16 Món ăn, Bài Thuốc Giúp Giải Rượu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
ThS. BS. Nguyễn Đình Thục, Tổng thư ký Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết, một lượng nhỏ rượu có tác dụng cho cơ thể như khai vị, kiện tỳ, trợ tiêu hóa, khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều, quá lâu thì sẽ gây tổn hại tới sức khỏe.
Uống nhiều rượu bia sẽ gây ra trạng thái lơ mơ, đau đầu, buồn nôn và nôn, run rẩy hoặc ngất xỉu. Nếu uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài dễ bị hoàng đản (vàng da do rượu); viêm gan, xơ gan, tiêu chảy, đại tiện ra huyết, lỵ tật, trĩ lậu; tiêu khát; đau đầu, hay quên, trúng phong, nuy chứng (gân mạch chân tay lỏng lẻo, vô lực, cơ thịt teo).
2 bài thuốc hỗ trợ giải rượu
Theo ThS. BS. Nguyễn Đình Thục, khi bị say rượu có thể dùng một trong hai bài thuốc sau:
Bài 1 - Cát hoa giải tỉnh thang gia giảm (Tỳ Vị Luận, Lý Đông Viên): Mộc hương 3g, nhân sâm 9g, trư linh 9g, trạch tả 12g, bạch truật 12g, bạch đậu khấu 3g, sa nhân 3g, quất hồng bì 9g, phục linh 9g, thần khúc 12g, can khương 12g, thanh bì 18g, cát hoa (hoa sắn dây) 30g. Tán bột, mỗi lần uống 10g, uống với nước canh nóng cho ra mồ hôi.
Công dụng: Kiện tỳ, lý khí, hóa thấp, tỉnh rượu, giải say, nôn mửa đờm nghịch, tâm thần phiền loạn, đầu đau, múa tay dậm chân, ăn uống giảm sút, tiểu tiện khó.
Bài 2 - Đậu đen 16g, hoàng liên 12g, cát căn 16g, đảng sâm 16g, cam thảo 5g, mạch môn 12g, hoài sơn, sinh khương 5g, mộc hương 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
Công dụng: Giải say rượu, thanh nhiệt, kiện tỳ, lý khí.
14 món ăn tốt cho người say rượu
1. Canh ốc nấu với hành
Ốc đồng 10 con. Làm sạch và ướp gia vị trong 10 phút. Hành 50g, cắt thành khúc dài khoảng 3cm.
Cho ít dầu ăn vào nồi. Bỏ hành băm nhuyễn vào, phi thơm. Cho ốc vào, xào sơ. Thêm ít nước mắm ngon. Chế 1 lít nước vào. Khi ốc gần chín, thêm hành vào cùng ít bột nêm.
2. Nước lá sống đời
Giã nát 9 lá sống đời. Thêm nước lọc vào. Lọc lấy nước cốt và uống. Một cốc nước lá sống đời có thể giúp cho người say rượu tỉnh táo lại phần nào.
3. Nước rau cần
Cho 100g rau cần vào cối và giã nát hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc ép lấy nước. Thêm nước lọc vào. Lọc lấy nước uống. Nước từ rau cần giúp giảm triệu chứng nhức đầu do uống nhiều rượu bia. Trong buổi tiệc, món ăn có rau cần cũng có tác dụng giúp cho thực khách tỉnh táo hơn.
4. Nước dưa hấu
Dưa hấu 200g. Bỏ hạt. Ép lấy nước uống. Đây cũng là thức uống giải rượu rất tốt.
5. Nước đậu xanh
Đậu xanh 70g. Cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Đun sôi cho đến khi đậu xanh chín. Uống nước và ăn đậu. Nước đậu xanh cũng là bài thuốc dân gian giải rượu, giải độc.
6. Nước ép dưa hấu, rau cần
Cho 200g dưa hấu và 80g rau cần vào máy ép lấy nước uống. Nước giải khát này có thể sử dụng sau buổi tiệc rượu. Nếu sáng hôm sau, còn cảm giác nặng đầu cũng có thể tiếp tục sử dụng.Lưu ý khi say rượu không nên dùng các loại nước hoa quả có hàm lượng acid cao như chanh, khế… mà nên uống các đồ uống có đường, muối như nước đường, mật ong, nước mía, nước dừa, uống nhiều nước ...ThS. BS. Nguyễn Đình Thục - Tổng thư ký Trung ương Hội Đông y Việt Nam
7. Nước ép dưa hấu, cà chua
Cho 150g cà chua, 200g dưa hấu vào máy ép lấy nước uống. Nước giải khát này có thể sử dụng sau tiệc rượu hoặc vào buổi sáng ngày hôm sau.
