15 - Người Ê Đê - NHÀ SÁCH TUỔI TRẺ

Người Ê Đê cho rằng vị thần cao nhất của họ là A.Ê - D.I.Ê nghĩa là Thượng Đế theo truyền thuyết của người Ê Đê được lưu truyền đến ngày nay. Do vậy người Êđê tự gọi mình là Anak A.Ê - D.I.Ê tức là những đứa con của Thượng Đế, sau này đọc trệch đi là Anak Ê Đê. Bia ký Chăm Pa cổ nhất tại Tháp Bà Pô Naga cũng đã ghi chép về tộc danh Rang Đê vùng sông Nha Trang, Sông Dinh, Sông Hinh vào khoảng thế kỷ VIII, có lẽ Rang Đê biến âm sau này thành Rađê, Rađêy hay Êđê. Cuối thế kỷ XIII trước sự tấn công ồ ạt của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người Việt xuống đất Chăm Pa đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo và hòa hợp với người Ê Đê cổ tạo ra nhóm tộc người mới tự gọi là Anak Jarai, đây là nhánh lớn của tộc người Orang Đê cổ. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng Hoà, người Ê Đê được gọi là Rađê. Ngoài ra, người Êđê họ còn gọi toàn bộ cộng đồng họ bằng từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn Ấn Độ là Đêgar,Êđê Êga, Đêga nghĩa là Cao Nguyên. Anak Đêgar cũng được hiểu là những người sống trên Cao Nguyên. Ước tính hiện nay có khoảng 330.348 người Ê Đê cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Tại một số quốc gia khác, như Campuchia, Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cũng có một ít người Ê Đê sinh sống, song chưa có số liệu chính thức.

Dân số và địa bàn cư trú

Dân tộc Ê Đê bao gồm khoảng gần một nửa triệu (~490.000 người) đang sinh sống ở các nước trên thế giới như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển... Trong đó miền trung cao nguyên của Việt Nam là quê hương bản địa lâu đời của người Ê Đê. Đây là nhóm dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai từ các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương; truyền thống dân tộc vẫn mang đậm nét mẫu hệ thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo. Các nhóm địa phương bao gồm: Kpă (chính dòng), Adham, Mdhur, Bih, Krung... Nhưng không có sự khác biết lớn giữa các nhóm địa phương. Người Ê Đê là nhóm dân tộc có xu hướng thống nhất ý thức tộc người, biểu hiện rõ nét nhất là ranh giới khác biệt giữa các nhóm địa phương tồn tại trước kia thì ngày nay đã hoàn toàn bị xóa bỏ bằng việc thống nhất tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết và người Ê Đê tự gọi họ là Anak Đê đọc tránh từ Anak Aê-Diê, nghĩa là những đứa con của Yàng (Thần Linh).

Yang Prong hay Yang Êa H'leo trong bia kí Champa là Ya Hliêv, là tháp Chăm duy nhất ở Tây Nguyên. Ngôi tháp được xây dựng dưới Triều Đại Jaya Simhavarman III tức Chế Mân (R'čăm Mâl hay Êčăm mâl), ngôi tháp được xây dựng để dâng cúng Thần Vĩ Đại của người Orang Đê cổ, trong thời kì kháng chiến chống Mông- Nguyên cuối thế kỉ XIII

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh:

  • Đắc Lắc (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Ê Đê tại Việt Nam),
  • Phú Yên (20.905 người),
  • Đắc Nông (5.271 người),
  • Khánh Hòa (3.396 người).

Hôn nhân gia đình

Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ,trước đây con trai không được hưởng thừa kế,bây giờ có sự bình đẳng trong nhà. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.

Văn hóa

Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M'lan,... Người Ê Đê yêu ca hát, thích tấu nhạc và thường rất có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ có cồng chiêng, trống, sáo, khèn, Gôc, Kni, đàn, Đinh Năm, Đinh Tuốc là các loại nhạc cụ phổ biến của người Êđê và được nhiều người yêu thích.

