15 Mẫu Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Dưới Cầu Thang đẹp, Hợp Phong Thủy

Nhà vệ sinh là một trong những hạng mục không thể bỏ qua ở bất cứ công trình nhà ở nào. Nó không chỉ đơn thuần thực hiện vai trò phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản của con người. Mà hơn vậy, việc lựa chọn một thiết kế nhà vệ sinh phù hợp, đẹp mắt còn có thể mang đến điểm nhấn tuyệt vời cho căn hộ của bạn. Thông thường, khi cân nhắc trong khâu thiết kế chúng ta thường tìm một vị trí thích hợp và tiện lợi trong căn hộ để thi công nhà vệ sinh. Và phổ biến nhất với các căn hộ gia đình thì nhà vệ sinh dưới cầu thang là một trong những lựa chọn lý tưởng.

Nhà vệ sinh dưới cầu thang

thiết kế nhà vệ sinh

 

Nhà vệ sinh dưới cầu thang được xem là một phương án thiết kế tiết kiệm diện tích tối ưu nhất cho không gian ngôi nhà

Ngoại trừ các căn hộ chung cư thông thường. Phần lớn các căn hộ gia đình ở dưới mặt đất đều lựa chọn vị trí gầm cầu thang như một không gian lý tưởng cho nhà vệ sinh. Và chắc rằng, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh này khá là phổ biến. Đặc biệt là ở các ngôi nhà diện tích không quá rộng rãi. Thì rõ ràng, thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang vẫn được xem là giải pháp tiết kiệm diện tích tối ưu.

Tuy nhiên, nếu phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau như về thẩm mỹ kết cấu, về phong thủy ngũ hành. Rõ ràng có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Liệu có nên làm nhà vệ sinh dưới cầu thang không? Và nếu có thì nên chú ý điều gì?

Có nên làm nhà vệ sinh dưới cầu thang ?

thiết kế nhà vệ sinh

Xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang khá tiện lợi trong sử dụng song về phong thủy lại có những vấn đề cần phải xem xét

Không thể phủ nhận rằng, việc làm nhà vệ sinh dưới cầu thang có rất nhiều ưu điểm.

Điển hình như:

+ Sự tiện lợi trong sử dụng

Thay vì khi có nhu cầu phải lên tầng trên. Khi bạn có một nhà vệ sinh đặt ngay dưới tầng 1 ở vị trí gầm cầu thang. Việc sử dụng sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.

+ Giải pháp tiết kiệm diện tích tối ưu

Đối với các căn hộ gia đình không quá rộng rãi, việc tính toán làm sao để có thể thiết kế nhà vệ sinh một cách tiết kiệm diện tích sử dụng nhất luôn phải cân nhắc kỹ càng. Trong đó, vị trí dưới gầm cầu thang được tận dụng xem như là giải pháp tối ưu.

+ Tạo điểm nhấn cho ngôi nhà

Thay vì để trống không gian dưới gầm cầu thang. Việc thiết kế nhà vệ sinh với trang trí, màu sắc ấn tượng sẽ làm đẹp không ít cho ngôi nhà.

Tuy nhiên, theo quan niệm về phong thủy, việc đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang chưa hẳn là tốt.

Bởi vì sao:

Thứ nhất:

Cầu thang được xem là xương cột sống của cả căn nhà. Đây cũng là nơi luân chuyển sinh khí giữa các tầng với nhau. Do đó, nếu thiết kế đúng phong thủy sẽ tăng tài vận cho gia chủ. Tuy nhiên ngược lại, nếu  đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang thì vô tình làm giảm mất điều này.

Thứ hai:

Nhà vệ sinh thường được xem là công trình có vai trò trấn yểm những vùng khí xấu trong nhà. Điển hình như Thiên Hình hay Đại Sát. Trong đó, cầu thang thì thường được xem là thuộc cung tốt. Việc đặt WC dưới cầu thang sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài đến các thành viên trong gia đình.

