14 Nguyên Nhân Mạng WiFi Chập Chờn Và Cách Khắc Phục Thần Tốc

Người dùng Internet thường xuyên gặp phải tình trạng WiFi chập chờn khiến đường truyền mạng liên tục ngắt quãng; lúc được lúc không; quá trình tải các tập tin và tài liệu từ gmail, drive chậm,... Vậy 14 lý do tại sao WiFi chập chờn và cách khắc phục thần tốc dưới đây sẽ giúp bạn xử lý dứt điểm những dấu hiệu này. Mời bạn cùng đón đọc!

Nội dung chính:

1. Lỗi WiFi chập chờn lúc có lúc không do nhà cung cấp

1.1. Đường truyền Internet gặp vấn đề

1.2. Nhà mạng giới hạn băng thông

2. Sóng WiFi chập chờn do router/Modem

2.1. Bộ phát WiFi bị nóng

2.2. Tốc độ truyền WiFi của router kém

2.3. Bộ phát WiFi bị lỗi

2.4. Bộ phát đặt không đúng vị trí

2.5. Anten bộ phát đặt không đúng hướng

3. Mạng WiFi yếu chập chờn do các thiết bị kết nối

3.1. Lỗi WiFi không ổn định trên laptop

3.2. Lỗi WiFi lúc có lúc không trên điện thoại

3.3. Lỗi mạng WiFi chập chờn lúc có lúc không trên tivi

4. Mạng WiFi bị chập chờn do một số nguyên nhân khác

4.1. Đường dây mạng, cable nối WiFi bị hỏng

4.2. Nhiều bộ phát WiFi trùng kênh sóng

4.3. WiFi kết nối chập chờn do phạm vi kết nối quá xa

4.4. WiFi bị chập chờn do quá nhiều người dùng cùng lúc

4.5. WiFi nhà bạn bị lộ mật khẩu

4.6. Tín hiệu WiFi chập chờn do thời tiết xấu

1. Lỗi WiFi chập chờn lúc có lúc không do nhà cung cấp

Khi gặp tình trạng WiFi chập chờn, người dùng sẽ liên tưởng ngay nguyên nhân đầu tiên là do nhà cung cấp. Cụ thể, đây có thể là dấu hiệu của việc giới hạn băng thông hoặc đường truyền Internet trục trặc.

1.1. Đường truyền Internet gặp vấn đề

1 - Nguyên nhân: Nhà mạng cung cấp gặp sự cố kết nối như lỗi hệ thống, đứt dây cáp quang, đứt cáp quang biển AAG hoặc cháy hộp cáp tín hiệu.

2 - Cách khắc phục: Bạn cần gọi điện ngay tới tổng đài nhà cung cấp mạng để được hỗ trợ kiểm tra, khắc phục sự cố. Nếu sửa chữa rồi mà WiFi vẫn chập chờn như cũ thì có thể là do hạ tầng khu vực của nhà mạng này ở chỗ bạn không ổn định. Lúc này, cách tốt nhất là bạn nên đổi nhà cung cấp dịch vụ mạng khác.

Đường truyền mạng Internet toàn cầu có đôi khi không ổn định dẫn đến kết nối WiFi bị chập chờn

Đường truyền mạng Internet toàn cầu có đôi khi không ổn định dẫn đến kết nối WiFi bị chập chờn

1.2. Nhà mạng giới hạn băng thông

1 - Nguyên nhân: Trong giờ cao điểm từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ) và từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ), rất nhiều nhà mạng giới hạn băng thông nhằm đảm bảo đường truyền mạng không quá tải. Hoặc nhiều khả năng vào cuối tháng, băng thông bị giới hạn do gần hết gói cước, gây nên tình trạng WiFi chập chờn lúc được lúc không.

2 - Cách khắc phục: Trong trường hợp này cách khắc phục mạng WiFi chập chờn là bạn nên tắt những phần mềm, ứng dụng web chưa dùng tới như Youtube, nhạc online,... ưu tiên sử dụng các trang web phục vụ công việc, học tập hoặc nâng cấp gói mạng đang sử dụng trong trường hợp chưa hết tháng đã gần hết gói cước.

