14 Phương Pháp Chống Nóng Mái Tôn Hiệu Quả Dễ Sử Dụng Nhất ...

Một đôi chút về công ty Xây dựng Nhân Thủy là đơn vị có trên 10 năm kinh nghiệm thi công chống nóng mái tôn, sửa chữa nhà mái tôn, chống dột mái tôn, dịch vụ sửa nhà, thi công mái tôn tại tphcm,... 

Nguyên nhân làm cho mái tôn nóng nực khó chịu vào mùa hè đến từ đâu?

Những nguyên nhân làm cho mái tôn nóng nực khó chịu vào mùa hè nắng nóng.

1. Tính chất vật liệu mái tôn lợp nhà

  • Tôn là kim loại dẫn nhiệt tốt, hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời, khiến cho mái tôn nóng lên nhanh chóng.
  • Màu sắc phổ biến của mái tôn là màu xám hoặc trắng, những màu này hấp thụ nhiệt nhiều hơn so với màu sáng.

2. Cấu tạo của mái tôn

  • Mái tôn thường có kết cấu đơn giản, không có lớp cách nhiệt, do đó nhiệt độ từ bên ngoài dễ dàng truyền vào bên trong nhà.
  • Khoảng trống giữa mái tôn và trần nhà thường nhỏ, không đủ để lưu thông không khí, khiến cho nhiệt độ trong nhà càng tăng cao.

3. Ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng gay gắt 35 - đến 45 độ C

  • Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời cao, cộng thêm hiệu ứng nhà kính do mái tôn hấp thụ nhiệt, khiến cho nhiệt độ trong nhà tăng cao hơn nhiều so với bên ngoài.
  • Nắng nóng gay gắt khiến cho mái tôn nóng nực khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của con người.

4. Hướng nhà như hướng tây, hướng tây nam là những hướng nhà đón nắng nhiều

  • Những ngôi nhà hướng Tây hoặc Tây Nam thường hứng chịu ánh nắng mặt trời gay gắt vào buổi chiều, khiến cho mái tôn nóng hơn so với những ngôi nhà hướng khác.

5. Xung quanh nhà không có cây xanh, hoặc ít cây xanh

  • Những ngôi nhà có ít cây xanh xung quanh sẽ ít được che chắn bởi bóng râm, khiến cho mái tôn hấp thụ nhiều nhiệt hơn.

18 Cách chống nóng cho mái tôn đơn giản hiệu quả, tiết kiệm nhất hiện nay

Xây dựng Nhân Thủy có trên 10 năm kinh nghiệm thi công chống nóng mái tôn, chúng tôi sẻ lên những giải pháp chống nóng cho mái tôn hiệu quả nhát đến các bạn, nào hãy cùng xem những giải pháp chống nóng dưới đây:

1. Dùng tấm lợp cách nhiệt túi khí chống nóng cho mái tôn

Loại này gần gióng tôn truyền thống nhưng nhẹ hơn, ít gỉ sét, rêu mốc, thấm nước, cách nhiệt và cách âm tương đối. Có nhiều loại tấm cách nhiều loại tấm cách nhiệt có thể kể tới như:

  • Tấm cách nhiệt túi khí chống nóng mái tôn:  tấm cách nhiệt túi khí sẽ có cấu tạo 1 lớp nhôm hoặc 2 lớp nhôm, có chứa các túi khí PE cách nhiệt. Tùy vào cấu tạo mà sản phẩm có được chia nhiều loại, ví dụ: P1, P2, A1, A2. Nó có khả năng cách nhiệt tốt, ngăn bức xạ nhiệt từ 95-97%. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có khả năng cách âm giảm tiếng ồn từ 60 - 70%. Hơn nữa, chúng có độ bền lớn, không thấm nước nên đảm bảo tuổi thọ cho công trình. 

tấm cách nhiệt chống nóng mái tôn

Tấm cách nhiệt túi khí chống nóng mái tôn được thi công lắp đặt ở mặt dưới mái tôn nằm ở trong nhà

  • Tấm xốp tráng bạc cách nhiệt: Đây là một loại xốp PE Foam được làm từ hạt nhựa PE, phía bên trong tấm xốp là hàng nghìn các bọt xốp nhỏ li ti, được tráng một lớp màng PET màu nhôm bạc lên trên bề mặt của tấm xốp. Nó có công dụng cách âm, chống va đập vốn có của nó, còn có thêm một tác dụng nữa là cách nhiệt, chống nóng. Ngoài tên gọi này thì nó còn gọi là cách nhiệt PE OPP hay giấy cách nhiêt.
  • Xốp cách nhiệt mái tôn XPS: Tấm XPS được làm từ các phân tử Extruded Polystyrene khép kín. Sản phẩm có độ cứng cơ học vượt trội, vì vậy chúng là vật liệu không thể thiếu trong công trình xây dựng. Nó vật liệu cách âm, cách nhiệt và chống ẩm cao cấp
  • Xốp cách nhiệt mái tôn EPS: Loại tấm lợp cách nhiệt này khá nhẹ, dễ thi công, lắp đặt, thích hợp cho những hộ gia đình không có quá nhiều kinh phí đầu tư

thi công chống nóng mái tôn bằng tấm cách nhiểt

Hình ảnh minh họa để các bạn có thể nắm rõ hơn (nguồn internet)

