15+ Cách Diệt Trừ Ốc Sên Cực đơn Giản Hiệu Quả Cho Cây Trồng
Có thể bạn quan tâm
Ốc sên là loài ăn lá, đặc biệt là những lá non xanh mơn mởn, chúng đẻ rất nhanh khi trời mưa rào. Ốc sên thường bò đi ăn nhiều vào ban đêm, ban ngày chúng thường ấn nấp rất kỹ.
Khả năng tàn phá của chúng có tốc độ rất nhanh chỉ trong vài ngày, vì vậy nếu không kịp thời có phương pháp phòng ngừa thì gây hại nghiêm trọng cây trồng.
Đặc điểm gây hại của ốc sên
☑ Ốc sên là một loại động vật thân mềm (nhuyễn thể), có loại có vỏ có loại không. Đầu có 2 xúc tu (râu), toàn thân được bao bọc bởi một lớp nhày.
☑ Là loài sống hoang dại, ban ngày nắng nóng chúng thường chui xuống đất, trốn trong các hốc, ẩn nấp dưới tán lá, bụi cây hoặc đáy chậu.
☑ Trong môi trường tự nhiên vào mùa khô, chúng có thể ngủ trong nhiều tháng, nhưng chỉ cần một trận mưa rào (thường vào mùa xuân), là chúng hoạt động bình thường.
☑ Ốc sên thường thích ăn những phần non của cây như ngọn non, lá non mới mọc… Hai loại nhỏ dài và sen trần như trên hình là khó trị nhất, bởi số lượng lớn và rất khó quan sát.
Cách diệt ốc sên bằng bẫy
Cách này áp dụng cho vườn rau nhỏ, trồng rau ăn quy mô gia đình, áp dụng cho loài sên trần và loài có vỏ kích thước nhỏ.
1. Trị ốc sên bằng bẫy vỏ dưa hấu
Cách này giúp bắt ốc sên mà không diết chúng. Nếu bạn là người tu luyện, không muốn sát sinh, thì có thể áp dụng cách này bắt ốc sên và thả chúng đi nơi khác.
Bước 1: Cắt vỏ dưa hấu thành những miếng nhỏ vừa, vỏ phải có cả phần ruột đỏ có vị ngọt thì mới thu hút được ốc sên.
Bước 2: Đặt vỏ dưa hấu xung quanh gốc rau sao cho mặt vỏ ngang với mặt đất, để ốc sẽ dễ bò lên. Do ốc chỉ đánh hơi được thức ăn ở phạm vi hẹp, nên cần đặt nhiều vỏ dưa hấu.
Nên đặt bẫy ốc vào chiều mát, khoảng 16-17h.
Bước 3: Đến 9h tối ra kiểm tra hiệu quả của bẫy, nếu có ốc sên thì có thể thu gom, rồi đặt lại vỏ dưa hấu để bẫy tiếp. Bạn cũng có thể thu gom ốc vào buổi sáng, nhưng phải thức dậy sớm, nếu muộn ốc sẽ bò đi.
Lưu ý: Những miếng dưa hấu còn tốt thì có thể bảo quản để bẫy tiếp. Cách nhanh để thu gom ốc sên là nhúng miếng dưa hấu vào nước, chúng sẽ tự rời ra.
2. Diệt ốc sên bằng bẫy bia
Cách này giúp bẫy và diết ốc sên luôn, sử dụng loại bia nào cũng được và cách làm khá đơn giản.
Bước 1: Dùng những cái đĩa nhỏ (loại đựng nước chấm) đặt xung quanh cây rau sao cho mặt đĩa ngang với mặt đất để ốc sên dễ bò vào.
Do ốc chỉ đánh hơi trong phạm vi hẹp, nên cần đặt nhiều đĩa hơn.
Bước 2: Đổ bia vào đĩa khoảng 1/2 đến 2/3 đĩa. Nên bẫy vào chiều mát từ 16-17h.
