14 Nguyên Nhân Gây Kinh Nguyệt Không đều Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng gây phiền toái tới cuộc sống thường ngày của chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, còn cảnh báo nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp các chị em nắm được 14 nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều và cách khắc phục.
Menu xem nhanh:
- 1. Kinh nguyệt không đều
- 1.1. Kinh nguyệt không đều là gì?
- 1.2. Làm thế nào để biết mình có bị kinh nguyệt không đều?
- 2. Điểm danh 14 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
- 3. Rối loạn kinh nguyệt có những tác hại gì?
- 4. Làm thế nào để “xử lý” tình trạng kinh nguyệt không đều?
1. Kinh nguyệt không đều
1.1. Kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do lớp niêm mạc ở tử cung bong ra. Hiện tượng này xảy ra ở phụ nữ từ tuổi dậy thì (10 – 11 tuổi) đến khi mãn kinh (trước và sau 50 tuổi). Thông thường, mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có những đặc điểm sau:
– Chu kỳ khoảng 28 ngày.
– Hiện tượng chảy máu kinh nguyệt xảy ra trong từ 3 – 5 ngày đầu của mỗi chu kỳ.
– Mỗi chu kỳ, phụ nữ sẽ mất khoảng 80 – 100ml máu.
– Máu kinh có màu đỏ tươi, mùi tanh của máu.
Vậy, kinh nguyệt không đều (hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt) chính là những bất thường trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Đây không phải một bệnh lý mà chỉ là một hiện tượng phản ánh sức khỏe sinh sản của các chị em.
1.2. Làm thế nào để biết mình có bị kinh nguyệt không đều?
Bất cứ những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt đều là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Bao gồm:
– Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn 28 ngày.
– Thời gian ra máu kinh nguyệt ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
– Lượng máu kinh mỗi chu kỳ ít hơn 20ml hoặc nhiều hơn 100ml.
– Máu kinh có màu khác lạ như nâu, đen, có mùi hôi hoặc vón cục, có lẫn cục máu đông.
2. Điểm danh 14 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
– Mang thai:
Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây kinh nguyệt thất thường. Nếu chị em đã quan hệ tình dục trước đó và không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào và thấy chậm kinh thì hãy kiểm tra. Có thể đã xảy ra hiện tượng thụ thai nên kinh nguyệt không xuất hiện.
– Ảnh hưởng từ các loại thuốc tránh thai nội tiết:
Thuốc tránh thai nội tiết gây tác động trực tiếp tới hệ thống nội tiết tố nữ. Từ đó dẫn tới sự mất cân bằng nội tiết và gây ra kinh nguyệt không đều.
– Phụ nữ cho con bú:
Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều prolactin, gây ức chế các hormon sinh sản. Do đó, trong thời gian các chị em cho con bú thì kinh nguyệt ra rất ít hoặc không có. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy cai sữa cho con.
– Phụ nữ tiền mãn kinh:
Từ khoảng tuổi 50 trở đi hoặc sớm hơn, nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ có sự sụt giảm. Vì vậy, chu kỳ kinh trở nên dài hoặc ngắn hơn bình thường.
– Phụ nữ mắc hội chứng đa nang ở buồng trứng:
Buồng trứng đa nang cũng được coi là một nguyên nhân khá phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt. Buồng trứng đa nang khiến lượng androgens tăng lên quá mức, khiến máu kinh ra nhiều hơn hoặc ít hơn, thậm chí là không có.
– Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp:
Tuyến giáp là cơ quan “quản lý” hoạt động của các nội tiết tố nữ. Các chị em mắc bệnh về tuyến giáp như suy giáp sẽ làm tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Cụ thể là chu kỳ dài hơn, mất nhiều máu hơn và đau bụng hơn.
Ngược lại, nếu chị em mắc bệnh cường giáp thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngắn hơn, lượng máu ít hơn.
– Phụ nữ bị u xơ tử cung:
U xơ tử cung phần lớn do nồng độ estrogen tăng cao gây nên. Do đó, phụ nữ mắc u xơ tử cung cũng sẽ có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Ở diễn biến bệnh nặng, phụ nữ mắc u xơ tử cung sẽ bị mất máu trầm trọng, gây thiếu máu cấp tính hoặc mãn tính.
– Phụ nữ có hiện tượng lạc nội mạc tử cung:
Tuy chỉ chiếm 10% nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt thất thường. Lạc nội mạc tử cung là khi lớp niêm mạc bị “lạc” ngược vào trong cơ thể, tới vòi trứng, buồng trứng, bàng quang… thay vì được “tống sạch” ra ngoài. Do đó, phụ nữ sẽ có kỳ kinh dài hơn hơn, mất nhiều máu hơn và đau bụng nhiều hơn.