Thứ ba:

Toilet được xem là nơi chứa nhiều âm khí hay hung khí. Nếu đặt toilet dưới cầu thang thì có thể gây tích tụ nhiều xấu khí tại đây. Việc này sẽ dẫn đến các xung đột, kìm hãm vận khí lưu thông trong nhà. Vì thế sẽ khiến cho việc gia đình không được suôn sẻ. Đặc biệt khi có gió, các luồng xấu khí có cơ hội phát tán nhanh và mạnh. Dẫn đến nhiều điềm xấu cho ngôi nhà.

Với những phân tích ở trên, rất khó để phủ nhận ưu điểm lẫn nhược điểm khi thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do không còn lựa chọn khác tốt hơn. Nhiều gia đình vẫn phải chấp nhận đặt WC tại vị trí này. Vậy khi đó, phải làm gì để hóa giải những điềm không tốt theo quan điểm phong thủy để việc thiết kế trở nên tốt hơn?

Xem thêm: Hút hầm cầu quận 11 sạch 99%, bảo hành 5 năm

Các cách hóa giải nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

thiết kế nhà vệ sinh

Ốp tường nhà vệ sinh bằng đá thạch anh giúp hóa giải bớt âm khí cho ngôi nhà

Cha ông ta vẫn nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Không phủ nhận sự tiện lợi khi đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang. Song như vậy cũng không có nghĩa việc đặt ở vị trí này thật sự tốt đẹp. Chính vì thế, khi thiết kế công trình, chúng ta nên cân nhắc kỹ càng để có lựa chọn tốt nhất về thẩm mỹ. Cũng như tư duy phong thủy.

Theo chuyên gia, cách hóa giải tốt nhất đó là không thiết kế hoặc phá bỏ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Tuy nhiên, trong thực tế thì lựa chọn này không hề dễ dàng. Bởi việc đập bỏ nhà vệ sinh có thể gây bất tiện trong sinh hoạt khi tầng 1 không có WC. Việc đặt lại vị trí khác thì bất khả thi vì diện tích nhà eo hẹp. Thêm vào đó, chi phí cho hoạt động tháo dỡ sửa sang nếu nhà đã thi công xong cũng không hề rẻ. Vì thế, nhiều gia đình thường lựa chọn phương án hóa giải hợp lý hơn. Cụ thể như:

+ Khi thi công nhà vệ sinh dưới cầu thang, nên chọn đá thạch anh bảo bình mang dương khí mạnh mẽ. Nó sẽ giúp hút hết âm khí trong nhà vệ sinh và hóa giải bớt đi một phần tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, gia đạo và tài lộc cho ngôi nhà.

+ Thiết kế cửa thông gió, đường ống thông khí để giải phóng uế khí, đảm bảo sự thông thoáng, sạch sẽ cho không gian ngôi nhà.

+ Không đặt nhà vệ sinh đối diện cửa ra vào hoặc khu bếp.

+ Dùng la bàn định hướng vị trí đặt toilet để dùng quy luật tương sinh tương khác để hóa giải âm khí.

+ Trong trường hợp không thiết kế nhà vệ sinh ở gầm cầu thang. Nếu gia chủ muốn tận dụng không gian này để trang trí thì có thể thiết kế thành tủ chứa đồ hoặc nhà kho, giá sách, tủ rượu. Như vậy vừa đẹp, vừa tiết kiệm không gian mà lại hợp phong thủy.

