15 Mạch điện đèn Cầu Thang Kèm Sơ đồ đấu Nối Chuẩn Nhất - Haledco

Mạch điện cầu thang là một trong những hệ thống điện quan trọng trong nhà. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách đấu nối sao cho đảm bảo an toàn về điện và có hệ thống đèn chiếu sáng tối ưu nhất. Để đảm bảo an toàn, tiện lợi cho người dùng, HALEDCO tổng hợp chi tiết cách thiết kế, thi công mạch điện và đèn cầu thang tại bài viết này.

Chi tiết cách vận hành và lắp mạch điều khiển đèn cầu thang thông minh

1. Tổng quan về mạch điện cầu thang

1.1 Mạch điện cầu thang, mạch đèn cầu thang là gì?

Mạch điện cầu thang là hệ thống dây điện đấu nối với nhau từ nguồn điện tới bóng đèn, ổ cắm, công tắc. Hai loại mạch chính là mạch điện đơn giản và mạch điện 3 chiều. 

Mạch đèn cầu thang là một phần của mạch điện cầu thang, vai trò là điều khiển hoạt động hệ thống đèn. 

Mạch điện đèn cầu thang thực tế
Mạch điện đèn cầu thang thực tế

1.2 Vai trò của mạch điện cầu thang

Chiếu sáng: Cung cấp nguồn điện cho bóng đèn chiếu sáng cầu thang. Đảm bảo việc di chuyển trên bậc thang dễ dàng, an toàn hơn.

An toàn: Đấu nối đúng cách đảm bảo an toàn cho hệ thống điện ở cầu thang. Hạn chế nguy cơ chập cháy, nổ điện.

Tính thẩm mỹ: Mạch điện lắp ngầm dưới cầu thang góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Đồng thời, ánh sáng từ hệ thống đèn cũng tạo nên không gian ấm cúng, sang trọng cho lối đi bậc thang cũng như ngôi nhà.

Tự động hóa: Mạch điện kết hợp hệ thống thông minh điều khiển bằng giọng nói, thao tác từ xa trên điện thoại mang lại tiện nghi cho người dùng. 

Tiết kiệm điện: Hệ thống điện kết hợp sử dụng đèn LED cầu thang giúp tiết kiệm điện, giảm thiểu chi phí hóa đơn điện. 

1.3 Phân loại mạch đèn cầu thang

Mạch điện cầu thang đơn giản

Ưu điểmNhược điểm
  • Sử dụng 2 công tắc 2 cực lắp ở 2 đầu cầu thang. Bật 1 công tắc để sáng đèn, công tắc còn lại dùng để tắt đèn.
  • Mạch đơn giản, dễ lắp đặt nên tiết kiệm chi phí.
  • Chỉ bật tắt từ 2 vị trí cố định trên cầu thang.

Mạch điện cầu thang 3 chiều

Ưu điểm Nhược điểm 
  • Sử dụng 2 công tắc 3 chiều ở 2 đầu cầu thang. Mỗi công tắc sẽ chia làm 3 cực: cực nguồn (L); cực 1 (L1); cực 2 (L2). Các công tắc có thể bật sáng đèn hoặc tắt đèn. 
  • Như vậy, loại mạch này giúp người dùng bật/ tắt đèn từ nhiều vị trí khác nhau. 
  • Mạch phức tạp, khó lắp hơn. 

Mạch đèn cầu thang cảm ứng

Ưu điểm Nhược điểm 
  • Sử dụng cảm biến chuyển động để bật khi có người, tắt khi người rời đi.
  • Giúp người dùng tránh quên tình trạng tắt đèn khi không dùng, tiết kiệm điện. Đồng thời kéo dài tuổi thọ cho đèn. 
  • Đảm bảo an toàn cho người đi trên cầu thang, không cần tìm kiếm công tắc để bật. 
  • Mạch và cảm biến có giá thành cao.

