EBIV14. Lẩu
Nồi lẩu với nhiều nguyên liệu khác nhau gợi cho du khách nhớ những bữa cơm gia đình ấm cúng, đi đâu cũng không thể nào quên Việt Nam (nguồn ảnh: internet)
Các món lẩu nóng hổi, thơm ngon, đậm đà với hương vị độc đáo như lẩu Thái, lẩu kim chi Hàn Quốc được chế biến theo nguyên liệu của Việt Nam đều rất hấp dẫn thực khách. Đặc trưng của lẩu là nóng hổi và nhiều nguyên liệu, rất thích hợp để thưởng thức vào mùa đông. Với nhiều loại gia vị, rau, nấm, măng, khoai môn, thịt, thủy hải sản và các dạng nước dùng chuyên biệt, lẩu được người Việt ta ưa chuộng và ngày càng phát triển đa dạng hơn rất nhiều. Qua thời gian, vẫn là kiểu chế biến và phong thái thưởng thức như ban đầu, nhưng lẩu đã từng bước đa dạng hơn về hương vị cũng như nguyên liệu để chế biến cho từng món. Việt Nam là đất nước có rất nhiều món ngon, mỗi vùng miền mang đến sự hấp dẫn riêng khó cưỡng. Hãy xách ba lô lên và đi trải nghiệm các đặc sản ở trên nhé. An Quyên tổng hợpEdu2Review - No.1 Education Review
Từ khóa » Các Món ăn đãi Khách Nước Ngoài
-
10 Món ăn Việt Khiến Du Khách Nước Ngoài Mê Mẩn - Tin Tức
-
15 Món Ngon Việt Khiến Du Khách Nước Ngoài Mê Mẩn
-
20 Món ăn Ngon Nhất Việt Nam được Khách Tây "rỉ Tai"
-
10 Món ăn Việt Khiến Khách Nước Ngoài Mê Mẩn - Du Lịch
-
11 Món ăn ở Việt Nam được Du Khách Nước Ngoài Nhớ Mãi
-
Lưu ý Khi Lựa Chọn Thực đơn Chiêu đãi Khách Nước Ngoài
-
Top 57 Món Ngon đãi Khách Dễ Làm Nhất
-
Món Việt đãi Khách Tây - Báo Phụ Nữ
-
Gợi ý 7 Thực đơn Mâm Cơm đãi Khách Cuối Tuần Tại Nhà Chiều Lòng ...
-
15 Món ăn Việt Khiến Du Khách Nước Ngoài Mê Mẩn - Ẩm Thực - Zing
-
Nấu Gì đãi Các Bạn Nước Ngoài? - Webtretho
-
Savoury Days - [Chia Sẻ] THỰC ĐƠN MỜI KHÁCH NƯỚC NGOÀI ...
-
TOP 9 NHÀ HÀNG KHIẾN KHÁCH NƯỚC NGOÀI SAY LÒNG KHI ...
-
24 Món Ngon Hà Nội Vừa Nghe Tên Đã Thèm - Klook Blog