14 Thực Phẩm Nên ăn Và Nên Kiêng Hỗ Trợ Trị Thoái Hóa Khớp - JEX

Thoái hóa khớp nên ăn gì

Mối liên quan giữa dinh dưỡng và tình trạng thoái hóa khớp

Dinh dưỡng đóng vai trò duy trì sự sống và hoạt động của mọi cơ quan bộ phận trong cơ thể con người. Việc chúng ta ăn gì? Ăn bao nhiêu và ăn như thế nào? đều ảnh hưởng mật thiết đến sức khỏe nói chung và sức khỏe hệ xương khớp nói riêng.

Chính vì lẽ đó, nếu ăn uống lành mạnh và hợp lý thì xương khớp sẽ được tái tạo và bảo vệ vững chắc, còn nếu ăn uống sai cách (thiếu chất hoặc thừa chất) sẽ khiến xương khớp bị suy yếu và dễ mắc các bệnh nguy hiểm, điển hình là tình trạng thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn, sớm hơn.

Đó là lý do tại sao JEX thế hệ mới dành bài viết này để cung cấp những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng giúp các bạn biết được thoái hóa khớp nên ăn gì, thoái hóa khớp kiêng ăn gì và chế độ ăn uống như thế nào sẽ góp phần phòng ngừa, điều trị cũng như giảm đau thoái hóa khớp hiệu quả nhất.

Thoái hóa khớp nên ăn gì kiêng gì

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí, bao gồm khớp gối, vai, bàn tay, chân…

Dưỡng chất quan trọng hỗ trợ giảm đau và điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Quốc gia về Khoa học và Khớp Học Lâm sàng (National Academy of Sciences and Clinical Rheumatology) đã chứng minh: Một số chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ làm giảm viêm khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và giảm đau khớp. Do đó, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng – Người đang gặp vấn đề về khớp nên tăng cường những nhóm dưỡng chất chứa chất chống oxy hóa sau đây:

Vitamin C

Vitamin C nổi tiếng là chất chống oxy hóa cần thiết cho sự phát triển sụn. Thiếu vitamin C có thể làm giảm sút chất lượng sụn và gia tăng các triệu chứng viêm khớp, thế nên tủ lạnh nhà bạn nhất định phải chứa những thực phẩm giàu Vitamin C như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dâu tây, Kiwi, ớt chuông, cà chua, súp lơ, cải xanh và cải xoăn…

Thoái hóa khớp nên bổ sung vitamin c

Bổ sung đủ Vitamin C giúp sản sinh Collagen và mô liên kết khớp

Lượng Vitamin C được khuyến nghị cho nữ giới là 75 miligam/ 1 ngày và nam giới là 90 miligam/ 1 ngày ( Hàm lượng này tương đương với khoảng 80 – 100g trái cây tùy loại).

Vitamin D

Một số nghiên cứu về viêm khớp và thấp khớp cho thấy, vitamin D có thể giúp ngăn ngừa sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Để tăng Vitamin D tự nhiên cho cơ thể, ngoài việc hấp thụ ánh nắng mặt trời (ánh nắng mặt trời có lợi là trước 8h sáng), bạn hãy bổ sung một số thực phẩm như cá hồi, cá mòi, tôm, trứng, đậu hũ, sữa chua…

Vitamin D tốt cho người thoái hóa khớp

Vitamin D hỗ trợ ngăn ngừa sự phá vỡ sụn

Vitamin K

Nguồn Vitamin K phong phú nhất đến từ cải xoăn, rau bina, rau diếp, bông cải xanh… Mỗi ngày, bạn cần nạp 1 microgam Vitamin K/ 1kg trọng lượng cơ thể (nếu nặng 60kg thì bạn cần bổ sung 60 microgam Vitamin K).

Vitamin E

Dầu thực vật và các loại hạt là nguồn cung cấp Vitamin E chính yếu cho cơ thể. Và lượng tiêu thụ Vitamin E an toàn cho một người là 3 – 4 mg/ 1 ngày tương đương với 1 muỗng cà phê.