Mạch đèn cầu thang thông minh

Ưu điểm Nhược điểm 
  • Tích hợp với hệ thống thông minh, giúp người dùng điều khiển từ xa bằng điện thoại/ giọng nói. 
  • Thiết lập lịch bật/ tắt đèn dễ dàng theo nhu cầu sử dụng. 
  • Loại mạch này có giá thành cao nhất hiện nay. 

* Qua so sánh có thể thấy mỗi loại mạch đều có ưu và nhược điểm riêng. Người dùng nên chọn theo nhu cầu sử dụng: ví dụ để tiết kiệm chi phí, chọn mạch đơn giản. Để tiện lợi, linh hoạt chọn mạch 3 chiều. Để tiết kiệm điện và tiện nghi hãy chọn mạch cảm ứng hoặc mạch thông minh.*

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch điện cầu thang

2.1 Các bộ phận chính của mạch điện cầu thang

Mạch đèn cầu thang cấu tạo thường gồm:

  • Nguồn điện: cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống thiết bị như công tắc, bóng đèn.

  • Dây điện: dây dẫn điện từ bảng điện, tủ điện tới các thiết bị điện trên cầu thang. Sử dụng loại dây bọc PVC hoặc XLPE để đảm bảo an toàn cho người dùng. 

  • Cầu chì: giúp bảo vệ mạch điện an toàn, tránh ngắn mạch hoặc quá tải. Khi lắp nên chọn cầu chì có thông số phù hợp với công suất của mạch điện. 

  • Công tắc: dùng để bật/ tắt đèn cầu thang. Các loại công tắc phổ biến như công tắc đơn/ công tắc 2 chiều/ công tắc 3 chiều/ công tắc cảm ứng. 

  • Bóng đèn: có vai trò chiếu sáng cầu thang. Nên mua đèn LED có công suất phù hợp với diện tích cầu thang để tiết kiệm điện. 

  • Hộp đấu nối: có vai trò nối dây điện từ các thiết bị khác nhau của mạch điện. Sử dụng hộp kín chống nước để an toàn. 

  • Kẹp điện: dùng để nối dây điện vào thiết bị.Chọn kích thước kẹp phù hợp với dây điện, thiết bị.

  • Ống luồn điện: đây là lớp vỏ bằng nhựa để đảm bảo dây điện khỏi ẩm ướt, va đập. 

2.2 Sơ đồ mạch đèn cầu thang phổ biến

Mạch cầu thang đơn giản
Mạch cầu thang đơn giản
Mạch điện đèn cầu thang công tắc 2 cực
Mạch điện đèn cầu thang công tắc 2 cực
Mạch đèn cầu thang 2 công tắc + 1 đèn
Mạch đèn cầu thang 2 công tắc + 1 đèn
Mạch điện cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn
Mạch điện cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn
Mạch điện cầu thang công tắc 3 cực
Mạch điện cầu thang công tắc 3 cực
Mạch cầu thang 2 bóng đèn 3 công tắc
Mạch cầu thang 2 bóng đèn 3 công tắc
Mạch đèn cầu thang 3 công tắc 1 bóng đèn
Mạch đèn cầu thang 3 công tắc 1 bóng đèn
Mạch đèn cầu thang cảm ứng thông minh
Mạch đèn cầu thang cảm ứng thông minh

Xem thêm: 10 Cách lắp đặt đèn cảm ứng cầu thang: THI CÔNG giá rẻ

Mạch điện cầu thang 2 tầng
Mạch điện cầu thang 2 tầng
Mạch điện cầu thang nhà 3 tầng
Mạch điện cầu thang nhà 3 tầng
Mạch đèn cầu thang 4 tầng
Mạch đèn cầu thang 4 tầng
Mạch điện cầu thang công nghiệp
Mạch điện cầu thang công nghiệp
Mạch điện cầu thang 5 tầng
Mạch điện cầu thang 5 tầng
Cách đấu công tắc đảo chiều cầu thang
Cách đấu công tắc đảo chiều cầu thang

>> Xem thêm: Sơ đồ mạch điện cầu thang nhà 3 tầng

2.3 Nguyên lý hoạt động cơ bản của mạch điện cầu thang

Mạch điện đơn giản

  • Công tắc 2 chiều được lắp ở 2 đầu cầu thang. Mỗi công tắc có 2 cực là cực nguồn (L) và cực 1 (L1).

