15 Sự Thật Thú Vị Về Rận Gỗ (Pill Bugs) - Diệt Côn Trùng

Skip to content

15 sự thật thú vị về rận gỗ

Rận gỗ và những điều bạn chưa biết

Rận gỗ có nhiều tên gọi khác nhau như bọ viên, bọ gỗ, mọt ẩm, rệp ẩm, rệp khoai tây, Poly Poly, Pill Bugs. Rận gỗ là một nhóm sinh vật đa dạng với hơn 4000 loài, bao gồm các đặc điểm thú vị của chúng. Loài động vật giáp xác hoạt động về đêm này có 7 cặp chân, phân đoạn giống như đuôi tôm hùm và chúng thích môi trường ẩm ướt.

Tập tính ăn thực vật thối rữa giúp cải thiện chất hữu cơ trong đất, do đó rận gỗ là sinh vật có lợi. Chúng không quan tâm đến thảm thực vật sống. 15 sự thật thú vị sau đây về rận gỗ sẽ giúp bạn hiểu hơn về lợi ích của các sinh vật nhỏ sống bên dưới chậu hoa của bạn.

01 of 15

Rận gỗ là động vật giáp xác, không phải côn trùng

Rận gỗ là động vật giáp xác, không phải côn trùng

Thoạt nghe, chúng ta liên tưởng đến rận gỗ như một loài côn trùng và được nhắc đến như là “bọ”, nhưng chúng thật sự thuộc về phân ngành động vật giáp xác (Crustacea). Có mối quan hệ gần gũi với tôm và cua hơn bất kỳ loài côn trùng nào.

02 of 15

Thở bằng mang

Giống như họ hàng của chúng ở biển, loài sinh vật sống trên cạn này sử dụng cấu trúc giống như mang để trao đổi khí. Chúng yêu cầu độ ẩm để thở nhưng không sống trong nước.

03 of 15

Rận gỗ chưa trưởng thành lột xác với hai giai đoạn

Giống như tất cả các loài động vật giáp xác, rận gỗ phát triển bằng việc loại bỏ lớp vỏ ngoài để thay lớp vỏ mới phù hợp với kích cỡ. Nhưng rận gỗ không lột tất cả lớp vỏ ngoài của chúng một lần. Lần đầu tiên, nửa sau của lớp vỏ tách và trượt ra ngoài. Một vài ngày sau đó, chúng mới lột phần trước. Nếu bạn tìm thấy một con rận gỗ có một nửa màu xám hoặc nâu, nửa còn lại có màu hồng, đó là nó đang ở giai đoạn giữa của quá trình lột xác.

04 of 15

Rận gỗ mẹ mang trứng trong một cái túi

Rận gỗ mẹ mang trứng trong một cái túi

Giống như cua và những loài giáp xác khác, rận gỗ mang trứng trên cơ thể chúng. Trứng được bao phủ ở phần ngực tạo thành cái túi đặc biệt, gọi Marsupium, nằm ở mặt dưới cơ thể. Khi nở, con non (ấu trùng) vẫn nằm trong túi một vài ngày trước khi rời khỏi để một mình khám phá thế giới bên ngoài.

05 of 15

Không đi tiểu

Hầu hết động vật phải chuyển đổi chất thải có hàm lượng Amoniac cao thành Ure trước khi bài tiết ra khỏi cơ thể. Nhưng loài động vật giáp xác này có khả năng chịu được khí Amoniac, chúng có thể vận chuyển loại khí này trực tiếp ra ngoài thông qua lớp vỏ ngoài, vì vậy, không cần chuyển chúng thành Ure.

06 of 15

Có thể uống nước bằng hậu môn

Mặc dù uống theo cách cổ điển (bằng phần miệng) như các loài động vật khác, những chúng cũng có thể lấy nước thông qua phần sau của chúng. Cấu trúc đặc biệt có dạng hình ống gọi là Uropod (phần phụ của phân đoạn cuối cùng của cơ thể) có thể lấy nước khi cần.