Ưu điểm nổi trội:

  • Giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ.
  • Thi công lắp đặt cực kỳ nhanh chóng.
  • Ngăn được 95-97% nhiệt bức xạ bên ngoài, ngăn chặn quá trình hấp thụ nhiệt vào mùa hè và thoát nhiệt vào mùa đông.
  • Khả năng cách âm: Giúp giảm từ 75-85% tiếng ồn
  • Tác động với môi truờng: Vật liệu không độc hại với con người, với môi trường.
  • Ngăn chặn sự tồn tại của nấm mốc, vi khuẩn và sự ngưng tụ nước, bảo vệ và tăng tuổi thọ của mái nhà.
  • Lắp đặt và bảo trì: Lắp đặt thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng, không cần bảo trì.

Nhược điểm:

  • Dễ bị biến dạng khi nhiệt độ cao.

tấm cách nhiệt chống nóng mái tôn

Tấm cách nhiệt mái tôn do nhà công ty Vĩnh Tường sản xuất

Hướng dẫn thi công Dùng tấm lợp cách nhiệt túi khí chống nóng cho mái tôn

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ

  • Tấm lợp cách nhiệt túi khí

Bước 2: Vệ sinh mái tôn

  • Loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc, tạp chất trên bề mặt mái tôn.
  • Đảm bảo bề mặt mái tôn khô ráo và bằng phẳng.

Bước 3: Lắp đặt tấm lợp cách nhiệt túi khí

  • Xác định vị trí đặt tấm lợp cách nhiệt túi khí.
  • Cắt tấm lợp cách nhiệt túi khí theo kích thước phù hợp.
  • Đặt tấm lợp cách nhiệt túi khí lên vị trí đã xác định.
  • Sử dụng vít để cố định tấm lợp cách nhiệt túi khí vào khung mái tôn.
  • Dán keo silicon vào các mối nối để đảm bảo kín khít, chống thấm nước.

Bước 4: Lắp đặt mái tôn

  • Lợp mái tôn lên trên lớp tấm lợp cách nhiệt túi khí.
  • Sử dụng vít để cố định mái tôn vào khung mái.

2. Dùng bông thuỷ tinh cách nhiệt mái tôn

Bông thuỷ tinh là vật liệu cách âm, cách nhiệt được sử dụng khá phổ biến trên thị trường và được sử dụng nhiều trông các công trình lớn. Bông thuỷ tinh cách nhiệt dạng cuộn (Glass Wool) bao gồm nhiều sợi thủy tinh rất mỏng kết dính với nhau thành một kết cấu xốp, nhẹ. Dạng cuộn bọc kín trong bao nilon giúp loại vật liệu cách nhiệt, cách âm này được vận chuyển thuận tiện hơn, mà không làm giảm hiệu suất trong quá trình thi công.

Ưu điểm:

  • Khả năng cách nhiệt từ bên ngoài đến 30% và cách âm tốt
  • Tương đói nhẹ và dễ di chuyển
  • Chất liệu mềm mại, không có góc nhọn an toàn với người sử dụng
  • Không bị ăn mòn, không sản sinh nấm mốc vi khuẩn nên an tâm ch người sử dụng

bông thuỷ tinh cách nhiệt mái tôn

Bông cách nhiệt chống nóng mái tôn, giải pháp chống nóng cách âm chi phí rẻ

Nhược điểm:

  • Khi hết hạn sử dụng mà vô tình hít phải sẽ gây ra dị ứng, ảnh hưởng đến phổi và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ nên phải thường xuyên kiểm tra.

Hướng dẫn thi công dùng bông thủy tinh cách nhiệt mái tôn

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ

  • Bông thủy tinh
  • Dụng cụ thi công
  • Găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ

Bước 2: Vệ sinh mái tôn

  • Loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc, tạp chất trên bề mặt mái tôn.
  • Đảm bảo bề mặt mái tôn khô ráo và bằng phẳng.

Bước 3: Lắp đặt bông thủy tinh

  • Xác định vị trí đặt bông thủy tinh.
  • Cắt bông thủy tinh theo kích thước phù hợp.
  • Đặt bông thủy tinh lên vị trí đã xác định.
  • Sử dụng vít hoặc keo dán để cố định bông thủy tinh vào khung mái tôn.

Bước 4: Lắp đặt mái tôn

  • Lợp mái tôn lên trên lớp bông thủy tinh.
  • Sử dụng vít để cố định mái tôn vào khung mái.