Bạn nên nâng cấp gói mạng để truy cập Internet nhanh hơn khi nhà cung cấp mạng giới hạn băng thông

Bạn nên nâng cấp gói mạng để truy cập Internet nhanh hơn khi nhà cung cấp mạng giới hạn băng thông

2. Sóng WiFi chập chờn do router/Modem

Sóng WiFi chập chờn do thiết bị phát WiFi bị nóng, vị trí đặt không đúng cách, an ten phát không đúng hướng,... đều là những vấn đề người dùng gặp nhiều nhưng đôi khi không nhận ra hoặc có thể nhận ra nhưng chưa biết cách xử lý.

2.1. Bộ phát WiFi bị nóng

1 - Nguyên nhân: Sau thời gian dài hoạt động liên tục, cục phát WiFi sẽ bị nóng, quá tải, rất nhanh hư hỏng và không thể tiếp tục chịu được nhiệt từ môi trường bên ngoài.

2- Cách khắc phục: Để xử lý vấn đề này, bạn có thể áp dụng theo 3 cách:

  • Khởi động lại cục phát: Cách tốt nhất để xử lý cục phát WiFi nóng là tắt nguồn để thiết bị nghỉ ngơi trong vòng 5 phút. Sau đó bật lại hoặc cài đặt chế độ nghỉ tự động cho cục phát. Việc này sẽ giúp thiết bị phát sóng gia tăng tuổi thọ và tiết kiệm chi phí thay mới.
  • Làm mát cục phát: Bạn có thể sử dụng quạt tản nhiệt nhỏ mini chạy bằng pin đặt ngay cạnh cục phát vào lúc thời tiết nắng nóng để đạt hiệu quả làm mát tốt nhất, Hoặc bạn để WiFi ra chỗ có gần cửa sổ trên cao đón gió vào để sức gió làm dịu đi độ nóng của cục phát WiFi.
  • Thay đổi tư thế đặt cục phát: Bạn hãy dựng đứng cục phát WiFi ở khu vực thoáng đãng và vị trí cao trong ngôi nhà và chờ khoảng 6 phút để thấy sự thay đổi nhiệt độ bề mặt cục phát. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh lau bụi cục phát mỗi 3 đến 6 tháng để thiết bị hoạt động tốt hơn

Bạn nên nâng cấp gói mạng để truy cập Internet nhanh hơn khi nhà cung cấp mạng giới hạn băng thông

Bạn nên nâng cấp gói mạng để truy cập Internet nhanh hơn khi nhà cung cấp mạng giới hạn băng thông

2.2. Tốc độ truyền WiFi của router kém

1 - Nguyên nhân: Việc sử dụng Modem/Router WiFi chuẩn cũ (802.11a, 802.11b, 802.11g) sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sóng, tốc độ truyền tải cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay. Hơn nữa, các loại Modem/Router chuẩn cũ cũng không hoàn toàn tương thích với các thiết bị đầu cuối nên sẽ làm cho kết nối giữa 2 bên yếu và chập chờn.

2 - Cách khắc phục WiFi chập chờn trong trường hợp này là bạn có thể thay đổi một Modem/Router với chuẩn WiFi mới hơn (802.11N, 802.11ac, 802.11ax, 802.11ad) để khắc phục tình trạng trên. Vì những dòng Modem Wifi mới được tích hợp thêm chế độ mở rộng sóng cùng điểm truy cập và có nhiều hơn 2 ăng ten gắn ngoài giúp tăng cường sự ổn định và kết nối sóng Wifi.

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm router chuẩn mới khắc phục mạng WiFi chập chờn của TP-Link như Archer AX10; Archer C64; TL-WR844N,...

Router WiFi Chuẩn N TL-WR940N tốc độ nhanh giúp gia tăng trải nghiệm ứng dụng nhạy băng thông như xem video HD trực tuyến

Router WiFi Chuẩn N TL-WR940N tốc độ nhanh giúp gia tăng trải nghiệm ứng dụng nhạy băng thông như xem video HD trực tuyến

2.3. Bộ phát WiFi bị lỗi

1 - Nguyên nhân: Các bộ phát WiFi chuẩn cũ, phần cứng thấp nếu sử dụng cho nhiều thiết bị sẽ có thể bị quá tải, xung đột. Thậm chí khi sử dụng lâu ngày sẽ bị hao mòn chất lượng, lỗi chip xử lý, phát WiFi yếu hoặc không phát được.