Beta Carotene

Beta carotene là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ  giảm tổn thương đến khớp. Có lẽ nhiều người chưa biết, hoạt chất quan trọng đối với khớp này tồn tại trong những thực phẩm quen thuộc như củ cải, khoai lang, rau bina, lá bạc hà, mùi tây, cà chua, măng tây, dưa lưới…

Axit béo Omega – 3

Chất béo không bão hòa Omega – 3 có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất các Cytokine và Enzyme phá vỡ sụn giúp giảm viêm khớp và làm dịu cơn đau khớp đáng kể. Muốn cải thiện lượng Omega – 3 thiếu hụt cho cơ thể, bạn nên thêm vào thực đơn ăn uống các món chế biến từ cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm, hàu, hạt óc chó…

Người bị viêm khớp nên ăn hai phần cá hồi khoảng 85g – 1 lạng (3 – 4 ounce) mỗi tuần. Đây là khẩu phần tiêu chuẩn để giúp cơ thể có đủ lượng Omega – 3 phục vụ quá trình tái tạo sụn khớp.

Bioflavonoid

Một số Bioflavonoid như Quercetin là chất chống oxy hóa với khả năng chống viêm cao tương đương thuốc chống viêm như Aspirin, Ibuprofen. Bạn có thể tìm kiếm Bioflavonoid ở một số thực phẩm quen tên là hành tây đỏ, hành tây vàng, hành tây trắng, cải xoăn, tỏi tây, cà chua bi, bông cải xanh, việt quất, nho đen, trà xanh, táo, quả mơ…

Curcumin

Nghiên cứu “Tính hiệu quả và an toàn của phức hợp Curcumin – Phosphatidylcholine khi sử dụng lâu dài ở bệnh nhân viêm xương khớp” đã cho ra kết quả làm giảm đau khớp và cải thiện chức năng khớp. Kết quả này được đăng tải trên tạp chí NCBI  lần đầu tiên năm 2010. Củ nghệ chính là thực phẩm dồi dào Curcumin nhất –  Hãy thêm gia vị này vào thật nhiều món ăn của bạn nhé!

Nghệ tốt cho người bị thoái hóa khớp

Nghệ chứa Curcumin – Hoạt chất có thể ức chế các hóa chất gây viêm

Tiếp theo sau đây, JEX thế hệ mới sẽ giới thiệu chi tiết những thực phẩm nên ăn và nên kiêng để các bạn dễ dàng lựa chọn cũng như xây dựng được khẩu phần ăn uống chất lượng nhất giúp giảm đau và giảm viêm khớp tối ưu. Quan trọng hơn, bạn có thể bỏ túi một số công thức chế biến món ăn lợi khớp đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn đấy.

Thoái hóa khớp nên ăn gì?

Như đã phân tích ở trên, dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe hệ xương khớp. Nếu bạn đang phân vân không biết nên ăn gì để giúp hạn chế tối đa các bệnh lý về khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp thì tham khảo những loại thực phẩm dưới đây:

Trái cây và rau củ

Không chỉ có lợi cho xương khớp, trái cây và rau củ là nguồn dưỡng chất lý tưởng dành cho sức khỏe của tất cả chúng ta. Trong rau củ quả chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm hiệu quả, thế nên người bị thoái hóa khớp nên tăng cường nhóm thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Người thoái hóa khớp nên ăn rau

Rau củ luộc là món ăn có lợi cho người bị viêm khớp gối

Thêm vào đó, rau quả còn là nguồn chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn và giảm cơn thèm ăn, từ đó hỗ trợ việc giảm cân của bạn diễn ra thuận lợi hơn. Và những loại trái cây và rau quả đặc biệt giàu chất chống oxy hóa chống viêm là trái cây mọng nước, trái cây có múi, đu đủ, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, bí ngô và khoai lang…

Dùng trái cây và rau củ bao nhiêu là đủ?

Trái cây và rau củ bạn có thể ăn mỗi ngày với lượng tương đương một chén (bát) đầy (ví dụ: một củ khoai tây trung bình, một quả cà chua lớn, một trái bắp to). Nhưng cần thay đổi loại trái cây và rau củ cho từng bữa ăn để kích thích vị giác và không bị “ngán”.

Gợi ý món ngon từ rau củ cho người bị thoái hóa khớp

Món ăn ngon đầu tiên mà Jex muốn gợi ý cho những ai chưa biết ăn gì chữa thoái hóa khớp chính là rau củ thập cẩm luộc chấm muối mè. Nghe thôi đã cảm thấy thanh mát và muốn ăn liền rồi phải không nào?

Bạn cần chuẩn bị 1 củ cà rốt; ½ bông cải xanh; 1 phần nhỏ cải bắp, 1/4 quả bí ngô (lượng rau củ có thể điều chỉnh theo số lượng người ăn). Sau khi rửa sạch sẽ các nguyên liệu này, bạn cho vào nồi nước đã đun sôi để luộc chín kỹ.