3. Dùng sơn chống nóng mái tôn phun 2 đến 3 lớp

Đây là giải pháp vừa tiết kiệm được chi phí vừa tiết kiệm được thời gian nên được nhiều người lựa chọn. Tôn được sử dụng lâu năm, tiếp xúc với ảnh hưởng của thời tiết nên bị gỉ sét và mài mòn. Với sơn chống nhiệt, chúng ta có thể sơn lên mái tôn, phần mái tôn bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào sẽ được lớp sơn bảo vệ, chống mái tôn bị oxi hóa và hạn chế ngăn cản hấp thụ hơi nóng hấp xuống nhà.

Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều loại sơn giúp giảm sự hấp thụ nhiệt của mái tôn. Có những loại sơn có thể giúp cho nhiệt độ mái giảm từ 20 tới 25 độ C.

sơn chống nóng mái tôn

thi công sơn chống nóng mái tôn giảm nhiệt độ lên đến 25 độ C

Trước khi sơn, bạn cần làm sạch bề mặt tôn, quét trước một lớp sơn chống gỉ. Bạn nên quét 2 lớp sơn chống nóng.Nếu sợ độ cao hoặc mái tôn có diện tích rộng thì có thể nhờ dịch vụ sơn nhà đến thi công vừa nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn, chất lượng.

Sơn chống nóng mái tôn KOVA CN-05 là sơn hệ nước một thành phần có khả năng chịu được nhiệt độ cao, khí hậu khắc nghiệt nóng bức với thời tiết nắng gắt và nóng oi bức.

Sơn chống nóng kova có cấu trúc tinh thể xếp lớp có khoảng trống bên trong, ngăn cản truyền nhiệt và phản xạ ánh sáng, tạo thành thể đồng nhất, bám chặt lên bề mặt các kết cấu như MÁI TÔN, tường giúp truyền nhiệt và phản xạ ánh sáng.

Xem thêm: 7 loại sơn chống nóng cách nhiệt tốt nhất trên thị trường hiện nay

Hướng dẫn thi công sơn chống nóng mái tôn

Chuẩn bị:

  • Sơn chống nóng
  • Rulo hoặc cọ quét sơn
  • Nước sạch
  • Giấy nhám (nếu cần)
  • Găng tay, khẩu trang

Thi công:

  • Vệ sinh mái tôn: Dùng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc trên mái tôn. Đợi mái tôn khô ráo hoàn toàn trước khi thi công.
  • Sử dụng giấy nhám (nếu cần): Nếu mái tôn bị gỉ sét hoặc bong tróc, hãy sử dụng giấy nhám để loại bỏ lớp sơn cũ và rỉ sét, tạo bề mặt phẳng phiu cho lớp sơn mới bám dính tốt hơn.
  • Khuấy đều sơn: Khuấy đều thùng sơn trước khi sử dụng để đảm bảo màu sơn đồng nhất.

Thi công sơn:

  • Lớp lót: Sơn 1 lớp sơn lót chống kiềm để tăng độ bám dính cho lớp sơn chống nóng.
  • Lớp chống nóng: Sơn 2 lớp sơn chống nóng. Để mỗi lớp sơn khô hoàn toàn (khoảng 2-4 tiếng) trước khi thi công lớp tiếp theo.

Dọn dẹp: Vệ sinh dụng cụ thi công sau khi sử dụng.

4. Dùng tôn cách nhiệt mái tôn PU

Tôn cách nhiệt hay còn gọi là tôn mát được kết hợp của tôn lạnh (hoặc tôn kẽm hoặc tôn lạnh màu) và vật liệu cách nhiệt PU (Polyurethane) cùng lớp lót mặt dưới (thường là lót bạc) vừa tăng tính thẩm mỹ trong nhà vừa tăng hiệu quả cách nhiệt, chống nóng cho mái nhà.

tôn cách nhiệt mái tôn

Mái tôn cách nhiệt PU chống nóng cực kỳ hiệu quả

Polyurethane là một trong những nguyên vật liệu cách nhiệt hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất tủ lạnh, bình nóng lạnh, máy nước nóng năng lượng mặt trời…

Cách này có thể ngăn bức xạ nhiệt bên ngoài vào khá tốt tầm 60%, ngăn chặn quá trình hấp thụ và truyền nhiệt vào mùa hè và thoát nhiệt vào mùa đông. Ngoài ra giải pháp này còn có thể giúp giảm tiếng ồn tác động đến mái tôn.

Hướng dẫn thi công tôn cách nhiệt PU chống nóng mái tôn

Chuẩn bị: Tôn cách nhiệt PU, Vít, Keo silicon

Thi công:

  • Chuẩn bị mái tôn: Vệ sinh mái tôn, loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc. Đảm bảo mái tôn khô ráo và bằng phẳng.
  • Cắt tôn cách nhiệt: Cắt tôn cách nhiệt theo kích thước phù hợp với mái tôn.
  • Lắp đặt tôn cách nhiệt:
  • Lắp đặt lớp lót: Sử dụng vít để cố định lớp lót (thường là tôn mạ kẽm) vào khung mái.
  • Lắp đặt tôn cách nhiệt PU: Đặt tấm tôn cách nhiệt PU lên lớp lót, đảm bảo các tấm khít chặt với nhau. Sử dụng vít để cố định tôn cách nhiệt PU vào khung mái.
  • Bịt kín các mối nối: Sử dụng keo silicon để bịt kín các mối nối giữa các tấm tôn cách nhiệt PU, tránh hở khí.
  • Lắp đặt mái tôn: Lợp mái tôn lên trên lớp tôn cách nhiệt PU. Sử dụng vít để cố định mái tôn vào khung mái.