Đặc tính tâm lý trong văn hóa

Người Ê Đê có lòng trung thực, kiên nhẫn với sự khó khăn, chịu đựng nhọc nhằn trong lao động, Chăm chỉ, nhiệt tình trong công việc, nhưng dễ nổi lên phản kháng chống lại khi bị người khác chèn ép và áp bức. Ai cũng muốn mình lịch thiệp trong xã hội. Các phụ lão thích kẻ khác kính nễ, phụ nữ thường hay e thẹn. Cả già lẫn trẻ đều có lòng hiền hòa, không thích người ta ba hoa, nói dối. Vì vậy nếu ai nói dối, lừa gạt một người Ê Đê, dù chỉ một lần thôi thì cũng đủ để mất hết lòng tin thậm chí dẫn đến hận thù dai dẳng.

Nhà cửa

Nhà sàn của người Ê Đê

Phương tiện liên quan tới Nhà người Ê Đê tại Wikimedia Commons Tộc người Ê Đê vốn thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Mã Lai, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù đã chuyển cư vào miền trung Việt Nam hàng ngàn năm trước, và di cư lên Tây Nguyên khoảng sớm nhất vào cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 15 nhưng trong sâu thẳm văn hóa của người Ê Đê, bến nước và con thuyền là những hình ảnh chưa hề phai nhạt. Nhà sàn Ê Đê có hình con thuyền dài, cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông. Bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt mui thuyền. Có nhiều buôn Ê Đê trù phú với hàng trăm ngôi nhà dài trông như một hạm đội thuyền Nam Đảo đang rẽ sóng giữa thế giới biển đảo, đây là nét đặc trưng có hầu hết ở các tộc người nói tiếng Mã Lai. Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của cầu thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặc biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) (tới 20 m), chiếng ché,... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp.

Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang.

Trang phục

Thiếu nhi người Ê Đê

Có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người Êđê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy (Ieng). Đàn ông đóng khố (Kpin), mặc áo. Người Ê Đê ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia, tục cà răng quy định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa.

Trang phục nam

Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Y phục truyền thống gồm áo và khố.

Áo có hai loại cơ bản:

  • Loại áo dài trùm mông: Đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam, có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tả và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe.lực lãm
  • Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá gối, có khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông nói trên,...
  • Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bong và băl là loại khố thường. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo có giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại bàng dang cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.

Trang phục nữ

Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục thường nhật. Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau họ có thể nhận ra người quen, thân.

  • Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm).
  • Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng là phong cách hơi khác với váy của dân tộc Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều hay ít. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín.
  • Tôn giáo

    Cây thập tự màu huyết biểu tượng chính trong đạo Tin Lành truyền thống của người Ê Đê

    Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành được các nhà truyền giáo phương Tây truyền vào những năm đầu của thế kỷ XX. Đắc Lắc nơi tập trung đông người Ê Đê nhất cũng là nơi có tín đồ Tin Lành nhiều nhất Việt Nam, đây được coi một trong những trung tâm đạo Tin Lành lớn nhất khu vực Đông Dương. Họ thường đọc kinh cầu nguyện tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà thờ Tin lành vẫn chưa nhiều. Công giáo Rôma được truyền bá thông qua các nhà truyền giáo sau này là người Pháp.Tỉ lệ người Ê đê theo Công giáo Rôma rất thấp, do yếu tố tấm lý và nguyên nhân lịch sử, Sau Hiệp định Genève, Ngô Đình Diệm cho hủy bỏ quy chế Hoàng triều Cương thổ, tức chấm dứt đặc quyền của Quốc trưởng Bảo Đại trên vùng Cao nguyên và gom vùng đất này vào lãnh thổ chung của Quốc gia Việt Nam. Về mặt kinh tế có khoản mở rộng đất đai canh tác và lập các khu dinh điền, định cư hàng trăm nghìn người Công giáo từ miền Bắc di cư vào Nam. Một số được đưa lên vùng Tây Nguyên chiếm một số đất người Thượng làm các khu dinh điến, sự xuất hiện đông đột ngột người Kinh Công giáo, cùng với sự kỳ thị chủng tộc, mất đất đai, văn hóa bị xâm phạm, đã để lại vết đau trong tâm lý của người Ê đê, trừ những người Ê đê Công giáo thời Pháp thuộc, thì hầu như người Ê đê còn lại đa phần chọn Tin Lành như là một tôn giáo để có thể đối chọi lại từ sự đồng hóa của người công giáo mà chính quyền Ngô Đình Diệm ủng hộ lúc đó. Những người Ê đê theo Công giáo Rôma thì thường đến các nhà nhờ tại địa phương vào ngày chủ nhật. Một số rất ít theo Phật giáo tại các vùng đô thị. Số còn lại vẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền, thờ cúng các thần hộ thân cho mình.