  • Khi bật 1 công tắc (CT1), cực L1 của CT1 sẽ kết nối với cực L từ nguồn điện. Dòng điện đi qua dây dẫn từ cực L nguồn điện đến cực L1 của CT1, sau đó đến bóng đèn và cực L2 của công tắc 2 (CT2) làm đèn sáng. 

  • Khi bật CT2, cực L1 của CT2 sẽ được kết nối với cực L của nguồn điện. Dòng điện đi qua dây dẫn từ cực L nguồn điện đến cực L1 CT2, đến bóng đèn và cực L của CT1. Sau đó đèn sáng. 

  • Khi tắt 1 trong 2 công tắc, mạch điện sẽ hở, đèn tắt. 

Mạch điện 3 chiều

  • Khi bật CT1, cực L1 của CT1 kết nối với cực L2 của CT2 hoặc cực L nguồn điện. Dòng điện đi qua dây dẫn từ cực L nguồn điện đến cực L1 CT1. Sau đó, đi qua bóng đèn đến cực L2 của CT2 hoặc cực L nguồn điện. Mạch điện hoàn thành, đèn bật sáng. 

  • Khi bật CT2, cực L1 của CT2 kết nối với cực L2 của CT1 hoặc cực L nguồn điện. Dòng điện chạy qua dây dẫn từ cực L nguồn điện tới cực L1 CT2, sau đó qua bóng đèn đến cực L2 của CT1 hoặc cực L nguồn điện. Mạch hoàn thành, đèn sẽ sáng. 

  • Khi tắt 1 trong 2 công tắc, mạch điện hở, đèn tắt. 

3. Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng

3.1 Quy trình lắp đặt mạch điện đèn cầu thang

Dụng cụ

  • Tua vít, kìm cắt dây, bút thử điện, băng dính điện, kìm điện, máy khoan

  • Vật liệu

  • Cầu chì, dây điện, công tắc điện, hộp nối, ống luồn điện, đèn LED (số lượng tùy nhu cầu).

Thi công mạch đèn cầu thang
Thi công mạch đèn cầu thang

Quy trình thi công

  • Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt công tắc đèn.

  • Bước 2: Lắp đặt hộp nối ở giữa cầu thang hoặc gầm cầu thang.

  • Bước 3: đi dây điện từ nguồn điện tổng tới hộp nối. Đi điện từ hộp nối đến công tắc. Đấu điện từ công tắc đến hệ thống đèn. Sử dụng ống luồn để bảo vệ dây điện và đảm bảo an toàn. 

  • Bước 4: Đấu nối dây điện từ nguồn tổng với cầu chì ở hộp nối. Nối dây điện từ cầu chì vào một cực của mỗi công tắc. Nối dây điện từ cực còn lại của công tắc vào hộp nối. Đấu dây điện từ hộp nối vào bóng đèn. Quấn băng dính cách điện để cố định mối nối, đảm bảo an toàn. 

  • Bước 5: Lắp đặt công tắc điện. Kết nối dây điện từ hộp nối vào các cực của công tắc.

  • Bước 6: Lắp hệ thống đèn. 

  • Bước 7: Bật nguồn điện, kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn. Dùng bút thử điện kiểm tra mối nối xem có chuẩn an toàn hay chưa. 

  • Bước 8: Dọn dẹp khu vực vừa thi công. 

Tham khảo chi tiết cách đấu nối tại bài viết: Mạch đèn led cầu thang thông minh – Hướng dẫn lắp đặt Free

3.2 Lưu ý khi lắp đặt, sử dụng mạch đèn cầu thang

  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ: áo, mũ bảo vệ, gang tay cao su cách điện. 
  • Trước khi tiến hành đấu nối phải ngắt nguồn điện tổng để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và con người. 
  • Sử dụng bút thử điện để xác định dây nóng, dây nguội trước khi đấu nối. Lưu ý đấu dây nguội trước, dây nóng sau. 
  • Khi cắt dây điện phải cắt dây nóng trước mới tới dây nguội. 
  • Nên thực hiện lắp từ 2 người trở lên để có thể hỗ trợ khi có sự cố. 
  • Đấu nối mạch điện cầu thang phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối để tránh xảy ra chập cháy khi sử dụng. 

