160 CÂU TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 11 - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Tin học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.31 KB, 27 trang )
160 CÂU TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 11(Đáp án đúng là đáp án A)Câu 1: Hai thao tác cơ bản nhất đối với tệp là:A. Ghi dữ liệu vào tệp và đọc dữ liệu từ tệp.B. Gắn tên tệp và mở tệp.C. Ghi dữ liệu vào tệp và gắn tên tệp.D. Mở tệp và đóng tệp.Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?A. Dữ liệu kiểu tệp sẽ bị mất khi tắt nguồn điện.B. Tệp văn bản không thuộc loại tệp có cấu trúc.C. Tệp có cấu trúc là tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.D. Một bài hát lưu trên USB được xem như là dữ liệu kiểu tệp.Câu 3: Trong Pascal, để khai báo biến tệp văn bản, ta sử dụng cú pháp:A. Var <tên biến tệp>:Text;B. Var <tên tệp>:String;C. Var <tên tệp>:Text;D. Var <tên biến tệp>:String;Câu 4: Trong Pascal, Assign(<tên biến tệp>,<tên tệp>); có ý nghĩa gì?A. Thủ tục gán tên tệp cho tên biến tệp.B. Thủ tục mở tệp để đọc dữ liệu.C. Khai báo biến tệp.D. Thủ tục đóng tệp.Câu 5: Trong Pascal, mở tệp để đọc dữ liệu, ta sử dụng thủ tục:A. reset(<biến tệp>);B. rewrite(<tên tệp>);C. rewrite(<biến tệp>);D. reset(<tên tệp>);Câu 6: Trong Pascal, Rewrite(<tên biến tệp>); có ý nghĩa gì?A. Thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu.B. Thủ tục đọc dữ liệu từ tệp.C. Thủ tục ghi dữ liệu vào tệp.D. Thủ tục mở tệp để đọc dữ liệu.Câu 7: Trong Pascal, để đọc dữ liệu từ tệp, ta sử dụng thủ tục:A. read(<biến tệp>,<danh sách biến>);B. read(<tên tệp>,<danh sách biến>);C. real(<tên tệp>,<danh sách biến>);D. real(<biến tệp>,<danh sách biến>);Câu 8: Trong Pascal, để ghi dữ liệu vào tệp, ta sử dụng thủ tục:A. write(<tên biến tệp>,<danh sách kết quả>);B. write(<tên biến tệp>,<danh sách biến>);C. write(<tên tệp>,<danh sách kết quả>);D. write(<tên tệp>,<danh sách biến>);Câu 9: Trong Pascal, để đóng tệp, ta sử dụng thủ tục:A. close(<biến tệp>);B. close(<tên tệp>);C. close;D. close all;Câu 10: Khi tiến hành mở tệp để đọc mà không tìm thấy tệp thì:A. Báo lỗi vì không thực hiện đượcB. Tệp sẽ được tạo ra với nội dung toàn kí tự cáchC. Tệp sẽ được tạo ra với nội dung toàn kí tự đặc biệtD. Tệp sẽ được tạo ra với nội dung rỗngCâu 11: Để thao tác với tệp:A. Ta nhất thiết phải gán tên tệp cho biến tệp.B. Ta có thể gán tên tệp cho biến tệp hoặc sử dụng trực tiếp tên tệp cũng được.C. Ta nên sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình.D. Ta nhất thiết phải sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình.Câu 12: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?A. CT con luôn làm chương trình chính ngắn gọn hơn.B. Thủ tục và hàm là chương trình con.C. CT con được sử dụng rất phổ biến và hữu ích cho các bài toán lập trình phức tạp.D. CT con thực hiện tư tưởng của thuật toán “chia để trị”.Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là đúng?A. Trong nhiều NNLT, CT con thường gồm 2 loại: hàm và thủ tục.B. Trong tất cả các NNLT, CT con thường gồm 2 loại: hàm và thủ tục.C. Trong Pascal, chỉ có thủ tục, không có hàm.D. Trong Pascal, chỉ có hàm, không có thủ tục.Câu 14: Nói về biến cục bộ và biến toàn cục, phát biểu nào sau đây là sai?A. CT chính có thể sử dụng được tất cả các biến cục bộ của các CT con.B. Mọi CT con đều sử dụng được các biến của CT chính.C. CT chính và các CT con khác không thể sử dụng được các biến cục bộ của một CT con.D. Biến cục bộ chỉ được sử dụng trong CT con đã khai báo nó.Câu 15: Kiểu dữ liệu của giá trị mà hàm trả về:A. Có thể là các kiểu integer, real, char, boolean, string.B. Chỉ có thể là kiểu real.C. Chỉ có thể là kiểu integer.D. Có thể là integer, real, char, boolean, string, record, kiểu