Bước 3: Buổi tối từ 9h có thể ra kiểm tra xem bẫy có hiệu quả không, tới sáng thì thu gom đĩa, đợi tới chiều lại đặt bẫy tiếp.
Lưu ý: Không nên dùng lại bia đã bẫy vì nó đã giảm mùi vị, không còn sức thu hút ốc sên.
3. Trị ốc sên bằng nước Coca
Đặc điểm ốc sên thích đồ ngọt và thơm, vậy nên Coca cũng trở thành đối tượng của chúng. Chúng ta cũng tiến hành bẫy ốc sên bằng coca giống bia. Nhưng cách này áp dụng cho những con ốc sên cỡ lớn hơn.
Bước 1: Đặt những chiếc bát to vào vườn sau, sao cho miệng bát ngang với mặt đất để ốc sên dễ bò vào.
Bước 2: Đổ coca vừa bằng 1/2 đến 2/3 bát. Thời điểm đổ coca tốt nhất là vào lúc chập tối (trời vừa tối).
Bước 3: Đến sáng hôm sau thu gom ốc sên đã sập bẫy.
4. Bẫy ốc sên bằng vỏ cam
Cách làm cũng tương tự như các cách trên thôi, nên mình không cần hướng dẫn cụ thể nữa. Quả cam sau khi cắt đôi, vắt lấy nước, còn lại vỏ và xơ bên trong, thì dùng để đặt vào trong vườn rau sao cho miệng vỏ cam ngang với mặt đất để ốc sên dễ bò vào.
Nên lựa chọn loại cam ngọt thì ốc sên thích hơn. Đặt bẫy vào chiều tối, thu gom vào tối muộn hoặc sáng sớm. Cách này áp dụng cho loại ốc sên trần và ốc sên cỡ nhỏ.
5. Những bẫy ốc sên khác tương tự
Bẫy ốc sên về cách thức và thời gian tiến hành thì đều tương tự nhau, chỉ khác ở nguyên liệu sử dụng. Do đó, nếu mang ra hướng dẫn toàn bộ thì rất là mất thời gian.
Ngoài 4 cách trình bày bên trên, bạn có thể thay thế nguyên liệu bẫy bằng dưa chuột, lá dâm bụt, vỏ và xơ mít, mật ong… đây đều là những nguyên liệu rất thu hút ốc sên.
Một cách khác để diệt trừ ốc sên là khuyến khích các động vật săn mồi khác trong vườn ăn ốc sên. Những động vật này bao gồm cóc và ếch mà bạn có thể “mời” chúng vào vườn bằng những ngôi nhà bằng gốm dành cho cóc.
Ngoài đa số các loài chim (đặc biệt là chim cổ đỏ), rùa, rắn sọc và kỳ giông cũng được cho là thích ăn ốc sên.
Cách để xua đuổi ốc sên
Ngoài cách đặt bẫy bắt ốc sên hoặc dùng thuốc diệt trừ, thì bạn có thể áp dụng cách khác là xua đuổi không cho chúng đến gần cây trồng.
Tuy nhiên, những cách này thường không triệt để, mặt khác không áp dụng được cho các chậu cây cảnh, bởi đây là không gian tù, nên ốc sên sẽ chẳng biết đi đâu, chúng sẽ vẫn trú ẩn quanh đó.
1. Dùng vỏ chứng và mạt cưa
Trứng sau khi dùng gom lại rồi đập vụn, đem rắc xuống đất quanh gốc cây. Vỏ trứng có các cạnh sắc và sẽ gây khó chịu cho thân mềm của ốc sên, do đó chúng sẽ tránh bò qua vỏ trứng để trèo lên cây.
Không những vậy, vỏ trứng còn chứa canxi nên trở thành một dạng phân bón dinh dưỡng cho đất. Mạt cưa cũng có tác dụng tương tự như thế.