Nhớ là nước luộc rau phải cho thêm chút muối để rau củ xanh và ngọt hơn. Đun trong nước sôi khoảng 5 – 7 phút, bạn xếp các loại rau củ ra đĩa sao cho đẹp mắt sẽ giúp kích thích vị giác.

Cuối cùng là làm muối mè. Tỉ lệ muối và mè chuẩn là 9:1 tức là 9 thìa vừng 1 thìa muối, tuy nhiên đối với người bị khớp nên điều chỉnh thành 20:1 tức là với 20 thìa vừng chỉ dùng 1 thìa muối.

Khi rang mè, bạn để lửa nhỏ để vừng chín vàng đều và không bị cháy. Còn muối thì rang trên lửa vừa phải cho đến khi hạt muối chuyển sang màu trắng xám thì tắt bếp.

Rang xong mè và muối, bạn cho muối vào cối giã mịn trước rồi đổ hết phần vừng vào giã cho đến khi 2 nguyên liệu hòa quyện vào với nhau là được. Bạn có thể chuẩn bị sẵn muối mè và bảo quản trong hũ thủy tinh để ăn dần. Vậy là đĩa rau luộc thập cẩm bắt mắt cùng chén muối mè thơm lừng đã sẵn sàng – Ăn thôi nào!

Cá hồi hỗ trợ chữa thoái hóa khớp

Axit béo Omega – 3 được khuyến khích sử dụng bởi chất béo không bão hòa này có thể giúp trung hòa tình trạng viêm trong cơ thể. Và cá hồi chính là thực phẩm chứa hàm lượng Omega – 3 phong phú nhất. Duy trì chế độ ăn giàu axit béo Omega – 3, bạn sẽ nhận thấy khớp bớt đau và căng cứng rõ rệt vào mỗi buổi sáng.

Cá hồi giúp cải thiện thoái hóa khớp

Cá hồi là thực phẩm giàu hàm lượng Omega – 3

Lưu ý: Cá hồi nuôi có thể tồn dư kháng sinh gây hại cho cơ thể, thế nên tốt hơn hết, bạn hãy lựa chọn cá hồi thiên nhiên cho bữa ăn của mình nhé! Để phân biệt được đâu là cá hồi thiên nhiên, đâu là cá hồi nuôi? các bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

  • Cá hồi tự nhiên có màu đỏ cam tươi còn cá hồi nuôi có màu nhạt hơn.
  • Cá hồi tự nhiên có thớ mỡ màu trắng nạc và nhỏ li ti còn cá hồi nuôi có thớ mỡ trắng đục và khá to.
  • Cá hồi tự nhiên khi ăn có vị ngọt thơm không tanh như cá hồi nuôi.

Dùng cá hồi bao nhiêu là đủ?

Chỉ tiêu cho người viêm khớp là hai phần cá hồi khoảng 85g – 1 lạng (3 – 4 ounce) mỗi tuần. Đây là khẩu phần tiêu chuẩn để giúp tăng lượng axit béo Omega – 3 cho cơ thể.

Gợi ý món ngon từ cá hồi tốt cho người bị viêm khớp

Cá hồi sốt cà chua là món ăn bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho người bị viêm khớp. Để làm món ăn này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

– 100g thịt cá hồi tươi – 1 quả cà chua – 3 nhánh tỏi – 1 miếng gừng nhỏ – 1 củ hành tím – 1/2 củ hành tây – 1 muỗng rượu

Cùng một số gia vị cơ bản như nước mắm, muối, mì chính, đường, dầu oliu, bột cà ri và ớt.

Trước khi bắt tay vào chế biến món ăn, chúng ta cần rửa sạch tất cả các nguyên liệu và để ráo nước. Riêng cá hồi thì bạn nên rửa thêm một lần nữa với rượu và gừng giã nhỏ đã chuẩn bị để khử mùi tanh.

Tiếp theo, bạn ướp cá hồi với một chút muối (½ muỗng cà phê muối), 1 nửa củ hành tím, 1/4 muỗng tiêu, 1/4 muỗng nước mắm và 1 chút đường trong khoảng 15 phút. Khi ướp cá hồi, bạn chú ý dùng càng ít đường, ít muối càng tốt vì 2 loại gia vị này không có lợi cho người mắc bệnh về khớp nhé!

Ngay khi cá hồi đã thấm gia vị, bạn thả từng miếng vào chảo dầu đã nóng (dầu oliu). Giữ lửa nhỏ để chiên cho đến khi các mặt cá hồi vàng đều thì tắt bếp.