3.3 Cách bảo trì, sửa chữa mạch điện cầu thang

  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ các mối nối, đường dây điện để đảm bảo an toàn.

  • Kiểm tra bóng đèn xem có bị chập cháy hay mờ sáng hay không. 

  • Vệ sinh công tắc, hộp nối và bóng đèn khỏi bụi bẩn.

  • Kịp thời thay thế công tắc, cầu chì, bóng đèn khi có hiện tượng hỏng. 

  • Nếu không am hiểu về kỹ thuật điện thì nên thuê thợ điện có chuyên môn để bảo trì, sửa chữa. 

Tham khảo thêm: Tại sao đèn cầu thang bị nhấp nháy? 5 bước xử lý nhanh

4. So sánh cách lắp đặt mạch điện cầu thang kiểu nổi và kiểu ngầm

So sánhMạch điện cầu thang nổiMạch điện cầu thang ngầm
Ưu điểm
  • Dễ dàng kiểm tra dây dẫn điện; dễ tìm ra vị trí dây đứt hỏng khi cần sửa chữa, đấu nối lại
  • Tiết kiệm không gian lắp đặt và đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian
  • Đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng
Nhược điểm
  • Chiếm nhiều không gian lắp đặt, gây mất mỹ quan cho không gian
  • Khó lắp đặt đối với nhà có kiến trúc phức tạp
  • Dễ xảy ra điện giật khi có sấm sét hoặc bị rò rỉ điện
  • Hệ thống dây dẫn điện loại mạch này phải tiến hành song song khi xây nhà
  • Khó kiểm tra dây dẫn điện, khó sửa chữa khi có sự cố hỏng hóc

Tham khảo: 5 cách bố trí đèn cầu thang với 1000+ ý tưởng HOT nhất

5. Tư vấn cách khắc phục lỗi mạch đèn cầu thang phổ biến

5.1 Sửa lỗi đèn cầu thang tự động không hoạt động

Xác định nguyên nhân

  • Kiểm tra cảm biến: Vệ sinh bụi bẩn trên cảm biến bằng khăn khô, mềm. Di chuyển cảm biến đến vị trí khác để kiểm tra hoạt động. 

  • Kiểm tra công tắc: Tự bật/ tắt công tắc thủ công để xem đèn sáng không. Nếu đèn sáng thì nguyên nhân có thể do cảm biến hỏng. Nếu đèn không sáng, nguyên nhân do công tắc lỏng hoặc nguồn điện có vấn đề.

  • Kiểm tra nguồn điện: Dùng bút thử điện kiểm tra xem điện có vào công tắc và cảm biến không. Nếu ở 1 trong 2 thiết bị này không có điện, hãy kiểm tra lại cầu chì hoặc bộ ngắt mạch trong bảng điện. Nếu ở công tắc/ cảm biến có điện thì nguyên nhân do kết nối lỏng lẻo ở các đường dây điện. 

Cách khắc phục

  • Nguyên nhân cảm biến hỏng: thay cảm biến

  • Nguyên nhân công tắc lỏng: lắp đặt, đấu nối lại. Nếu công tắc hỏng thì thay mới. 

  • Nguyên nhân do dây điện: kiểm tra mối nối và đấu nối lại. 

  • Sau khi xử lý, bật nguồn điện và kiểm tra lại. 

5.2 Sửa lỗi đèn cầu thang tự động sáng hai tầng cùng lúc

Nguyên nhân lỗi cài đặt

Kiểm tra cài đặt của hệ thống đèn để đảm bảo chỉ có đèn của một tầng được bật khi cảm biến phát hiện chuyển động.