5. Làm trần thạch cao, trần nhựa cách nhiệt ở phía dưới mái tôn

Trần nhựa, trần thạch cao cũng là biện pháp chống nóng mái tôn đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi nó vừa có tính thẩm mỹ lại có hiệu quả chống nóng khá tốt.nó được dùng để ngăn chặn lớp không khí nóng bên dưới mái tôn không cho nó tiếp xúc trực tiếp với không gian khác trong nhà – những không gian chúng ta sinh hoạt.

Trần thạch cao có loại trần nổi và trần chìm. Cả hai loại trần này đều được sử dụng rất phổ biến bởi nó có thể tạo được các đường nét trang trí. Tuy nhiên, mức giá thành của loại trần này hơi cao, khoảng 150.000 đồng/m2 trở lên.

thi công trần thạch cao cách nhiệt

Khoảng cách từ mái tôn xuống trần khoảng 40 - 50cm có độ cách giảm nhiệt, giảm được độ nóng từ tôn xuống

So với trần thạch cao thì trần nhựa có giá rẻ hơn. Trần nhựa cũng có hai loại là trần có xốp và không có xốp. Loại có xốp thì đắt hơn nhưng bù lại nó có khả năng cách nhiệt mái tôn và cách âm khá tốt. Giá của loại trần nhựa có xốp là khoảng 145.000 đồng, tùy vào độ dày của xốp.

Trần nhựa có xốp có chi phí cao hơn loại không xốp 30.000 – 50.000đ/m2. Bạn nên chọn loại có xốp giúp cách nhiệt, cách âm (giá khoảng 130.000 đồng trở lên tùy độ dày của xốp).

Hướng dẫn thi công trần thạch cao chống nóng mái tôn

Chuẩn bị vật liệu:

  • Tấm thạch cao
  • Thanh xương (khung V, U)
  • Vít
  • Bông khoáng/bông thủy tinh

Thi công:

1. Lắp đặt khung xương:

  • Xác định vị trí lắp đặt khung xương.
  • Sử dụng thanh V để tạo khung chính, thanh U để tạo khung phụ.
  • Cố định khung xương vào mái tôn bằng vít.
  • Đảm bảo khung xương phẳng phiu và chắc chắn.

2. Lắp đặt tấm thạch cao:

  • Cắt tấm thạch cao theo kích thước phù hợp.
  • Đặt tấm thạch cao lên khung xương, đảm bảo các tấm khít chặt với nhau.
  • Sử dụng vít để cố định tấm thạch cao vào khung xương.

3. Lắp đặt bông khoáng/bông thủy tinh:

  • Đặt bông khoáng/bông thủy tinh vào giữa các ô khung xương.
  • Đảm bảo bông khoáng/bông thủy tinh được đặt đầy đủ và khít chặt.

6. Lắp đặt hệ thống nước phun sương làm mát mái tôn

Nguyên lý của hệ thống vòi phun sương làm mát là làm lạnh khi bốc hơi, các hạt sương có kích thước khoảng 50 microns hay nhỏ hơn được bay ra từ vòi phun sương, bay là là và bốc hơi dần trong không khí. Khi đó không khí có các hạt sương sẽ được làm mát nhanh chóng.

hệ thống phun sương cho mái tôn

khi trời nắng nóng nhiệt độ cao, cứ 30 phút mở cho máy phun xương lên 1 lần đảm bảo mái tôn mát rượi

Ưu điểm

  • Chi phí đầu tư thấp hơn rất nhiều so với các phương pháp chống nóng khách, nóng mái tôn từ đó cũng dễ chịu hơn.

Nhược điểm

  • Không khí ẩm ướt thường xuyên có thể làm hỏng các đồ nội thất bằng gỗ.
  • Muốn sử dụng lâu dài nhất, người dùng cần kiểm tra và bảo trì hệ thống phun sương thường xuyên. Điều này khiến mất công sức và thời gian.
  • Muốn sử dụng hiệu quả cần phải sử dụng hệ thống trong không gian nhà kín và nơi ít gió.

Hướng dẫn thi công Lắp đặt hệ thống nước phun sương làm mát mái tôn

Quy trình:

Chuẩn bị:

  • Máy bơm phun sương
  • Béc phun sương
  • Ống dẫn nước
  • Bộ lọc nước
  • Tủ điện điều khiển
  • Dụng cụ thi công (búa, kìm, dao cắt...)

Lắp đặt hệ thống đường ống:

  • Lắp đặt đường ống chính từ máy bơm đến các vị trí cần tưới.
  • Lắp đặt các đường ống nhánh từ đường ống chính đến các béc phun sương.
  • Sử dụng keo dán hoặc các khớp nối để đảm bảo kín khít.