07 of 15

Một số loài rận gỗ cuộn mình khi bị đe dọa

Một số loài rận gỗ cuộn mình khi bị đe dọa

Hầu hết trẻ con thích chọc con rận gỗ để xem chúng cuộn tròn thành quả bóng. Nhiều người gọi chúng là cuốn chiếu cũng vì lý do này.

08 of 15

Rận gỗ ăn phân của chúng

Đúng vậy, chúng nhai rất nhiều phân, bao gồm phân của chính nó. Mỗi lần thải phân, chúng sẽ mất đi một ít đồng, đây là nguyên tố thiết yếu cần cho sự sống. Để tái chế lại nguồn tài nguyên quý giá này, rận gỗ phải tiêu thụ phân của chính nó, gọi là ăn phân (Coprophagy).

09 of 15

Có màu xanh lam khi bị bệnh

Rận gỗ bị bệnh có màu xanh lam

Giống như các loài động vật khác, sinh vật ưa ẩm này có thể bị nhiễm virus. Nếu bạn tìm thấy con rận gỗ màu xanh da trời hoặc màu tím, đó là dấu hiệu của Iridovirus. Ánh sáng phản chiếu từ virus gây ra màu này.

10 of 15

Máu có màu xanh nước biển

Nhiều loài động vật giáp xác trong đó có rận gỗ, có Hemocyanin trong máu của chúng. Không giống như Hemoglobin chứa sắt, hemocyanin chứ ion đồng. Khi bị oxy hóa, máu rận gỗ xuất hiện màu xanh.

11 of 15

Chúng ăn kim loại

Rận gỗ rất quan trọng đối với việc loại bỏ ion kim loại nặng ra khỏi đất bởi chúng chỉ nạp đồng, kẽm, chì, Asen và Cadimi. Những kim loại nặng này kết tinh trong ruột của chúng. Do đó, chúng có thể tồn tại trong đất ô nhiễm , nơi các loài khác không thể.

12 of 15

Là loài giáp xác duy nhất sống trên mặt đất

Là loài giáp xác duy nhất sống trên mặt đất

Rận gỗ đại diện cho loài giáp xác duy nhất định cư trên mặt đất. Tuy nhiên, chúng được xem là “cá ra khỏi nước” vì chúng có nguy cơ bị khô trên đất liền. Rận gỗ không có lớp vỏ ngoài sáp không thấm nước của các loài nhện và côn trùng. Rận gỗ có thể sống sót khi cơ thể chúng không quá 30% sự khô.

13 of 15

Rận gỗ là sinh vật hút ẩm

Nếu độ ẩm trong bầu khí quyển thật sự cao, trên 87%, thì rận gỗ có thể hút ẩm từ không khí để giữ ẩm hoặc cải thiện độ ẩm của chúng.

14 of 15

Rận gỗ đến từ châu Âu

Rận gỗ đến từ châu Âu

Loài sinh vật này đã di cư đến Bắc Mỹ thông qua việc xuất khẩu gỗ từ các quốc gia châu Âu. Những loài bản địa có thể có nguồn gốc từ Địa Trung Hải (nơi khí hậu nóng ẩm), điều này giải thích tại sao chúng không thể sống sót qua mùa đông với nhiệt độ dưới 20 độ F vì chúng không thể đào hang.

15 of 15

Ấu trùng không có đủ chân

Khi sinh ra, con non chỉ có 6 cặp chân. Chúng có cặp chân thứ 7 sau khi lột xác lần đầu tiên.

Hi vọng bài viết 15 sự thật thú vị trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

Dịch vụ diệt côn trùng Việt Thành

Có thực là sâu len có thể dự báo được thời tiết mùa đông ? Tìm hiểu về các loài mối

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Danh Mục Bài Viết
  • Dịch vụ (100)
  • Tin tức (769)

ĐẶT LỊCH KHÁM

Close
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Liên hệ

Đăng nhập

Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *

Mật khẩu *

Đăng nhập Ghi nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu?

Từ khóa » Diệt Rận Gỗ