16-17-18. ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO ...

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Anh
    • Đề thi thử THPT Quốc gia
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán
    • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa
    • Đề thi thử Đại học môn Hóa
    • Đề thi thử ĐH
  • HOT
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Tài Liệu Phổ Thông » Ôn thi ĐH-CĐ Tiết :16-17-18. ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT (TỪ GHÉP, TỪ LÁY, ĐẠI TỪ )

Chia sẻ: Kata_2 Kata_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

Thêm vào BST Báo xấu 1.370 lượt xem 95 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về từ ghép,từ láy,đại từ. - Biết cách nhận biết và sử dụng các loại từ trên. II. Tiến trình bài giảng. 1. Tổ chức: 2. Bài mới A. TỪ GHÉP I. Lý thuyết 1. Thế nào là từ ghép,có mấy loại từ ghép. 2. Lấy ví dụ. II. Thực hành Bài tập 1: Hãy gạch chân các từ ghép - phân loại. a. Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. (HCM) b. Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay...

AMBIENT/ Chủ đề:
  • ngữ văn lớp
  • tài liệu văn lớp
  • văn học việt nam
  • ngữ văn trung học
  • giáo án văn lớp

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Tiết :16-17-18. ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT (TỪ GHÉP, TỪ LÁY, ĐẠI TỪ )

