+15 Biện Pháp Phòng Trừ Bọ Xít Xanh Hại Lúa Và Cây Trồng Có Múi

Bọ xít xanh gây hại trên cây có múi

Còn có tên gọi khác là bọ xít cam, con bù hút cam. Tên khoa học là Rhynchocoris humeralis, thuộc Họ Pentatomidae, Bộ Hemiptera.

Đặc điểm hình thái

Bọ xít xanh gây hại trên cây có múi

Trứng: Có hình tròn, khi mới đẻ có mầu trắng trong, sau đó chuyển dần sang màu vàng nhạt, khi sắp nở có màu đen ở phần đầu. Sau đẻ khoảng 6-7 ngày thì trứng nở.

Ấu trùng: Khi mới nở dài khoảng 2-3 mm, thường sống tập trung xung quanh ổ trứng, sau đó phân tán dần để chích hút dịch trái.

Có 5 tuổi, hình bầu dục, màu nâu vàng hoặc xanh lục, trên lưng có nhiều đốm màu đỏ, đen, xung quanh mặt lưng có một hàng chấm đen xếp theo hình bầu dục.

Thành trùng (Con trưởng thành): hình ngũ giác màu xanh lá cây, bóng và dài khoảng 2 cm, rộng 1,5cm,có hai gai nhọn ở phía trước hai bên ngực.

Hai bên mép bụng có rìa hình răng cưa, kim chích dài đến cuối bụng. Chính giữa mặt bụng có một đường nổi rõ rệt.

Đặc điểm sinh học

☑ Vòng đời: Khoảng 65 – 70 ngày, trong đó:

  • Trứng: 5 – 7 ngày (mùa đông 14 – 21 ngày).
  • Ấu trùng: 20 – 30 ngày.
  • Bọ trưởng thành: sống nhiều tháng.

☑ Mỗi con cái đẻ từ 50-500 trứng, trên vỏ trái hoặc trên những lá nằm gần với trái.

☑ Bọ xít trưởng thành có tập tính qua đông, khi tiết trời nắng ấm chúng chui ra khỏi nơi ẩn nấp, phá hại và đẻ trứng.

☑ Bọ xít trưởng thành thích ánh sáng đèn và có khả năng di chuyển xa với khoảng cách hàng cây số.

Đặc điểm gây hại

Đặc điểm gây hại của bọ xít xanh

☑ Cả thành trùng lẫn ấu trùng đều dùng vòi để chích hút trái khi còn rất nhỏ, không lâu sau đó sẽ bị vàng và rụng.

☑ Đối với những quả lớn khi bọ xít xanh tấn công sẽ bị thối, do những vết chích là điều kiện thuận lợi cho nấm hoặc một số vi sinh vật khác chui vào.

☑ Khả năng gây hại của bọ xít xanh khá cao, một ngày có thể rất nhiều trái bị hại.

☑ Nếu mật số bọ xít cao, khi đi vào vườn các bạn có thể ngửi thấy cả mùi hôi đặc trưng do chúng tiết ra.

Phương pháp quản lý và phòng trừ bọ xít xanh vòi dài gây hại trên cây cam quýt

Biện pháp phòng trừ bọ xít xanh gây hại trên cây có múi

☑  Mật độ cây trồng không quá dày.

☑ Cắt bỏ các cành già, cành bị sâu bệnh, dọn sạch cỏ… để vườn cây thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của bọ.

☑ Bắt bọ xít xanh bằng vợt vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

☑ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra để phát hiện kịp thời và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu hủy.

☑ Sử dụng thiên địch của bọ xít xanh như các loài ong ký sinh Trissolcus latisulcus, Anastatus spp, nhện bắt mồi, nấm ký sinh Beuveria và kiến vàng Oecophylla smaragdina.

☑ Dùng Chế phẩm sinh học EMINA cho bưởi giúp tăng sức đề kháng cho cây, nâng cao khả năng phòng chống sâu bệnh hại và giảm rụng quả sinh lý. Pha 1-2 lít chế phẩm cho 1 phi 200 lít nước; phun chu kỳ 10-15 ngày một lần.

