16+ Mẫu Giếng Trời Đẹp Thiết Kế Kích Thước Hợp Lý & Bố Trí Hiện đại

Một ngôi nhà tốt cần có đầy đủ ánh sáng, độ thông gió, điều hòa nhiệt độ. Trên thực tế, để chọn được một ngôi nhà với đầy đủ những điều kiệu này không phải là dễ, đặc biệt là những ngôi nhà thành phố san sát nhau.

Vì vậy, giếng trời sinh ra như một giải pháp tối ưu giúp khắc phục nhược điểm cho những ngôi nhà như vậy.

Nội dung bài viết hiện 1 Giếng trời là gì? 2 Cấu tạo của giếng trời: gồm 3 phần 3 Top 3 mẫu giếng trời đẹp thịnh hành nhất 2022 3.1 1. Giếng trời có mái che cố định 3.2 2. Giếng trời có mái lợp di động (mái trượt giếng trời) 3.3 3. Các mẫu giếng trời đẹp không mái che 4 Ưu nhược điểm khi sử dụng giếng trời 4.1 Ưu điểm 4.2 Nhược điểm 5 Những lưu ý khi thiết kế giếng trời 6 2 sai lầm thường gặp khi thiết kế giếng trời

Giếng trời là gì?

Giếng trời là khoảng trống thông từ mái xuống tầng trệt của ngôi nhà theo phương thẳng đứng, giúp điều hòa không khí, điều chỉnh ánh sáng vào mình vào thiên nhiên làm không khí trong nhà có giếng trời trở nên trong lành.

Giếng trời tiếng anh là gì? Giếng trời trong tiếng anh có tên là skylight, đọc là sờ-kai-lai-t.

Mẫu giếng trời đẹp giúp không gian trong nhà thông gió và nhiều ánh sáng hơn.

Mẫu giếng trời đẹp giúp không gian trong nhà thông gió và nhiều ánh sáng hơn.

Các mẫu giếng trời đẹp đặc biệt phù hợp với những dạng nhà ống, nhà phố liền kề nhau, không gian bị vây kín không có nhiều mặt thoáng. Đây là giải pháp tạo sự thông thoáng, bổ sung ánh sáng, gió cho toàn bộ không gian ngôi nhà có giếng trời.

Cấu tạo của giếng trời: gồm 3 phần

  • Đáy giếng: là tầng dưới cùng, được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa… kết hợp không gian tiếp khách, làm phòng ăn.
  • Thân giếng: có chức năng chiếu sáng cho các tầng bên trên kết hợp trồng cây, tạo không gian xanh cho căn nhà có giếng trời.
  • Phần đỉnh giếng: có hai loại, loại có mái và không mái. Giếng trời không mái thì chủ yếu lấy ánh sáng & gió; giếng trời có mái chỉ lấy ánh sáng & phần mái giúp che chắn không gia phía trên, bảo vệ an toàn cho ngôi nhà. Thông thường phần mái che giếng trời bằng kính & khung kim loại (mái kính giếng trời), một số loại mái là mái trượt giếng trời.

Mô hình nhà 3 tầng với thiết kế giếng trời giữa nhà

Mô hình nhà 3 tầng với thiết kế giếng trời giữa nhà

Top 3 mẫu giếng trời đẹp thịnh hành nhất 2022

Các kiểu thiết kế giếng trời thường thấy và góc mặt trời

Các kiểu thiết kế giếng trời thường thấy và góc mặt trời

1. Giếng trời có mái che cố định

Giếng loại này sử dụng tấm Poly hoặc kính cường lực an toàn. Phần mái che giếng trời bằng kính được gắn cố định ở trên miệng giếng. Mái kính giếng trời cố định giúp lấy sáng tốt mà vẫn bảo vệ nhà khỏi trời mưa độ ẩm. Đây cũng là loại giếng phổ biến nhất, nó vừa đơn giản lắp đặt lại có nhiều mức giá để lựa chọn.