  1. Tiết :16-17-18. ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT (TỪ GHÉP, TỪ LÁY, ĐẠI TỪ ) I. Mục tiêu cần đạt: - Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về từ ghép,từ láy,đại từ. - Biết cách nhận biết và sử dụng các loại từ trên. II. Tiến trình bài giảng. 1. Tổ chức: 2. Bài mới A. TỪ GHÉP I. Lý thuyết 1. Thế nào là từ ghép,có mấy loại từ ghép. 2. Lấy ví dụ. II. Thực hành Bài tập 1: Hãy gạch chân các từ ghép - phân loại. a. Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. (HCM)
  2. b. Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (ca dao) c. Nếu không có điệu Nam Ai. Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi. Nếu thuyền độc mộc mất đi. Thì Hồ Ba Bể còn gì nữa em. (Hà Thúc Quả) Bài tập 2: Phân biệt, so sánh nghĩa của từ nghép với nghĩa của các tiếng: a. ốc nhồi, cá trích, dưa hấu . b. Viết lách, giấy má, chợ búa, quà cáp. c. Gang thép, mát tay, nóng lòng. * Gợi ý: Có một số tiếng trong cấu tạo từ ghép đã mất nghĩa, mờ nghĩa. Tuy vậy người ta vẫn xác định được đó là từ ghép CP hay đẳng lập. Cụ thể: Nhóm a: Nghĩa của các từ ghép này hẹp hơn nghĩa của tiếng chính  từ ghép CP. Nhóm b: Nghĩa của các từ ghép này khái quát hơn nghĩa của các tiếng  từ ghép Đl.
  3. Nhóm c: Mát tay có nghĩa khác “mát” + “tay”. Nghĩa của các từ ghép này đã bị chuyển trường nghĩa so với nghĩa của các tiếng. Bài tập 3: Hãy tìm các từ ghép và từ láy có trong VD sau. a. Con trâu rất thân thiết với người dân lao động. Những trâu phải cái nặng nề, chậm chạp, sống cuộc sống vất vả, chẳng mấy lúc thảnh thơi. Vì vậy, chỉ khi nghĩ đến đời sống nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu. b. Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười. Quên tuổi già tươi mãi tuổi hai mươi. Người rực rỡ một mặt trời cách mạng. Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng. Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.  Gợi ý: a.- Các từ ghép: con trâu, người dân, lao động, cuộc sống, cực khổ, nông dân, liên hệ. - Các từ láy: thân thiết, nặng nề, chậm chạp, vất vả, thảnh thơi, nhọc nhằn. b- Từ ghép: tuổi già, đôi mươi, mặt trời, cách mạng, đế quốc, loài dơi. - Từ láy: rực rỡ, hốt hoảng, chập choạng. Bài tập 4: Hãy tìm từ ghép trong đoạn văn sau & sắp xếp chúng vào bảng phân loại.
  4. Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầ m cây sau sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. … Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc. (Tô Hoài) Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Bài tập 5: Hãy chọn cụm từ thích hợp (trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở chân trời, vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây: Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát. (Thạch Lam)
  5. Bài tập 6: Hãy viết một đoạn văn có sử dụng từ ghép và chỉ rõ. B. TỪ LÁY I. Lý thuyết 1. Thế nào là từ láy, có mấy loại từ láy. 2. Lấy ví dụ. II. Thực hành Bài tập 1: Cho các từ láy: Long lanh, khó khăn,vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu, linh tinh, loang loáng, thăm thẳm, tim tím. Hãy sắp xếp vào bảng phân loại: Láy toàn bộ Láy bộ phận Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ sau: A. Lạnh lùng. B. Lạnh lẽo. C. Lành lạnh. D. Nhanh nhảu.
  6. Đ. Lúng túng. Bài tập 3:Tìm, tạo từ láy khi đã cho trước vần a.Vần a: VD: êm ả, óng ả, oi ả, ra rả, ha hả, dà dã, na ná. . . b. Vần ang: VD: làng nhàng, ngang tàng, nhịp nhàng, nhẹ nhàng . . . c. Phụ âm nh: VD: nho nhỏ, nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhóng nhánh, nhỏ nhoi, nhớ nhung . . . d. Phụ âm kh: VD: khúc khích, khấp khểnh, khập khà khập khiễng, khó khăn. . . Bài tập 4: Hãy thay từ “có” bằng từ láy thích hợp để đoạn văn sau giàu hình ảnh hơn. Đồng quê vang lên âm điệu của ngày mới. Bến sông có những chuyến phà. Chợ búa có tiếng người.Trường học có tiếng trẻ học bài VD: (dạt dào- rộn ràng- ngân nga) Bài tập 5: Hãy tìm & phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy trong đoạn thơ sau: a.Vầng trăng vằng vặc giữa trời. Đinh ninh hai miệng, một lời song song. . .
  7. (Tkiều-NDu) b.Gà eo óc gáy sương năm trống. Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên. Khắc giờ đằng đẵng như niên. Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. . . (Chinh phụ ngâm) c.Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà huyện Thanh Quan) d.Năm gian nhà cỏ thấp le te. Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe. Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt. Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. (Thu ẩm-NKhuyến) đ.Chú bé loắt choắt. Cái sắc xinh xinh. Cái chân thoăn thoắt. Cái đầu nghênh nghênh. (Lượm- Tố Hữu)
  8. Bài tập 7: Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: âm xâm, sầm sập, ngai ngái, ồ ồ, lùng tùng, độp độp, man mác để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Mưa đổ sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.Trong nhà âm xâm hẳn đi.Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, man mác. Mùi ngai ngái, xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ độp độp trên phên nứa, mái giại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xối lên những rãnh nước sâu. Bài tập 8: Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về 1 cảnh chia tay trong: “Cuộc chia tay của những con búp bê”-Trong đó có sử dụng từ láy, chỉ rõ. (học sinh cảm thụ) Bài tập 9: Tìm những từ láy trong đoạn văn sau đây, phân loại những từ láy ấy. " Mưa xuân. Không, không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đát lúc nào cũng phập phồng như muốn thể dài vỡ bồi hồi xốn xang…Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thả m hoa trầu trắng". Bài tập10: Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy: nặng……tràn……nhỏ……,……bé đỏ……,sạch……….xa………, xanh…………