mảng.Câu 16: Hãy chọn phát biểu đúng:A. Các tham số trong hàm thường là các tham số giá trị.B. Các tham số trong hàm bắt buộc phải là các tham số biến.C. Các tham số trong hàm thường là các tham số biến.D. Các tham số trong hàm bắt buộc phải là các tham số giá trị.Câu 17: Trong Pascal, để khai báo hai biến tệp văn bản f1, f2 ta viết:A. Var f1 , f2 : text;B. Var f1 , f2 : txt;C. Var f1 ; f2 : text;D. Var f1 ; f2 : txt;Câu 18: Trong Pascal, cú pháp để gán tên tệp bai1.txt trong ổ đĩa D cho biến tệp f là:A. assign(f,‘D:\bai1.txt’);B. assign(f,‘D:bai1.txt’);C. assign(f,D:\bai1.txt);D. assign(f, “D:\bai1.txt”);Câu 19: Trong Pascal, mở tệp DLVAO.DAT ra để đọc dữ liệu, ta dùng những câu lệnh nào?A. assign(f,‘DLVAO.DAT’); Reset(f);B. assign(‘DLVAO.DAT’,f); Reset(f);C. assign(‘DLVAO.DAT’,f); Rewrite(f);D. assign(f,‘DLVAO.DAT’); Rewrite(f);Câu 20: Trong Pascal, cú pháp mở tệp g ra để ghi dữ liệu là:A. rewrite(g);B. reset(g);C. write(g);D. read(g);Câu 21: Trong Pascal, để đọc giá trị của biến x, y, z từ tệp f, ta sử dụng câu lệnh:A. read(f,x,y,z);B. read(x,y,z);C. read(xyz);D. read(f,‘x’,‘y’,‘z’);Câu 22: Trong Pascal, để ghi giá trị của biến A vào tệp F1, ta sử dụng câu lệnh:A. write(f1, ‘A = ’, A) ;B. write(‘A = ’, A) ;C. write(A);D. write(A,f1);Câu 23: Trong Pascal, để đóng 2 tệp f1, f2 ta sử dụng câu lệnh:A. close(f1); close(f2);B. close(f1,f2);C. close(f1;f2);D. close(f1f2);Câu 24: Trong lời gọi Hoandoi(a,b); thì biến a và b đóng vai trò là:A. Tham số thực sựB. Tham số hình thứcC. Biến toàn cụcD. Biến cục bộCâu 25: Trong chương trình sau, tham số hình thức là:A. x, yB. a, bC. a, b, xCâu 26: Trong chương trình sau, tham số thực sự là:D. a, b, yA. a, bB. x, yC. a, b, xCâu 27: Trong chương trình sau, biến cục bộ là:D. a, b, yA. Không cóB. a, b, xC. a, b, yCâu 28: Trong chương trình sau, biến toàn cục là:D. a, b, x, yA. a, bB. x, yC. a, b, xCâu 29: Trong chương trình sau, lời gọi thủ tục là:D. a, b, yA. Tinh(a,b);B. Tinh(x,y);C. VD;Câu 30: Sau khi chạy chương trình dưới đây thì kết quả là:D. Tinh;A. 3 3B. 1 3C. 3 1D. 1 1Câu 31: Khai báo nào sau đây về phần đầu của hàm là đúng?A. function nhan(x,y : real) : real;B. procedure nhan(x,y : real): real;C. function nhan(x,y) : real;D. function nhan(x,y : real);Câu 32: Hãy chọn câu lệnh đúng dưới đây khi khai báo phần đầu của chương trình con?A. Procedure Cau_1(x : real);B. Function Cau1(x,y : byte) : byte;C. Function Cau-1;D. Procedure Cau1(x,y : integer) : integer;Câu 33: Cho khai báo biến và khai báo phần đầu của thủ tục TT:Vậy lệnh gọi thủ tục nào dưới đây là đúng?A. TT(x,ch);B. TT(ch,x);C. TT;D. S:=TT(x,ch);Câu 34: Với câu lệnh: x := y + 3 * Min(a,b); thì lời gọi hàm Min(a,b); đóng vai trò là:A. toán hạngB. tham trịC. tham sốD. tham biếnCâu 35: Cho hàm sau:Lệnh gán giá trị cho tên hàm nào sau đây là đúng?A. max3so:=a; max3so:=c;B. a
Từ khóa » Với F Là Biến Tệp Chọn Lệnh đúng
-
Trắc Nghiệm Tin Học 11 Bài 15 (có đáp án): Thao Tác Với Tệp
-
Một Số Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tin Học 11 - Chương 5: Tệp Và Thao Tác ...
-
Giải Bài Tập Tin Học 11 - Bài 15: Thao Tác Với Tệp
-
Tin Học 11 Bài 15: Thao Tác Với Tệp
-
Bai 16.Ví Dụ Và Làm Việc Với Tệp - Tài Liệu Text - 123doc
-
Kiểm Tra Học Kì II Tin 11 | Other - Quizizz
-
Kiểm Tra Học Kì 2 - Khối 11 | Computers - Quizizz
-
Câu Lệnh để Gắn Tên Tệp 'bai1.txt', Cho Biến Tệp F Là... - Vietjack.online
-
Lý Thuyết: Thao Tác Với Tệp Trang 83 SGK Tin Học 11
-
Trắc Nghiệm Tin Học 11, Chương V
-
Bài Giảng Tin Học 11 Bài 15: Thao Tác Với Tệp (tiết 1)
-
Giải Tin Học 11: Bài 15. Thao Tác Với Tệp - Chi Tiết, Hay Nhất
-
Câu Lệnh Dùng để Ghi Kết Quả Vào Tệp Văn Bản Có Dạng... - Thi Online
-
Một Số Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tin Học 11