Lắp đặt béc phun sương:

  • Lắp đặt béc phun sương vào các vị trí đã xác định trên mái tôn.
  • Có thể điều chỉnh hướng phun của béc để đảm bảo tưới đều nước.

Lắp đặt máy bơm và tủ điện:

  • Lắp đặt máy bơm ở vị trí thuận tiện cho việc vận hành và bảo trì.
  • Lắp đặt tủ điện điều khiển để điều khiển hoạt động của hệ thống.

Kiểm tra và vận hành hệ thống:

  • Mở van nước và kiểm tra xem hệ thống có bị rò rỉ nước hay không.
  • Bật máy bơm và điều chỉnh lưu lượng nước phù hợp.
  • Kiểm tra xem hệ thống hoạt động có hiệu quả hay không.

7. Lắp đặt điều hoà nhiệt độ (máy lạnh trong phòng)

Đây là phương pháp đầu tiên mà ai cũng nghĩ đến khi cảm giác nóng bao quanh. Sử dụng điều hoà hay quạt hơi nước là giải pháp nhanh chóng trong tíc tắc mà hiệu quả lại nhanh.

lắp đặt điều hòa chống nóng mái tôn

lắp mái lạnh là giải pháp hầu như bây giờ nhà nào cũng có

Tuy nhiên việc sử dụng điều hòa hoặc quạt hơi nước về bản chất không làm tăng độ lưu thông không khí lưu thông trong nhà mà chỉ làm mát cục bộ ở những không gian cần làm mát. Tuy nhiên việc sử dung điều hoà hay quạt hơi nước sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta vậy nên hãy kết hợp cách này với những cách tiếp theo đây nữa nhé.

Quy trình thi công lắp đặt liên hệ thợ máy lạnh có chuyên môn nhé.

8. Lắp quạt thông gió cho mái tôn

  • Ngày nay việc sử dụng quạt thông gió hay quạt hút đã không còn xa lạ đối với nhiều gia đình hoặc các công xưởng, xí nghiệp…bởi những công dụng thiết thực nhất mà nó mang lại.
  • Lắp quạt thông gió giúp cho không khí trong phòng được thông thoáng hơn, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu hơn
  • Đây là một trong những cách làm mát nhà mái tôn đơn giản và thông dụng, chi phí ban đầu không lớn nhưng hiệu quả làm mát khá hạn chế.

Hướng dẫn thi công hệ thống quạt chống nóng mái tôn

Thi công:

  • Xác định vị trí lắp đặt: Lựa chọn vị trí thông thoáng, có gió lưu thông tốt để lắp quạt.
  • Khoan lỗ: Khoan lỗ trên mái tôn theo kích thước phù hợp với quạt thông gió.
  • Lắp đặt quạt: Đặt quạt thông gió vào lỗ đã khoan, đảm bảo quạt được đặt cân bằng.
  • Cố định quạt: Sử dụng vít để cố định quạt vào mái tôn.
  • Bịt kín các khe hở: Sử dụng keo silicon để bịt kín các khe hở giữa quạt và mái tôn, tránh hở khí.

9. Làm ống thông gió mái tôn nhà cấp 4

Đây là giải pháp thông gió tự nhiên, là một trong những cách lấy gió vào nhà hiệu quả không tiêu tốn năng lượng và bảo vệ môi trường.

chống nóng cho mái tôn bằng cách làm ống thông gió

Ống thông gió thường được làm bằng inox nên rất bền, không bị oxy hóa, không gỉ, có thể dùng lâu dài mà vẫn giữ được độ sáng.Ngoài ra, ống thông gió inox cũng có trọng lượng khá nhẹ có thể dễ dàng cho công tác di chuyển, vận chuyển đến nơi cần lắp đặt. Tuy nhiên việc lắp đặt ống thông gió gây mất thẫm mĩ cho ngôi nhà và ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc ngôi nhà của bạn.

Hướng dẫn thi công quả cầu chống nóng mái tôn

1. Xác định vị trí lắp đặt: Lựa chọn vị trí thông thoáng, có gió lưu thông tốt để lắp ống thông gió.

2. Cắt tôn theo kích thước: Cắt tôn mạ kẽm theo kích thước phù hợp với ống thông gió.

3. Tạo hình quả cầu thông gió: Dùng tôn mạ kẽm đã cắt để tạo hình ống thông gió. Có thể tạo hình vuông, tròn hoặc hình chữ nhật tùy theo sở thích.

4. Lắp đặt quả cầu thông gió: Đặt ống thông gió vào vị trí đã xác định trên mái tôn, đảm bảo ống được đặt cân bằng.

5. Cố định quả cầu thông gió: Sử dụng vít để cố định ống thông gió vào mái tôn.

6. Bịt kín các khe hở: Sử dụng keo silicon để bịt kín các khe hở giữa ống thông gió và mái tôn, tránh hở khí.

10. Làm giếng trời chống nóng cho mái tôn

Giếng trời là một khoảng không gian thông theo phương thẳng đứng từ tầng trệt xuống dưới mái. Chúng được coi như một giải pháp mang lại sức sống và sự thông thoáng cho những ngôi nhà mái tôn.