2 - Cách khắc phục: Bạn hãy kiểm tra xem bộ phát WiFi nhà mình có hiện tượng bị hỏng hóc hay không. Nếu có hãy liên hệ tới tổng đài báo lỗi để được sửa chữa và thay thế. Trường hợp nhà bạn sử dụng cục phát WiFi mua ở ngoài, bạn nên giữ lại phiếu bảo hành để được tư vấn và sửa chữa miễn phí. Ngoài ra, bạn cũng cũng có thể nâng cấp lên thiết bị phát Wifi mới để trải nghiệm sóng WiFi ổn định.

Bộ phát WiFi bị lỗi không phát được cũng khiến WiFi chập chờn

Bộ phát WiFi bị lỗi không phát được cũng khiến WiFi chập chờn

2.4. Bộ phát đặt không đúng vị trí

1 - Nguyên nhân: Bộ phát đặt ở gần đồ kim loại, góc chết căn nhà hoặc gần lò vi sóng, các khu vực chạy điện 3fa thì sóng WiFi sẽ bị nhiễu. Vì những vị trí này hấp thụ sóng WiFi rất mạnh đồng thời tốc độ phát sóng cũng tiêu hao đáng kể.

2- Cách khắc phục: Cách tốt nhất là bạn nên đặt bộ phát ở vị trí trung tâm nhà trên vị trí cao thoáng đãng. Đặc biệt là không có vật cản như cánh cửa, bê tông, tủ nhiều tầng… và để đầu anten hướng lên trên hoặc sang ngang để tín hiệu WiFi phát đi rộng nhất. Để biết chi tiết các vị trí tốt nhất đặt WiFi mời bạn đọc bài viết Nên đặt WiFi ở đâu trong nhà? 7 vị trí phát sóng WiFi tốt nhất

Đặt bộ phát WiFi ở vị trí thoáng đãng không vật cản là cách khắc phục WiFi chập chờn hiệu quả

Đặt bộ phát WiFi ở vị trí thoáng đãng không vật cản là cách khắc phục WiFi chập chờn hiệu quả

2.5. Anten bộ phát đặt không đúng hướng

1- Nguyên nhân: Anten đặt không đúng hướng sẽ làm tín hiệu phát sóng WiFi phát đi bị lệch, không đến được với các thiết bị điện tử cần sử dụng mạng.

2- Cách khắc phục: Nhà sản xuất router khuyến nghị sóng WiFi được phát mạnh nhất vuông góc và dọc theo thân anten. Do đó, trường hợp nhà bạn sử dụng router có 2 anten, bạn nên đặt một hướng lên trên và một hướng nằm ngang giúp router phát tín hiệu tốt theo cả phương ngang và phương dọc.

3. Mạng WiFi yếu chập chờn do các thiết bị kết nối

Thiết bị kết nối WiFi như laptop, tivi, điện thoại, … gặp trục trặc trong lỗi kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến mạng WiFi không ổn định. Vậy cách khắc phục mạng WiFi chập chờn trong từng trường hợp cụ thể là gì? Mời bạn đọc theo dõi nội dung sau đây.

WiFi yếu chập chờn do các thiết bị kết nối

WiFi yếu chập chờn do các thiết bị kết nối

3.1. Lỗi WiFi không ổn định trên laptop

1 - Nguyên nhân: Laptop là công cụ sử dụng WiFi thường xuyên nhất để làm việc và học tập. Nếu xảy ra vấn đề WiFi chập chờn thì bạn nên xem xét các lỗi đến từ phía laptop như cấu hình lỗi, laptop nhiễm phần mềm độc hại, lỗi DNS, máy tính bật tính năng cập nhật.

2 - Cách khắc phục: Lỗi Wifi không ổn định trên laptop có rất nhiều vấn đề tương ứng với mỗi vấn đề đều có cách khắc phục khác nhau.