  • Tên người Ê Đê

    Nguyên thủy xa xưa, người Ê Đê cũng như nhiều tộc người khác trên thế giới, không có họ riêng. Thông thường họ dùng từ Dam (nghĩa là Chàng) để đệm cho Nam giới như Dam Sam, Dam Điêt, Dam Yi… và Hơbia (nghĩa là Nàng) để đệm cho Nữ giới như HơBia Blao, HơBia Ju, HơBia Jrah Jan.

    Như hầu hết dân tộc trên thế giới, họ của người Ê Đê cũng hình thành từ sự phân rã các bộ tộc. Ở thời kỳ hiện đại, họ của người Ê Đê có liên quan mật thiết với họ của người Gia Rai do quá trình gắn bó mật thiết lâu đời của 2 dân tộc này như Niê (Nai, Nay), Buôn Yă, B.Yă (Kpă), Mlô (R’ô), Êban (Rhlan, Rbăm), K’sơr (Ksor), Êčăm (Rčăm, Rčom), Kbuôr (Puih, Kpuih, Kbor), Adrong (Ajrong)… Ngày nay, người Ê Đê đã hình thành rất nhiều họ khác nhau, tuy nhiên, có 2 dòng họ chính là Niê và Mlô, cùng nhiều phân họ kép hình thành từ 2 dòng họ này. Người Ê Đê cũng là tộc người duy nhất ở Việt Nam đặt tên theo cấu trúc Tên trước Họ sau, có thể là kết quả ảnh hưởng của văn hóa Pháp.

  • Chữ viết

    Kinh Thánh Tân Ước Song Ngữ Êđê - Việt bằng mẫu tự Latin

    Chữ viết Ê đê cổ xưa thường viết trên giấy da, nay đã thất truyền

    Trước khi người Pháp đặt chân lên Tây Nguyên, người Ê đê đã có chữ viết riêng theo lối văn tự Pali- Sancrit của Ấn Độ mà người Ê đê gọi là " Boh h'ră", có thể là một trong những loại dạng kiểu chữ viết cong của người Champa, loại chữ Sancrit này được viết trên giấy da " m'ar klit", hay trên lá cọ khô "Hla guôl", loại chữ này hoàn toàn thất truyền sau khi Thiên Chúa giáo du nhập vào, những văn bản bằng chữ Ê đê cổ cuối cùng bị chính quyền Ngô Đình Diêm thiêu huỷ hoàn toàn. Trong thời gian cai trị của người Pháp, chính quyền thuộc địa đã cổ vũ sử dụng chữ viết theo mẫu tự Latin do 2 thầy giáo Y-Ut và Y-Jut sáng tạo ra vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20. Mục đích chủ yếu là nhằm phục vụ giáo dục. Trong khi người theo Công giáo và Tin Lành dùng nó để ghi chép Kinh Thánh và Gia Phả. So với các dân tộc ít người khác tại Việt Nam, người Ê Đê là sắc dân có chữ viết theo bảng chữ cái La tinh khá sớm, người Ê Đê có chữ viết từ thập niên 1920. Các nhà truyền giáo Tin Lành đã phối hợp với các chuyên viên ngôn ngữ học tại Viện Ngôn ngữ học Mùa hè đặt chữ viết cho người Ê Đê để dịch Kinh Thánh cho dân tộc này Năm 1971, các chuyên viên này phối hợp với Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa phát hành sách dạy tiếng Ê Đê Năm 1979, sách dạy ngữ vựng Ê Đê được xuất bản tại Hoa Kỳ[ Kinh Thánh Tân Ước song ngữ Ê Đê-Việt phát hành năm 2001. Năm 2006, Nhà xuất bản Tôn giáo của chính phủ Việt Nam, với sự hỗ trợ của United Bible Societies, đã phát hành 20 ngàn cuốn Kinh Thánh Tân Ước song ngữ Ê Đê-Việt tại Việt Nam. Đây là cuốn sách có số lượng phát hành nhiều nhất trong tiếng Ê Đê từ trước đến nay.

