15 Cách Làm Sạch Nồi Bị Cháy Khét đen ố Vàng Xỉn Màu Chỉ Trong 7ph

Unilever Việt Nam
  • Bảo quản quần áo
  • Gia đình
  • Giặt Là
  • Ngoài nhà
  • Sự bền vững
  • Trong nhà
  • Vệ sinh nhà bếp
  • Vệ sinh phòng tắm
  • Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

Nồi bị cháy đen phải làm sao? Đáy bị cháy khét do tác dụng nhiệt lâu ngày, phần bề mặt bị đen do đồ ăn bám dính. Những chiếc nồi như thế khiến việc bếp núc trở nên khó khăn. Cleanipedia sẽ mang đến cho 15 cách làm sạch nồi bị cháy đen tối ưu giúp bạn vượt qua “khủng hoảng” bếp núc.

1. Cách làm sạch xoong nồi inox bị cháy bằng baking soda và giấm

Nếu như đã quen thuộc với khả năng tẩy rửa của giấm và baking soda, thì chắc bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi biết công thức này có thể sử dụng với cả vết cháy.

Các bước làm sạch nồi bị cháy

  • Bước 1: Hòa một lượng giấm và nước bằng nhau vào nồi bị cháy.

  • Bước 2: Đun sôi tắt bếp, để nguội trong vòng 1 phút.

  • Bước 3: Đổ giấm ra khỏi nồi và cho bột nở (Baking soda) vào.

  • Bước 4: Dùng giẻ lau chà vào vết cháy còn sót lại.

  • Bước 5: Rửa lại bằng nước rửa chén.

Một tay cầm muỗng đang đổ bột giặt vào nước xà phòng bọt trên bếp từ.

2. Cách rửa nồi bị cháy khét đen bằng muối

Vệ sinh, dọn dẹp sau khi nấu ăn có lẽ là công việc tồi tệ nhất với bạn và nó sẽ khó khăn hơn nếu bạn vô tình làm cháy nồi. Nếu bạn phải ngâm và chà nồi trong nhiều giờ chắc chắn sẽ là một cực hình. Bạn đừng lo lắng, có một cách làm sạch nồi bị cháy nhanh hơn đó là sử dụng muối.

  • Bước 1: Bạn hãy khuấy đều nước ấm với 2-3 thìa muối ăn rồi đổ vào nồi bị cháy và ngâm khoảng vài phút.

  • Bước 2: Đặt nồi nước lên bếp và đun sôi khoảng 15 phút. 

  • Bước 3: Đổ nước ra khỏi nổi và có để lại 1 ít nước ở đáy nồi rồi tiếp tục cho vài thìa muối ăn vào.

  • Bước 4: Dùng miếng bọt biển chà đáy nồi để loại bỏ vết cháy và rửa sạch nồi.

Hình ảnh hướng dẫn cách làm sạch và tránh làm hỏng các loại chất liệu nồi, bao gồm đồng, men, thủy tinh, chống dính và thép không gỉ.

3. Rửa chảo bị khét bằng nước soda

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói nước Soda có khả năng tẩy rửa rất tốt (tương tự như Coca). Điều khác biệt duy nhất trong phương pháp này là bạn phải xử lý vết bẩn khi chảo vẫn còn nóng. Do đó sử dụng Coca chứa nhiều đường không phải là phương án tốt. Thay vào đó bạn sử dụng nước soda trắng để tẩy rửa chảo bị khét ở đáy sau khi nấu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

  • Bước 1: Khi nước nồi vẫn còn nóng, hãy đổ soda vào.

  • Bước 2: Ngâm khoảng 20 phút sau đó dùng nước rửa bát rửa sạch lại một lần nữa

Hình ảnh hướng dẫn cách làm sạch các vết bẩn cứng đầu trên bề mặt nồi đồng, men, thủy tinh, chống dính và thép không gỉ; bao gồm các nguyên liệu khuyến nghị và tránh sử dụng.

4. Cách làm sạch nồi bị cháy bằng muối và chanh

Nếu như không có sẵn hai nguyên liệu trên bạn có thể sử dụng muối. Đặc biệt là muối hột dùng để ngâm rửa thức ăn. Đây là chất tẩy tự nhiên rất tốt, đặc biệt có thể kết hợp với những chất tẩy khác như nước rửa chén và chanh.

Cách làm sạch nồi bị cháy đen bằng chanh và muối như sau

  • Bước 1: Sử dụng muối với nước rửa chén hoặc chanh (dùng nước nóng để có hiệu quả tốt hơn).

  • Bước 2: Đổ hỗn hợp trên vào nồi khoảng 5 - 10 phút.

  • Bước 3: Chà rửa khi nước vẫn còn nóng.

  • Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch.

Chảo bẩn và chảo sạch được giữ bởi người đeo găng tay hồng.

