15 Thế Chiến Lược Tấn Công Của Vovinam
Có thể bạn quan tâm
Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016
15 thế chiến lược tấn công của Vovinam
Qua quá trình tập luyện nhuần nhuyễn các động tác căn bản như : đấm, đá , chém, chỏ trong thời gian mới bắt đầu tập luyện Vovinam, người môn sinh được luyện tập các thế chiến lược – chuỗi động tác được sắp xếp hợp lý, liên tục như một kế hoạch tấn công được chuẩn bị trước, nhằm giúp cho người tập có khả năng tấn công đối phương. Chiến lược là một trong những đòn thế liên hoàn rất đặc trưng của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, nó đòi hỏi người tập luyện phải luyện một cách thuần thục để tạo thành phản xạ. Sau đây xin giới thiệu 15 thế tấn công trình độ sơ đẳng. * Đòn chiến lược số 1: Đây là đòn chiến lược (đánh liên hoàn) đầu tiên mà người học võ Vovinam Việt Võ Đạo được tập luyện ngay ở cấp đầu tiên – tự vệ nhập môn. Chiến lược số 1 còn có khẩu quyết là “Trực chỉ phạt tam điểm” – trích trong bài Thập tự quyền – nghĩa là đánh trực diện vào 3 điểm, được thực hiện khi võ sinh ở thế thủ đinh tấn trái. Bắt đầu bằng cách chém tay trái lối số 1 vào thái dương, vùng mặt hoặc vùng cổ đối phương. Sau đó, võ sinh hạ thấp người xuống, vẫn giữ đinh tấn trái thấp, thu tay trái về đồng thời đấm thấp tay phải vào vùng bụng hoặc chấn thủy của đối phương. Cuối cùng võ sinh thu tay phải vừa đấm về, bước chân phải về trước đồng thời đánh chỏ số 1 vào thái dương hoặc vùng mặt đối phương để kết thúc. * Đòn chiến lược số 2: Đây là đòn liên hoàn được ghép từ đòn đấm thẳng và đòn chém quét, được thực hiện khi đối phương đứng trực diện với võ sinh. Chém quét trong chiến lược số 2 của Vovinam Việt Võ Đạo là đòn thế được thi triển theo thế “cắt kéo” – nghĩa là 2 lực đi song song và ngược chiều nhau. Võ sinh thực hiện chiến lược số 2 của Vovinam Việt Võ Đạo bằng cách lướt chân trái về phía đối phương, giữ đinh tấn trái (dài), tay trái tung cú đấm thẳng trực tiếp vào vùng mắt của đối phương nhằm mục đích để hạn chế tầm nhìn đối phương và khiến đối phương không giữ được sự ổn định của tấn pháp và tâm lý của mắt khi bị một vật thể đến gần. Khi cú đấm tay trái chạm trúng vào vùng mắt đối phương thì võ sinh thu tay phải về phía lỗ tai trái. Kết hợp với chân phải tung ra đòn chém quét bằng cách chém lối số 1 tay phải vào thái dương, mặt hoặc cổ đối phương; phân phải quét vào vùng gót hoặc móc cổ chân trái đối phương để hoàn tất chiến lược số 2 của môn phái Việt Võ Đạo. * Đòn chiến lược số 3: Chiến lược số 3 của Vovinam Việt Võ Đạo là đòn liên hoàn được kết hợp bởi các đòn thế: đấm móc ngang, đấm phạt ngang và chém quét, được võ sinh thực hiện trong tư thế thủ đinh tấn trái. Võ sinh bước (hoặc lướt nhanh) chân phải về phía trước 1 bước đồng thời tung đòn đấm móc ngang tay phải. Sau khi đấm móc ngang tay phải, hai tay vẫn giữ nấm đấm và thu về ngang hông trái theo tư thế tay trái ngửa – tay phải úp. Lướt tiếp chân phải về phía đối phương, sử dụng lực hông chuyển từ trái sang phải, đồng thời hai tay đồng loạt tung ra đòn đấm phạt ngang (còn gọi là song búa) vào vị trí thái dương và vùng hông – sườn của đối phương. Cuối cùng, võ sinh mở trụ chân phải, tay trái thu về phía lỗ tai phải để chuẩn bị tung ra đòn chém quét tay trái – chân trái. Tay trái chém lối số 1 vào thái dương (hoặc vùng mặt, cổ) kết hợp chân trái quét tảo địa cước vào đối phương để kết thúc chiến