  • Các tiểu quốc Orang Đê trong lịch sử

    Người Ê đê và người Gia Rai vốn cùng nguồn gốc từ một tộc người Orang Đê cổ được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Champa, Khmer,...Orang Đê có thể là nhóm mà người Ê đê và Gia Rai gọi là Mdhur, trong văn hóa Mdhur có chứa đựng nhiều yếu tố văn hoá trung gian giữa người Ê đê và Gia Rai. Trong văn hóa Mdhur trước kia còn tồn tại tục hỏa táng người chết và bỏ tro trong chum, ché sau đó mới mang chôn cất trong nhà mồ, đây có thể là ảnh hưởng của đạo Hin-đu từ người Chăm. Xét về phương diện người Mdhur là cội nguồn xuất phát của người Ê đê và Gia Rai hiện đại. Trong lịch sử Orang Đê đã từng tồn tại các tiểu quốc sơ khai, với sự cai trị của các Mtao, Pơ Tao có thế lực trên một khu vực rộng lớn ở vùng người Gia Rai và Ê đê. Sự hình thành các tiểu quốc nhỏ là đặc điểm thường thấy ở các tộc người Đông Nam á:

  • Mtao Pui- Mtao Êa (Thủy Vương - Hỏa Vương,Tiếng Campuchia là Sadet Tok - Sadet Phlong, là tên gọi của hai vị tiểu vương cai trị tiểu quốc Orang Đê của bộ tộc người Jarai Chor,Jarai Hdrung, Ê đê Krung, Mdhur và một bộ phận Ê đê Adham trên cao nguyên Pleiku,thung lũng Cheoreo, Buôn Hồ,Ea sup, Krông Pa, Mdrak, Krông Hing từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 19. Sang cuối thế kỷ 18 đầu 19, nhóm Ê đê Adham vùng Krông Buk, Buôn Hồ, Cư Mgar lớn mạnh nhờ giao lưu buôn bán được với người Lào, Khmer, Siêm thông qua vùng Bản Đon ngày nay, Yă Wam là một nữ tù trưởng đã từng dựa vào người Siêm và Lào để đưa người Adham thoát khỏi ảnh hưởng của các Mtao-Ptao vùng Jarai.

Mộ tháp Khun-Su Nốp tại Buôn Trí, là khu vực được Mtao (thủ lĩnh)Yă-Wam vua tiểu quốc Adham cắt tặng đất cho người tình mình là Y-Thu Knul, nhằm chấm dứt những cuộc Nam tiến, Đông tiến của người Lào- Thái
  • Tiểu quốc Adham (TK 18 -TK 19)