Giếng trời giúp khắc phục những nhược điểm ba bên là tường nhà hàng xóm xung quanh, không mở được nhiều cửa sổ.

Loại vật liệu đảm bảo an toàn và bền chắc nhất cho giếng trời hiện nay chính là tấm lấy sáng Polycarbonate. Chúng có khả năng kháng lại tia UV có hại từ bức xạ ánh mặt trời và có đọ bền rất cao.

làm giếng trời giải pháp chống nóng cho mái tôn lấy gió ngoài thiên nhiên vào làm giảm nhiệt độ

Nếu bạn muốn lắp giếng trời thì cần lưu ý vài điểm sau:

  • Ánh sáng: Căn nhà của bạn đã đủ sáng hay chưa, thiết kế giếng trời cho nhà mái tôn với mục đích gì?
  • Tiếng ồn: Giếng trời như một cái ống truyền thanh, do đó âm thanh phát ra gần đó rất vang và rõ. 
  • Mưa hắt: Mái giếng trời được thiết kế để thông gió, do đó trong thi công và sử dụng cần chú ý xử lý để tránh bị mưa to hắt vào.

Hướng dẫn thi công giếng trời chống nóng mái tôn

Xác định vị trí: Lựa chọn vị trí thông thoáng, có thể lấy sáng tốt để làm giếng trời.

Cắt tôn: Cắt tôn mạ kẽm theo kích thước phù hợp với giếng trời.

Tạo khung giếng trời: Dùng khung nhôm để tạo khung giếng trời.

Lắp đặt kính cường lực: Lắp đặt kính cường lực vào khung giếng trời.

Lắp đặt giếng trời: Đặt giếng trời vào vị trí đã xác định trên mái tôn, đảm bảo giếng trời được đặt cân bằng.

Cố định giếng trời: Sử dụng vít để cố định giếng trời vào mái tôn.

Bịt kín các khe hở: Sử dụng keo silicon để bịt kín các khe hở giữa giếng trời và mái tôn, tránh hở khí.

11. Dùng vật liệu mái ngói thay thế cho mái tôn

Giải pháp này rất được nhiều nhà thi công vì tính năng vượt trội củanó thực sự rất hiệu quả khi nói đến các giải pháp làm giảm nhiệt độ trong nhà.

làm mái tôn che nắng

Sử dụng giải pháp mái ngói thay thế cho mái tôn vừa chống ồn sẽ giúp giảm rất nhanh nhiệt độ trong những ngày nắng nóng gay gắt. Và nếu được thiết kế thẫm mỹ rất cao.

12. Dùng lưới che nắng chống nóng mái tôn

Lưới che là phương pháp chống nóng mái tôn phổ biến và được người dùng rất ưa chuộng. Với chất liệu làm từ nhựa HDPE cao cấp giúp giảm khả năng hấp thụ nhiệt trên mái tôn. Cùng với đó, HDPE cũng là một trong những nguyên liệu có độ bền vươt trội, chúng có thể vượt qua nắng mưa, sức gió mạnh đến 3- 5 năm.

Lưới che mái tôn cho tỉ lệ giảm nhiệt tới 70% – 80% giúp hạn chế tăng nhiệt cho căn nhà. Không chỉ hạ nhiệt, lưới che còn có tác dụng cản hạt mưa, giảm tiếng ồn cực hiệu quả, tránh đi những rắc rối khi sử dụng mái tôn. Đặc biệt, mức chi phí lắp đặt của mái tôn cũng rẻ hơn nhiều lần so với nhiều loại vật liệu chống nóng khác.

lưới chống nóng mái tôn

Tuy vậy, do diện tích khá lớn nên lưới che thường được dùng cho các diện tích mái tôn lớn nư nhà kho, trường học, nhà xưởng. Nếu bạn lựa chọn lưới che chống nóng mái tôn cho gia đình, tốt nhất nên chọn loại lưới che đa sắc phù hợp và thẩm mỹ hơn.

Hướng dẫn thi công lưới chống nóng mái tôn

1. Xác định vị trí: Lựa chọn vị trí cần che nắng trên mái tôn.

2. Đo kích thước: Đo kích thước khu vực cần che nắng để cắt lưới cho phù hợp.

3. Cắt lưới: Cắt lưới che chống nắng theo kích thước đã đo.

4. Cố định lưới:

  • Cách 1: Sử dụng dây thừng để buộc lưới vào các cọc tre đã được cắm trên mái tôn.
  • Cách 2: Sử dụng khung sắt để làm khung cho lưới, sau đó cố định khung sắt vào mái tôn.

13. Trồng cây xanh trong vườn để đổ bóng mát cho ngôi nhà

Nếu bạn về quê hay những vùng có cây xanh nhiều chắc chắn bạn sẽ có cảm  giác mét mẻ và trong lành. Đây chính là giải pháp vô cùng hiệu quẩ vừa bảo vêh thiên nhiên, vừa có không gian trong lành mà lại làm mát cho ngôi nhà của bạn.