5. Cách làm sạch nồi bị cháy bằng vỏ táo

Một nguyên liệu tưởng chừng như bỏ đi nhưng vẫn có thể biến chiếc nồi bị cháy trở nên như mới mà bạn không cần bỏ công sức cọ rửa nhiều. Bật mí cho bạn, nguyên liệu đơn giản đó chính là vỏ táo. Chất axit từ vỏ táo sẽ giúp loại bỏ vết bẩn, vết ố cũng như lớp cháy hiệu quả.

  • Bước 1: Đun sôi vỏ táo trong nồi bị cháy và chú ý đun nhỏ lửa khoảng từ 20-30 phút.

  • Bước 2: Để nguội nồi và rửa sạch nồi bằng nước rửa chén rồi lau khô.

6. Rửa nồi bị ố vàng bằng nước rửa kính

Các loại nồi inox sử dụng trong nhà bếp có ưu điểm là chịu nhiệt, chịu lực tốt, dễ lau chùi nhưng nhược điểm của nồi là rất dễ bám dấu vân tay. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể khắc phục một cách dễ dàng với nước rửa kính. Bạn chỉ cần xịt nước rửa kính lên bề mặt nồi và dùng khăn mềm lau vòng tròn là có thể loại bỏ mọi vết bẩn.

7. Rửa nồi bị xỉn màu bằng nước sôi và bột giặt

Một cách làm sạch nồi bị cháy rất đơn giản khác là bạn có thể sử dụng bột giặt và đun sôi với nước. Cách này nghe có vẻ rất lạ, thế nhưng hiệu quả làm sạch lớp cháy khét dưới đáy nồi đã được nhiều người kiểm chứng.

  • Bước 1: Bạn hãy dùng nồi bị cháy để đun sôi nước rồi cho 2-3 thìa bột giặt vào và tiếp tục đun khoảng 20 phút.

  • Bước 2: Để nồi nguội bớt và bạn có thể dùng thìa để cạo lớp cháy khét một cách dễ dàng.

8. Cách làm sạch nồi bị cháy bằng coca cola

Coca cola là một loại đồ uống giải khát xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, ít ai biết được rằng thứ đồ uống giải khát này lại là có vô vàn công năng khác nữa nhờ những bọt khí CO2 giúp tách các chất bẩn khỏi bề mặt vật liệu nữa đấy. Cách làm sạch nồi bị cháy bằng coca cola như sau:

  • Bước 1: Đổ nước coca cola vào nồi bị cháy và ngâm khoảng vài giờ.

  • Bước 2: Chà rửa nồi để loại bỏ lớp cháy.

9. Tẩy vết ố vàng ở nồi inox bằng giấy sấy quần áo

Giấy sấy quần áo có thể làm được nhiều việc hơn bạn tưởng. Loại vật liệu này không chỉ có tác dụng phổ thông là làm thơm và mềm mại quần nào mà còn được dùng để làm sạch vết cháy khét dụng cụ nấu ăn. Nếu không tin, bạn hãy thử áp dụng ngay sau khi vô tình làm cháy nồi nhé.

  • Bước 1: Ngâm nồi bị cháy với nước nóng và vài giọt nước tẩy rửa.

  • Bước 2: Đặt 1 tấm giấy sấy quần áo lên bề mặt nồi rồi ấn xuống để giấy ngập nước hoàn toàn.

  • Bước 3: Ngâm nồi khoảng 1 giờ rồi chà rửa nồi để làm sạch các vết cháy sót lại. 

10. Cách tẩy vết ố vàng ở nồi inox

Xoong nồi sau một thời gian sử dụng sẽ để lại vết cháy đen hoặc ố vàng. Thế nhưng, những vết bẩn này có thể khắc phục dễ dàng để xoong nồi trở lại như mới. Cách làm rất đơn giản và chắc chắn bạn sẽ không tốn một giọt mồ hôi nào.

  • Bước 1: Đổ nước vào nồi, khoảng 2-5 cm sao có ngập lớp cháy rồi đun sôi khoảng 5-7 phút.

  • Bước 2: Bắc nồi ra khỏi bếp và để nguội bớt rồi đổ nước ra ngoài.

  • Bước 3: Dùng thìa để nào những mảnh cháy bám ở quanh nồi.

  • Bước 4: Cho 2 thìa baking soda vào nồi và chà sạch những vết bẩn còn sót lại.

11. Cách làm sạch nồi bị cháy bằng giấm

Nếu cách làm sạch nồi bị cháy với nước sôi chỉ giúp ích được phần nào đó cho bạn thì hãy bổ sung thêm một nguyên liệu khác là giấm trắng. Với sự kết hợp của tính nóng và tính axit, vết cháy dù có cứng đầu đến mấy cũng có thể loại bỏ dễ dàng.