EMINA

☑ Nếu bọ xít nhiều không thể bắt bằng tay thì sử dụng thuốc hóa học như Altach 5EC, Cyper 25EC (pha 250 ml/200 lít nước), Takare 2EC (pha 400 ml/200 lít nước), Nouvo 3.6EC (125 ml/200 lít nước), Hopsan 75EC (pha 500 ml/200 lít nước),…

Altach 5EC

Bọ xít xanh gây hại lúa

Tên khoa học là Nezara viridula), thuộc Họ Pentatomidae, Bộ Hemiptera.

Đặc điểm hình thái

Bọ xít xanh gây hại lúa

Trứng: Có hình trống, dài 1,2mm, rộng 0,8mm, mới đẻ có màu xanh, sau màu hồng xám, trước khi nở có màu đỏ.

Sâu non: Khi mới nở có màu vàng, hai mắt đỏ, chân và râu trong suốt. Sâu tuổi 2 có chân, đầu, ngực và râu màu đen, mép ngoài bụng có một điểm vàng. Sâu tuổi 3, 4 và 5 có màu xanh và có nhiều chấm đen, trắng rất rõ, cơ thể hình bầu dục.

Bọ trưởng thành: Có hình khiên, màu xanh nhạt, thân dài 15 – 16mm, rộng 8 – 9mm, mắt màu đỏ đen hoặc đen, bụng có nhiều chấm đen, cánh che phủ hết đốt bụng.

Đặc điểm gây hại

Bọ xít xanh gây hại chủ yếu vào mùa hè và mùa xuân, vụ mùa sớm và xuân muộn.

☑ Cây lúa bị chích hút khi còn nhỏ sẽ đẻ nhánh kém, bụi lúa còi cọc. Nếu bị nặng cây lúa sẽ khô vàng, kém phát triển và có thể làm lúa bị lép hoàn toàn (tương tự như ảnh hưởng của rầy đến cây lúa).

☑ Bọ xít đen thường ẩn trong bẹ lúa nên phải vạch ra mới thấyNhững ruộng trỗ muộn so với các ruộng khác trong cánh đồng thường bị hại nặng.

[vPOST id=”253″]

Biện pháp phòng trừ bọ xít xanh hại lúa

☑ Dọn sạch cỏ ở bờ mương nước xung quanh và làm sạch cỏ trong ruộng, cày lật gốc rạ, diệt lúa chét.

☑ Cho nước vào ruộng ngập lút cây lúa rồi vớt bọ xít đen đem đốt.

☑ Thu gom ổ trứng và đem tiêu hủy chúng.

☑ Nên trồng sớm họăc đồng lọat, luân canh với các cây khác không cùng ký chủ.

☑ Dùng vợt bắt bọ xít trưởng thành, nhất là những chỗ ẩn nấp qua đông.

☑ Cấy lúa tập trung, đúng thời vụ trên từng khu đồng lớn để có kế hoạch theo dõi, chủ động tổ chức phòng trừ.

☑ Có thể lấy các bó lá xoan ngâm nước giải một ngày, cắm lên các cọc bố trí quanh ruộng để tập trung tiêu diệt bọ xít xanh.

☑ Sử dụng các loại thuốc hóa học như Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Padan 95 SP, Cyperan 5EC/10EC hoặc 25EC, Bassan 50EC, Sumicidin 10…

Cyperan 5EC

☑ Dùng các loai thuốc hạt để rải như: Vibasu 10H, Regent 0,3G hoặc thuốc phun như Kinalux 25EC, Padan 95 SP, Marshal 50EC.

[vPOST id=”459″]

Regent 800WG

Lưu ý: Nếu rãi thuốc phải duy trì nước trong ruộng 2-3 cm, nếu phun thì nên rút cạn nước để thuốc dễ tiếp xúc với bọ xít vì chúng có thể lặn trong nước khi có mùi thuốc hôi.

Từ khóa » Bọ Xít Trên Cây Cam