Bạn có thể chọn những loại cây có tán rộng mà lớn nhanh như: cây bàng, cây phượng, cây lộc vừng, cây long não, cây xà cừ…Một cái cây tán rộng đúng hướng nắng vào nhà sẽ góp phần cực kỳ lớn trong việc giảm tải nhiệt độ không chỉ cho mái mà còn không khí bên trong và xung quanh nhà.

Nhược điểm của giải pháp chống nóng cho nhà mái tôn này là bạn cần có đủ không gian để trồng cây, vì nếu cây không đủ đất hay không được sắp xếp, bố trí hay thiết kế trước chỗ trồng sẽ rất khó sống và sinh trưởng tốt.

trồng cây chống nóng mái tôn

vừa tăng thêm thẩm mỹ vừa làm mát cho mái tôn nhà

14. Làm hồ cá ở dưới mái tôn điều hòa nhiệt độ

Ông bà ta thường hay bảo xây nhà thì xây hướng nam, trước nhà thì nên có hồ cá, sau nhà có rặng chuối. Bởi hồ cá sẽ giúp không khí trong nhà mát mẻ hơn rất nhiều khi có những cơn gió thổi vào nhà.

Đây còn là một giải pháp phong thủy rất tốt. Tuy vậy cũng giống như hầu hết các phương án ứng dụng nguyên lý 3 thì nó phải được tính toán trước chứ khó có thể tự phát hay chữa cháy được.

Khi được thiết kế từ sớm, đây sẽ là giải pháp cực kỳ hiệu quả để căn nhà của bạn luôn thoáng mát một cách tự nhiên.

15. Sử dụng tấm phản quang chống nóng mái tôn

Tấm phản quang là một loại vật liệu được sử dụng để chống nóng cho mái tôn. Tấm phản quang có cấu tạo gồm nhiều lớp:

  • Lớp mặt ngoài: được làm từ vật liệu có khả năng phản xạ nhiệt tốt như nhôm, thiếc, hoặc nhựa.
  • Lớp lõi: được làm từ vật liệu cách nhiệt như bông thủy tinh, xốp XPS, hoặc EPS.
  • Lớp màng bảo vệ: giúp bảo vệ tấm phản quang khỏi tác động của thời tiết.

Cách thức hoạt động:

  • Tấm phản quang hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ tia hồng ngoại từ ánh nắng mặt trời, giúp giảm lượng nhiệt truyền vào nhà.
  • Lớp cách nhiệt giúp ngăn cản sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào bên trong nhà.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả chống nóng cao, có thể giảm nhiệt độ trong nhà từ 5 đến 10 độ C.
  • Dễ dàng thi công, lắp đặt.
  • Giá thành rẻ.
  • Bền bỉ, có tuổi thọ cao.

Nhược điểm:

  • Có thể làm giảm độ sáng trong nhà.
  • Có thể tạo ra tiếng ồn khi trời mưa.

16. Sử dụng bọt biển cách nhiệt chống nóng mái tôn

Bọt biển cách nhiệt là một loại vật liệu được sử dụng để chống nóng cho mái tôn. Bọt biển cách nhiệt có cấu tạo từ các tế bào khí nhỏ, giúp ngăn chặn sự truyền nhiệt hiệu quả.

Cách thức hoạt động:

  • Bọt biển cách nhiệt hoạt động dựa trên nguyên lý dẫn nhiệt thấp. Các tế bào khí nhỏ trong bọt biển cách nhiệt có chứa khí trơ, vốn là chất dẫn nhiệt kém. Do đó, nhiệt độ từ bên ngoài khó có thể truyền vào bên trong nhà.
  • Bọt biển cách nhiệt còn có khả năng hấp thụ âm thanh, giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả chống nóng cao, có thể giảm nhiệt độ trong nhà từ 5 đến 10 độ C.
  • Dễ dàng thi công, lắp đặt.
  • Giá thành rẻ.
  • Bền bỉ, có tuổi thọ cao.
  • An toàn cho sức khỏe.

Nhược điểm:

  • Có thể bị rách, thủng nếu bị tác động mạnh.
  • Khả năng chống thấm nước không cao.

Cách thi công bọt biển cách nhiệt chống nóng mái tôn:

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt mái tôn.
  • Cắt bọt biển cách nhiệt theo kích thước phù hợp.
  • Dán bọt biển cách nhiệt lên mái tôn bằng keo dán chuyên dụng.
  • Sử dụng đinh vít để cố định bọt biển cách nhiệt (nếu cần thiết).

17. Sử dụng xốp XPS cách nhiệt chống nóng mái tôn

Xốp XPS (Extruded Polystyrene) là một loại vật liệu cách nhiệt được sử dụng phổ biến trong xây dựng, đặc biệt là chống nóng cho mái tôn.