lược số 3. Tương tự như chiến lược số 2, đòn chém quét trong chiến lược số 3 khi đưa vào bài Thập tự quyền thì được chuyển thành đòn chém-đá. * Đòn chiến lược số 4: Chiến lược số 4 của Vovinam Việt Võ Đạo là đòn liên hoàn được ứng dụng cực kỳ hữu hiệu cả lúc công và lúc thủ. Tuy nhiên, phần lớn võ sinh ở giai đoạn sơ cấp đều không hình dung được sự hữu dụng của chiến lược số 4 này. Đòn này được thực hiện khi đối phương xông thẳng về phía võ sinh (lúc thủ) và khi võ sinh chủ động tấn công đối phương (lúc công). Chiến lược số 4 phân làm 3 giai đoạn: – Giai đoạn 1: khắc chế sự di chuyển của đối phương bằng cách tung đòn đạp thấp chân trái vào vùng gối đối phương, đồng thời tung đòn đấm thẳng tay trái vào vùng mặt đối phương. – Giai đoạn 2: Tấn công đối phương bằng cách tiếp tục tiến (hoặc lướt) về phía đối phương và tung ra tiếp đòn đạp ngang chân trái vào vùng bụng (hoặc vùng hông) đối phương, đồng thời tung ra đòn đấm thẳng tay trái vào vùng mặt để cản nhịp phản đòn hoặc tấn công đối phương. – Giai đoạn 3: Kết thúc chiến lược số 4 của Vovinam Việt Võ Đạo bằng cách hạ chân trái xuống đất, mở trụ và xoay người đạp ngang chân phải vào vùng mặt hoặc ngực đối phương. * Đòn chiến lược số 5: Chiến lược số 5 của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo là đòn liên hoàn kết hợp giữa đá thẳng – đấm thẳng và đấm bật, được thực hiện trong tư thế thủ đinh tấn trái, qua 3 bước: Bước 1: Võ sinh tung đòn đá thẳng chân phải vào vùng bụng của đối phương, tay trái che vùng má phải, tay phải che hạ bộ. Bước 2: Võ sinh hạ chân phải xuống, tạo thế đinh tấn phải đồng thời tung ra đòn đấm thẳng tay phải vào vùng mặt của đối phương. Bước 3: Võ sinh thu nhanh tay phải về và tiếp tục tung ra đòn đấm bật tay phải vào vùng mặt của đối phương để kết thúc. * Chiến lược số 6: Đây là đòn đánh liên hoàn được kết hợp từ 3 đòn căn bản: lối chém cạnh tay số 2, đấm thấp và đạp ngang, được thực hiện khi đối phương đứng trực diện với võ sinh. Bước 1: Võ sinh trong tư thế thủ đinh tấn trái, lướt chân trái về phía đối phương, đồng thời tung ra đòn chém cạnh tay trái lối số 2 vào vùng thái dương, cổ hoặc vùng mặt đối phương. Bước 2: Võ sinh rút nhanh tay trái về và tung ra đòn chém cạnh tay phải lối số 2 vào vùng thái dương, cổ hoặc vùng mặt đối phương. Bước 3: Sau khi tung đòn chém cạnh tay phải lối số 2, võ sinh chuyển sang thế trung bình tấn – hạ thấp (hay còn gọi là Hộ tấn), tung đòn đấm thấp tay trái vào vùng bụng hoặc chấn thủy đối phương. Bước 4: Cuối cùng, võ sinh kết thúc chiến lược số 6 bằng cách mở trụ chân trái, xoay hông và tung đòn đạp ngang chân phải vào mặt, ngực hoặc bụng đối phương để kết thúc. * Chiến lược số 7: Đây là đòn liên hoàn được kết hợp bởi đòn song chém cạnh tay và đòn chỏ số 6 (kết hợp thêm chém cạnh tay lối số 4), được thực hiện trong tư thế đối mặt với đối phương, chân thủ đinh tấn trái. Tấn pháp trong chiến lược số 7 gồm có đinh tấn và trung bình tấn. Võ sinh lướt chân trái về phía đối phương, hai tay song song (tay trái úp, tay phải mở) chuyển vòng cung từ trái qua phải và tung ra đòn song chém cạnh tay vào vị trí thái dương (tay trái) và vùng hông (tay phải) của đối phương. Tiếp theo, võ sinh bước chân phải gài vào nhượng chân trái đối phương, chuyển sang trung bình tấn. Cùng một lúc tay phải tung ra đòn chỏ số 6 – tay trái tung ra đòn chém cạnh tay lối số 4 theo hướng từ trái sang phải vào