15 mẫu thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang đẹp

thiết kế nhà vệ sinh

Thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang theo phong cách hiện đại, tối giản với sắc trắng chủ đạo, đồng nhất với không gian tổng thể

thiết kế nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh được thiết kế đơn giản cho không gian diện tích nhỏ

thiết kế nhà vệ sinh

Bài trí nội thất nhà vệ sinh gầm cầu thang

Nhà vệ sinh độc đáo, mới mẻ với gạch ốp sàn và trang trí hoa văn lạ mắt

thiết kế nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh nhỏ gọn tiện nghi

Trang trí nhà vệ sinh một cách khéo léo để tạo độ thoáng cho không gian

thiết kế nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thiết kế hài hòa với không gian xung quanh, đặt tại vị trí khuất để tránh chướng mắt, mất thẩm mỹ cho ngôi nhà

thiết kế nhà vệ sinh

 

Toilet dưới gầm cầu thang thường tối giản hóa các thiết bị để đảm bảo không gian không bị chật chội, bí bách

thiết kế nhà vệ sinh

Khi đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chú ý tránh đặt đối diện bếp và cửa chính

thiết kế nhà vệ sinh

Thiết kế nhà vệ sinh độc đáo với những đường nét chi tiết hài hòa với xung quanh. Sẽ thật khó nhận ra đây là nhà vệ sinh nếu bạn đóng kín cửa.

thiết kế nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh dưới cầu thang với thiết kế có của sổ giúp không gian thêm thông thoáng, sáng sủa

thiết kế nhà vệ sinh

Thiết kế nhà vệ sinh tận dụng không gian dưới gầm cầu thang luôn là phương án tiết kiệm diện tích tối ưu cho ngôi nhà

thiết kế nhà vệ sinh

Để tối đa hóa diện tích sử dụng, từng góc nhỏ trong nhà vệ sinh đều được thiết kế có dụng ý và khoa học nhất để lưu trữ đồ đạc

thiết kế nhà vệ sinh

Một gợi ý với không gian nhà vệ sinh được thiết kế với họa tiết trang trí độc đáo, lạ mắt

thiết kế nhà vệ sinh

Đơn giản và tiện nghi trong sử dụng phục vụ sinh hoạt

thiết kế nhà vệ sinh

Tông màu trắng thường được ưu tiên sử dụng cho nhà vệ sinh để đảm bảo sự hài hòa, nhã nhặn cho không gian

thiết kế nhà vệ sinh

Tận dụng những góc khuất ngay gầm cầu thang để thiết kế nhà vệ sinh luôn là biện pháp tiết kiệm tối ưu diện tích không gian

Tham khảo: Thông cống nghẹt quận 2 [Cam kết triệt để 100%]✔️

Một số lưu ý khi làm nhà vệ sinh dưới cầu thang

Thông thường khi thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang là ở trong các căn hộ diện tích không quá lớn. Vì thế, nó thường nằm trong tầm nhìn ở phòng khách. Do đó, khi làm nhà vệ sinh, để đảm bảo thẩm mỹ và không gây chướng mắt phản cảm. Tốt nhất chúng ta nên chú ý:

+ Trang trí theo phong cách hài hòa, đơn giản nhất có thể.

+ Nếu các thành viên trong gia đình thường sử dụng toilet này, khi thiết kế có thể đặt bồn rửa ra bên ngoài. Hoặc tối giản đồ nội thất bên trong toilet.

+ Chọn gạch lát nền và gạch ốp tường trung màu với tường bên ngoài để tạo sự thông thoáng, nhất quán với tổng thể.

+ Đặt túi thơm hoặc đồ khử mùi hoặc quạt hút mùi trong nhà vệ sinh.

+ Dọn rửa thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ.

+ Lựa chọn thiết bị vệ sinh hợp lý, kích cỡ vừa vặn.

+ Đảm bảo ánh sáng mang lại sự dễ chịu cho người sử dụng.

+ Tối giản nội thất.

Tóm lại

Không thể phủ nhận rằng việc thiết kế thi công các hạng mục nội thất trong một công trình đầy rắc rối và phức tạp. Chúng ta luôn đòi hỏi cần phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Đặc biệt là với những hạng mục nhạy cảm như nhà vệ sinh dưới cầu thang. Có như vậy mới đảm bảo tính hài hòa về thẩm mỹ. Cũng như tránh phạm phải những úy kị không đáng có để xây dựng một không gian sống trong lành, an toàn nhất.

1/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Toilet Trong Gầm Cầu Thang