Cấu tạo:

  • Xốp XPS được cấu tạo từ các hạt nhựa polystyrene được nung chảy và ép đùn liên tục, tạo thành cấu trúc ô kín với mật độ cao.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả chống nóng cao: Hệ số dẫn nhiệt thấp (λ = 0.028 W/mK), giúp giảm thiểu tối đa sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào bên trong nhà.
  • Chống thấm nước tốt: Nhờ cấu trúc ô kín, xốp XPS có khả năng chống thấm nước hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng dột mái.
  • Chống ẩm mốc: Khả năng chống ẩm cao, hạn chế sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.
  • Cách âm tốt: Giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài, tạo môi trường yên tĩnh cho gia đình.
  • Dễ thi công: Tấm xốp XPS có kích thước đa dạng, dễ dàng cắt, ghép và thi công.
  • Độ bền cao: Khả năng chịu nén tốt, tuổi thọ cao, có thể sử dụng lâu dài.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn so với một số vật liệu cách nhiệt khác.
  • Khả năng chịu lửa thấp: Cần lưu ý về vấn đề an toàn cháy nổ khi sử dụng.

Cách thi công xốp XPS chống nóng mái tôn:

  • Vệ sinh mái tôn: Loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc, tạp chất trên bề mặt mái tôn.
  • Lắp đặt hệ thống khung xương: Sử dụng thanh U, V để tạo khung xương cho tấm xốp XPS.
  • Cắt xốp XPS: Cắt xốp XPS theo kích thước phù hợp với khung xương.
  • Lắp đặt xốp XPS: Đặt xốp XPS vào khung xương, đảm bảo khít chặt các mối nối.
  • Lợp mái tôn: Lợp mái tôn lên trên lớp xốp XPS, cố định bằng vít.

18. Sử dụng tấm lợp polycarbonate chống nóng mái tôn

Tấm lợp polycarbonate là một loại vật liệu lợp mái được sử dụng phổ biến để chống nóng cho mái tôn.

Cấu tạo:

  • Tấm lợp polycarbonate được cấu tạo từ các lớp nhựa polycarbonate liên kết với nhau, tạo thành cấu trúc rỗng ruột hoặc đặc ruột.

Ưu điểm:

  • Chống nóng hiệu quả: Khả năng truyền nhiệt thấp (k = 0.21 W/mK), giúp giảm nhiệt độ trong nhà từ 5 đến 10 độ C.
  • Lấy sáng tốt: Khả năng lấy sáng cao (từ 85% đến 90%), giúp tiết kiệm điện năng chiếu sáng.
  • Độ bền cao: Chịu được va đập mạnh, gấp 200 lần so với kính, có tuổi thọ cao.
  • Trọng lượng nhẹ: Dễ dàng thi công, lắp đặt.
  • Khả năng chống cháy: Có khả năng chống cháy lan, đảm bảo an toàn.
  • Tính thẩm mỹ cao: Màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn so với mái tôn thông thường.
  • Dễ bị trầy xước: Cần lưu ý bảo vệ trong quá trình sử dụng.

Cách thi công tấm lợp polycarbonate chống nóng mái tôn:

  • Vệ sinh mái tôn: Loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc, tạp chất trên bề mặt mái tôn.
  • Lắp đặt hệ thống khung xương: Sử dụng thanh U, V để tạo khung xương cho tấm lợp polycarbonate.
  • Cắt tấm lợp polycarbonate: Cắt tấm lợp polycarbonate theo kích thước phù hợp với khung xương.
  • Lắp đặt tấm lợp polycarbonate: Đặt tấm lợp polycarbonate vào khung xương, cố định bằng vít.
  • Bịt kín các mối nối: Sử dụng keo silicon hoặc gioăng để đảm bảo kín khít, chống thấm nước.

Lựa chon đơn vị thi công chống nóng mái tôn uy tín – Xây dựng Nhân Thuỷ

Nếu bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn đơn vị thi công nào phù hợp với công trình nhà bạn hay bạn muốn tư vấn thêm về cách chóng nóng mái tôn hiệu quả, hãy đến với Xây dựng Nhân Thuỷ. Chúng tôi với đội ngũ thi công chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm đảm bảo chất lượng công trình và trách nhiệm.

Chống nóng mái tôn TPHCM Chống nóng mái tôn Bình Dương Chống nóng mái tôn Đồng Nai
Chống nóng mái tôn Hà Nội Chống nóng mái tôn Long An Chống nóng mái tôn Vũng Tàu

thi công làm mái tôn

Chúng tôi cam kết sẽ mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng với chất lượng toàn diện và chi phí cạnh tranh nhất. Để được tư vấn về cách chống nóng mái tôn và dịch vụ thi công của chúng tôi liên hệ ngay theo thông tin bên dưới.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XÂY DỰNG NHÂN THỦY

MST: 0315858955

HOTLINE Tư Vấn 24/7: 0778 997 898  – 0981 878 997

Hỗ trợ chat zalo: (0981878997)

Website: https://xaydungnhanthuy.com

Email: xaydungnhanthuy@gmail.com

Từ khóa » Các Cách Chống Nóng Cho Mái Tôn