Cuối cùng, bạn phi thơm hành tím và tỏi bằng dầu oliu rồi cho hỗn hợp cà chua, hành tây, bột cà ri và chút tiêu hoặc ớt đã xay nhuyễn vào chảo đun sôi liu diu. Khi nước sốt đã sệt lại, bạn cho từng miếng cá hồi vào chảo đun sôi lại khoảng 3 phút để nước sốt bao lấy cá hồi là thành công. Món cá hồi sốt cà chua có thể ăn kèm với cơm hoặc bún đều rất tuyệt vời.

Dầu ô liu tốt cho xương khớp

Oleocanthal – Hoạt chất được tìm thấy trong dầu ô liu có khả năng ức chế các hợp chất gây viêm trong cơ thể. Chính vì lẽ đó, không cần đắn đo, thêm liền dầu ô liu vào tủ đồ ăn nếu bạn đang tìm hiểu về thực phẩm nên ăn khi bị bệnh thoái hóa khớp gối.

Dầu oliu tốt cho người bị thoái hóa khớp

Người bị viêm khớp nên thay dầu ăn thường bằng dầu ô liu

Dùng dầu ô liu bao nhiêu là đủ?

Nếu bị viêm sưng khớp hoặc thoái hóa khớp bạn nên dùng dầu ô liu thay thế hoàn toàn cho dầu thường. Vậy nên, mỗi bữa ăn, bạn có thể sử dụng một lượng vừa phải để chiên xào và nấu các món yêu thích.

Gợi ý món ngon từ dầu ô liu tốt cho người có bệnh về khớp

Hải sản nướng sốt ô liu là món ngon tiếp theo gửi đến cho những người bị thoái hóa khớp. Và những nguyên liệu không thể thiếu để cho ra món ăn hoàn hảo nhất gồm 30g tôm sú, 100g mực, 15g bắp cải trắng và 15g bắp cải tím.

Phần đặc biệt của món ăn này chính là nước sốt ô liu. Để tạo nên loại nước sốt chuẩn nhất, bạn cần có 40g trái olive, ½ thìa dầu ô liu, ¼ thìa muối, 1 chút tiêu và 1g lá Thyme (Thyme chính là lá xạ hương).

Công đoạn chế nước sốt bắt đầu bằng cách cho tất cả nguyên liệu vào máy xay thật nhuyễn. Nước sốt này sẽ được chia thành 2 phần: Một phần dùng để ướp tôm và mực đã rửa sạch trước khi nướng và một phần để rưới lên bề mặt hải sản sau khi đã nướng chín.

Hải sản sau khi ướp nước sốt được 15 phút thì bạn cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 10 phút. Lúc này, bạn gắp tôm và mực bày ra đĩa đã trang trí bắp cải tím và bắp cải trắng bào nhỏ rồi chan phần nước sốt còn lại lên trên. Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ là bạn đã có thể hoàn thành món hải sản sốt dầu ô liu béo thơm mà không gây ngán chút nào.

Tỏi và hành

Muốn món ăn thơm ngon và đượm vị hơn chắc chắn không thể thiếu hành và tỏi được phải không nào? Và thật tuyệt vời khi cả 2 loại gia vị quen thuộc này đều chứa Diallyl Disulfide – Một hợp chất có tính năng cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp. Còn chần chừ gì nữa, ướp hương món ăn của bạn bằng hành tỏi phi để bữa cơm thêm ngon lành và giảm đau xương khớp.

Viêm khớp nên ăn tỏi

Tỏi chứa Diallyl Disulfide – Hợp chất giúp cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp

Dùng tỏi và hành bao nhiêu là đủ?

Tỏi và hành là gia vị nêm nếm cho món ăn thơm ngon hơn. Vậy nên, bất kỳ món ăn nào cần hành và tỏi, bạn đều có thể sử dụng nhé! Nhưng mỗi ngày, một người chỉ nên dùng 3 – 4 tép tỏi (tương đương 4g tỏi) và 1 củ hành ( tương đương 4 – 5g hành).

Gợi ý món ăn có hành tỏi tốt cho người có bệnh xương khớp

Bạn đã bao giờ làm món tôm rim tỏi chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo công thức dưới đây để chế biến món tôm rim tỏi ngon khó cưỡng này ngay hôm nay.

Nguyên liệu cho món ăn này sẽ bao gồm: 200 – 300g tôm tươi, 1 củ tỏi lớn bóc vỏ và băm nhỏ cùng các loại gia vị thông dụng như dầu ô liu, hạt nêm, đường, ớt, muối và bột ngọt. Nguyên liệu đã sẵn sàng, bắt tay vào chế biến thôi nào!