2. Dùng nước và bã cà phê
Lấy nước pha cà phê đã nguội cho vào bình xịt rồi trực tiếp phun lên lá cây, mặt đất thậm chí là ốc sên.
Bã cà phê bỏ đi đem rắc xung quanh gốc cây và mặt đất để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Đây là cách xua đuổi và diệt trừ ốc sên được nghiên cứu bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
3. Dùng đất diatomite
Đất diatomite là một loại đá bột từ các vi sinh vật biển hóa thạch. Chất này có các cạnh sắc nhỏ li ti và gây hại cho loài ốc sên thân mềm.
Đất diatomite có thể rắc lên mặt đất xung quanh các luống cây và hoa. Tuy nhiên tính hiệu quả của phương pháp này sẽ giảm khi mặt đất ẩm, do đó bạn cần rắc thêm lớp đất diatomite mới sau khi tưới cây hoặc sau khi trời mưa.
Và bạn cũng cần lưu ý mua đúng loại đất diatomite thực phẩm, không độc.
4. Rắc vôi bột
Rải vôi bột lên mặt đất, chậu cây hoặc trên mặt chậu gần gốc cây, rải 2-3 lần trong tháng.
Bạn cũng có thể dùng muối, tuy nhiên độ mặn của muối có thể ảnh hưởng đến cây trồng nên phải lưu ý hơn.
5. Sử dụng đồng
Do có phản ứng giữa kim loại và chất nhầy (nhớt) do ốc sên tiết ra khi di chuyển. Phản ứng này phát ra tín hiệu điện thần kinh rất khó chịu đối với ốc sên, về căn bản cũng như bị điện giật nên có khả năng xua đuổi ốc sên rất tốt.
Cách làm: Mua cuộn băng keo đồng ở vườn ươm cây và quấn xung quanh mảnh vườn rau hoặc luống hoa, hoặc bạn có thể chỉ cần bỏ vài đồng xu bằng đồng xung quanh gốc cây cần bảo vệ.
6. Dùng tỏi
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại đại học Newcastle, Anh Quốc, lũ ốc sên sẽ dạt khỏi khu vườn nhà bạn nếu trong vườn có trồng vài cây tỏi. TS Gorrdon Port, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết dầu tỏi thậm chí có thể giết chết ốc sên.
Cụ thể, khi tiếp xúc với tỏi, lượng chất nhờn do ốc sên tiết ra bỗng tăng đột biến và “chúng có vẻ bị mất nước”. Ông nghi ngờ hiện tượng này là kết quả của một quá trình tác động của dầu tỏi vào hệ thần kinh của ốc sên, nhưng các thí nghiệm không đưa ra đủ bằng chứng để chứng minh điều này.
Cách làm:
Lấy khoảng 10 củ tỏi, giã nát, vắt nước, pha chung với 2 chén nước. Liều lượng này các bạn có thể thay đổi tùy theo mật độ và diện tích cây trồng.
Rót vào bình xịt và xịt lên cây, hoa và các loại rau thơm để làm chất xua đuổi tự nhiên đối với ốc sên và sên trần.
Thuốc đặc trị ốc sên
Theo TS Nguyễn Thị Nhung (Nguyên Trưởng Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường – Viện bảo vệ thực vật), khi bị ốc sên cần phun đúng loại thuốc, là những loại thuốc đăng ký chuyên để trừ ốc sên.
Đến cửa hàng và hỏi mua loại thuốc chứa hoạt chất Cypermethrin hoặc Cafein + Nicotine Sulfat + Azadirachtin hoặc Saponin.
Tuy nhiên, cần kiểm tra đúng loại thuốc có đăng ký trừ ốc sên, bởi vì một số loại thuốc có chứa các hoạt chất trên nhưng không đăng ký trừ ốc sên thì cũng không có hiệu quả.