Nguyên nhân lỗi cảm biến

Cảm biến kém chất lượng hoặc bị hỏng có thể bị nhiễu bởi nguồn sáng xung quanh. Thử đặt cảm biến ở vị trí khác để kiểm tra độ nhạy của cảm biến. Nếu không còn hiệu quả, tiến hành thay cảm biến. 

Lỗi đấu nối dây điện

Kiểm tra đường dây điện xem đấu nối đúng các cực giữa công tắc với cảm biến và bóng đèn hay chưa. Nếu chưa thì đấu nối lại.

Nguyên nhân lỗi phần mềm

Nếu hệ thống đèn hoạt động bằng phần mềm, có thể do lỗi phần mềm xảy ra. Nên liên hệ với nhà sản xuất để được hỗ trợ. 

5.3 Sửa lỗi đèn cầu thang tự động nhấp nháy

Nguồn điện không ổn định

Khi điện không ổn định sẽ xảy ra tình trạng ánh sáng nhấp nháy. Cần kiểm tra các thiết bị đèn vị trí khác xem có nhấp nháy hay không. Nếu có thì cần liên hệ công ty điện lực để kiểm tra nguồn điện tổng của ngôi nhà. Nếu chỉ có đèn ở cầu thang bị nháy thì chỉ cần kiểm tra và xử lý lại nguồn điện ở khu vực này. 

Bóng đèn bị lỏng/ bị hỏng

Đối với dòng đèn tường sử dụng LED bulb có thể do đèn bị lỏng ở đui nên đèn bị nhấp nháy. Kiểm tra và vặn lại bóng vào đui. Đối với loại đèn LED âm bậc cần kiểm tra lại chip và nguồn LED xem bị hỏng ở đâu để thay thế. 

Một nguyên do nữa khiến đèn nhấp nháy là do đèn sắp hết tuổi thọ, ánh sáng chập chờn. Lúc này cần thay thế hệ thống đèn mới. 

Ổ điện có vấn đề

Kiểm tra lại mối nối dây điện ở ổ cắm, công tắc để đảm bảo đường điện liền mạch. 

Cảm biến bị lỗi

Cảm biến bị hỏng hoặc lỗi cũng khiến cho ánh sáng đèn nhấp nháy. Kiểm tra lại độ nhạy cảm biến để quyết định sửa chữa hoặc thay thế. 

Phần mềm lỗi

Với loại đèn thông minh hoạt động theo phần mềm cần kiểm tra lại xem phần mềm có lỗi hay không. 

5.4 Sửa lỗi đèn cầu thang tự động bị cháy

Nguyên nhân đèn cầu thang bị cháy

  • Quá tải mạch điện

  • Sự cố nguồn điện tổng

  • Bóng đèn kém chất lượng

  • Đèn sắp hết tuổi thọ

  • Ổ cắm bị lỏng, chập cháy

  • Công tắc hỏng

  • Cảm biến, phần mềm lỗi

  • Đường dây điện bị hở, đấu nối sai vị trí

Cách sửa chữa

Xác định loại trừ nguyên nhân để đưa ra cách sửa chữa phù hợp. Đầu tiên nên kiểm tra hệ thống điện, đến bóng đèn, ổ cắm/ công tắc, cảm biến, đường đấu nối dây điện, sau đó là phần mềm. 

5.5 Cách khắc phục lỗi đèn cầu thang tự động bị chập chờn

Cách kiểm tra và khắc phục tương tự mục 4.3 Kiểm tra sửa chữa đèn cầu thang bị nhấp nháy.   

Trên đây là những thông tin tư vấn kỹ thuật lắp đặt mạch điện cầu thang hữu ích nhất. Để đảm bảo mạch đèn hoạt động tốt nhất, hãy sử dụng công tắc, cảm biến và đèn LED cầu thang chính hãng HALEDCO. Gọi ngay hotline 0332599699 để đặt hàng và tư vấn thi công mạch đèn chuẩn kỹ thuật nhất. 

Từ khóa » Cách Câu 1 Bóng đèn 2 Công Tắc