Đầu tiên, bạn ướp tôm đã rửa sạch với hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường và muối trong 15 phút (nhớ là đường và muối chỉ dùng một chút thôi nhé!). Tiếp đó, bạn cho dầu ô liu vào chảo đun sôi rồi đổ hết phần tỏi đã băm nhỏ vào phi thơm.

Cuối cùng, bạn cho hết phần tôm đã ướp vào chảo cùng ¼ thìa nước mắm và rim nhỏ lửa. Sau 15 phút, món tôm rim tỏi có thể cho ra đĩa để thưởng thức với cơm trắng – Món ăn này đảm bảo “tốn” cơm vô cùng.

Đậu nành tốt cho hệ xương khớp

Đậu nành ít chất béo, giàu Protein và chất xơ rất tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tim mạch và hệ xương khớp. Nếu không thích ăn cá thì đậu nành luộc hoặc đậu hũ chính là “sự thay thế hoàn hảo” giúp cơ thể bạn đảm bảo lượng axit béo Omega – 3 thiết yếu.

Đậu hũ tốt cho xương khớp

Đậu nành giàu Protein và chất xơ rất tốt cho hệ xương khớp

Dùng đậu nành bao nhiêu là đủ?

Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn 1 – 2 lần các món làm từ đậu nành là đủ. Nếu trong tuần, bạn không ăn đủ lượng cá thì có thể tăng khẩu phần đậu nành lên để duy trì đủ Omega – 3.

Gợi ý món ngon từ đậu hũ tốt cho người có bệnh thoái hóa khớp

Trứng và đậu hủ đều là thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp. Vậy thì sẽ không có gì tuyệt vời hơn khi chúng ta kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau trong cùng một món ăn và đó chính là món đậu phụ chiên trứng.

Món ăn này chỉ yêu cầu bạn chuẩn bị 3 miếng đậu hũ cắt thành miếng vừa ăn và một quả trứng gà đã được đánh tan cùng lá hẹ thái nhỏ. Lúc này, bạn hãy lăn đều từng miếng đậu hủ vào nước trứng rồi đặt vào chảo dầu ô liu đã sôi.

Lật đều tay để đậu hũ vàng đều các mặt. Món này bạn nên ăn lúc nóng và chấm với tương ớt hoặc nước mắm sẽ giòn ngon hơn rất nhiều.

Hạt đậu

Chất xơ trong đậu giúp giảm mức độ Protein C Reactive (CRP) – Đây được xem là chất chỉ điểm cho phản ứng gây viêm trong cơ thể. Khi lượng CRP giảm xuống sẽ đồng nghĩa với chỉ số viêm ở các bộ phận cơ thể đang ở mức thấp. Vậy nên, ăn các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh… sẽ góp phần kiểm soát viêm khớp hữu hiệu.

Thoái hóa khớp nên ăn đậu

Các loại đậu chứa hoạt chất giảm viêm hiệu quả

Dùng các loại đậu bao nhiêu là đủ?

Chúng ta chỉ nên ăn đậu 2 – 3 lần/ 1 tuần với lượng 100g là đủ. Tuy nhiên, nên hạn chế ăn chè đậu bởi món ăn này quá ngọt.

Gợi ý món ngon từ các loại đậu

Nhắc đến các loại đậu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món chè thập cẩm. Ăn chè nhiều cũng ngán mà vị ngọt của chè không tốt cho xương khớp, nên hôm nay chúng ta cùng nấu món canh sườn đậu trắng và khoai môn nhé!

Nguyên liệu cho món ăn này là 400g sườn non; 100g đậu trắng; ½ củ khoai môn; nước mắm, hành lá, tiêu và muối trắng. Đối với khoai môn, bạn gọt vỏ, cắt miếng nhỏ rồi ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 5 phút.

Trước tiên, bạn cho đậu trắng, sườn non đã rửa sạch vào nồi rồi đổ ngập nước và ninh to lửa cho đến khi 2 nguyên liệu này chín mềm thì đổ khoai môn vào nấu cùng. Trong khi ninh sườn, bạn nhớ thường xuyên vớt bọt để nước canh được trong và ngọt nhất.

Nêm nếm vừa miệng rồi tắt bếp sau khi kiểm tra thấy khoai môn đã mềm. Giờ thì múc canh ra bát và thêm chút hành ngò thái nhỏ để thưởng thức thôi.