vùng bụng và hông của đối phương để kết thúc. * Chiến lược số 8: Đây là đòn tấn công liên hoàn bằng chân được kết hợp bởi: tảo địa cước, đạp ngang và đá tạt, được thực hiện ở tư thế trực diện với đối phương, chân thủ đinh tấn trái. Chiến lược số 8 được thi triển qua 2 bước như sau: Bước 1: võ sinh sử dụng chân phải quét tảo địa cước vào chân đối phương, ngay sau đó tung ra đòn đạp ngang vào người đối phương. Bước 2: Võ sinh hạ chân phải xuống làm trụ, đồng thời tung đòn đá tạt chân trái vào vùng hông hoặc vùng đầu của đối phương để kết thúc chiến lược số 8 của Vovinam Việt Võ Đạo. * Chiến lược số 9: Đây là đòn tấn công liên hoàn sử dụng cước pháp (hai đòn đá tạt và đạp hậu và 2 tấn pháp kết hợp là đinh tấn và trảo mã tấn. Bước 1: Từ thế thủ đinh tấn trái, võ sinh tung đòn đá tạt bằng chân trái vào vùng mặt (hoặc hông) đối phương, chân trái vừa hạ xuống, võ sinh tiếp tục tung đòn đá tạt chân phải vào vùng mặt (hoặc hông) đối phương. Bước 2: Sau khi đá tạt chân phải, võ sinh hạ chân phải xuống đất, xoay người, chuyển sang tư thế trảo mã tấn và tung ra đòn đạp hậu chân trái vào vùng mặt, cổ, ngực hoặc bụng của đối phương để kết thúc. * Chiến lược số 10: Đây là đòn tấn công với 6 đòn liên hoàn bao gồm: đấm thẳng, đấm lao, đấm múc, đấm móc, đấm bật và chỏ số 2. Võ sinh thi triển chiến lược số 10 này ở thế thủ đinh tấn trái. Bước 1: Võ sinh lướt chân trái về trước và tung ra đòn đấm thẳng tay trái vào mặt đối phương. Bước 2: Võ sinh bước chân phải lên tạo thế trảo mã tấn trái, tay phải tung ra đòn đấm lao vào thái dương đối phương. Bước 3: Võ sinh bước chân trái lên tạo thế trảo mã tấn phải, tay trái tung ra đòn đấm múc vào bụng đối phương. Bước 4: Võ sinh bước chân phải lên tạo thế trảo mã tấn trái, tay phải tung ra đòn đấm móc vào vùng mặt hoặc thái dương của đối phương. Bước 5: Võ sinh bước dài chân phải về trước tạo thế đinh tấn phải, tay phải thu về và tung ra đòn đấm bật vào vùng mặt đối phương. Bước 6: Võ sinh rút chân trái, xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ, mượn lực hông tung ra đòn chỏ tay trái lối số 2 vào vùng đầu đối phương để kết thúc. Chiến lược là một trong những đòn thế liên hoàn rất đặc trưng của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, nó đòi hỏi người tập luyện phải luyện một cách thuần thục để tạo thành phản xạ. Trong hệ thống kỹ thuật của môn phái Vovinam Việt Võ đạo cũng có những bài bản riêng và hướng dẫn cho võ sinh tập luyện từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ những đòn thế căn bản có các thế đánh từng động tác một và được ghép lại thành một chuỗi động tác liên hoàn, như các lối đấm, các lối đá, các lối chém… được ghép lại thành các bài quyền, các bài song luyện … và cũng chính từ những đòn căn bản đó các đòn chiến lược được ra đời và được biên tập thành một hệ thống đòn thế chiến lược, một trong những hệ thống kỹ thuật quan trọng của môn phái. Ðược chia ra theo chương trình huấn luyện của từng cấp đai, được sắp xếp từ dễ tới khó, từ đơn giản tới phức tạp, từ 2 – 3 động tác trong một đòn thế chiến lược lên đến 8 động tác trongmột đòn thế chiến lược, về kỹ thuật được cấu tạo rất đa dạng, có động tác hư, có động tác thực (hư chiêu, hữu chiêu), tấn pháp được sử dụng linh hoạt để có thể di chuyển, phối hợp các thế đánh trong đòn chiến lược được linh hoạt. Tiếp theo kỳ trước, xin giới thiệu 5 thế tấn công trình độ sơ đẳng còn lại