8. Nước mía
Mía cây, cho ép lấy nước mía, giải say rất tốt.
9. Cùi quả sấu
Cho 10g cùi quả sấu vào ly nước. Chế nước sôi vào. Ủ khoảng 15 phút trước khi uống. Nước quả sấu cũng là bài thuốc giải rượu khá hiệu quả. Khi không có sẵn sấu có thể dùng ô mai sấu hay mứt sấu thay thế.
10. Trứng
Trứng chứa nhiều acid amin, trong đó có cystein. Acid amin này có tác dụng làm giảm tác dụng có hại của rượu bia lên cơ thể. Trong các buổi tiệc rượu đừng nên bỏ qua món ăn được làm từ trứng.
11. Củ cải
Vào ngày hôm sau của buổi tiệc rượu, nhiều người vẫn cảm thấy bị nặng đầu, không tỉnh táo. Trong trường hợp này, có thể sử dụng nước ép củ cải, hoặc dùng củ cải nấu canh với thịt.
12. Chuối tiêu
Khi chúng ta sử dụng rượu hoặc bia đến một ngưỡng nào đó sẽ có cảm giác cơ thể nóng bừng, mặt và thân mình đỏ lên, mồ hôi nhễ nhại. Hiện tượng trên là do các mạch máu ngoại biên giãn ra. Điều này khiến cơ thể bị mất nước và các chất điện giải. Vào buổi sáng sau đêm tiệc, việc sử dụng vài trái chuối tiêu sẽ cung cấp cho cơ thế nhiều chất bổ dưỡng và chất điện giải kali.
Thuốc giải rượu: có giải được rượu?
13. Nước dừa
Vào sáng hôm sau đêm tiệc tùng quá chén, khi thức dậy, cảm giác đầu tiên là khát nước,miệng họng khô khốc. Nước dừa cũng là một trong những thứ nước giải khát tuyệt vời, giúp làm dịu cơn khát, đồng thời cung cấp các chất điện giải cho cơ thể.
14. Món cháo trai sông nấu với nấm
Chuẩn bị 10 con trai sông. Làm sạch thịt trai rồi ướp với gia vị trong 10 phút. Cho một ít dầu ăn vào. Khi dầu sôi, cho hành băm nhuyễn vào phi lên. Sau đó, cho thịt trai vào xào sơ qua.
Bắc nồi nước với 50g gạo lên bếp. Khi gạo nở bung ra, cho thịt trai vào nồi cùng với 100g nấm hương. Khi cháo chín, cho thêm ít bột nêm, hành, tiêu vào.
Thịt trai ngoài tác dụng bổ dưỡng còn có thể giải nhiệt trong người.
Xem thêm video đang được quan tâm:
WHO lo sợ biến chủng B11529 mới bùng nổ, vaccine không còn tác dụng?
Từ khóa » Cây Thuốc Uống Rượu Không Say
-
8 Loại Thảo Dược Giải Rượu, điều Trị Say Rượu Cực Hay
-
Top 5 Thảo Dược Giải Rượu Tốt Nhất Hiện Nay
-
9 Cách Giải Rượu Ngày Tết Bằng Cây Cỏ - Báo Phụ Nữ
-
Review 10 Thuốc Giải Rượu Tốt Nhất Hiện Nay
-
Cây Lá Bỏng – Thảo Dược Giải Rượu Trong Tíc Tắc - Báo Gia Lai điện Tử
-
Cách Uống Rượu Không Say, Cách Giải Rượu Nhanh Nhất - YouTube
-
Các Cách Uống Rượu Bia Không Say, Không đỏ Mặt Trong Ngày Tết
-
5 Mẹo Uống Rượu Bia Không Say, Cánh Mày Râu Nên Biết
-
7 Cách Uống Rượu Bia Không Say: Biết được Sẽ Thành "cao Thủ"
-
Mẹo Uống Rượu, Bia Không Say Nhanh Tỉnh Cho Các Bợm Nhậu
-
Lá Dong: Dược Liệu Có Công Dụng Giải Rượu, Bia Hiệu Quả
-
Giải Rượu Theo Cách Truyền Thống - VnExpress
-
Mẹo Uống Rượu Bia Không Say, Không đỏ Mặt - Báo Lao Động