Adham hay Dham, hoặc Atham, là một nhóm địa phương của người Ê đê. Người Adham cư trú ở phía tây bắc Đăk Lăk, chủ yếu ở vùng Buôn Hồ, Cư Mgar, Krông Buk và Êa Hleo. Đây là nhóm địa phương đông dân số nhất của người Ê Đê. Khoảng giữa thế kỷ 18 vào đầu thế kỷ 19, người Ê đê Adham đã từng di cư ồ ạt xuống phía tây nam của Dak Lak và dừng lại cộng cư với người Ê đê Kpă vùng Buôn Ma Thuột ngày nay để tránh những cuộc tấn công từ các Mtao Ea- Mtao Pui của tiểu quốc Jarai. Nhờ con đường buôn bán với người Lào, Siêm, Khmer tại các cửa sông Bản Đon ngày nay, thế kỷ 18- 19 được coi thời kỳ phát triển mạnh của Ê đê Adham với sự cai quản của nữ thủ lĩnh Yă Wam được người E đê gọi Mtao Mniê (Vua Bà), Yawam cai trị một khu vực rộng lớn từ Krông Năng, Buôn Hồ, Ea Sup, Cư Mgar, Buôn Đôn. Do vậy, bà được người Lào, người Xiêm kính nể và so sánh ngang với thế lực Mtao Pui, Mtao Êa. Cho đến đầu thế kỉ 20, người Adham là nhóm hùng mạnh và thịnh vượng nhất so với các nhóm Ê đê khác như người Kpă. Địa bàn của người Adham gồm '"...Nam phần Đăk Lăk cho tới lưu vực sông Ya Liau, phía Đông Bắc, họ vượt qua sông Krong Bouk và lan tới tận thượng nguồn sông Nang". Việc bà Yawam cắt đất Buôn Đôn cho Y-Thu Knul để định cư cho một số dân người gốc Lào, Thái Lan lập ra Bản Đôn, chấm dứt cuộc nam tiến của người Lào theo dọc các nhánh sống Mekong, cùng với câu chuyện tình ái giữa Nữ thủ lĩnh danh tiếng và thủ lĩnh săn voi tài giỏi này, là nguyên nhân để tiểu vương quốc Ê đê Adham suy tàn sau khi người Pháp đặt chân đến Bản Đon. Lúc này thế lực Ê đê Kpă vùng Buôn Ma Thuột bắt đầu lớn mạnh nhờ dựa vào thế lực người Pháp thay thế hẳn vai trò của người Ê đê Adham.

Những Câu nói của nhân vật nổi tiếng

"Chúng ta phải có chữ của người Êđê, chúng ta cũng cần học tiếng Pháp thật giỏi để người Pháp không dám coi thường chúng ta".-(Thầy giáo Y-Jut Hwing (1885-1934), người đã sáng tạo ra chữ Ê-đê)

"Đất là lưng ông bà ta, rừng cây, khe suối là của ông bà ta, sao ta lại chịu bỏ nhà, bỏ buôn làng mà đi để bọn giặc chúng giẫm lên lưng ông bà ta, phá phách rừng núi của ông bà ta". - Tù trưởng Ama Jhao (1840-1905)

"Cuộc đời tôi vừa được ca hát, vừa trồng cà phê, vừa được sống giữa núi rừng, sống với thiên nhiên. Người ta vẫn hỏi tôi, tại sao không dời nhà về thành phố, tại sao không đi diễn nhiều, tại sao không làm kinh tế, câu trả lời của tôi rất giản dị, tôi yêu cuộc sống ở cao nguyên, tôi yêu thiên nhiên quê mình, tôi thích cách sống như vậy, và dù không biết đó có phải là lựa chọn đúng hay không, nhưng tôi không bao giờ hối hận về sự lựa chọn của mình. "—Y Moan Ênuôl

"Ta không sợ nghèo vì ta quen nghèo rồi, ta cũng không sợ chết, nhưng sau ta, ai xứng đáng là sứ giả văn hóa..."- Y Moan Enuol

Trên 150 Bộ vui lòng liên hệ Hotline để được giá tốt nhất.

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG TY TNHH FEP HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG CSKH - Khiếu Nại Thắc Mắc : 08 556 557 57

CN Quận 3 : 643 Điện Biên Phủ, P1, Q.3, TP.HCM

Zalo : 0834 48 0000

CN Phú Nhuận : 3/30b Thích Quảng Đức, P.3, Q Phú Nhuận.

Zalo 0834 48 0000

CN Cần Thơ : 41 Cách Mạng Tháng 8, P An Hoà, Q.Ninh Kiều TP.Cần Thơ

(029) 23 68 0000 - Zalo 0839 48 0000

CN Bình Dương : Khu Đô Thị Làng Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh - Thị Xã Dĩ An, Bình Dương 084 4811000 - Zalo 0834 48 0000

VP Chính : 3/30b Thích Quảng Đức, P.3, Q Phú Nhuận

Từ khóa » Dân Tộc ê đê Sống ở Vùng Nào