15 Bài Thuốc Từ Cây Tre - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Xông lá tre giải cảm: Lá tre, lá cúc tần, lá bưởi, lá sả, mỗi thứ một nắm cho vào nồi nước đang sôi, chờ cho sôi lại, đem ra xông cho ra mồ hôi, lau khô người nằm nghỉ nơi kín gió. Nếu lá được rửa sạch, sẽ uống được cả nước, uống khi còn nóng thì càng chóng khỏi. Dùng cho người cảm lạnh, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.
Nếu cảm nắng da nóng, ra mồ hôi nhiều, khát nước, lấy lá tre 20 g, hương nhu tía 15 g, rau má tươi 15 g, cỏ nhọ nồi tươi 15 g, lá sắn dây tươi 10 g, sắc uống.
Chảy máu chân răng (tạng nhiệt): Lá tre sắc đặc, ngậm trong miệng cho ngấm vào chân răng; kèm theo uống thuốc: lá tre 20 g, cỏ nhọ nồi 15 g, bạc hà 10 g, sắc uống.
Chốc lở: Tre non tươi, giã mịn, đắp vào nơi tổn thương. Trước khi đắp, rửa sạch nơi tổn thương bằng nước bèo cái hoặc lá trầu không sắc đặc, cho hết máu mủ.
Uống rượu bị nhức đầu: Lấy tinh tre (lớp trắng mềm ngay dưới lớp xanh cứng ở ngoài) 80 g tươi hoặc khô, tẩm gừng sao, sắc với 300 ml nước, bỏ bã, đập 3 quả trứng gà vào nấu chín. Ăn trứng và uống nước.
Cơ thể suy nhược sau ốm dậy: Lá tre bánh tẻ 20 g (với trẻ em) hoặc 60 g (người lớn), sắc uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối.
Bị vấp ngã, vết thương sưng tím: Lá tre tươi 100 g, sắc đặc, pha thêm một chén rượu. Uống hàng ngày cho đến khi khỏi. Phụ nữ có thai không được uống. Khi toàn thân đau nhức thì nấu nước lá tre xông tắm và uống nước sắc (nói trên).
Đau dạ dày, nôn mửa nước chua, ợ hơi nóng: Tinh tre (sao gừng khô thơm) 30-50 g, sắc uống ngày 2-3 lần, uống nhiều lần trong ngày.
Phụ nữ hành kinh kéo dài: Tinh tre 120 g, sao giòn, tán thành bột mịn, mỗi lần uống 12 g với nước chín, ngày 2 lần.
Trẻ em nôn mửa, tiêu chảy: Tinh tre, gừng sống, hoắc hương mỗi thứ 4 g. Sắc lấy nước uống khi còn ấm.
Ho có đờm: Tinh tre (sao thơm) 30-50 g có thể cô đặc với mật ong. Trẻ em dùng liều bằng 1/2 người lớn.
Trẻ em nôn, trớ, ho có đờm: Tre non tươi 15 g, gừng tươi 5 g nướng, giã nát, cho 10 ml nước chín, trộn đều vắt lấy nước cho uống nhiều lần trong ngày.
Trẻ em sốt về đêm, nói nhảm: Nước vòi măng tre non hòa với ít nước gừng, uống ngày 2 lần, mỗi lần 1/2 chén con thì yên (Tuệ Tĩnh - Nam dược thần hiệu).
Sa tử cung: Rễ tre (rửa sạch, chặt đoạn ngắn) 500 g, sắc đặc, lọc lấy nước (bỏ bã) ngâm rửa khi nước còn ấm.
Chú ý: Theo kinh nghiệm dân gian, nên chọn loại tre gai, cây nhỏ, mắt to có rãnh dọc giữa các đốt. Lá tre dùng khi còn cuộn tròn chưa mở ra, tươi hay khô nhưng dùng tươi tốt hơn. Tinh tre lấy ở tre vừa đủ lá, bỏ đốt, cạo bỏ lớp xanh ngoài lấy tinh phơi, xanh là tốt.
Từ khóa » Cây Tre Là Thuốc Gì
-
Các Vị Thuốc Từ Cây Tre - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Thuốc Hay Từ Cây Tre, Trúc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Lá Tre: Vị Thuốc Dân Gian Thông Dụng
-
Cây Tre "trúc Nhự" Công Dụng Cách Dùng Làm Thuốc Trị Bệnh động Kinh
-
Cây Tre Cứu Người: Dày đặc Những Vị Thuốc - Báo Thanh Niên
-
Tác Dụng Của Cây Tre Không Phải Ai Cũng Biết - Wiki Phununet
-
Vị Thuốc Từ Cây Tre
-
Cây Tre Với Tác Dụng Của Cây Tre Và Cách Dùng Chữa Bệnh Hiệu Quả ...
-
Tác Dụng Của Cây Tre đối Với Sức Khỏe - Xưởng Tre Trúc
-
Cây Tre Nhiều Công Dụng, Vị Thuốc Quý Nên Biết - Khoa Học Và đời Sống
-
Cây Tre Việt Nam – Vị Thuốc Quý Mà Không Hiếm
-
Lá Tre Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Rất ít Người Biết đến
-
Cây Trúc Nhự Có Tác Dụng Gì? - Vinmec