  • Cấu hình IP lỗi: Mỗi thiết bị trong hệ thống mạng có 1 địa chỉ IP riêng biệt được cấp bởi Router WiFi. Nếu thiết bị không nhận được địa chỉ IP, hoặc có nhiều thiết bị trùng địa chỉ IP với nhau thì sẽ không thể kết nối với internet. Khi bạn gặp trường hợp này, bạn có thể làm mới địa chỉ IP hoặc cân nhắc thiết lập chế độ IP tĩnh.
  • Laptop nhiễm các phần mềm độc hại, virus: Nguyên nhân phổ biến khiến laptop bị nhiễm các mã độc làm gián đoạn kết nối WiFi. Bạn nên khắc phục bằng cách mua phần mềm diệt virus của hãng tin cậy để quét lại toàn bộ hệ thống laptop.
  • Lỗi DNS: Máy tính bị ngắt kết nối WiFi trên máy chủ DNS vì không nhận ra địa chỉ IP. Khắc phục điều này bạn nên thay đổi DNS sang các DNS khác như 8.8.8.8 hoặc 1.1.1.1
  • Laptop bật tính năng tự cập nhật: Laptop luôn cài sẵn chế độ “Windows Update” giúp người dùng nâng cấp lên các phiên bản cao hơn. Điều này đôi khi bất tiện và làm giảm tốc độ kết nối WiFi vì việc cập nhật dữ liệu drive của nhà sản xuất không đầy đủ ngay 1 lần update. Bạn chỉ cần vào phần cài đặt và tắt chế độ Window tự cập nhật là xong.

WiFi chập chờn trên laptop

WiFi chập chờn trên laptop

3.2. Lỗi WiFi lúc có lúc không trên điện thoại

1 - Nguyên nhân: Khi WiFi chập chờn, một phần lý do cũng vì kết nối trên điện thoại gặp trục trặc như các cài đặt, thiết lập chưa hợp lý; tải game, tải video nặng; lỗi DNS; tốc độ truy cập thấp.

2 - Cách khắc phục: Các lỗi kỹ thuật ảnh hướng đến khả năng bắt sóng WiFi. Tùy từng lỗi cụ thể là gì, theo đó nhân nhân viên kỹ thuật sẽ điều hướng cách khắc phục WiFi chập chờn phù hợp.

  • Các cài đặt, thiết lập trên điện thoại chưa hợp lý: Phần thiết lập, cài đặt mạng WiFi trên điện thoại chưa phù hợp với yêu cầu của nhà cung cấp. Trường hợp này bạn hãy thiết lập lại các cài đặt mạng về chế độ ban đầu.
  • Thực hiện tải game, tải video nặng: Thao tác thực hiện tải ứng dụng nặng sẽ tiêu tốn rất nhiều băng thông khiến tốc độ WiFi bị chậm. Lúc này, bạn chỉ cần nâng cấp gói cước mạng cao hơn để gia tăng trải nghiệm người dùng hoặc tải game, video vào khung giờ ít người sử dụng mạng WiFi.
  • Do lỗi DNS: Hệ thống DNS của máy chủ không thể kết nối với điện thoại do lỗi server và điện thoại vẫn dùng bản DNS cũ. Trong trường hợp này, bạn nên cập nhật các yêu cầu nâng cấp của DNS để gia tăng tốc độ kết nối WiFi trên điện thoại.
  • Tốc độ truy cập WiFi của điện thoại thấp: Chế độ tiết kiệm pin và chế độ nguồn điện thấp làm hạn chế tính năng sử dụng mạng WiFi trên điện thoại. Trường hợp này bạn chỉ cần tắt các chế độ này ở phần cài đặt là được.

Khắc phục các lỗi kỹ thuật trên điện thoại để giúp điện thoại kết nối sóng WiFi mạnh hơn.

Khắc phục các lỗi kỹ thuật trên điện thoại để giúp điện thoại kết nối sóng WiFi mạnh hơn.

3.3. Lỗi mạng WiFi chập chờn lúc có lúc không trên tivi

1 - Nguyên nhân: Tivi là thiết bị công nghệ mà mỗi gia đình Việt ai cũng đều có. Do đó khi gặp vấn đề WiFi chập chờn trên tivi vì không kết nối được sóng WiFi sẽ có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này.