Giếng trời mái kính cố định

Giếng trời mái kính cố định

Xem báo giá mái kính cường lực giếng trời đẹp chất lượng giá tốt nhất 2022 – 5 Suất Giảm Ngay 5%

2. Giếng trời có mái lợp di động (mái trượt giếng trời)

Phần mái che miệng giếng có thể sử dụng kéo thủ công bằng ròng rọc hoặc dùng motor điện. Có thể sử dụng cảm biến khi trời mưa thì mái tự động đóng lại.

Mái trượt giếng trời đẹp có chi phí khá cao, thích hợp cho các gia đình hay vắng nhà, có thể điều khiển mái từ xa qua phần mềm.

Mái trượt giếng trời điều chỉnh tự động.

Mái trượt giếng trời điều chỉnh tự động.

3. Các mẫu giếng trời đẹp không mái che

Giếng loại này để trống phần mái che để nắng, gió lưu thông xuống phần tiểu cảnh phía dưới. Tuy nhiên cần làm khung bảo vệ trên sân thượng hoặc miệng giếng để đảm bảo an toàn, thoát nước và tránh đọng nước khi mưa.

Giếng trời không mái che dành cho những giếng trời có miếng lớn

Giếng trời không mái che dành cho những giếng trời có miếng lớn.

Xem những mẫu giếng trời cầu thang đẹp thiết kế tối ưu ánh sáng & thoáng khi cho nhà ống.

Ưu nhược điểm khi sử dụng giếng trời

Ưu điểm

  • Lấy sáng vào không gian nội thất, giúp tiết kiệm kha khá chi phí thắp sáng.
  • Thông gió & điều hòa không khí đối với các loại giếng không có mái che hoặc mái che di động.

Giếng trời làm tăng độ sáng cho nhà ở tiết kiệm năng lượng.

Giếng trời làm tăng độ sáng cho nhà ở tiết kiệm năng lượng.

  • Tăng tính thẩm mỹ, tạo nên không gian kiến trúc hiện đại cho nội thất, đặc biệt khi kết hợp với tiểu cảnh, hồ cá…
  • Giảm stress hiệu quả cho gia chủ khi thư giãn hòa mình với thiên nhiên, đặt một bàn trà, một ghế tựa bên cạnh tiểu cảnh giếng trời để sưởi nắng, đọc sách hoặc tận hưởng cuộc sống.

Giếng trời như góc sân để thư giản

Giếng trời như góc sân để thư giản

Sự kết hợp giữa giếng trời, lan can kính và cầu thang kính dường như là 1 giải pháp hoàn hảo đem đến sự đẳng cấp, hiện đại và sang trọng tột bậc cho các công trình nhà ở hiện nay.

Phúc Đạt mời bạn xem báo giá hai loại sản phẩm này để lắp đặt ngay cho công trình nhà mình.

Cầu thang kính cường lực

Lan can kính ban công

Nhược điểm

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến nội thất trong nhà vì phải tiếp xúc trực tiếp với thời tiết nắng, gió, mưa hoặc không khí ẩm thấp. Cần lưu ý khi chọn vật liệu nội thất thích hợp để tránh bị ăn mòn bởi các tác nhân thời tiết. Các vật liệu như đá hoa cương, gạch, kính cường lực sẽ phù hợp với giếng trời hơn.
  • Có thể xảy ra tình trạng mưa dột nếu giếng không có mái che hoặc mái che không kín khít (lắp đặt nghiệp dư).

Nên tránh để các đồ vật dễ hư hỏng cạnh giếng trời.

Nên tránh để các đồ vật dễ hư hỏng cạnh giếng trời.