  • Bước 1: Đổ nước và giấm vào nồi với tỉ lệ bằng nhau sao cho ngập hết lớp cháy.

  • Bước 2: Đun sôi hỗn hợp này trong khoảng 5 phút.

  • Bước 3: Ngâm nước trong nồi đến khi nguội hẳn.

  • Bước 4: Đổ nước giấm này ra ngoài và dùng bọt biển để cọ rửa các vết cặn bẩn còn lại.

12. Rửa xoong chảo bằng chanh luộc

Một cách khác có thể giúp bạn loại bỏ những vết bẩn ở nồi bị cháy đó là sử dụng nước và chanh. Axit citric có trong chanh sẽ giúp đánh tan các vết cháy đồng thời giúp dụng cụ nấu ăn thoang thoảng mùi chanh thơm mát.

  • Bước 1: Bạn hãy cắt dọc 2 quả chanh thành múi hoặc cắt lát dày rồi đặt vào đáy nồi.

  • Bước 2: Đổ nước ngập vết cháy rồi đun sôi khoảng 5 phút.

  • Bước 3: Bắc nồi ra và để nguội rồi đổ nước và chanh ra ngoài.

  • Bước 4: Chà rửa nồi để loại bỏ các vết bẩn.

13. Rửa nồi dính vết khét đen bằng lá nhôm

Dùng lá nhôm cũng là cách làm sạch nồi bị cháy tại nhà rất hiệu quả nhưng nó hơi tốn sức so với những cách trên. Bạn cũng cần lưu ý không sử dụng lá nhôm cho các loại nồi, chảo chống dính vì nó có thể làm xước lớp men chống dính.

  • Bước 1: Đổ một lượng nước ấm đủ ngập vùng nồi bị cháy, bạn có thể cho thêm 1 thìa cà phê nước rửa bát vào và ngâm khoảng 30 phút.

  • Bước 2: Vò tròn miếng lá nhôm rồi cọ rửa nồi để loại bỏ cặn thức ăn bị cháy.

14. Vệ sinh nồi chảo cháy khét bằng sốt cà chua

Bạn không nghe nhầm đâu. Vết cháy hoàn toàn có thể xử lý bằng nước sốt cà chua. Cách này xuất phát từ các nước phương tây và trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên hạn chế của cách làm này là mất nhiều thời gian hơn một chút.

Cách rửa xoong nồi bị cháy bằng sốt cà chua như sau:

  • Bước 1: Đổ một lớp sốt cà chua lên phần nồi bị cháy (bạn nên chỉ dùng một lượng vừa đủ thôi nhé).

  • Bước 2: Để nguyên như vậy qua một đêm.

  • Bước 3: Dùng khăn lau sạch rồi rửa bằng nước rửa chén thêm một lần nữa.

15. Cách làm sạch nồi bị cháy bằng chất tẩy rửa chuyên dụng

Có rất nhiều loại chất tẩy rửa chuyên dụng trên thị trường, tuy nhiên Cleanipedia khuyên dùng nhất vẫn là kem tẩy rửa đa năng CIF. Cách rửa nồi bị cháy với CIF như sau:

  • Bước 1: Ngâm nồi cháy trong nước nóng khoảng 10 - 15 phút.

  • Bước 2: Dùng kem tẩy CIF chà nhẹ nhàng lên vết cháy.

  • Bước 3: Rửa sạch lại bằng nước rửa chén.

16. Mẹo tẩy nồi inox bị cháy bằng khoai tây và muối

Khoai tây và muối nghe có vẻ không liên quan đến việc tẩy rửa. Nhưng thực chất sự kết hợp của hai nguyên liệu thiên nhiên này tạo nên “hợp chất” có khả năng mài mòn về mặt, làm sạch các lớp cháy khét trong vòng một nốt nhạc.

  • Bước 1: Bạn chỉ cần cắt đôi một củ khoai tây, rắc muối tinh lên bề mặt bị cháy và bắt đầu dùng khoai tây chà lên bề mặt đó.

  • Bước 2: Chà đủ lực để làm mài mòn các lớp bẩn đến khí bề mặt sạch và sáng trở lại là hoàn thành cách chữa nồi bị cháy cuối cùng.

Mách bạn những mẹo hạn chế tình trạng nồi chảo cháy khét khi chế biến món ăn

Dùng chảo chống dính

Cách hạn chế khét nồi chảo tối ưu nhất chính là dùng chảo chống dính. Lớp chống  dính có tác dụng bảo vệ thực phẩm dưới tác động của nhiệt độ cao. Nhờ vậy, thực phẩm chiên lên có thể chín đều, giòn tan nhưng vẫn không bị dính vào bề mặt của chảo. Bạn cần lưu ý chọn chảo chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Lau kỹ mặt nồi/chảo trước khi sử dụng

Trước khi dùng nồi hoặc chảo để nấu nướng, bạn nên cẩn thận lau kỹ bề mặt để đảm bảo không có thứ gì còn  sót lại. Nếu thức ăn vẫn còn trên bề mặt, nồi/chảo khi dùng để nấu rất dễ bị cháy đen.