Quả óc chó và hạnh nhân

Quả óc chó và hạnh nhân chứa chất béo đơn thể lành mạnh, có thể giúp chống viêm. Cùng với đó, các loại hạt này cũng chứa nhiều Magiê – Nguyên tố vi lượng giúp xương khớp chắc khỏe.

Quả óc chó tốt cho xương khớp

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chỉ nên ăn 6-7 hạt óc chó mỗi ngày

Dùng hạt óc chó và hạt hạnh nhân bao nhiêu là đủ?

Bác sĩ khuyên chúng ta chỉ nên ăn 6 – 7 quả óc chó hoặc hạnh nhân mỗi ngày là đủ. Bạn nhất định không được ăn vượt quá 9 quả óc chó một ngày đâu nhé! Bởi hàm lượng chất béo và calo trong loại hạt này rất cao không tốt cho xương khớp.

Gợi ý món ngon từ quả óc chó tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp khớp

Bình thường, chúng ta chỉ ăn quả óc chó rang như một thứ đồ ăn vặt. Tuy nhiên, chỉ cần biến tấu một chút là bạn sẽ có ngay món salad gà hạt óc chó để đổi vị.

Món Salad gà và hạt óc chó không mất nhiều thời gian để thực hiện. Bạn chỉ cần xé nhỏ gà đã luộc chín rồi trộn đều với chút giấm táo, dưa chuột, hành tây xắt sợi và hạt óc chó đập nhỏ cùng sốt Mayonnaise là có liền đĩa salad thơm mát trên bàn ăn rồi.

Ngoài các loại thực phẩm đã được liệt kê, bạn có thể bổ sung thêm nấm, quả bơ, trà xanh, cà chua… vào thực đơn dinh dưỡng có lợi cho xương khớp nhé! Bởi vì, những thực phẩm này chứa hoạt chất kháng viêm góp phần làm giảm nhẹ tình trạng viêm khớp theo từng ngày.

Thoái hóa khớp kiêng ăn gì?

“Dinh dưỡng” giống như con dao 2 lưỡi vậy – Có thực phẩm tốt cho xương khớp thì ắt hẳn sẽ có thực phẩm gây hại cho xương khớp và đó là:

Đồ ăn nhiều đường

Thực phẩm giàu đường như bánh quy, bánh kem, bánh bông lan… có thể thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. Điều này khiến cho tình trạng viêm sưng tồi tệ hơn và khiến các khớp xương của bạn bị suy yếu đi.

Thực phẩm có hại cho xương khớp

Ăn đồ nhiều đường khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn

Thật khó để ngay lập tức từ chối sự hấp dẫn từ những miếng bánh ngọt ngào, nhưng để bảo vệ xương khớp chắc khỏe, bạn nên thay đổi dần thói quen ăn đồ nhiều đường của mình. Bạn hãy thay thế đường bằng vị ngọt tự nhiên, chẳng hạn sirô trái cây hoặc mật ong – Chúng sẽ giúp xoa dịu cơn thèm ngọt của bạn mà không phát sinh các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Đồ ăn nhiều muối hại khớp

Muối là gia vị chính trong mỗi bữa ăn, thế nhưng hàm lượng natri cao trong muối có thể khiến các tế bào của cơ thể bạn bị sưng lên do bị tích nước. Vậy nên, muối chính là thực phẩm tiếp theo trong danh sách thoai hoa khop goi khong nen an gi mà bạn cần hết sức lưu tâm.

Theo Dịch vụ y tế quốc gia Anh khuyến nghị: Mỗi người chỉ nên dùng tối đa 6gram muối/ 1 ngày tức là khoảng một muỗng cà phê muối. Riêng người bị bệnh tim mạch hoặc viêm khớp, tiêu thụ muối  ít hơn lượng này sẽ tốt hơn. Để cắt giảm hàm lượng natri hàng ngày, bạn có thể thay thế muối bằng một số loại gia vị có hương vỏ chanh bào hoặc tiêu đen… Các loại hương vị mới này vừa giúp thức ăn thơm ngon vừa kiểm soát lượng natri thiết yếu cho mọi hoạt động sống.

Đồ chiên

Tổ chức về viêm khớp (The Arthritis Foundation) đã chỉ ra rằng: Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên hay bánh rán sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể và nhất là sẽ khiến những cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Thoái hóa khớp không nên ăn gì

Ăn nhiều đồ chiên tăng nguy cơ viêm khớp gối

Những loại dầu thường dùng để chiên đồ ăn có thể làm gia tăng Cholesterol trong cơ thể. Trong khi đó, một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học FASEB cho biết: Hàm lượng Cholesterol cao có thể dẫn đến viêm khớp do các mô cử động ở đầu xương bị mòn dần.