Lưu ý: Sử dụng thuốc để diệt ốc sên chỉ áp dụng cho những vườn rau lớn. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích dùng thuốc, nếu có thể áp dụng biện pháp hữu cơ thì nên áp dụng.
Biện pháp canh tác phòng trừ ốc sên
Ốc sên phát triển trong điều kiện âm u, thiếu ánh sáng, đất ẩm ướt… Vì vậy, phải luôn giữ cho vườn thông thoáng và khô. Cũng có thể rắc vôi bột quanh rãnh luống rau.
1. Thay đổi lịch tưới cây
Do ốc sên ưa đất ẩm vì chúng sẽ di chuyển dễ dàng và nhanh hơn trên đất ẩm.
Vì vậy chỉ cần thay đổi thời gian tưới sang buổi sáng thay vì buổi chiều muộn hoặc buổi tối, bạn sẽ đảm bảo đất hơi khô trước khi đêm xuống.
Điều này sẽ khiến ốc sên di chuyển khó khăn hơn nhiều, và thực sự có thể giảm sự xuất hiện của chúng đến 80%.
2. Dọn sạch gạch đá vụn dưới gốc cây
Ốc sên thích ẩn nấp trong các ngóc ngách và vết nứt mà chúng tìm được, do đó bạn nên dọn sạch gạch đá vụn dưới các gốc cây và hoa. Như vậy ốc sên sẽ bị lộ ra và không muốn trú ngụ ở đó nữa.
3. Trồng các loài cây xua đuổi ốc sên
Có một số loài cây, hoa và thảo mộc được cho là khó chịu với ốc sên, vậy nên bạn có thể cân nhắc đem vào trồng trong vườn nhà. Trong số đó có các loại hoa như lan Nam Phi, hoa hiên, đỗ quyên, mao địa hoàng, cúc ngài, dâm bụt, các loại rau thơm như bạc hà, hương thảo, thìa là, mùi tây và húng quế.
4. Thường xuyên xới đất xung quanh cây
Việc làm này sẽ khiến trứng ốc sên trong đất bị diệt trừ hết. Điều này có thể giảm số lượng ốc sên sau này.
5. Thêm các vật liệu trang trí
Sử dụng các vật liệu dùng cho cảnh quan như gỗ dăm và sỏi. Một số vật liệu như gỗ dăm, sỏi và cát khiến ốc sên khó trèo qua và có thể ngăn cản chúng làm tổ trong vườn.
Bài viết được tham khảo từ các kênh Youtube như Quốc Thịnh Lê và Nam Rau
Từ khóa » Các Loài Sên Trần
-
Sinh Vật Giống đỉa ở Huyện Hồng Ngự Là Sên Trần, Có Khả Năng Gây ...
-
Sên Lãi – Wikipedia Tiếng Việt
-
NÓNG: Xác định được Sinh Vật Lạ Giống đỉa, đầu Có Râu ở Đồng Tháp
-
Sên Trần, Bà Chằng - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Cách để Ngăn Ngừa Sên Trần - WikiHow
-
Diệt Sên Trần Bằng Muối: Cách Thực Hiện Mà Không Làm Hại Cây Trồng
-
Những Sinh Vật í ẹ - Sên Trần - Crabit Kidbooks
-
Top 8 Sên Trần Bò Vào Nhà - Học Tốt
-
Phát Hiện Con Sên Trần .Con Nhớt .Đang Lén Lút Rình Trộm Cái Gì ...
-
[Câu Hỏi Khó] Tại Sao ốc Sên Có Vỏ Còn Sên Trần Thì Không?
-
Gaivn_Gaiabiettuot TẠI SAO ỐC SÊN CÓ VỎ CÒN ỐC SÊN TRẦN ...
-
Hướng Dẫn Cách Diệt ốc Sên Hiệu Quả, Tiết Kiệm Chi Phí
-
Cách đối Phó Với Sự Xâm Nhập Của ốc Sên Vào Nhà | Cleanipedia