Để ý nhiệt độ khi nấu

Nhiệt độ khi nấu nướng  cần dao động ở mức phù hợp, không quá thấp nhưng cũng đừng quá cao. Nhiệt độ quá cao kéo dài chính là nguyên nhân khiến thức ăn bị khét, đặc biệt nếu chúng là những món dễ cháy như phô mai, đường,... Nếu muốn sử dụng nhiệt độ cao, bạn nên căn chỉnh thời gian phù hợp và tuyệt đối đừng lơ là khi nấu nướng.

Khuấy và xoay chảo thường xuyên

Một mẹo để hạn chế nguy cơ nồi/chảo bị cháy khét đó là khuấy và xoay. Nếu bạn nấu với lửa lớn, hãy đảo, khuấy thức ăn liên tục khi chúng còn trên bếp để thức ăn chín đều và không bị khét. Bên cạnh đó, xoay chảo thường xuyên cũng hạn chế được nguy cơ cháy khét thức ăn, chúng giúp nhiệt độ được tản đều, không tập trung ở một chỗ quá nhiều, từ đó giảm khả năng gây khét tối đa.

Vệ sinh mặt bếp kỹ càng

Lý do bạn cần vệ sinh mặt bếp kỹ càng đó là trong quá trình nấu nướng, dầu mỡ hoặc vụn thức ăn có thể rơi trên bề mặt bếp, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chúng gặp lửa sẽ rất dễ bị đốt cháy. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các vết khét cháy đen dưới đáy nồi hoặc chảo.

Chỉ bằng một trong những cách làm sạch nồi bị cháy ở trên, bạn đã làm mới được bộ xoong nồi và tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ. Cùng theo dõi Cleanipedia để cập nhập những mẹo nhỏ khiến cho việc gia đình thêm phần thú vị cũng như tận dụng được những thứ sẵn có trong căn nhà của bạn một cách triệt để.

>> Xem thêm:

  • Cách sử dụng nồi cơm điện

  • Cách làm sạch nồi nhôm bị đen

  • Nồi nấu bột cho bé

  • Cách vệ sinh nồi chiên không dầu

  • Máy rửa bát có rửa được xoong nồi không

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Chào mừng bạn đến với #CleanTok

Ngôi nhà của những mẹo vệ sinh trên TikTok. Mang đến bạn bởi Cleanipedia.

Khám Phá Cleanipedia VN

Tự hào hỗ trợ #CleanTok

Hình ảnh cho thấy một đôi tay đang đeo găng tay màu vàng và chùi rửa một vật dụng trong video trên màn hình điện thoại di động, xung quanh có bong bóng xà phòng.

Bài viết này hữu ích không?

LikeDislike Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

Có, khả năng mua sản phẩm có mã QR cao hơn

0%

Không, tôi thích mua sản phẩm không có mã QR hơn

0%

Không quan tâm

0%

0 phiếu bầu

Đọc Tiếp

  • Người đang cầm thùng tái chế màu xanh lá có biểu tượng tái chế, chuẩn bị phân loại rác thải giấy.

    Những ý tưởng tái chế rác thải nhựa độc đáo không tưởng

  • máy rủa bát

    Muối rửa bát và những điều bạn cần biết trước khi sử dụng

  • Chai nước giặt trắng đặt trên máy giặt trước nền màu cam.

    Công dụng và nguy hiểm mà hóa chất tẩy rửa mang lại

  • Nồi inox, khăn lau, và chai dầu rửa bát trên mặt bàn bếp.

    Bạn đã thử 4 cách làm sáng inox bằng bột baking soda này chưa?

  • Người mặc áo sơ mi kẻ đang cầm đũa và ăn sushi, có chén nước tương và đĩa đậu que trên bàn.

    6 Mẹo bảo quản đũa gỗ không bị mốc bạn cần phải biết

  • Sử dụng hoa tươi có mùi hương

    Nước thải từ nước rửa chén hữu cơ dùng tưới cây có được không?

  • Kệ đựng dao, nĩa bằng gỗ trong ngăn kéo.

    5 Cách khử mùi tanh từ cá khô

  • Chảo đen trên nền vải kẻ, cạnh dụng cụ bóc tỏi, chai dầu ô liu, bình gia vị và củ tỏi.

    Chảo chống dính đá hoa cương mới mua về dùng thế nào bền cả đời?

Từ khóa » Cách đánh Rửa Xoong Nồi Bị Cháy