Do đó, dù thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì đi nữa thì nhất định bạn nên hạn chế tối đa đồ chiên. Chúng ta có thể dùng dầu thực vật như dầu oliu và bơ thực vật để thay thế cho dầu ăn thông thường khi chế biến các món chiên xào sẽ giúp giảm cholesterol rất hiệu quả. Tóm lại, khi bị thoái hóa khớp thì món canh, luộc, hấp nên được ưu tiên hơn các món chiên và xào.

Bơ sữa

Sữa động vật và các sản phẩm từ bơ sữa động vật “đánh thức” phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu làm tăng cảm giác đau ở những người đang bị đau xương khớp. Hơn thế nữa, nhóm thực phẩm này còn gây tăng huyết áp, tích mỡ trong máu và tiểu đường Type 2.

Tuy nhiên, trước khi đổi sữa động vật bằng một loại sữa nào khác, các bạn cần tìm hiểu xem sản phẩm mình chọn có chứa Carrageenan hay không? Nếu có thì nên hạn chế dùng bởi vì chất phụ gia thường được dùng cho các chế phẩm bơ sữa này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm suy yếu sức khỏe đường ruột.

Đồ ăn nhiều Axit béo Omega – 6

Không phải chất béo không bão hòa nào cũng tốt cho hệ xương khớp đâu các bạn nhé! Một công bố của Trường Y Harvard cho hay, Omega – 6 có thể làm gia tăng mức độ viêm trong cơ thể và khiến cơn đau khớp nặng hơn. Vì vậy, các bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega – 6 như lòng đỏ trứng và thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt ngựa…

Thoái hóa khớp nên hạn chế ăn thịt đỏ

Hạn chế ăn thịt đỏ vì có thể làm tăng mức độ viêm khớp

Đồ ăn từ bột tinh chế

Các sản phẩm từ bột tinh chế như bánh mỳ, mỳ ống, ngũ cốc dinh dưỡng đóng gói cũng là tác nhân kích thích phản ứng viêm của cơ thể thổi bùng lên cơn đau viêm khớp. Để giảm thiểu cơn đau do bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp gây ra, các bạn nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho thực phẩm chế biến từ bột tinh chế. Tuy nhiên, hãy nhớ loại bỏ ngũ cốc nguyên hạt chứa chất Gluten vì phụ gia này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình viêm khớp bạn nhé!

Thuốc lá và rượu

Sử dụng thuốc lá và rượu bia tác động tiêu cực đến mọi mặt của sức khỏe, trong đó có các vấn đề bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nếu hút thuốc, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp, còn nếu bạn uống rượu thì nguy cơ mắc bệnh gút cao vô cùng cao.

Trong nhóm “viêm khớp gối nên kiêng gì” thì chỉ duy nhất thuốc lá và rượu được khuyến cáo nên bỏ hẳn. Những chất kích thích độc hại này không chỉ làm cho tình trạng viêm khớp trầm trọng hơn mà còn là tác nhân phá hủy nhiều bộ phận khác của cơ thể. Còn những thực phẩm khác, bạn vẫn có thể sử dụng một lượng nhỏ khi quá thèm.

Thịt đỏ đã qua chế biến

Các loại thịt đỏ đã qua chế biến thường có chứa nhiều đường và muối nên những người mắc bệnh thoái hóa khớp hoặc gout nên hạn chế để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Đồ ăn đóng hộp

Các loại đồ hộp, xúc xính, thịt xông khói đóng hộp…. là những sản phẩm có chứa sulfit và các chất bảo quản không tốt cho người bệnh khớp, có thể khiến tình trạng viêm trở nặng hơn. Do đó người bệnh cũng nên hạn chế các sản phẩm đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn.

Thực phẩm có hàm lượng AGEs cao

GEs (sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation nâng cao) là các phân tử được tạo ra thông qua các phản ứng giữa đường và protein hoặc chất béo từ đó hủy hoại collagen, chất ngăn ngừa lão hóa.

Thực phẩm động vật giàu protein, chất béo cao được chiên, nướng hoặc nướng là một số nguồn thực phẩm giàu AGEs nhất. Chúng bao gồm thịt xông khói, bít tết, đồ xào hoặc nướng, khoai tây chiên, pho mát Mỹ, bơ thực vật và sốt mayonnaise cũng rất giàu AGEs.