Lỗi mạng WiFi chập chờn lúc có lúc không trên tivi

Lỗi mạng WiFi chập chờn lúc có lúc không trên tivi

2 - Cách khắc phục: Từng lý do cụ thể sẽ có cách khắc phục mạng WiFi chập chờn phục phù hợp cho người dùng. Các lỗi chủ yếu thường là lỗi kỹ thuật đơn giản, bao gồm:

  • Nhà mạng chặn kết nối tivi: Nhà mạng có thể chặn kết nối WiFi trên tivi vì cuối tháng, hết gói cước hoặc do đường truyền mạng không ổn định. Trường hợp này, bạn nên gọi điện trực tiếp đến nhà cung cấp mạng để được tư vấn, sửa chữa và khắc phục sự cố.
  • Linh kiện thu sóng WiFi của tivi bị lỗi: Nếu linh kiện thu sóng bị lỗi do dùng quá lâu hoặc bị chập chờn do lỗi kỹ thuật thì có thể xử lý là dùng thiết bị thu sóng WiFi gắn ngoài qua cổng USB , hoặc gắn dây mạng trực tiếp vào tivi.
  • Nhiều thiết bị thu sóng WiFi cùng lúc: Trong nhà luôn có nhiều thiết bị kết nối WiFi như điện thoại, laptop,... sẽ khiến sóng WiFi phân tán và yếu đi. Lúc này, bạn chỉ cần tắt việc truy cập mạng của các thiết bị điện tử khác, cường độ tín hiệu WiFi sẽ tập trung vào Tivi giúp Tivi kết nối Internet mạnh hơn.
  • Tivi chưa được kết nối mạng: Bạn hãy kiểm tra xem nếu xuất hiện dấu “x” giữa biểu tượng TV và Modem tức là tivi chưa được kết nối Internet. Lúc này, bạn có thể tắt Modem trong 1 phút sau đó khởi động lại.

Xử lý các lỗi kỹ thuật của Tivi để chấm dứt tình trạng Tivi không kết nối được sóng WiFi. 

Xử lý các lỗi kỹ thuật của Tivi để chấm dứt tình trạng Tivi không kết nối được sóng WiFi

4. Mạng WiFi bị chập chờn do một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân vừa nêu, có một số nguyên nhân khác khiến tình trạng WiFi chập chờn như bộ phát trùng kênh sóng, phạm vi kết nối quá xa, thời tiết xấu, đường dây mạng hỏng,... cũng khiến công việc, học tập và hoạt động giải trí khi sử dụng mạng Internet bị gián đoạn.

4.1. Đường dây mạng, cable nối WiFi bị hỏng

1- Nguyên nhân: Thiết bị kết nối mạng WiFi như dây mạng bị đứt Jack cắm bị lỏng, cable nối bị hỏng là những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tín hiệu sóng WiFi mạnh hay yếu.

2- Cách khắc phục: Bạn nên kiểm tra lại tín hiệu đèn kết nối và dây LAN cắm trực tiếp vào máy tính. Sau đó, kiểm tra lại jack cắm, dây cáp quang và dây mạng là cách khắc phục WiFi chập chờn, đảm bảo chất lượng đường truyền Internet vẫn ổn định.

Đầu mạng, jack cắp nên được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đường truyền Internet ổn định 

Đầu mạng, jack cắp nên được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đường truyền Internet ổn định

4.2. Nhiều bộ phát WiFi trùng kênh sóng

1- Nguyên nhân: Phạm vi hoạt động của bộ phát WiFi nhà bạn trùng với phạm vị hoạt động của bộ phát WiFi lân cận cũng là một lý do khiến WiFi chập chờn, hoạt động không hiệu quả.

2- Cách khắc phục: Bạn có thể khắc phục bằng cách đổi kênh sóng để giảm nhiễu hoặc sử dụng Modem WiFi 2 băng tần như 5GHz và 2.4 GHz.

Sử dụng Modem Wifi băng tần 5GHz và 2.4 GHz giúp giảm nhiễu sóng WiFi trong trường hợp trùng kênh sóng ngẫu nhiên.

Sử dụng Modem Wifi băng tần 5GHz và 2.4 GHz giúp giảm nhiễu sóng WiFi trong trường hợp trùng kênh sóng ngẫu nhiên

4.3. WiFi kết nối chập chờn do phạm vi kết nối quá xa

1- Nguyên nhân: Phạm vi hoạt động của cục phát WiFi trung bình là 30 đến 50m tính từ vị trí đặt Modem với điều kiện không có yếu tố cản trở. Ngoài phạm vi này WiFi sẽ chập chờn, khó bắt sóng. Vị trí đặt WiFi quá xa hoặc ở góc khuất so với thiết bị kết nối như điện thoại, máy tính,... sẽ làm gián đoạn đường truyền mạng Internet.

