15 Cách Làm Quần áo Khô Nhanh Nhất Chỉ Trong 5 Phút

1. Lựa chọn thời điểm thích hợp để phơi quần áo

Thời điểm trong ngày phù hợp nhất để phơi quần áo là vào sáng sớm. Lúc này, không khí sẽ trong lành hơn các buổi khác trong ngày và thời gian để phơi quần áo cũng dài hơn. Ngoài ra, ánh nắng vào thời điểm này cũng nhẹ dịu, không làm ảnh hưởng đến kết cấu của vải cũng như giữ màu cho quần áo được bền lâu hơn.

Đồ lót trắng được treo phơi khô ngoài trời và cố định bằng kẹp phơi quần áo màu sắc.

2. Vắt quần áo với bóng tennis

Đây là một cách làm quần áo khô nhanh khá độc đáo và đạt hiệu quả cao. Chờ khi máy giặt chạy đến chế độ vắt rồi bỏ vào máy 3 quả bóng tennis. Sự đàn hồi của bóng sẽ giúp rút ngắn quá trình vắt quần áo xuống rất nhiều và khiến quần áo khô hơn do có sự tiếp xúc với bóng. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ gây ra tiếng ồn khá lớn và có thể sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của gia đình bạn.

Quả bóng tennis và quần áo trong giỏ giặt.

3. Dùng nước xả vải Comfort Một lần xả

Dù giặt bằng tay hay máy giặt thì nước xả vải là sản phẩm không thể thiếu, đặc biệt là với kiểu thời tiết ẩm ướt. Lý do là vì một số loại nước xả vải chuyên dụng như nước xả Comfort sẽ bảo vệ và chăm sóc quần áo toàn diện, với việc giúp quần áo thơm tho, mềm mại, tránh tình trạng phai màu, xù lông...Comfort hiện nay có một số dòng nước xả phù hợp cho từng đối tượng và nhu cầu sử dụng như sau:

  • Comfort Đậm Đặc 1 lần xả: Với công nghệ 3D cho áo quần luôn sáng màu, thơm lâu và mềm mại hơn.

  • Comfort Hương Nước Hoa Thiên Nhiên: Công nghệ khí dẫn hương cùng chiết xuất nước hoa thiên nhiên từ Pháp cho áo quần lưu hương bền lâu.

  • Comfort Cho Da Nhạy Cảm: Cho áo quần luôn mềm mại tối ưu với thành phần nguyên liệu 100% gốc thực vật an toàn cho áo quần trẻ nhỏ 0-2 tuổi.

  • Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ: Chiết xuất Tràm Trà, Vỏ Cam giúp loại bỏ vi khuẩn và chăm sóc áo quần thêm thoáng khí, ngăn ngừa ngứa ngáy cho trẻ năng động từ 2 tuổi trở lên.

  • Comfort Nature với chiết xuất từ Thiên Nhiên 100%, Thanh lọc - Khử Mùi dịu nhẹ cho áo quần.

Bạn có thể tìm mua nước giặt Comfort tại ĐÂY

4. Là quần áo trước khi phơi

Thoạt đầu nghe đến phương pháp này có thể thấy hơi vô lý nhưng nó thực sự có tác dụng rất hiệu quả. Khi là quần áo, nhiệt độ của bàn là sẽ làm cho nước còn sót lại trong quần áo sau khi giặt bốc hơi rất nhanh, nhờ đó mà khi phơi quần áo sẽ trở nên khô nhanh hơn. Lưu ý, cách này chỉ phù hợp với các loại quần áo đồng màu. Bởi nhiệt độ cao của bàn là sẽ làm các mảng màu trên quần áo lem ra với nhau.

Một người đang là quần áo bằng bàn ủi trên bàn là.

5. Phơi ngược quần áo có chất vải dày

Lượng nước đọng trong quần áo sau quá trình giặt khi được phơi khô sẽ thoát hơi nước theo cơ chế thẩm thấu. Nhưng vào những ngày trời nồm thì cơ chế này sẽ hoạt động chậm hơn. Do đó, Cleanipedia khuyên bạn nên phơi ngược quần áo, đặc biệt là đối với những loại có chất vải dày, khó bốc hơi như: vải da, vải jean, vải len,... để giúp cơ chế thẩm thấu được đẩy nhanh hơn.

Đồ lót nam phơi khô ngoài trời.