– Phụ nữ béo phì, thừa cân
Thừa cân và béo phì gây tác động trực tiếp đến các hormone và chỉ số insulin trong cơ thể, dẫn đến kinh nguyệt thất thường. Bên cạnh đó, tăng cân nhanh cũng làm cho chu kỳ kinh nguyệt bất ổn định.
– Phụ nữ bị rối loạn ăn uống và suy nhược cơ thể:
Ăn uống không đủ chất gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng tới nội tiết, dẫn đến mất kinh là điều đương nhiên. Khi cơ thể không được nạp đủ calo còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình rụng trứng.
– Phụ nữ vận động và tập thể dục quá sức:
Việc duy trì tập luyện thể thao là một phương pháp rèn luyện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, các chị em phải lưu ý đến cường độ của các bài tập. Vận động hoặc tập các bài tập thể dục quá nặng sẽ cản trở hoạt động của các nội tiết tố nữ.
– Phụ nữ căng thẳng, áp lực và stress:
Khi áp lực, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài, não sẽ điều khiển tuyến yên tác động đến quá trình rụng trứng và làm ảnh hưởng tới kinh nguyệt.
– Tác dụng phụ của thuốc:
Việc các chị em tự ý sử dụng các loại thuốc không có sự tư vấn của bác sĩ sẽ gây tác động không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt. Bao gồm các loại thuốc như: Thuốc chữa các bệnh tuyến giáp, chống đông máu, thuốc an thần, aspirin…
– Phụ nữ mắc bệnh ung thư tử cung:
Ung thư tử cung là bệnh không ai mong muốn. Nếu các chị em cảm thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không đều hoặc có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cũng không nên chủ quan, vì đó có thể là một trong những biểu hiện của ung thư tử cung. Đặc biệt, khi bị ra máu trong hoặc sau khi giao hợp và khí hư bất thường là những dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh này.
3. Rối loạn kinh nguyệt có những tác hại gì?
Rối loạn kinh nguyệt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có những tác hại nhất định. Dưới đây là những hệ quả mà rối loạn kinh nguyệt gây ra:
– Rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng tới nhan sắc của các chị em: Da tái xanh, khô ráp, dễ bị nám và tàn nhang, dễ nổi mụn, lỗ chân lông to, lão hoá nhanh…
– Ảnh hưởng tâm lý: Thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, suy giảm trí nhớ…
– Mất máu nếu chu kỳ kinh kéo dài: Mệt mỏi, thường xuyên choáng váng, thở gấp, nhịp tim nhanh…
– Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng…
– Hạn chế khả năng thụ thai do hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng và nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
4. Làm thế nào để “xử lý” tình trạng kinh nguyệt không đều?
Quan tâm và chăm sóc bản thân, xây dựng lối sống lành mạnh và thực hiện khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp hạn chế hiện tượng rối loạn kinh nguyệt này.
– Khám phụ khoa định kỳ: Việc này sẽ giúp theo dõi và phát hiện sớm, cũng như điều trị kịp thời bất cứ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, bao gồm cả rối loạn kinh nguyệt.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn đủ chất, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng và ổn định nội tiết tố.
– Tập luyện khoa học: Tìm kiếm những bài tập phù hợp để duy trì sức khỏe mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nội tiết.
– Uống nhiều nước: Khoảng 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp các bộ máy cơ thể hoạt động trơn tru, ổn định đường huyết và đảm bảo cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.
– Hạn chế tối đa các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê… đều là những thứ vô cùng có hại có sức khỏe, đặc biệt là không tốt cho kinh nguyệt ở phụ nữ.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến các chị em những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Hy vọng các chị em đã có thêm kiến thức để biết cách chăm sóc bản thân!
Từ khóa » Tới Tháng Là Bị Gì
-
MỚI NHẤT: 10 Sự Thật ít Ai Biết Về Chu Kỳ Kinh Nguyệt - Hello Bacsi
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt được Tính Như Thế Nào? | Vinmec
-
Có Kinh 2 Lần Trong 1 Tháng Là Dấu Hiệu Bất Thường Hay Bình Thường?
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Chu Kỳ Kinh Nguyệt Chị Em Cần Nắm Rõ
-
Nữ Giới Khi “tới Tháng” Kiêng Làm Những Gì để Khỏe Khoắn Và Thoải Mái
-
Những điều Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt - Columbia Asia
-
Kinh Nguyệt Không đều: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phân Loại
-
Kinh Nguyệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Con Gái Tới Tháng Là Sao? Các Chàng Trai Cần Biết Gì Về Ngày đèn đỏ?
-
Đau Bụng Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Kinh Nguyệt Ra ít Do đâu? - Bệnh Viện Phụ Sản Hải Phòng
-
Chậm Kinh ở Nữ Giới Có đáng Lo Không?
-
Tới Tháng đau Bụng Nhưng Không Có Kinh Là Bệnh Gì? - Chuyện Eva