trong hệ thống đòn chiến lược của môn phái. * Đòn chiến lược số 11: Đây là đòn đánh rất tinh tế và hiệu quả của Vovinam Việt Võ Đạo được kết hợp bởi 2 đòn: đấm thẳng và đạp hậu (cả trái và phải). Đòn thứ nhất: Đinh tấn trái – Bước 1: Võ sinh đứng trực diện đối phương trong tư thế thủ đinh tấn trái, nhấp (lướt) chân trái về phía trước, đồng thời tay trái tung ra đòn đấm thẳng vào vùng mặt đối phương. – Bước 2: Vừa dứt đòn đấm thẳng tay trái, võ sinh thu tay về đồng thời xoay người tung ra đòn đạp hậu chân phải vào vùng bụng hoặc mặt đối phương. Đòn thứ 2: Đinh tấn phải – Bước 3: Sau khi tung ra đòn đạp hậu chân phải vào đối phương, võ sinh hạ chân phải xuống chuyển tư thế sang đinh tấn phải. Võ sinh tiếp tục nhấp (lướt) chân phải về phía đối phương, tay phải tiếp tục tung ra đòn đấm thẳng phải vào vùng mặt đối phương. – Bước 4: Vừa dứt đòn đấm thẳng phải, võ sinh thu tay về, đồng thời xoay người tung ra đòn đạp hậu chân trái vào vùng mặt hoặc vùng bụng đối phương để kết thúc đòn chiến lược số 11. Lưu ý: – Khi lướt về phía đối phương, võ sinh nên lướt hơi chếch sang trái hoặc sang phải để thuận tiện cho đòn chân tung ra. – Sau khi đấm thắng, võ sinh có thể hạ thấp vai để tung ra đòn đạp hậu theo thế đầu, chân và hông cùng nằm trên 1 đường thẳng. * Đòn chiến lược số 12: Đây là đòn liên hoàn được đánh cả 2 bên trái và phải. Đòn căn bản được sử dụng là đá tạt – chém lối số 1 (chém ngược ra sau lưng). Võ sinh thi triển đòn thế này trong tư thế đối mặt, chân thủ đinh tấn trái, thực hiện qua 2 bước: – Bước 1: Võ sinh tung đòn đá tạt chân phải ngang vào vùng mặt/đầu đối phương. – Bước 2: Khi đối phương lùi về tránh hoặc hạ thấp người né đòn, võ sinh hạ chân phải xuống theo hướng tam giác chuyển thành trung bình tấn (trọng lượng chia đều 2 bên, hai mũi chân song song nhau). Lưng vẫn quay, hơi nghiêng về phía đối phương. – Bước 3: Quan sát vị trí đối phương. Khi đối phương nằm trong vùng sải tay, võ sinh tung ra đòn chém cạnh tay trái lối số 1 vào vùng thái dương, đồng thời tay phải che chắn vùng mặt. – Bước 4: Võ sinh tiếp tục tung ra đòn chém cạnh tay phải lối số 1 vào vùng thái dương, tay trái che chắn vùng mặt. – Bước 5: Sau khi tung ra đòn chém cạnh tay phải lối số 1, võ sinh chuyển đinh tấn chân phải, tung ra đòn đá tát trái vào ngang vùng đầu đối phương và tiếp tục tung ra đòn chém cạnh tay phải lối số 1 và chém canh tay trái lối số 1 để kết thúc chiến lược số 12. * Đòn chiến lược số 13: Chiến lược số 13 của Vovinam Việt Võ Đạo là đòn liên hoàn sử dụng cước pháp làm trọng, thi triển cả 2 bên trái và phải nhưng không sử dụng đòn tay. Tấn pháp sử dụng trong chiến lược số 13: Đinh tấn – trảo mã tấn. Đòn căn bản sử dụng trong chiến lược số 13: Đá tạt, đạp hậu. Võ sinh thi triển đòn thế này trong tư thế thủ đinh tấn trái, mặt đối mặt với đối phương. – Bước 1: Võ sinh tung đòn đá tạt ngang chân phải vào vùng mặt hoặc vùng hông đối phương. – Bước 2: Võ sinh hạ chân phải xuống, xoay người chuyển trảo mã tấn phải đồng thời tung đòn đạp hậu chân trái vào mặt hoặc bụng đối phương. – Bước 3: Võ sinh xoay người trở lại tư thế đối mặt, chân thủ đinh tấn phải. – Bước 4: Võ sinh lướt nhanh và tung ra đòn đá tạt ngang chân trái vào mặt hoặc hông đối phương. – Bước 5: Võ sinh hạ chân trái xuống, xoay người chuyển trảo mã tấn trái đồng thời tung đòn đạp hậu chân phải vào mặt hoặc bụng đối phương để kết thúc chiến lược