6. Dùng nước ấm cho bước xả cuối

Sau khi giặt quần áo, bạn nên sử dụng nước ấm để xả ở nước cuối. Trong quá trình phơi, nước ấm sẽ bốc hơi nhanh hơn so với khi bạn giặt bằng nước lạnh. Từ đó, quần áo của bạn sẽ khô nhanh chóng.

Đối với giặt tay, bạn hãy ngâm quần áo với nước ấm ở nhiệt độ từ 60 - 70 độ trong vòng 5 phút. Còn với máy giặt, bạn chỉ cần chọn chu trình giặt ở nhiệt độ cao. Sau đó, vắt khô và phơi như bình thường.

Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn mác của quần áo nhé. Có một số loại vải không chịu được nhiệt độ cao, nên khi ngâm nước nóng sẽ làm vải co lại, mất phom.

7. Cách làm khô quần áo bằng tủ lạnh

Vào những ngày trời mưa thì quần áo khó có thể khô nhanh được. Như vậy, nếu quần áo của bạn vẫn còn ẩm thì có thể áp dụng một cách làm quần áo khô nhanh là sử dụng tủ lạnh. Cách làm vô cùng đơn giản đó là bạn chỉ cần gấp gọn những bộ quần áo còn ẩm ướt, sau đó cho vào túi nhựa kín và để trong ngăn đá của tủ lạnh. 

Bạn chỉ cần để như thế trong 30 phút đến vài tiếng (tùy theo độ ướt của bộ quần áo), quần áo của bạn sẽ được làm khô một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lấy quần áo ra và dùng bàn ủi, ủi nhẹ một lượt để làm tan hết hơi lạnh. Với cách đơn giản này, bạn sẽ không còn lo lắng khi giặt quần áo mà không thể làm khô vào những ngày tiết trời mùa đông.

Người phụ nữ mỉm cười lấy trái chanh từ tủ lạnh đựng đầy rau củ quả.

8. Làm khô quần áo bằng điều hoà

Ngoài cách sử dụng tủ lạnh để làm khô quần áo thì cách làm khô quần áo bằng điều hoà cũng là một những cách được nhiều người lựa chọn. Dành cho những ai chưa biết, để giúp quần áo nhanh khô bằng điều đúng nhất, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bạn chỉ cần lựa chọn phòng có lắp máy lạnh với diện tích nhỏ nhất trong gia đình để phơi đồ ẩm ướt. Bởi vì, diện tích nhỏ sẽ đem lại hiệu quả khô đồ tốt nhất.

  • Tiếp theo bạn nên đặt giàn phơi nơi thoáng khí, không nên đặt nơi có nhiều vật cản làm cản trở sự lưu thông của không khí.

  • Trước khi treo quần áo lên giàn phơi bạn cần phải vắt ráo nước. Điều này sẽ giúp đồ nhanh khô hơn cũng như tiết kiệm điện máy lạnh.

  • Sau đó, bạn chỉ cần đóng kín cửa rồi mở máy lạnh để làm khô. Chú ý nên để nhiệt độ của điều hòa ở mức thấp hơn so với nhiệt độ ngoài trời từ 2 - 5 độ C. Điều chỉ chế độ gió ở mức lớn nhất hoặc có thể kết hợp sử dụng thêm chế độ Dry (hút ẩm) trên điều hòa bạn nhé.

  • Để quần áo trong phòng khoảng 1 đến 2 tiếng, bạn hãy chuyển điều hòa sang chế độ sưởi (nếu có). Đến khi sờ thấy quần áo đã khô thì bạn có thể tắt máy lạnh là xong.

9. Làm khô bằng máy sấy quần áo

Ngoài những cách áp dụng các thiết bị gia dụng trong gia đình như máy lạnh, tủ lạnh để làm khô quần áo thì bạn có thể dùng một thiết bị chuyên dụng hơn đó là máy sấy quần áo. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy sấy quần áo với thiết kế khác nhau với đa dạng tính năng cũng như khối lượng sấy khác nhau. Tuỳ vào thành viên trong gia đình mà bạn có thể chọn lựa một chiếc máy sấy phù hợp cho gia đình với công suất từ 1000w -1200w và khối lượng từ 10kg đến 15kg. 