  • Kẻ gian có thể tận dụng giếng trời không mái che để đột nhập vào nhà bạn. Bạn hãy lắp thêm khung sắt hoặc khung nhôm gia cường phía trên miệng giếng để đảm bảo trộm không chui vào được.
  • Âm thanh vang vọng trong nhà: lắp đặt giếng trời tạo nên nhiều khoảng trống sẽ làm cho âm thanh vang to hơn, ảnh hưởng đến sự riêng tư của các thành viên trong gia đình. Nếu cần thiết có thể sử dụng các vách ngăn, rèm che để hạn chế bớt âm thanh.

Vách kính ngăn tiếng ồn của giếng trời

Vách kính ngăn tiếng ồn của giếng trời

Những lưu ý khi thiết kế giếng trời

  • Tránh đặt giếng trời trước nhà vì trước nhà vốn đã thông thoáng với bên ngoài. Phổ biến nhất là thiết kế giếng trời trên cầu thang giữa nhà (giếng trời giữa nhà), giúp kết nối các phòng, các tầng với nhau.
  • Kích thước giếng trời hợp lý thì không được quá to hoặc quá nhỏ, thông thường từ 4-6m2 hoặc chiếm 10% diện tích nhà ở hoặc thiết kế hợp lý theo diện tích để đảm bảo lấy sáng và thoáng khí.

Giếng trời thiết kế để vừa đón nắng hợp lí vừa để gió lưu thông

Giếng trời thiết kế để vừa đón nắng hợp lí vừa để gió lưu thông

  • Nên thiết kế giếng trời theo hướng Nam, Đông Nam để nhận nguồn sáng ổn định và không khí mát mẻ. Không nên làm giếng quay về hướng Tây hay hướng Đông vì nắng gắt.
  • Đảm bảo thoát nước miệng giếng, các khe hở, kẽ hở và chức năng của mái lợp giếng luôn hoạt động tốt. Ngoài ra, cần kiểm tra hệ thống mái lợp thường xuyên để tránh đọng nước, ủ dột gây tác hại về sau.

Các vị trí đặt giếng trời phổ biến

  • Giếng trời giữa nhà
  • Thiết kế giếng trời trên cầu thang
  • Mẫu giếng trời trong nhà ống, thường là giếng trời giữa nhà

Xem thêm những mẫu cầu thang nhà ống đẹp thiết kế thêm giếng trời hoặc thiết kế lệch tầng, ziczac.

2 sai lầm thường gặp khi thiết kế giếng trời

1. Thiết kế giếng trời trên cầu thang thường lạm dụng cây cảnh & đồ trang trí làm rối mắt, giếng cũng không đạt hiệu quả tối đa về ánh sáng, thoáng khí.

2. Kính cường lực là vật liệu tốt nhất để làm mái kính giếng trời. Tuy nhiên mái kính giếng trời có thể bị vỡ nếu sử dụng kính kém chất lượng. Bạn hãy cân nhắc lựa chọn đơn vị lắp đặt uy tín & đảm bảo chất lượng.

Mẫu giếng trời đẹp càng đơn giản càng khiến người nhìn thoải mái.

Mẫu giếng trời đẹp càng đơn giản càng khiến người nhìn thoải mái.

Mẫu giếng trời trong nhà ống.

Mẫu giếng trời trong nhà ống.

Kết hợp giếng trời đơn giản mà tinh tế

Kết hợp giếng trời đơn giản mà tinh tế

Mẫu giếng trời đẹp giúp các phòng thông thoáng với nhau.

Mẫu giếng trời đẹp giúp các phòng thông thoáng với nhau.

Nếu giếng trời không có mái che thì nên sử dụng rào chắn để tránh kẻ gian đột nhập.

Nếu giếng trời không có mái che thì nên sử dụng rào chắn để tránh kẻ gian đột nhập.

Phúc Đạt Door xin cám ơn bạn đã đọc bài viết này thật cẩn thận và chi tiết để tìm giải pháp cho mái kính giếng trời nhà mình.

Từ khóa » Tu Giếng Trời