Những quan điểm đúng – sai về thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm khớp

Tìm kiếm thông tin trên các trang mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp những luồng ý kiến trái chiều về thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm thoái hóa khớp. Đúng sai như thế nào, các bạn hãy cùng JEX thế hệ mới phân tích thông qua một số loại thực phẩm cụ thể dưới đây:

Thịt gà

Nhiều người băn khoăn không biết bị đau khớp có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là bị viêm khớp, gút hay thoái hóa khớp vẫn có thể ăn thịt gà, nhưng không nên ăn da gà mà chỉ nên ăn phần thịt nạc ở ức và đùi. Bên cạnh đó, người mắc bệnh về khớp ăn thịt gà luộc hoặc thịt gà hấp là tốt nhất và mỗi ngày không ăn quá 150mg.

dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp

Người bị thoái hóa khớp chỉ nên ăn thịt nạc ở phần ức và đùi gà

Chuối

Chuối chứa nhiều Magiê và Kali có thể làm tăng mật độ xương cũng như làm giảm bớt các triệu chứng viêm khớp. Vậy nên mỗi ngày ăn 1 quả chuối sẽ có lợi cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Măng

Theo trả lời của Tiến sĩ bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan – Phó Giám đốc Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM trên báo Phụ Nữ Online: Măng chứa Cyanide – Chất dễ chuyển thành Acid Cyanhydric gây trở ngại cho việc lưu thông Oxy trong máu khiến tình trạng đau nhức gia tăng. Do đó, người bị viêm khớp và đau nhức xương khớp không nên ăn thực phẩm này.

Rau muống

Các chuyên gia dinh dưỡng lý giải, rau muống chứa nhiều Purin – Chất gây phản ứng viêm trong cơ thể. Vậy nên, người đang bị viêm khớp và gút không nên ăn rau muống vì sẽ làm gia tăng cơ đau khớp.

Hải sản

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England đã phát hiện ra những người đàn ông có chế độ ăn nhiều thịt và hải sản có tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn những người tiêu thụ ít hải sản và thịt. Tuy nhiên, có một số hải sản thực sự tốt cho viêm khớp như cá hồi, cá ngừ và cá mòi bởi chúng chứa hàm lượng axit béo Omega – 3 cao giúp làm giảm sản xuất một số hóa chất gây viêm, đồng thời Vitamin D trong các loại cá này có thể làm giảm sưng khớp và đau khớp.

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giảm đau và giảm viêm thoái hóa khớp. Bên cạnh thực đơn ăn uống phù hợp, bạn nên tích cực vận động nhẹ nhàng kết hợp với việc lựa chọn sản phẩm chứa dưỡng chất chuyên biệt hỗ trợ tái tạo giảm đau và sụn khớp đã được chứng minh hiệu quả và an toàn.

Thực phẩm tốt cho người bị bệnh khớp

Vận động nhẹ nhàng tăng cường độ bền cho cơ khớp

Giờ thì bạn đã biết thoái hóa khớp nên ăn gì nên kiêng gì rồi phải không nào? Hãy bắt tay chuẩn chị những món ăn ngon và tốt cho xương khớp từ những thực phẩm này ngay thôi nào!

Cùng với chế độ ăn uống hợp lý, bạn nên lựa chọn loại thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho sụn khớp và xương lý tưởng như JEX thế hệ mới. Nhờ chứa nhiều tinh chất quý như Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root (chiết xuất từ nghệ), White Willow Bark (chiết xuất từ vỏ cây liễu), Eggshell Membrane (chiết xuất từ màng vỏ trứng)… JEX thế hệ mới có khả năng hỗ trợ:

  • Giảm đau xương khớp, ngăn ngừa biến chứng do thoái hóa khớp hiệu quả nhờ ngăn chặn và kiểm soát các yếu tố gây viêm tại khớp (TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma…) không làm viêm tiến triển, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.

  • Ngăn ngừa viêm khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe nhờ ức chế quá trình hình thành tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp, cùng với giảm các protein tiền viêm, ngăn chặn quá trình viêm tại khớp.

  • Tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn nhờ kích thích tế bào sụn sản xuất chất nền collagen và aggrecan, tăng cường chất lượng dịch khớp. Nhờ đó, những khớp bị thoái hóa sẽ hồi phục nhanh hơn, hoạt động trơn tru hơn.

Để được tư vấn chi tiết về thông tin sản phẩm, bạn có thể liên hệ đến hotline 1800 556 889 (miễn cước) để được Chuyên viên Y khoa giải đáp cụ thể nhé!

Từ khóa » đau Khớp Gối ăn Gì Tốt