14 Quy Tắc Trên Bàn ăn Người Việt, Bất Kì Ai Cũng Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Không cắm đũa vào trong chén cơm
Nhiều nơi đặc biệt kiêng kị chuyện cắm đũa như vậy. Người ta quan niệm, chỉ có cúng cơm thì mới cắm đũa thẳng vào chén như vậy.
Nhiều nơi đặc biệt kiêng kị chuyện cắm đũa như trong hình. |
2. Quy tắc lật cá
Chắc chắn nhiều người cũng biết về chuyện lật cá này. Với những người dân đi biển, lật cá lại là 1 điềm rủi vì nó cũng giống như lật thuyền. Sau khi ăn hết 1 mặt cá, thay vì lật ngược nó lên, người ta sẽ gỡ xương cá ra và ăn tiếp.
3. Bới cơm cũng phải đúng cách
Có 2 điều phải lưu ý khi bới cơm, đó là:
- Kiêng bới 1 vếch, tức là chỉ 1 lần múc cơm. Điều này chỉ làm khi bới cơm cúng người chết.
- Không xới đầy chén, việc này đối với một số người là bất lịch sự. Chỉ nên khoảng 2/3 chén là được.
4. Không dùng đũa gõ chén
Điều này giống như bạn đang mời gọi "những vị khách không mời". Đồng thời, người lịch sự chẳng ai lại khua chén như thế cả.
5. Không bới đồ ăn lung tung
Đó cũng là 1 phép lịch sự, bạn cảm thấy như thế nào nếu một đĩa thức ăn hoặc một tô canh bị bới tung lên. Bạn càng phải lưu ý điều này nếu là một vị khách được mời đến dùng cơm.
6. Mời cơm người lớn
Không chỉ đơn giản là lên tiếng mời mọi người dùng bữa. Ở miền Bắc và miền Trung, trước khi cầm chén lên, những người nhỏ tuổi phải mời từng người lớn tuổi ăn cơm theo thứ tự từ trên xuống dưới.
7. Mời rượu, bia người lớn
Điều này phổ biến ở miền Bắc, nếu như bạn là người nhỏ tuổi hơn khi cụng ly, ly của bạn phải nằm ở phía dưới một chút so với ly của người lớn tuổi. Không được cụng ngang hoặc cao hơn, như vậy là vô lễ.
8. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng
Không phải tự nhiên mà chúng ta có câu thành ngữ nào. Điều này đã được dạy từ khi chúng ta còn nhỏ, phải biết từ tốn trên bàn ăn.
Nếu bàn ăn của gia chủ không có nhiều, hãy ăn ít lại. Ngay cả khi đó là một bàn ăn thịnh soạn, cũng không nên tranh luôn phần ăn của người khác. Ví dụ như đi ăn tiệc cưới, một bàn ăn thường chỉ có đúng 10 con tôm cho 10 người, bạn ăn 2 con là sai.
9. Không rời khỏi bàn ăn khi người lớn chưa ăn xong
Điều này cũng giống như là sự tôn trọng đối với người lớn. Ngay cả khi bạn đã ăn xong, hãy ngồi lại để người khác cảm thấy thoải mái để tiếp tục dùng bữa.
10. Không sử dụng điện thoại
Bạn biết điều này nhưng vẫn làm mà phải không? Hãy bỏ thói quen đó, hãy đặt mình vào những người xung quanh xem nhé!
11. Ra hiệu với bồi bàn
Không cần phải nói nhiều, bạn chỉ cần để dao nĩa như thế này, nếu là một bồi bàn chuyên nghiệp họ sẽ hiểu ý của bạn là gì.
12. Khăn ăn
Khăn ăn: Dùng để bảo vệ quần áo khỏi bị dây bẩn và để lau miệng trong khi ăn. Có 2 loại khăn ăn: khăn vải và khăn giấy. Trong một bữa tiệc nhiều món ăn không nên dùng khăn giấy. Khăn ăn bằng giấy chỉ nên dùng khi uống cà phê hoặc trong bữa ăn sáng.
13. Không để khách tới nhà ăn đồ thừa, đồ nguội
Bạn không nên để khách ăn những món thừa hay quá nguội vì như vậy các vị khách sẽ nghĩ mình không tôn trọng họ.
14. Phải đợi mọi người đầy đủ mới ăn phần của mình
Hãy đợi tất cả mọi người ngồi xuống bàn và được phục vụ xong xuôi thì mới bắt đầu ăn thức ăn của mình.
|
Từ khóa » Những Quy Tắc Trên Bàn ăn Của Người Việt
-
Những Quy Tắc Trên Mâm Cơm Người Việt Mấy Ai Còn Nhớ?
-
50 Quy Tắc Trên Mâm Cơm Việt, Giờ Mấy Ai Còn Theo
-
Top 12 Quy Tắc Trong Bàn ăn Của Người Việt Mà Bạn Nên Biết
-
Quy Tắc Trên Mâm Cơm Việt: Có Phải Phú Quý Sinh Lễ Nghĩa?
-
Luật Lệ Trên Bàn ăn: 40 Quy Tắc ăn Cơm Của Người Việt, Bạn Thực ...
-
Văn Hóa Trong Bữa ăn Gia đình Việt - Báo Hà Tĩnh
-
50 PHÉP TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT ! - Tinhte
-
Đây Là 50+ Phép Lịch Sự Trên Bàn ăn Của Người Việt, Bạn đã Biết?
-
20 Quy Tắc ứng Xử Trên Mâm Cơm Việt để Luôn Thanh Lịch Trong Khi ...
-
Những Quy Tắc Trong Bữa Ăn Của Người Việt - YouTube
-
Quy Tắc Trên Bàn ăn Của Người Việt
-
9 Quy Tắc Trên Bàn ăn Người Việt, Bất Kì Ai Cũng Nên Biết - Webtretho
-
Những Quy Tắc Ứng Xử Trên Bàn Ăn Bạn Nên Biết Để Tránh Mất ...
-
20 Quy Tắc Vàng Trên Bàn ăn Mà Ai Cũng Phải Biết