Sử dụng máy sấy quần áo làm cách làm khô quần áo hiệu quả an toàn nhất. Bởi vì, máy sấy quần áo có đầy đủ chức năng sấy, diệt khuẩn với đèn UV cũng như làm phẳng quần áo rất tốt. Bạn chỉ cần lấy quần áo ẩm ướt trong treo lên giàn phơi trong máy sấy, sau đó kích hoạt cho máy hoạt động là xong. Bạn có thể tùy chọn thời gian sấy khác nhau tùy vào độ ẩm ướt của quần áo như như 30, 60, 120 hay 180 phút.

10. Sử dụng chế độ sấy khô trong máy giặt

Đây có lẽ là biện pháp không quá xa lạ với những gia đình sở hữu dòng máy giặt sấy khô hiện đại. Thay vì phải thực hiện rất nhiều cách để làm khô nhanh quần áo, bạn chỉ cần bấm nút chế độ trên máy giặt sấy khô và chờ đợi 5 phút là có ngay mẻ đồ sạch thơm và khô thoáng.

Phòng giặt với máy giặt, giỏ đựng đồ, và kệ chứa đồ vệ sinh cá nhân.

11. Sử dụng máy sấy tóc

Tương tự như chức năng của các loại máy sấy, máy sấy tóc với nguyên lý tạo ra luồng hơi nóng giúp nước nhanh chóng bốc hơi. Đây là biện pháp khá hay ho cho tất cả những ai đi du lịch. Khi đi du lịch, bạn sẽ không có bất cứ thiết bị gì giúp làm quần áo nhanh khô hơn. Vì vậy, bạn có thể tận dụng máy sấy tóc và làm khô nhanh chóng các góc áo khó khô như: tay áo, nách áo, bẹn quần,...

Người phụ nữ đang sử dụng máy sấy tóc và lược để tạo kiểu tóc.

12. Cuộn quần áo trong khăn khô

Có bao giờ bạn để ý thấy bà và mẹ thường hay đặt chiếc khăn khô lên chăn hay ruột gối bông mới vừa giặt không? Bởi vì, chăn hay ruột gối hút rất nhiều nước và khó không nhanh được. Vì vậy, cách phơi chăn nhanh khô là đặt chiếc khăn khô hoặc quấn khăn xung quanh gối để giúp hút nước và khô nhanh hơn.

Người phụ nữ ôm đống khăn tắm màu hồng.

13. Phơi quần áo ở nơi thoáng gió

Thêm một điểm bạn cần lưu ý giúp quần áo khô nhanh chính là phơi quần áo nơi thoáng gió. Nếu nơi phơi đồ không những ẩm ướt mà còn "đứng" gió thì Cleanipedia chắc rằng dù cho bạn phơi cả ngày thì quần áo bạn không thể khô mà còn có mùi ẩm mốc. Vì vậy, bạn hãy chọn nơi ban công có gió thông thoáng để giúp nước bay hơi nhanh.

Quần áo được nhuộm màu treo khô ngoài trời.

14. Phơi quần áo cách ít nhất 5cm

Thêm 1 mẹo phơi đồ nhanh mà bạn cần lưu ý đó là hãy đặt các móc cách nhau 5 cm. Khi phơi cách nhau như vậy sẽ giúp gió luồn qua các khe hở và giúp quần áo khô nhanh hơn. Nếu đặt quần áo dính sát nhau sẽ khiến hơi ẩm lây qua nhau và không khô được bạn nhé!

15. Cách làm khô quần áo bằng quạt

Đây là một trong những cách làm khô quần áo cực kỳ đơn giản mà bạn không thể bỏ qua. Vật dụng mà mọi nhà đều có này có thể giúp bạn "chữa cháy" hiệu quả. Bạn hãy treo quần áo lên ghế, cánh tủ... mở quạt công suất lớn nhất và hướng thẳng về đó. Sức gió mạnh sẽ giúp đồ của bạn khô nhanh chóng hơn.

Quần áo được treo ngăn nắp trên móc trong tủ quần áo.

Trên đây các cách làm quần áo khô nhanh mà bạn có thể áp dụng vào những ngày trời nồm, ẩm thấp. Đừng quên chọn cho mình một mùi hương Comfort ưa thích để quần áo luôn thơm tho bạn nhé!

>> Xem thêm;

  • Giặt khô là gì?

  • 7 cách làm quần áo khô nhanh cấp tốc trong mùa mưa

  • Bật mí những cách làm khô quần áo bằng bàn là đơn giản

  • Cách làm khô quần áo bằng máy hút ẩm nhanh chóng

Từ khóa » Cách Phơi Quần áo Trời Nồm