số 13. * Đòn chiến lược số 14: Chiến lược số 14 của Vovinam Việt Võ Đạo là đòn liên hoàn được thi triển cả 2 bên trái và phải. Đòn căn bản sử dụng trong chiến lược số 14 là đấm thẳng, đấm bật, xỉa thẳng, chỏ lối số 2. Võ sinh áp dụng chiến lược số 14 này trong tư thế thủ đinh tấn, mặt đối mặt với đối phương. Võ sinh thực hiện chiến lược số 14 với 2 vế trái và phải: Bước 1: Võ sinh thủ đinh tấn trái, chân trái lướt về phía đôi, tay trái tung ra đòn đấm thẳng vào vùng mặt đối phương. Bước 2: Võ sinh thu (cuộn) tay trái về kết hợp với tay phải tung ra đòn đấm bật – xỉa thẳng vào vùng mặt và yết hầu của đối phương, Đòn đấm bật xỉa thẳng này được tung ra với tay phải úp, xỉa thẳng vào vùng yết hầu đối phương, tay trái đấm bật mu bàn tay vào mặt đối phương. Khớp chỏ tay trái nằm trên mu bàn tay phải. Bước 3: Chân phải xoay vòng theo chiều kim đồng hồ, tay phải tung ra đòn chỏ lối số 2 vào vùng đầu, cổ đối phương. Lúc này, lưng võ sinh quay về phía đối phương, chân thủ đinh tấn phải. Bước 4: Chân trái xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ, tay trái tung ra đòn chỏ lối số 2 vào vùng đầu, cổ đối phương để kết thúc vế đầu tiên chiến lược số 14 của Vovinam Việt Võ Đạo. Bước 5: Vế bên phải, võ sinh thực hiện tương tự như trên. Bắt đầu ở tư thế thủ đinh tấn phải. * Đòn chiến lược số 15: Chiến lược số 15 của Vovinam Việt Võ Đạo là đòn liên hoàn được thực hiện cả 2 bên trái và phải. Đòn căn bản sử dụng là: đấm thấp, đấm móc ngang, đấm phạt ngang, đấm múc và chém quét; cùng với các tấn pháp: Đinh tấn, hồi tấn, tam giác tấn. Khẩu quyết của chiến lược số 15 trong bài Ngũ Môn Quyền: Ngũ quyền trực thủ liên chi đả (nghĩa là dùng một tay đánh ra 5 đòn liên tiếp) Võ sinh thi triển chiến lược số 5 theo 2 vế trái và phải; tư thế đối mặt với đối phương. Bước 1: Trong tư thế thủ đinh tấn trái, võ sinh hạ thấp người tung ra đòn đấm thấp tay trái vào vùng bụng đối phương. Bước 2: Tay trái thu về hông, chân phải bước lên phía sau chân trái tạo thành thế Hồi tấn, đồng thời tay trái tung ra đòn đấm móc ngang vào thái dương hoặc vùng mặt đối phương. Bước 3: Thu tay trái về hông, chân trái bước dài lên tạo thành thế Đinh tấn trái, đồng thời tay trái đấm phạt ngang vào thái dương hoặc vùng mặt đối phương. Bước 4: Thu tay trái về hông, chân phải bước xéo lên 45 độ tạo thành thế Tam giác tấn phải, đồng thời tay trái tung ra đòn đấm múc vào vùng bụng đối phương. Bước 5: Thu tay trái về che vùng má phải, cuối cùng tung ra đòn chém quét (tay trái – chân trái) để kết thúc chiến lược số 15 của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo. Thế HiểnKhông có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Giới thiệu về tôi
Trần Minh Sang Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiLưu trữ Blog
Từ khóa » Các Chiến Lược Của Võ Vovinam
-
Chiến Lược Từ 1 đến 10 - Vovinam Việt Võ Đạo - YouTube
-
Chiến Lược Số 1 2 3 4 5 - Vovinam Việt Võ Đạo - YouTube
-
Chiến Lược | Học Võ Vovinam
-
Chiến Lược Số 01 - Vovinam World Map
-
30 Thế Chiến Lược Từ Số 1 đến Số... - Vovinam - Việt Võ Đạo | Facebook
-
15 Thế Chiến Lược Tấn Công Của Vovinam (Kì 1)
-
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐÒN CHIẾN LƯỢC CỦA VOVINAM
-
Đề Tài Tham Khảo: PHỐI LẠI 10 ĐÒN CHIẾN LƯỢC CỦA VOVINAM
-
30 Thế Chiến Lược
-
Chiến Lược Phát Triển Bền Vững Vovinam - Blog Thể Thao HCM
-
Chiến Lược Vovinam Archives
-
Chiến Lược Archives