2- Cách khắc phục: Bạn nên đặt lại vị trí để router WiFi ở nơi thoáng đãng không có vật cản như trung tâm nhà, ở trên cao… hoặc tích hợp thêm bộ mở rộng sóng WiFi của TP-Link để tăng cường tín hiệu phát sóng WiFi đến mọi nơi có người dùng cần sử dụng mạng Internet.

Bộ mở rộng sóng TP-Link tăng cường tín hiệu WiFi đến các điểm không thể hoặc khó đi dây trước đây một cách hoàn hảo

Bộ mở rộng sóng TP-Link tăng cường tín hiệu WiFi đến các điểm không thể hoặc khó đi dây trước đây một cách hoàn hảo

4.4. WiFi bị chập chờn do quá nhiều người dùng cùng lúc

1 - Nguyên nhân: Trong cùng một khoảng thời gian, nếu có quá nhiều người cùng truy cập vào một cục phát WiFi, băng thông WiFi sẽ bị chia nhỏ và không thể đáp ứng hết nhu cầu của người dùng.

2 - Cách khắc phục: Trường hợp này, cách khắc phục mạng WiFi chập chờn là bạn nên nâng cấp gói mạng hoặc nâng cấp Router WiFi có tốc độ và phần cứng tốt hơn.

Bạn nên nâng cấp gói mạng để đáp ứng nhu cầu tối đa trong trường hợp nhiều người truy cập Internet 

Bạn nên nâng cấp gói mạng để đáp ứng nhu cầu tối đa trong trường hợp nhiều người truy cập Internet

4.5. WiFi nhà bạn bị lộ mật khẩu

1- Nguyên nhân: Trên thực tế, nhóm người hàng xóm nhà bạn có thể biết được mật khẩu của bạn bằng nhiều cách. Theo đó, sóng WiFi nhà bạn sẽ bị yếu đi gây ra tình trạng nghẽn mạng.

2- Cách khắc phục: Trường hợp này, để khắc phục mạng WiFi chập chờn bạn chỉ cần thay mật khẩu mới là khắc phục được. Đồng thời cần đảm bảo mật khẩu có tính riêng tư, có các ký tự đặc biệt để người khác không dễ dàng đoán ra và “hack” mật khẩu.

Bạn hãy cài đặt chế độ bảo mật cho thiết bị phát sóng WiFi để tránh lộ mật khẩu 

Bạn hãy cài đặt chế độ bảo mật cho thiết bị phát sóng WiFi để tránh lộ mật khẩu

4.6. Tín hiệu WiFi chập chờn do thời tiết xấu

1- Nguyên nhân: Thời tiết nóng lên sẽ khiến bề mặt cục phát WiFi nóng hơn phạm vi nhiệt độ giới hạn. Theo đó, nếu nhiệt độ của cục phát WiFi vượt mức cho phép, tín hiệu sóng WiFi sẽ lan truyền kém hơn, hiệu suất bắt sóng của các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop,... giảm đi đáng kể. Sự nóng lên của cục phát sẽ khiến cục phát WiFi nhanh hỏng hóc và tốn chi phí sửa chữa.

Mặt khác, vào những ngày mưa, giông bão, cường độ tín hiệu sóng WiFi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vì độ ẩm không khí tăng cao, và hơi nước trong không khí hấp thụ và chặn một phần tín hiệu sóng, làm cho tín hiệu WiFi có thể bị yếu hơn.

2 - Cách khắc phục: Trường hợp WiFi bị chập chờn do thời tiết xấu là nguyên nhân khách quan, bạn không thể nào kiểm soát được. Do vậy, khi rơi vào tình huống này, bạn nên tắt hết các thiết bị liên quan đến sóng WiFi và nguồn điện để đảm bảo an toàn.

Hãy tắt thiết bị phát sóng WiFi và thiết bị đang sử dụng điện khi gặp thời tiết xấu để đảm bảo an toàn.

Hãy tắt thiết bị phát sóng WiFi và thiết bị đang sử dụng điện khi gặp thời tiết xấu để đảm bảo an toàn

Trên đây là 14 nguyên nhân mạng WiFi chập chờn và cách khắc phục thần tốc, ai cũng có thể tự thực hiện. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ không còn canh cánh nỗi lo mạng WiFi lúc mạnh lúc yếu, gây khó chịu trong quá trình sử dụng. Chúc bạn thực hiện thành công.

Từ khóa » Các Lỗi Của Router Wifi