  9. Bài tập 11: Cho các từ láy điền vào chỗ trống thích hợp trong câu: nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ. Nhỏ nhen, nhỏ nhoi. Cậu ấy nói năng…………….quá! a. Bà ta bụng dạ thật……………… b. Bạn đừng chấp những điều ………….ấy! c. Những túm lá………………phất phơ đầu cành. d. Bài tập 12: Đặt câu với mỗi từ láy : lành lạnh, lạnh lùng, lạnh lẽo. a. Nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, nhẹ nhõm. b. Bài tập 13: Tìm các từ láy có nghĩa giả m nhẹ so với tiếng gốc cho trước: Khỏe, bé, yếu, thấp, thơm. Bài tập 14: Tìm các từ có ý nghĩa nhấn mạnh so với tiếng gốc cho trước: Mạnh, hùng, nặng, xấu, buồn.
  10. C . ĐẠI T Ừ I. Lý thuyết 1. Thế nào là đại từ,đặc điểm của đại từ. 2. Lấy ví dụ. II. Thực hành Bài tập 1: Hãy xác định đại từ & chỉ rõ nó thuộc loại đậi từ nào? a. Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói tới mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ. Để cảnh cáo tôi bố đã viết thư này. Đọc thư tôi đã xúc động vô cùng. b. Sao không về hả chó? Nghe bom thằng Mĩ nổ. Mày bỏ chạy đi đâu? Tao chờ mày đã lâu. Cơm phần mày để cửa Sao không về hả chó? Tao nhớ mày lắm đó. Vàng ơi là vàng ơi. (Trần Đăng Khoa) c. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.
  11. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. d. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. đ. Hồng Sơn cao ngất mấy tầng. Đồ Cát mấy trượng là lòng bấy nhiêu. Bài tập 2: Các từ gạch chân có phải là đại từ không? Vì sao? a.Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. ở đồn mang cá. Thích hơn ở nhà. b.Tôi bảo mày đi. Mày lo cho khỏe. Đừng lo nghĩ gì.. ở nhà có Mé. * Gợi ý: Trong xưng hô một số danh từ chỉ người... cũng được sử dụng như đạ i t ừ Bài tập 3: Đại từ có tác dụng gì trong các trường hợp sau.
  12. a. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì ngườ i già,người trẻ,không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc[...] Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Ai cũng phải ra sức chống TDP (Hồ Chí Minh). * Gợi ý: (Ai: thế cho “Bất kì đàn ông.... đảng phái, dân tộc” có tác dụng liên kết văn bản, tăng tính mạch lạc cho văn bản). b. Mẹ tôi giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: Thôi, hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi. Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật. * Gợi ý: (thế: rút ngắn văn bản,tránh việc lặp lại) Bài tập 4: Nêu giá trị biểu cảm của đại từ trong các VD sau. a. - Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. - Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. b. - Dừng chân đứng lại trời non nước. Một mảnh tình riêng ta với ta. - Đầu trò tiếp khách trầu không có. Bác đến chơi đây ta với ta.
  13. * Gợi ý: Sử dụng đại từ có sắc thái biểu cảm  HS cảm thụ Bài tập 5: Đại từ “ mình”có thể sử dụng ở các ngôi nào? A. Ngôi thứ nhất. VD: Bạn giúp mình nhé. B. Ngôi thứ hai. Mình về có nhớ ta chăng. C. Ngôi thứ ba. Người ta thường ít đề cao mình. D. Cả ba ngôi. Bài tập 6: Viết 1 đoạn văn đối thoại ngắn (khoảng 5-7 câu), nêu tình cảm của em với con vật nuôi hoặc 1 đồ chơi mà em thích. (Trong đó có sử dụng đại từ, chỉ rõ). * Gợi ý: Cô Tâm vừa cho chúng tôi một chú cún con. Sợ nó chưa quen nhà mới mà bỏ đi, mẹ tôi nhốt nó vào một căn nhà xinh xinh, căn nhà c ủa chó. Nó cứ buồn thiu, tôi đem đĩa cơm vào dỗ. - Cún ơi, ăn đi. - Ăng... ẳng, mẹ tôi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây. Bài tập 7: Tìm và phõn tích đại từ trong những câu sau; a. Ai ơi có nhớ ai không Trời mưa một mảnh áo bông che đầu Nào ai có tiết ai đâu Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô
  14. ( Trần Tế Xương) b. Chê đây lấy đấy sao đành Chê quả cam sành lấy quả quýt khô ( ca dao) c. Đấy vàng đây cũng đồng đen Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ ( Ca dao) Bài tập8: Trong những câu sau đại từ dùng để trỏ hay để hỏi? a. Thác bao nhiêu thác cũng qua Thênh thang là chiếc thuyền ta xuôi dòng (Tố Hữu) b. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay (Vũ Đình Liên) c. Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu (Ca dao)
  15. d. Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đó nhớ mai đi tìm (Ca dao) Bài tập 9: Bé Lan hỏi mẹ: " Mẹ ơi, tại sao bố mẹ bảo con gọi bố mẹ chi Xoan là bác còn bố mẹ em Giang là chú, dì, trong khi đó họ chỉ là hàng xóm mà không có họ hàng với nhà mình?. Em hãy thay mặt bố mẹ Lan giải thích cho bạn rõ. Bài tập10: Viết một đoạn văn ngắn kể lại một câu chuyện thú vị em trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến.Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 đại từ, gạch chân những đại từ đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Hướng dẫn giải bài 15,16,17,18,19 trang 114 SGK Hình học 7 tập 1

    pdf 8 p | 204 | 18

  • Hướng dẫn giải bài 15,16,17,18 trang 43 SGK Đại số 8 tập 2

    pdf 4 p | 234 | 10

  • Hướng dẫn giải bài 16,17,18,19,20 trang 13 SGK Đại số 6 tập 1

    pdf 4 p | 169 | 5

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Bài Tập Nâng Cao Về Từ Ghép Lớp 7